I. Mục đích, yêu cầu.
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng diễn cảm nhẹ nhàng.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
- HTL 2 đoạn cuối bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu chủ điểm : Khám phá Thế giới và giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Đọc toàn bài: - 1 Hs đọc.
- Chia đoạn: - 3 đoạn: Đ1: Đầu . liễu rủ.
Đ2: Tiếp .sương núi tím nhạt.
Đ3: Còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2 lần - 3 Hs đọc / 1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp sửa phát âm. - 3 Hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa. - 3 HS khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp: - Từng cặp luyện đọc.
- Đọc cả bài: - 1 Hs đọc.
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
- Hs đọc câu hỏi 1.
- Đọc thầm đoạn 1: trả lời:
Tuần 29 Ngày soạn 5.4. 2009. Ngày dạy: Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2009. Tiết29: Chào cờ ==========*******========== Tiết 57: Tập đọc Đường đi Sa Pa. I. Mục đích, yêu cầu. - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng diễn cảm nhẹ nhàng. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. - HTL 2 đoạn cuối bài. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu chủ điểm : Khám phá Thế giới và giới thiệu bài. 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. - Đọc toàn bài: - 1 Hs đọc. - Chia đoạn: - 3 đoạn: Đ1: Đầu ... liễu rủ. Đ2: Tiếp ...sương núi tím nhạt. Đ3: Còn lại. - Đọc nối tiếp: 2 lần - 3 Hs đọc / 1lần. + Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp sửa phát âm. - 3 Hs đọc + Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa. - 3 HS khác đọc. - Luyện đọc theo cặp: - Từng cặp luyện đọc. - Đọc cả bài: - 1 Hs đọc. - Gv nx đọc đúng và đọc mẫu toàn bài. b. Tìm hiểu bài. - Hs đọc câu hỏi 1. - Đọc thầm đoạn 1: trả lời: ? Nói điều các em hình dung khi đọc đoạn 1? - Du khách đi trong những đám mây trăng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xoá tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm... ? ý đoạn 1? - ý 1: Phong cảnh đường đi SaPa. - Đọc thầm đoạn 2 nói điều em hình dung được về 1 thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa? - Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng heo; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt. ? ý đoạn 2? - ý 2: Phong cảnh 1 thị trấn trên đường đi SaPa. ? Đọc lướt đoạn còn lại và miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp SaPa? - Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.... ? ý đoạn 3? - ý 3: Cảnh đẹp SaPa. - CH2: Nêu 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế bằng lời của tác giả? - Nhiều Hs tiếp nối nhau trả lời: VD: + Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ôtô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. + Những bông hoa chuối rực lên như ... + Nắng phố huyện vàng heo. + Sương núi tím nhạt.... ? Vì sao tác giả gọi SaPa là "món quà tặng diệu kì của thiên nhiên"? - Vì phong cảnh SaPa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa ở SaPa rất lạ lùng, hiếm có. ? Tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với SaPa ntn? - Ca ngợi SaPa là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước. ? Nêu ý chính bài? - ý chính: MĐ, YC. c. Đọc diễn cảm và HTL. - Đọc nối tiếp cả bài: - 3 HS đọc. ? Tìm cách đọc bài: - Đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xoá, âm âm, rực lên, lướt thướt, vàng heo, thoắt cái, trắng long lanh, gió xuân hây hẩy, quà tặng kì diệu... - Luyện đọc diễm cảm Đ1: - Luyện đọc theo cặp. - Gv đọc mẫu. - Hs nêu cách đọc đoạn và luyện đọc. - Thi đọc: - Cá nhân, nhóm