Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

I/ Mục tiêu:

Giúp HS:

 - Biết cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

 -Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

II/ Đồ dùng dạy- học:

*GV: Bảng phụ

*HS : SGK

III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1-Kiểm tra bài cũ:

Nêu bảng đơn vị đo độ dài? Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài?

2-Bài mới:

2.1-Giới thiệu bài:

 

doc 28 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
 Ngày soạn : 14-10-2011
 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: TẬP ĐỌC (Tuần 9-Tiết 17)
 CÁI GÌ QUÍ NHẤT ?
I/ Mục đích,yêu cầu:
1- Đọc diễn cảm toàn bài. Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).
2- Nắm được vấn đề tranh luận ( Cái gì quí nhất? ) và ý được khẳng định trong bài ( người lao động là quí nhất ).
* Liên hệ: + Quyền được trao đổi, tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.
 + Bổn phận phải thực hiện đúnh nội quy của nhà trường.
II/ Đồ dùng dạy- học:
GV : Bảng phụ; Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng và trả lời các câu hỏi về bài Trước cổng trời
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn ( 2 lượt) GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- LĐ theo nhóm.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1-2 và trả lời câu hỏi:
+Theo Hùng,Quý, Nam cái quý nhất 
+Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
+) Rút ý1 ?
- Cho HS đọc đoạn 3 Và trả lời câu hỏi:
+Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
+)Rút ý 2:
 -Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời 5 HS nối tiếp đọc bài theo cách phân vai
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
-GV cùng HS nhận xét,bình chọn.
-1 HS đọc toàn bài.
-Đoạn 1: Từ đầu đến Sống được không?
-Đoạn 2: Tiếp cho đến phân giải
-Đoạn 3: Đoạn còn lại.
-HS luyện đọc nối tiếp đoạn ( 3 HS/ lượt)
- LĐN3
- 1 HS đọc cả bài.
-Lúa gạo, vàng, thì giờ.
-Lý lẽ của từng bạn:
+Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người.
+Quý:Cóvàng làcótiền,cótiềnsẽmuađượclúa gạo.
+Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
- ý1: Cái gì quý nhất?
-Vì không có người LĐ thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một 
-ý 2: Người Lao động là quý nhất
*ND:Hiểu nội dung tranh luận:Cái gì quý nhất?Hiểu rằng người lao động là quý nhất.
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
-HS thi đọc.
 3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về luyện đọc và học bài.
Tiết 2: TOÁN (Tuần 9-Tiết 41)
 LUYỆN TẬP (trang 41)
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
	- Biết cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
	-Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II/ Đồ dùng dạy- học:
*GV: Bảng phụ
*HS : SGK
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ:
Nêu bảng đơn vị đo độ dài? Mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (45): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (45): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 3 HS lên chữa bài.
-HS khác nhận xét.
-GV nhận xét, cho điểm.
*Bài tập 3 (45): Viết các số đo dưới dạng số thập phân có đơn vị là km.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm cách giải. 
- Cho HS làm ra nháp.
- Chữa bài. 
*Bài 4 (45) a,c : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
 *Kết quả:
35,23m
51,3dm
 c) 14,07m
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả: 234cm = 2,34m
 506cm = 5,06m
 34dm = 3,4m 
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
3,245km
5,034km
0,307km
1 HS nêu yêu cầu.
* Kết quả:
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về học kĩ lại cách viết các số đo dộ dài dưới dạng số thập phân.
_______________________________________
Tiết 3: CHÍNH TẢ (Nhớ – viết)(Tuần 9-Tiết 9)
 TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
(Phân biệt âm đầu l/n, âm cuối n/ng)
I/ Mục đích,yêu cầu:
- Nhớ viết lại đúng chính tả cả bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Làm được bài tập 2 a/b, hoặc BT 3 a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.. 
II/ Đồ dùng daỵ- học:
GV : Bảng phụ để HS làm bài tập 3.
* HS : Vở CT, SGK.
III/ Các hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ.
HS thi viết tiếp sức trên bảng lớp các tiếng có chứa vần uyên, uyêt.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2Hướng dẫn HS nhớ – viết:
- Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại bài. 
-Nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai 
-GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:
+Bài gồm mấy khổ thơ?
+Trình bày các dòng thơ như thế nào?
+Những chữ nào phải viết hoa?
+Viết tên đàn ba-la-lai-ca như thế nào
-HS tự nhớ và viết bài.
-Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài
- GV thu một số bài để chấm.
- GV nhận xét.
- HS theo dõi, ghi nhớ, bổ sung.
- HS nhẩm lại bài.
-HS trả lời câu hỏi để nhớ cách trình bày.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS còn lại đổi vở soát lỗi
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2 (86):
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV gơị ý: 
- GV cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Mời đại diện 1 số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài tập 3 (87):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS thi làm theo nhóm 4 vào bảng nhóm. 
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. 
*Ví dụ về lời giải:
 a) la hét – nết na ; con la – quả na
 b) Lan man – mang mác ; 
 vần thơ - vầng trăng
* Ví dụ về lời giải:
- Từ láy âm đàu l : la liệt, la lối, lả lướt
- Từ láy vần có âm cuối ng: lang thang, chàng màng, loáng thoáng
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai
 ________________________________________________________________ 
Ngày giảng:Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: TOÁN (Tuần 9-Tiết 42)
VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN ( TR.45)
I/ Mục tiêu: 
 Biết cách viết số đo khối kượng dưới dạng số thập phân.
II/ Đồ dùng dạy – học:
GV : Bảng phụ
HS : SGK
III/ Các hoạt động dạy - học:
1-Kiểm tra bài cũ: KTVBT của HS.
2-Bài mới:
	2.1-Ôn lại hệ thống đơn vị đo khối lượng:
a) Đơn vị đo khối lượng:
-Em hãy kể tên các đơn vị đo độ khối lượng đã học lần lượt từ lớn đến bé?
b) Quan hệ giữa các đơn vị đo:
-Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề?
Cho VD?
-Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng? Cho VD?
 2.2-Ví dụ:
-GV nêu VD1: 5tấn 132kg = tấn
-GV hướng dẫn HS cách làm và cho HS tự làm
 2.3-Luyện tập:
*Bài tập 1(45): Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (46) a,: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, cách giải
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (44): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm cách giải.
- Cho HS làm vào vở.
- Chữa bài. 
- Các đơn vị đo độ dài:
 km, hm, dam, m, dm, cm, mm
-Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp 10 lần đơn vị liền sau nó và bằng 1/10 (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó.
 VD: 1kg = 10hg ; 1hg = 0,1kg
-HS trình bày tương tự như trên.
 VD: 1kg = 1000g ; 1g = 0,001kg
*VD: 5tấn132kg = 5,132 tấn
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Lời giải:
4tấn 562kg = 4,562tấn
3tấn 14kg = 3,014tấn
12tấn 6kg = 12,006tấn
500kg = 0,5tấn
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
2,050kg ; 45,023kg ; 10,003kg ; 0,5kg
- 1 HS nêu yêu cầu.
 Bài giải:
Lượng thịt cần thiết để nuôi 6một ngày là:6 x 9 = 54 (kg)
Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 30 ngày là:54 x 30 = 1620 (kg)
 1620kg = 1,620tấn (hay 1,62tấn)
 Đáp số: 1,62tấn.
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- VN làm BT VBT.
_________________________________________
Tiết 2: KỂ CHUYỆN (Tuần9-Tiết 9)
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC ( Tr.79)
I/ Mục đích,yêu cầu:
1- Rèn kĩ năng nói:
- Biết tự kể chuyện , bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi với bạn về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên.
2- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời bạn kể.
3-Mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên,nâng cao ý thức BVMT.
II/ Đồ dùng dạy học:
* GV : - Một số câu truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên: Truyện cổ tích; ngụ ngôn, truyện thiếu nhi, sách truyện đọc lớp 5( nếu có).
- Bảng lớp viết đề bài.
* HS :SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Y/ c2 HS kể 1-2 đoạn của câu chuyện Cây cỏ nước Nam
- GV nhận xét, cho điểm.
2-Bài mới: 
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
- Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
- GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp )
-Mời 1 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. 
- GV nhắc HS: Những chuyện đã nêu ở gợi ý 1 là những chuyện đã học, có tác dụng giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. Các em cần kể chuyện ngoài SGK.
- Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.
b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện, trả lời câu hỏi: + + Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?
- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
- GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. 
- GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+Đại diện các nhóm lên thi kể.
+Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm ; bình chọn HS tìm được chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất.
- Củng cố liên hệ về việc mối quan hệ gjữa con người với thiên nhiên và nâng cao ý thức BVMT.
-HS đọc đề.
Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên
-HS đọc.
-HS nó ... 05m
 d) 3,45m
*Bài tập 2 (48): Viết các số đo thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên chữa bài.
-HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
*Bài tập 3 (48): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm cách giải.
- Cho HS làm ra nháp.
- Chữa bài. 
*Bài tập 4 (48): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
(Các bước thực hiện tương tự như bài 3)
- Cho HS làm vào vở.
- Chữa bài 
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
 502kg = 0,502tấn
 2,5tấn = 2500kg 
 21kg = 0,021tấn
-1 HS nêu yêu cầu. 
*Kết quả:
 a) 42,4dm
 b) 56,9cm
 c) 26,02m 
 *Kết quả:
3,005kg
0,03kg
1,103kg
3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
	 - Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai phân số.
Tiết 2 : KHOA HỌC (Tuần 9-Tiết 18)
 PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Bết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
II/ Đồ dùng dạy học: 
* GV : -Hình trang 38, 39 SGK.
 -Một số tình huống để đóng vai.
* HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1-Kiểm tra bài cũ: Nêu phần bạn cần biết bài 17.
2-Bài mới: 
2.1-Khởi động: Trò chơi “Chanh chua cua cặp”.
- GV cho HS đứng thành vòng tròn, hướng dẫn HS chơi.
- Cho HS chơi.
- Kết thúc trò chơi, GV hỏi HS: Các em rút ra bài học gì qua trò chơi?
2.2-Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
*Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 1,2,3 trang 38 SGK và trao đổi về nội dung từng hình.
-Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận theo các câu hỏi:
+Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
+Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
- GV giúp cá nhóm đưa thêm các tình huống khác với những tình huống đã vẽ trong SGK.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận: SGV-tr.80.
-HS thảo luận nhóm.
-Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ, đi nhờ xe người lạ
-Đại diện nhóm trình bày.
2.3-Hoạt động 2: Đóng vai “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
*Mục tiêu: -Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
	 -Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân.
*Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 3 nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 tình huống để ứng xử.
-Từng nhóm trình bày cách ứng xử. Các nhóm khác nhận xét, góp ý kiến.
-Cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta phải làm gì?
- GV kết luận: SGV-tr.81.
2.4-Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy
*Mục tiêu: HS liệt kê được DS những người có thể tin cậy, chia sẻ,khi bản thân bị xâm hại.
*Cách tiến hành:
-Cho từng HS vẽ bàn tay của mình với những ngón tay xoè ra trên giấy. Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy.
-HS trao đổi hình vẽ của mình với bạn bên cạnh.
-Mời một số HS nói về “bàn tay tin cậy” của mình trước lớp.
- GV kết luận: Như mục bạn cần biết trang 39-SGK.
-HS vẽ theo HD của GV.
-HS trao đổi nhóm 2.
-HS trình bày trcs lớp.
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Xem trước bài sau.
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN (Tuần 9-Tiết 18)
 LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I/ Mục đích,yêu cầu:
 Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình ,tranh luận về một vấn đề đơn giản ( BT1, BT2). 
* Liên hệ: GD cho HS yêu quý thiên nhiên và BVMT.
II/ Đồ dùng dạy- học:
III/ Các hoạt động dạy - học: 
1-Kiểm tra bài cũ : HS đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng bài văn tả con đường. 
2-Bài mới :
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1 (91):
 -HS làm việc theo nhóm 4, viết kết quả vào bảng nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
 -Lời giải:
+)Câu a: -Vấn đề tranh luận : Cái gì quý nhất trên đời ?
+)Câu b : - ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn:
ý kiến của mỗi bạn : 
-Hùng : Quý nhất là gạo 
-Quý : Quý nhất là vàng .
-Nam : Quý nhất là thì giờ .
Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến: 
-Có ăn mới sống được 
-Có vàng là có tiền , có tiền sẽ mua được lúa gạo .
-Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
 +)Câu c- ý kiến , lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo: 
Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì?
-Thầy đã lập luận như thế nào ?
-Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
-Nghề lao động là quý nhất 
-Lúa , gạo , vàng ,thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất 
-Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí. 
*Bài tập 2 (91):
-Mời một HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
-Chia lớp thành 3 nhóm, phân công mỗi nhóm đóng một nhân vật, các nhóm thảo luận chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận.
-Mời từng tốp 3 HS đại diện cho 3 nhóm (đóng các vai Hùng, Quý, Nam) lên thực hiện cuộc trao đổi, tranh luận.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
-HS tranh luận.
*Bài tập 3 (91):
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS thảo luận nhóm 4.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
3-Củng cố, dặn dò: 
 - Liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
 - GV nhận xét giờ học
Tiết 4: ĐỊA LÍ (Tuần 9-Tiết 9)
 CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
	-Biết dựa vào bảng số liệu, lược đồ để thấy rõ đặc điểm về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta.
	-Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta.
	-Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ:-Cho HS nêu phần ghi nhớ.
	-Theo em dân số tăng nhanh dẫn tới hậu quả gì?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
 2.2-Hoạt động 1: (Làm việc theo cặp)
a) Các dân tộc:
-Cho HS đọc mục 1-SGK và quan sát tranh, ảnh.
-Cho HS trao đổi nhóm 2theo các câu hỏi:
+Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta?
-Mời một số HS trình bày, HS khác bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-Cho HS chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của dân tộc Kinh, các dân tộc ít người.
 2.2-Hoạt động 2: (làm việc cả lớp)
b) Mật độ dân số:
-Em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
-Em hãy nêu nhận xét về mật độ dân số nước ta so với mật độ dân số thế giới và một số nước ở châu á?
 2.3-Hoạt động 3: (Làm việc cá nhân)
c) Phân bố dân cư:
-Cho HS quan sát lược đồ mật độ dân số và trả lời câu hỏi:
+Em hãy cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào và thưa thớt ở những vùng nào? 
+Phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì?
-GV kết luận: SGV-Tr. 99.
-GV hỏi: Em hãy cho biết dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn. Vì sao? 
Hs đọc sgk
-Nước ta có 54 dân tộc.
-Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập chung chủ yếu ở các đồng bằng, ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
-Mường, Tày, Mông, Giao, Dáy
-Là số dân trung bình sống trên 1km2.
-Nước ta có mật độ dân số cao
-Dân cư tập chung đông đúc ở đồng bằng, ven biển. Còn vùng núi dân cư tập chung thưa thớt
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
____________________________________________________
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP
NHẬN XÉT TRONG TUẦN 9
I. Yêu cầu:
- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 9.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
	- Có ý thức tự quản tương đối tốt.
	- Một số em đã có tiến bộ trong học tập.
	- Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
	- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
	- Vệ sinh thân thể + VS lớp học sạch sẽ.
Tồn tại:
 - Quên đồ dùng, sách vở : Cường , Giang, Thuần, Hoàng , Thắng.
- Chưa mặc đồng phục theo quy định.
 2/ Phương hướng:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
- Tiếp tục rèn chữ cho vài học sinh viết ẩu ( Chiều T5)
- Luyện viết chữ đẹp cho 2 em ( Yến, Nhi )
- Tiếp tục bồi dưỡng HS Giỏi ( đội tuyển đi giao lưu)
Tiết 5: KỂ CHUYỆN (Tuần 9-Tiết 9)
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/Mục đích,yêu cầu:
 	1-Rèn luỵên kỹ năng nói:
	-Nhớ lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác; kể rõ địa điểm , diễn biến của câu chuyện.
	2-Rèn luyện kỹ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi và nhận xét về lời kể của bạn.
II/ Các đò dùng dạy-học:
GV:
HS :
III/ các hoạt động dạy - học:
1-Kiểm tra bài cũ:
Cho HS kể lại câu chuyện đã được học ở tuần 8
2-Bài mới:
2.1 – Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2.2- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Cho 1 HS đọc đề bài và gợi ý 1-2 SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV treo bảng phụ viết sẵn gợi ý 2b
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học.
- HS lập dàn ý câu truyện định kể. 
- GV kiểm và khen ngợi những HS có dàn ý tốt.
-Mời một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
-HS đọc đề bài và gợi ý.
-HS lập dàn ý.
-HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
2.3. Thực hành kể chuyện
a) Kể chuyện theo cặp
- Cho HS kể chuyện theo cặp.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn các em: Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của các bạn về chuyến đi.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
+Nội dung câu chuyện có hay không?
+Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, 
+Cách dùng từ, đặt câu.
-Cả lớp và GV bình chọn:
+Bạn có câu chuyện thú vị nhất.
+Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học
-HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
-Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.
 3-Củng cố-dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc