Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

- Học thuộc lòng hai đoạn cuối bài.

II. Đồ dùng dạy học :

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK; thêm tranh, ảnh về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa.

III. Hoạt động dạy và học.

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi 2 HS đọc truyện Con sẻ, trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK. Nêu nội dung của bài em vừa đọc?

- GV nhận xét, ghi điểm.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài.

GV cho HS xem tranh minh hoạ trong SGK, ảnh minh hoạ và giới thiệu chủ điểm Khám phá thế giới sau đó giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

a. Luyện đọc.

- Giúp HS phân đoạn cho bài đọc.

- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2- 3 lượt); GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng, giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài;

 - HS luyện đọc theo cặp.

 - 2 HS đọc cả bài.

 - GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc 20 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ 2 ngày 31 tháng 3 năm 2008
Tập đọc
đường đi sa pa
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
- Học thuộc lòng hai đoạn cuối bài.
II. Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK; thêm tranh, ảnh về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa.
III. Hoạt động dạy và học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS đọc truyện Con sẻ, trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK. Nêu nội dung của bài em vừa đọc?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
GV cho HS xem tranh minh hoạ trong SGK, ảnh minh hoạ và giới thiệu chủ điểm Khám phá thế giới sau đó giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Giúp HS phân đoạn cho bài đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2- 3 lượt); GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng, giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài; 
	- HS luyện đọc theo cặp.
	- 2 HS đọc cả bài.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm từng đoạn trong SGK, lần lượt TLCH, rồi nêu ý chính của mỗi đoạn:
+ Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy.
+ Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy. ( mỗi HS có thể nêu một chi tiết riêng các em cảm nhận được).
+ Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên” ?
+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp của Sa Pa như thế nào?
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm, nêu nội dung chính của bài.(HS trình bày ý kiến, HS khác bổ sung, GV kết luận, ghi bảng)
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
	- Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện đúng nội dung bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn sau:
Xe chúng tôi leo chênh vênh lướy thướt liễu rủ (theo trình tự : GV đọc mẫu, HS luyện đọc theo cặp; HS thi đọc diễn cảm trước lớp)
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS nhẩm HTL hai đoạn văn (Từ Hôm sau chúng tôi đi Sa Pađến hết). HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL 2 đoạn cuối bài, chuẩn bị bài mới.
CHíNH Tả
 Nghe - viết: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,?
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết lại đúng chính tả bài Ai đã nghĩ ra các chữ só 1, 2, 3, 4,?; viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn. 
- Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm, vần dễ lẫn :tr/ch êt/êch.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bốn tờ phiếu viết nội dung BT2, BT3.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nhớ- viết:
- GV đọc bài chính tả Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4?. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết. GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài chính tả, cách viết các chữ số; tự viết vào nháp các tên riêng nước ngoài ( A-rập, Bát-đa, ấn Độ). 
- HS nói nội dung mẩu chuyện.
- HS gấp SGK, GV đọc từng câu ngắn hoặc từng bộ phận ngắn cho HS viết.
- GV chấm chữa bài.
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.(VBT)	
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu.
- GV phát phiếu, mời các nhóm HS làm bài. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả; Cả lớp và GV nhận xét, kết luận .
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS đọc thầm truyện vui Trí nhớ tốt, làm bài vào VBT.
- 4 HS lên bảng làm bài trên phiếu.
- Nhận xét, chữa bài.
- GV hỏi thêm về tính khôi hài của truyện vui.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS hay viết sai chính tả về nhà viết lại cho đúng và đẹp.
- Kể lại câu chuyện vui cho người thân nghe. 
TOáN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS 
 - Ôn tập cách viết tỉ số của hai số.	
 - Rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II. Hoạt động dạy và học.
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK:
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Kết quả là: a) ; b) ; c) = 4; d) = 
Chú ý: Tỉ số cũng có thể rút gọn như phân số.
Bài 2: - Một HS nêu yêu cầu.
 - Hướng dẫn HS : + Kẻ bảng ở SGK vào vở.
 + Làm ở giấy nháp rồi viết đáp số vào ô trống trong bảng.
 - HS nêu kết quả, nhận xét, GV kết luận.
Bài 3: - Cho 1 HS nêu yêu cầu.
 - Gọi vài HS nêu các bước giải: 
 + Xác định tỉ số.
 + Vẽ sơ đồ.
 + Tìm tổng số phần bằng nhau; tìm mỗi số.
 - HS tự làm bài vào vở (1 HS làm trên bảng phụ )
 - Hựớng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Cho HS nêu cách làm bài:
 + Vẽ sơ đồ.
 + Tìm tổng số phần bằng nhau; tìm chiều rộng, chiều dài.
 - HS tự làm bài rồi chữa bài. 
Bài 5: Tiến hành tương tự như bài 4.
* Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học; Dặn HS về nhà xem lại bài.
 khoa học
 thực vật cần gì để sống
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết
- Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
- Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 114, 115 SGK; phiếu học tập (VBT).
- Chuẩn bị theo nhóm: 5 lon sữa bò: 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi đã rửa sạch; các cây đậu xanh hoặc ngô nhỏ được hướng dẫn gieo trước bài học khoảng 3 tuần; GV chuẩn bị: Một lọ thuốc đánh móng tay hoặc một ít keo trong suốt.
III. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống.
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm.
- Yêu cầu HS đọc các mục Quan sát trang 114 SGK để biết cách làm.
- Các nhóm làm việc; GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện một vài nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và TLCH: Điều kiện sống của cây 1, 2, 3, 4, 5 là gì?
- GV hướng dẫn HS làm phiếu để theo dõi sự phát triển của các cây đậu; khuyến khích HS tiếp tục chăm cây đậu hằng ngày theo đúng hướng dẫn và ghi lại những gì quan sát được.
- Yêu cầu HS trả lời: Muốn biết thực vật cần gì để sống có thể làm thí nghiệm như thế nào?
GV kết luận .
 Hoạt động 2: Dự đoán kết quả của thí nghiệm.
- HS làm việc cá nhân vào phiếu (VBT). 
 	- Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập cá nhân, GV cho cả lớp lần lượt TLCH:
1. Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao?
2. Những cây khác sẽ như thế nào? Vì những lí do gì mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh?
3. Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
- GV kết luận như mục Bạn cần biết trang 115 SGK.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
Thứ 3 ngày 1 tháng 4 năm 2008
 Toán
 Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách giải bài toán “Tìm 2 số khi biết hiêụ và tỉ số của 2 số đó”
II. Hoạt động dạy và học:
1. Bài toán 1: 
- GV nêu bài toán, phân tích bài toán, Vẽ sơ đồ đoạn thẳng: số bé được biểu thị là 3 phần bằng nhau, số lớn được biểu thị là 5 phần như thế.
- Hướng dẫn giải theo các bước:
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau: 5 – 3 = 2 (phần).
+ Tìm giá trị một phần: 24 : 2 = 12
+ Tìm số bé: 12 x 3 = 36
+ Tìm số lớn: 36 + 24 = 60
GV lưu ý với HS khi trình bày bài giải có thể gộp bước 2 và bước 3 là: 
 24 : 2 x 3 = 36.
2. Bài toán 2: 
- GV nêu bài toán. Hướng dẫn HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ đoạn thẳng như SGK.
 	- Hướng dẫn HS giải theo các bước: 
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau: 7 – 4 = 3 (phần).
+ Tìm giá trị một phần: 12 : 3 = 4 (m).
+ Tìm chiều dài hình chữ nhật: 4 x 7 = 28 (m)
+ Tìm chiều rộng hình chữ nhật: 28 – 12 = 16 (m).
- GV lưu ý HS có thể gộp bước 2 và bước 3 là: 12 : 3 x 7 = 28 (m)
3. Thực hành:
 GV lần lượt hướng dẫn HS giải các bài tập trong SGK; 
- HS nêu các bước giải sau đó tự làm bài; mỗi bài tập yêu cầu một HS lên làm trên bảng phụ. 
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
luyện từ và câu
 mở rộng vốn từ: du lịch- thám hiểm.
I. Mục tiêu:
- MRVT thuộc chủ điểm Du lịch- Thám hiểm.
- Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi “Du lịch trên sông”.
II. Đồ dùng dạy học:
 - 4 tờ giấy để HS các nhóm làm BT4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung học tập 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 1: HS đọc thầm yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng: ý b- Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài.
Cách tiến hành tương tự BT1. Lời giải: 
ý c: Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, TLCH.
 - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: nghĩa của câu đó là: 
Ai đi được nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn./ Chịu khó đi đây đi đó để học hỏi, con người mới sớm khôn ngoan, hiểu biết.
Bài tập 4: 
- Một HS đọc nội dung bài tập 4.
- GV chia nhóm và phát giấy cho các nhóm trao đổi, thảo luận, chọn tên các sông đã cho để giải đố nhanh. Nhắc HS chỉ cần viết ngắn gọn.
- GV lập một tổ trọng tài : mời 2 nhóm thi trả lời nhanh: nhóm 1 đọc câu hỏi, nhóm 2 trả lời đồng thanh. Hết một nửa bài thơ, đổi ngược lại nhiệm vụ. Làm tương tự như thế với các nhóm sau. Cuối cùng các nhóm dán lời giải lên bảng lớp, GV cùng trọng tài chấm điểm, kết luận nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà HTL bài thơ (ở BT4) và câu tục ngữ Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
 Đạo đức
 tôn trọng luật giao thông (Tiết 2)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Hiểu: Cần phải tôn trọng Luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
- HS có thái độ tôn trọng Luật Giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật Giao thông.
- HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức 4 .
III. Hoạt động dạy và học: tiết 2
Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông
- GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển  ... những cách nói lịch sự. Trong đó, cách c, d có tính lịch sự cao hơn.
Bài tập 3: 
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu, phát biểu ý kiến, so sánh từng cặp câu khiến về tình lịch sự, giải thích vì sao những câu ấy giữ và không giữ được phép lịch sự. GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 4: Một HS đọc yêu cầu của BT4.
- GV: với mỗi tình huống, có thể đặt những câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự.
- HS làm bài, 3 HS làm bài trên phiếu.
- HS tiếp nối nhau đọc đúng ngữ điệu những câu khiến đã đặt. GV nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài trên phiếu.
5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Nhắc HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
 Toán
 Luyện tập
Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán ‘Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” (dạng với n > 1).
III. Hoạt động dạy- học:
1. Luyện tập
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK:
Bài 1: HS tự đọc bài toán.
- Yêu cầu HS nêu các bước giải sau đó tự làm bài vào vở (một HS làm trên bảng phụ).
- GV hướng dẫn HS chữa bài, kết luận.
Bài 2: - HS tự đọc đề bài. HS phân tích bài toán: Vì số thứ nhất gấp 5 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng 1/5 số thứ hai sau đó vẽ sơ đồ.
- Tiến hành tương tự như BT1.
Bài 3: - 1 HS nêu bài toán. HS phân tích bài toán và nêu các bước giải:
+ Vẽ sơ đồ.
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau.
+ Tìm sâugọ mỗi loại.
- HS làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu. Sau đó gọi một số HS trình bày bài làm. Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: - Mỗi HS tự đặt một đề toán rồi giải bài toán đó.
- GV chọn một vài bài để cả lớp phân tích, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS;. Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
 Kĩ thuật
Lắp xe nôi
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết chọn đúng các chi tiết để lắp xe nôi
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi dung kỷ thuật, đúng qui trình rèn kỷ năng tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II. Đồ dùng Dạy học
 - Một xe nôi lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Hoạt động dạy học: Tiết 1
1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu và nêu mục đích của bài học
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu đã lắp sẳn
- Giáo viên hướng dẫn kỹ từng bộ phận và trả lời câu hỏi
+ Để lắp xe nôi cần bao nhiêu bộ phận (5 bộ phận) – là những bộ phận nào?
- Giáo viên nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế (dùng để cho em bé nằm hoặc ngồi trong xe nôi để người lớn đẩy xe cho em đi dạo chơi)
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a) Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết theo sách giáo khoa
- Yêu cầu chọn đúng, đủ và sắp xếp các chi tiết vào nắp hộp theo từng chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận: Học sinh quan sát hình 2 trong sách giáo khoa trả lời các cầu hỏi
+ Để lắp được tay kéo em cần chọn những chi tiết nào số lượng là bao nhiều
Giáo viên tiến hành lắp tay kéo
- Để lắp giá đỡ yêu cầu học sinh quan sát hình 3. Gọi học sinh lên lắp, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Tương tự lắp các bộ phận khác
Giáo viên nêu câu hỏi – học sinh quan sát mẫu + sách giáo khoa trả lời và gọi học sinh lên theo tác.
c) Lắp ráp xe nôi: Theo qui trình sách giáo khoa
Giáo viên đưa ra các câu hỏi – yêu cầu học sinh lên lắp
Lắp xong hướng dẫn học sinh kiểm tra sự chuyển động của xe.
d) Giáo viên hướng dẫn học sinh tháo rời các chi tiết xếp gọn vào hộp
Khi tháo cần tháo rời các bộ phận tiếp đó mới tháo từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. Khi tháo xong cần xếp gọn vào hộp.
Họat động 4: Củng cố, dặn dò – Nhận xét giờ học.
 .
 Thứ 6 ngày 4 tháng 4 năm 2008
 thể dục
môn thể thao tự chọn- nhảy dây
I. Mục tiêu:
 - Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và mới học.
 - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
II. Địa điểm phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Mỗi HS một dây nhảy và dụng cụ học môn tự chọn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 6- 10 phút.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu của giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc; Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Khởi động các khớp; 
- Một số ĐT khởi động và phát triển thể lực chung.
*Trò chơi “Có chúng em”.
2. Các hoạt động dạy học: 18- 22 phút
a. Môn tự chọn:
- Đá cầu:
 + Ôn tâng cầu bằng đùi.(đội hình vòng tròn); sau đó cho thi tâng cầu xem ai giỏi nhất.
+ Ôn chuyền cầu (bằng má trong bàn chân) theo nhóm 2 người.
- Ném bóng:
+ Ôn một số ĐT bổ trợ.
+ Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném (chưa ném bóng và có ném bóng vào đích).
- GV theo dõi, sửa sai.
b) Nhảy dây.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. (tập đồng loạt).
- Thi vô địch tổ tập luyện.
- Tổng kết, nhận xét sau khi thi đua.
3. Phần kết thúc: 4- 6 phút
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Đứng vỗ tay và hát; một số động tác hòi tĩnh. 
- GVnhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn nhảy dây.
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
 I. Mục tiêu:
 	- HS nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý một bài văn miêu tả con vật.
II. Đồ dùng Dạy- học: 
	- Tranh minh họa trong SGK; tranh, ảnh một số vật nuôi trong nhà (chó, mèo, gà vịt, chim, trâu, bò, ngựa, lợn,) GV và HS sưu tầm.
	- Một tờ giấy khổ rộng để HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả vật nuôi.
III. Hoạt động dạy - học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
	GV mời 2- 3 HS đọc tóm tắt tin các em đã làm ở BT3 của tiết TLV trước.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Từ tiết học hôm nay, các em sẽ học cách viết một bài văn tả con vật, cả ngoại hình lẫn hoạt động của nó (đi lại, chạy nhảy, nô đùa). Bài “Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật” giúp các em nắm được bố cục chung của kiểu bài này.
2. Phần Nhận xét:
- Một HS đọc nội dung bài tập
- Cả lớp đọc kĩ bài văn mẫu “Con mèo hung”, suy nghĩ, phân đoạn bài văn; xác định nội dung chính của mỗi đoạn; nêu nhận xét về cấu tạo của bài.
	- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại nội dung cần ghi nhớ:
Mở bài: (đoạn 1): Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
Thân bài: (đoạn 2): Tả hình dáng con mèo
	 (đoạn 3): Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
Kết luận: (đoạn 4): Nêu cảm nghĩ về con mèo.
3. Phần ghi nhớ:
	- 3- 4 HS đọc nội dung ghi nhớ
	- GV yêu cầu HS học thuộc nội dung ghi nhớ đó.
4. Phần Luyện tập:
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV kiểm tra HS chuẩn bị cho BT, treo lên bảng tranh ảnh một số vật nuôi trong nhà (GV và HS sưu tầm). GV nhắc HS: 
+ Nên chọn lập dàn ý một con vật nuôi, gây cho em ấn tượng đặc biệt.
+ Nếu trong nhà không nuôi con vật nào, các em có thể lập dàn ý cho bài văn tả một vật nuôi em biết (của người thân, nhà hàng xóm, một vật nuôi ở công viên)
+ Dàn ý cần cụ thể, chi tiết; tham khảo bài văn Con mèo hung để biết cách tìm ý của tác giả
(ở bài này chưa yêu cầu HS phải biết cách tả từng bộ phận của con vật)
Toán
Luyện tập chung
Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” 
II. Hoạt động dạy- học: 
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK :
Bài 1: - HS kẻ bảng như SGK vào vở
	- HS tính vào giấy nháp rồi ghi kết quả vào ô trống
	- HS trình bày cách tính và kết quả
	- GV và cả lớp nhận xét, kết luận đáp số.
Bài 2: - GV yêu cầu HS tự làm bài
 	- GV kèm những HS gặp khó khăn trong làm bài. 
	- Các bước giải: + Xác định tỉ số
	 + Vẽ sơ đồ
	 + Tìm hiệu số phần bằng nhau
	 + Tìm mỗi số 
- Gọi 1- 2 HS đọc bài làm của mình trước lớp, GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: - HS đọc đề bài
- HS vẽ sơ đồ và giải BT theo các bước:
	+ Tìm số túi gạo cả hai loại
	+ Tìm số gạo trong mỗi túi
	+ Tìm số gạo mỗi loại 
	- GV theo dõi HS làm bài.
Bài 4: - Gọi HS đọc bài toán 
Hỏi: Bài toán đã cho thuộc dạng toán nào? (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó)
- Cho HS tự làm bài sau đó một vài em trình bày kết quả.
- GV kết luận về bài làm đúng và cho điểm HS
3. Củng cố, dặn dò: Gọi 2 HS nhắc lại cách giải bài toán về tìm hai số khi biết hiệu (hoặc tổng) và tỉ số của hai số.
Khoa học
Nhu cầu nước của thực vật
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết: Trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 116, 117 SGK 
- Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở những nơi khô cạn, nơi ẩm ướt và dưới nước.
III. Hoạt động dạy và học:
HĐ1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau
Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ
- Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh (hoặc cây hay lá cây thật) của những cây sống ở những nơi khô cạn, nơi ẩm ớt, sống dưới nước mà các thành viên trong nhóm đã sưu tầm.
- Cả nhóm cùng nhau làm phiếu ghi lại nhu cầu về nước của các loài cây đó
- Phân loại các cây thành 4 nhóm và dán vào giấy khổ to hoặc tờ báo: nhóm cây sống dưới nước, nhóm cây sống trên cạn chịu được khô hạn, nhóm cây sống trên cạn ưa ẩm ướt, nhóm cây sống được cả trên cạn và dưới nước.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
	Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. Sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
KL: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau, có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô cạn.
HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 117 SGK và TLCH: 
	+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước? (lúa làm đòng, lúa mới cấy)
	+ GV đề nghị HS tìm thêm các ví dụ khác chứng tỏ cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau và ứng dụng của những hiểu biết đó trong trồng trọt.
	+ Nếu HS không biết hoặc biết ít thì GV cung cấp thêm ví dụ.
KL: - Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau.
	- Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới và tiêu hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của một cây mới có thể đạt được năng suất cao.
 3. Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà ứng dụng kiến thức đã học trong trồng trọt và chăm bón rau hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docsuong 4(2).doc