thi đọc. - Gv cùng Hs nx, bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt, ghi điểm. - Học thuộc lòng từ : Hôm sau ... đi hết" - Nhẩm học thuộc lòng. - Thi HTL: - Cá nhân thi đọc thuộc lòng. - Gv cùng Hs nx, ghi điểm Hs đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học, vn đọc lại bài. Chuẩn bị bài 58. *** ******************* ********** Tiết 141: Toán Luyện tập chung. I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ôn tập cách viết tỉ số của hai số. - Rèn kĩ năng giải toán " Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó". II. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ. ? Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó? Nêu ví dụ và giải? - 1 số học sinh nêu, lớp cùng giải ví dụ, nx, bổ sung. - Gv nx chữa bài, ghi điểm. 2. Bài mới. Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. - Hs làm bài bảng con: - Gv nx chốt bài đúng. - Cả lớp làm, một số Hs lên bảng làm bài, lớp nx chữa bài. - Chú ý : Tỉ số cũng có thể rút gọn như phân số. a. ( Bài còn lại làm tương tự). Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài. - Lớp làm bài vào nháp: 3 Hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo nháp kiểm tra,chấm bài bạn. - Gv cùng Hs nx, chữa bài. Tổng hai số 72 120 45 Tỉ số của hai số Số bé 12 15 18 Số lớn 60 105 27 Bài 3. - Hs đọc yêu cầu bài toán. - Tổ chức Hs trao đổi tìm các bước giải bài toán: Các bước giải bài toán: Xác định tỉ số; vẽ sơ đồ; tìm tổng số phần bằng nhau; tìm mỗi số. - Làm bài vào nháp: Lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài bạn. - Gv cùng Hs nx, chữa bài. - Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài. Bài giải Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai. Ta có sơ đồ: Số thứ nhất: Số thứ hai: Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 7 = 8 (phần) Số thứ nhất là: 1080 : 8 = 135 Số thứ hai là: 1080 - 135 = 945 Đáp số : Số thứ nhất: 135 Số thứ hai : 945. Bài 4. Làm tương tự bài 3. -Lớp làm bài vào vở. 1 Hs lên bảng chữa . - Gv thu chấm một số bài. - Gv cùng Hs nx, chữa bài. Bài giải Ta có sơ đồ: Chiều rộng: Chiều dài: Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần) Chiều rộng hình chữ nhật là: 125 : 5 x2 = 50(m). Chiều dài hình chữ nhật là: 125 - 50 = 75 (m) Đáp số: Chiều rộng : 50m Chiều dài: 75 m 3. Củng cố, dặn dò: - NX tiết học, BTVN bài 5/149. ******************** Tiết 29 : Chính tả (Nghe - viết ) Ai các nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,...? I. Mục đích, yêu cầu. - Nghe và viết lại đúng chính tả bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4,...? viết đúng tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn. - Tiếp tục luyện viết đúng các chữ số có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch; êt/êch. II. Đồ dùng dạy học. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC. 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết. - Đọc bài chính tả: - 1 Hs đọc to. - Đọc thầm đoạn văn: - Cả lớp đọc thầm. ? Mẩu chuyện có nội dung gì? - Mẩu chuyện nhằm giải thích các chữ số 1,2,3,4,... không phải do người ả Rập nghĩ ra mà đó là do một nhà thiên văn học người ấn Độ khi sang Bát- đa đã ngẫu nhiên truyền bá 1 bảng thiên văn có các chữ số ấn Độ. ? Tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết bài? - Hs tìm và nêu, lớp viết : VD: ả- rập, Bát - đa, dâng tặng, truyền bá rộng rãi,... - Viết chính tả: Gv đọc cho Hs viết: - Hs viết bài. - Gv đọc toàn bài. - Hs soát lỗi. - Gv thu chấm một số bài: - Hs đổi chéo vở soát lỗi. - Gv cùng Hs nx chung, ghi điểm. 3. Bài tập. Bài 2a. ( Lựa chọn theo giảm tải) - Hs đọc yêu cầu bài. - Tổ chức Hs thi làm bài tập nhanh theo nhóm 4: - Các nhóm thi làm bài vào phiếu. - Trình bày: - Đại diện các nhóm lên dán phiếu và trình bày. Lớp nx bổ sung, trao đổi. - Gv nx chung, ghi điểm, khen nhóm làm bài tốt. - VD: Chai, trai, chàm, chan, trâu, trăng, chân. 4. Củng cố, dặn dò. Nx tiết học, ghi nhớ các từ khó viết để viết đúng chính tả ********************************************* Tiết 29: Đạo đức. Tôn trọng luật giao thông (tiết 2). I. Mục tiêu: Luyện tập củng cố : - Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người. - Hs có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thể hiện đúng luật giao thông. - Hs biết tham gia giao thông an toàn. II. Đồ dùng dạy học. - Các loại biển báo giao thông. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ. Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? Em làm gì để tham gia giao thông an toàn? - 2 Hs nêu, lớp nx, trao đổi, bổ sung, - Gv nx, chốt ý, đánh giá. B,Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1.Trò chơi tìm hiểu biển báo giao thông. * Mục tiêu: hs nhận biết biển báo giao thông. * Cách tiến hành: - Chia lớp thành 4 đội chơi: - Các nhóm về vị trí: - Gv phổ biến cách chơi: Khi Gv giơ biển báo lên Hs quan sát và nói ý nghĩa của biển báo: Mỗi nhận xét đúng : 1điểm, các nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm thì thắng. - Hs lắng nghe và tiến hành chơi. - VD: Biển báo hiệu đường 1 chiều, tín hiệu đèn, Cấm đi trái đường, giảm tốc độ, đường ưu tiên người đi bộ,... - Gv cùng hs tính điểm và khen nhóm thắng cuộc. 3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 3, sgk/42. * Mục tiêu: Hs nêu cách ứng xử của mình về luật giao thông. * Cách tiến hành: - Thảp luận N4: - N4 thảo luận. Mỗi nhóm 1 tình huống. - Trình bày: - Từng nhóm báo cáo kết quả, hoặc đóng vai. - Gv đánh giá kết quả cuả các nhóm và kết luận: a. Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu luật giao thông thực hiện ở mọi nơi mọi lúc. b. Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm. c. Can ngăn bạn không nên ném đá lên tàu,... 4. Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn BT4. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, nx. - Gv nx chung kết quả làm việc của các nhóm. * Kết luận: Để đảm bảo an toàn cho mọi người và cho bản thân cần chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. 5. Hoạt động nối tiếp: - Chấp hành tốt luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. --------------------------------------------- Ngày soạn: 6.4.2009 Ngày dạy:Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 20 Tiết57 :Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Du lịch - thám hiểm. I. Mục đích, yêu cầu. - MRVT thuộc chủ điểm Du lịch - thám hiểm. - Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi "Du lịch trên sông" II. Đồ dùng dạy học. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC. 2. Bài tập. Bài 1. Tổ chức Hs làm bài miệng. - Hs đọc yêu cầu bài. Lớp suy nghĩ và trả lời, cùng trao đổi nx, bổ sung. - Gv nx chung chốt ý đúng: - b. Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Bài 2. Làm tương tự bài 1. - ý đúng: c, Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm. Bài 3. Tổ chức Hs trao đổi nêu miệng cả lớp: - Gv cùng Hs nx, chốt ý đúng. - Nhiều Hs trả lời, lớp nx, bổ sung: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn,... Bài 4.- Tổ chức trò chơi theo nhóm 4: - Các nhóm tổ chức đố nhau: - Lần lượt 1 nhóm đố, nhóm còn lại trả lời nhanh, đúng tính điểm. - Gv cùng Hs nx, tuyên dương nhóm thắng cuộc. a. Sông Hồng; b. Sông Cửu Long c. Sông Cầu; d. Sông Lam đ. Sông Mã; e. Sông Đáy. g. Sông Tiền, sông Hậu; h. Sông Bạch Đằng. 3. Củng cố, dặn dò: - Nx tiết học, VN HTLbài tập 4, chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách g ... uận: Gv tóm tắt lại ý trên. 3 Hoạt động 2: Đà Nẵng trung tâm công nghiệp. * Mục tiêu: Trình bày một số trung tâm công nghiệp * Cách tiến hành: Nhóm ? Kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng -Vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ, vải đường biển, các mằt hàng từ nơi khác may quần áo, hải sản, ô tô, máy được đưa đến Đà Nẵng? móc, thiết bị..... 4. Hoạt động 2:Đà Nẵng là thành phố du lịch. * Mục tiêu: Trình bày một số cảnh đẹp của Đà Nẵng. * Cách tiến hành: ?Thảo luận nhóm đôi. ? Nêu tên các địa điểm du lịch của Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch -Có nhiều bãi biển đẹp liền kề núi non nước. Có bảo tàng Chăm... * Kết luận: Gv tóm tắt ý chính trên. * Kết luận: Hs nêu ghi nhớ bài. 5. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học, Vn học bài và chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------------------- Mĩ thuật Tiết 30: Tập nặn tạo dáng:đề tài tự chọn I. Mục tiêu: - Hs Biết chọn đề tài và những hình ảnh đẹp để nặn. - Hs biết cách nặn và nặn được một hay hai hình người hoặc con vật tạo dáng theo ý thích. II. Chuẩn bị: - Sưu tầm hình ảnh về hình người hoặc con vật. - Hình gợi ý SGK. - Hs chuẩn bị đất nặn, đồ dùng cho tiết học. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. - GV giới thiệu tranh ảnh về hình người, con vật - Hs quan sát, ? Tranhvẽ đề tài gì? Ttrong tranh có các hình ảnh, hoạt động nào? - Hs nêu cụ thể từng tranh. 3. Hoạt động 2: Cách nặn. - Chọn nội dung để nặn. - Hs chọn nội dung theo ý thích. 4. Hoạt động 3: Thực hành. . - Hs tìm nội dung và nặn theo ý thích. - Hs thực hành . 5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Hs trưng bày sản phẩm. - Gv cùng hs nx đánh giá bài theo tiêu chí: -Hình dáng , hoạt động - Gv tổng kết khen học sinh nặn đẹp. 6.Củng cố-Dặn dò. - Về nhà tiếp tục tập với những bạn chưa nặn xong. -Chuẩn bị bài 31. Kĩ thuật Tiết 30: Lắp xe nôi(tiết 2) I. Mục tiêu: - Hs chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi. - Hs lắp từng bộ phận và lắp xe nôi đúng qui trình kĩ thuật. - Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động. II. Đồ dùng dạy học. - Xe nôi đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. Nêu MT tiết học. 2. Hoạt dộng 1: Hướng dẫn hs qs mẫu và nhận xét: - Tổ chức hs thực hành theo N2: - Mỗi bàn là một nhóm. ? để lăp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận. 3. Hoạt động 2: a. Chọn các chi tiết: -Cần 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ bánh xe,... Hs chọn đúng và đủ các chi tiết để riêng từng loại vào lắp hộp. b. Lắp từng bộ phận: Gv nhắc hs tháo chi tiết và lắp gọn gàng -Lắp tay kéo. -Lắp giá đỡ trục bánh xe -Lắp thanhđỡ trục bánh xe -Lắp thành xe với mui xe -Lắp trục bánh xe - Gv lưu ý: - Lắp các thanh chữ U dài vào đúng các hàng lỗ ở tấm lớn để làm giá đỡ trục bánh - Lắp thành sau xe chú ý vị trí của mũ vít và đai ốc. c. Lắp ráp xe đẩy hàng: - Gv quan sát giúp đỡ hs còn lúng túng. - Hs chú ý vị trí lắp ráp giữa các bộ phận với nhau. Đánh giá kết quả học . - Hs trưng bày sản phẩm. - Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá: - Gv cùng hs dựa vào tiêu chuẩn đánh giá. - - Lắp xe đẩy hàng đúng kĩ thuật đúng qui trình, xe lắp chắc chắn, không xộc xệch. - Xe chuyển động được. vào hộp. 4. Nhận xét, dặn dò. - Nx tiết học, chuẩn bị lắp ghép ôtô tải tiết sau. --------------------------------------------------- Ngày soạn:16. 4 .2009 Ngày dạy:Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2009. Toán Tiết 150: Thực hành I. Mục tiêu: - Giúp hs biết cách đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây. - Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất. II. Đồ dùng dạy học: Thước dây cuộn , cọc tiêu. II. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ. ? Kiểm tra dụng cụ đồ dùng của Hs . - Gv nx chung B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Thực hành ngoài lớp -Chia lớp thành 3 nhóm. 3 tổ là 3 nhóm - Gv giao nhiệm vụ- hướng dẫn cách đo như SGK Gvnx Nhóm1 : đo chiều dài lớp học. Nhóm2: đo chiều dài bồn hoa Nhóm3: đo chiều rộng lớp học. Bài 1. Hs làm vào phiếu Gvnx - Hs đọc đề bài. Trao đổi cách để đo. Hs các nhóm báo cáo kết quả Đổi chéo phiếu để kiểm tra, báo cáo Bài 2 .Gv cùng hs trao đổi bài. Gvnx - Hs trao đổi cả lớp rồi thực hành đo -Đại diện các nhóm báo cáo kêt quả. Hsnx bổ sung cho bạn. 3. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học - Vn tập đo các khu vực trong gia đình. -------------------------------------------------------- Tập làm văn Tiết 60: Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục đích, yêu cầu. - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn, phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. Nắm được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng - Biết vận dụng những hiểu biết trên để vận dung vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học. -Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng được in sẵn. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ. ? Kiểm tra sự chuẩn bị thông tin của các em - - Gv nx chung B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2.Bài mới: Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Đọc nội dung phiếu - 1 Hs đọc to, lớp đọc thầm. VD: Phiếu khai báo tạm trú ,tạm vắng. GvHd cách khai báo... Hs nghe và làm bài Gvnx bổ sung - Hs nối tiếp đọc tờ khai. VD: phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng 1. HVT: Nguyễn Khánh Hoà 2. Sinh ngày: 05 .10 . 1965 3. Nghề nghiệp và nơi làm việc: Cán bộ GDĐT tỉnh Yên Bái 4. Số CMND: 011101111 5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày 10.4.2009 đến ngày 10 . 5. 2009 6.ở đâu đến hoặc đi đâu:15 phố Yên Ninh- TP- YB. 7. Lí do: Thăm người thân 8.Quan hệ với chủ hộ: Chị gái 9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo: Trần Mỹ Hạnh (9 tuổi) 10. Ngày 18. 4. 2009 Cán bộ đăng kí chủ hộ Bài 2: Miệng - Hs đọc yêu cầu bài tập. - Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm Hs nối tiếp trình bày. Phải khai báo tạm trú tạm vắng để chính Quyền địa phương quản lí những người đang có mặt hoặc vắng mặt khi có việc xảy ra các cơ quan nhà nước sẽ căn cứ để điêu tra 3. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học - VN quan sát kĩ các con vật nuôi trong gia đình. ============================ Khoa học Tiết 60: Nhu cầu không khí của thực vật I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết: trình bày vai trò của không khí đối với đời sống thực vật. ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt. II. Đồ dùng dạy học. - Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây , phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ. ? Để cây sống và phát triển bình thường cần phải có điều kiện nào? - 2, 3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung. - Gv nx chung, ghi điểm. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự trao đổi khí đối với đời sống của thực vật. * Mục tiêu:Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật. Phân biệt được quang hợp và hô hấp. * Cách tiến hành: - Tổ chức kiểm tra KT cũ. -Không khí gồm những thành phần nào? ? kể tên những khí quan trọng đối với đời sống thực vật? Ô xi, các bô níc, ni tơ. Ô xi và khí các bô níc - Tổ chức hoạt động N4: - N4 hoạt động. Trong quang hợp thực vât hút khí gì? và thải khí gì? - Cử thư kí ghi kết quả vào phiếu. Thực vật hút khí các bô níc và thải khí ô xi -? Trong hô hấp TV hút khí gì và thải ra khí gì? ? Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? ? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào? - Trình bày: Hút khi ô xi và thải khí các bô níc. Khi mặt trời mọc. Xảy ra buổi tối. - Đại diện các nhóm trình bày, 2 nhóm dán phiếu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đầy đủ nước và chất khoáng, ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng chết. 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật. * Mục tiêu: Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của cây. * Cách tiến hành: ?Thực vật ăn gì để sống? - Thực vật không có cơ quan tiêu hoá như con người. ? Nhờ đâu TV thực hiện được điều đó? -Nhờ chất diệp lục màu xanh có trong lá cây.. ? Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí? - Cây ngô, rau cải, các loại cây ăn quả, Người ta thường trồng cây ở những nơi có ánh sáng thì cây mới phát triển được và đem lại năng suất cao..... * Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/117. 4. Củng cố, dặn dò: - Nx tiết học, vn học thuộc baì, -Chuẩn bị bài 61 Sưu tầm tranh ảnh cây thật hoặc lá cây bao bì quảng cáo cho các loại phân. --------------------------------------------------- . Thể dục Tiết 60: Môn tự chọn -Trò chơi kiệu người I. Mục tiêu: 1. KT: Ôn và học một số nội dung của môn tự chọn. Trò chơi kiệu người. 2. KN: Biết thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. 3. TĐ: Hs yêu thích môn học. II. Địa điểm, phương tiện. - Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn. - Phương tiện: 1 Hs /1 quả cầu,bóng III. Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung Định lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu. 6 - 10 p - ĐHT + + + + - Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số. - Gv nhận lớp phổ biến nội dung. - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc. - Khởi động xoay các khớp. + Kiểm tra bài TDPTC. G + + + + + + + + - ĐHTL : 2. Phần cơ bản: 18 - 22 p a. Đá cầu: - Ôn tâng cầu bằng đùi. - Ôn chuyền cầu: - Ném bóng: + ÔN động tác bổ trợ: - Ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị, ngắm đích, ném đích. b. Trò chơi kiệu người Gv theo dõi - ĐHTL: - Cán sự điều khiển. - Chia tổ tập luyện. - ĐHTL: N2. - Người tâng, người đỡ và ngược lại. - Gv nêu tên đt, làm mẫu, uốn nắn hs tập sai. - Gv chia tổ hs tập 2 hàng dọc. - Thi đồng loạt theo vòng tròn ai Hs nhắc lại cách chơi Hs chơi theo nhóm. 3. Phần kết thúc. Gv cùng Hs hệ thống lại kiến thức Đi đều và hát Gv đánh giá kết quả giờ học. 4 - 6 p + + + + + + + + + + + + ------------------------------------------------- Tiết: 30 sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 30 I. Yêu cầu: -Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần30. -Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc. II. Lên lớp: 1/ Nhận xét chung: - Duy trì tỉ lệ chuyên cần cao. -Đi học đều đúng giờ. -Thực hiện tốt nề nếp quy định như múa hát sân trường. -Việc học bài có tiến bộ: Thảo ,Nhung, Dũng, Hà, Đ Nam, Thu, Trang... Một số em có ý thức rèn chữ viết: Dũng, Đ.Nam, Trang. -Vệ sinh thân thể ,lớp học sạch sẽ. Tồn tại: -1 số em ý thức rèn luyện còn yếu cả vê học tập và chữ viết. 2/ Phương hướng: -Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại. - Tiếp tục rèn chữ viết và thường xuyên kiểm tra 1số em chưa chăm học:Q.anh, Tuấn, Tấn Ngọc,.
Tài liệu đính kèm: