Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3: Tập đọc:

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I.Mục tiêu:

MTC: - Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm

 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.

 - HTL hai đoạn cuối bài.

MTR: Đọc được một đoạn của bài

II. Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai, ngày 28 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: 	Chào cờ
Tiết 2: 	 Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:Giúp HS:
 MTR: Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại. (BT1)
 MTC:- Giải được bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó".
II. Đồ dùng dạy học: SGK
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: (3')
2. Bài mới: (35')
 a).Giới thiệu bài:
 b).Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV hướng dẫn HS yếu
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp.
Bài 3:
 - Gọi HS đọc đề bài toán.
 - Hỏi:
 + Bài toán thuộc dạng toán gì ?
 + Tổng của hai số là bao nhiêu ?
 + Hãy tìm tỉ số của hai số. 
 - Yêu cầu HS làm bài.
 - GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm HS.
 Bài 4: Các bước tiến hành tương tự bài 2
 - GV HD HS nắm được phần tổng của hai số (nửa chu vi) 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, nhận xét, ghi điểm
 3. Củng cố: (2')
 - GV tổng kết giờ học.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
- 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào vở.
a). a = 3, b = 4. Tỉ số = .
b). a = 5m ; b = 7m. Tỉ số = .
- HS nhận xét
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc đề bài SGK.
- Trả lời:
+ Tìm hai số khi biết tổng và TS của hai số đó.
+ Tổng của hai số là 1080.
+ Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai.
- 1 HS lên bảng làm , HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài của bạn.
- 1 HS lên bảng làm , HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài của bạn.
Tiết 3: 	 Tập đọc:
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I.Mục tiêu:
MTC: - Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
 - HTL hai đoạn cuối bài.
MTR: Đọc được một đoạn của bài
II. Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:(3')
2. Bài mới:(35')
 a). Giới thiệu bài:
 b). Luyện đọc:
 - Cho HS đọc toàn bài 
 - Chia đoạn: 3 đoạn. YC HS yếu đọc thầm Đ 1
 - Cho HS đọc nối tiếp đoạn. 
 - Gọi HS yếu đọc bài (GV hỗ trợ)
 - Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc: Sa Pa, chênh vênh, huyền ảo, vàng hoe, thoắt cái  
 - Cho HS đọc chú giải, GV giải nghĩa một số từ khó
 - Cho HS luyện đọc theo cặp. 
 - GV hướng dẫn giọng đọc
- GV đọc diễn cảm toàn bài:giọng nhẹ nhàng, nhất giọng ở các từ ngữ: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xoá, 
 c). Tìm hiểu bài:
 ¶ Đoạn 1:
 - Cho HS đọc.
 * Hãy miêu tả những điều em hình dung được về cảnh và người thể hiện trong đoạn 1.
 ¶ Đoạn 2:
 - Cho HS đọc đoạn 2.
 * Em hãy nêu những điều em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn trên đường đi Sa Pa.
 ¶ Đoạn 3:
 - Cho HS đọc.
 * Em hãy miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp Sa Pa ?
 * Hãy tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
 * Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kỳ” của thiên nhiên ?
 * Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào ?
 d). Đọc diễn cảm:
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn 1
 - Cho HS thi đọc diễn cảm.
 - GV nhận xét và bình chọn HS đọc hay.
 - Cho HS nhẩm HTL và thi đọc thuộc lòng.
3. Củng cố, dặn dò:(2')
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà HTL.
- HS lắng nghe.
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi SGK
- HS yếu đọc thầm đoạn 1
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn (đọc 2 lần) 
- HS yếu đọc bài 
- HS luyện đọc từ khó. 
- 1 HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp. 
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
* Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, đi giữa những tháp trắng xoá  liễu rũ.
- 1 HS đọc thầm đoạn 2.
* Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu:nắng vàng hoe, những em bé HMông, Tu Dí 
- HS đọc thầm đoạn 3.
* Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái lá vàng rơi  hiếm quý.
* HS phát biểu tự do. Các em có thể nêu những chi tiết khác nhau.
* Vì Phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa.
* Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Tác giả ca ngợi Sa Pa.
- Cả lớp luyện đọc đoạn 1.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét.
- HS HTL từ “Hôm sau  hết”.
Tiết 4: 	 Âm nhạc:
ÔN TẬP BÀI THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
I/ MỤC TIÊU. 
- HS hát đúng và thuộc 2 lời bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan. Tiếp tục trình bày cách hát lĩnh xướng, hoà giọng và đối đáp. 
- HS đọc đúng nhạc và lời ca bài TĐN số 8.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1/ Phần mở đầu (3 phút)
 - Giới thiệu bài mới- ghi đề bài.
2/ Phần hoạt động: 
Hoạt động 1: ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan
a) Củng cố kiến thức đã học.
Gv: Trình bày lại bài hát.
Gv: Kiểm tra lời bài hát và cách hát đã tập.
Hs: Đọc hai lời bài hát.
Gv: Trình bày cả bài theo cách hát đã học ở tiết trước.
Hs: Cả lớp hát cả hai lời của bài.
Gv: Hướng dẫn hs hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Hs: Hát kết hợp vận động phụ họa; Xung phong trình bày bài hát kết hợp phụ hoạ.
3/ Phần kết thúc:
Hs: Hát lại bài "Thiếu nhi thế giới liên hoan".
Hs: Đọc nhạc và hát lời bài tập đọc nhạc số 8.
Tiết 5: 	 Đạo đức:
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 	- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới HS).
	- Phân biệt được hành vi tôn trong Luật GT và vi phạm Luật GT.
	- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật GT trong cuộc sống hàng ngày.
GDKNS: Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật
PP: Đóng vai
II. Đồ dùng dạy học: SGK Đạo đức 4. 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: GDKNS (Đóng vai) Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
 - GV chia HS làm 3 nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm. Nếu 3 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng.
 - GV hoặc 1 HS điều khiển cuộc chơi.
 - GV cùng HS đánh giá kết quả.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Bài tập 3 
- GV chia HS làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nhận một tình huống
 - GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận:
a/. Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu: Luật giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
b/. Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm.
c/. Can ngăn bạn không ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng.
d/. Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn....
 - GV kết luận:Mọi người cần có ý thức tôn trọng luật giao thông ở mọi lúc, mọi nơi.
*Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài tập 4- SGK/42)
 - GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả điều tra.
 - GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS.
ï Kết luận chung :
 Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.
HĐ 4:Củng cố - Dặn dò:
 - Chấp hành tốt Luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- HS tham gia trò chơi.
- HS thảo luận, tìm cách giải quyết.
- Từng nhóm báo cáo kết quả 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: TC Tập đọc:
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục tiêu
Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
- Cho cả lớp đọc thầm bài văn Đường đi Sa Pa.
- GV yêu cầu HS yếu đọc thầm đoạn 1
- GV HD, hỗ trợ HS yếu đọc đoạn 1
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn HS cả lớp đọc diễn cả bài
- GV gọi lần lượt từng HS đọc diễn cảm cả bài. 
- GV nhận xét giọng đọc, cách ngắt nghỉ ở các dấu câu của từng HS. 
- GV và lớp nhận xét - tuyên dương.
3. Củng cố
- Cho 1 HS yếu đọc lại đoạn1 và 1 HS đọc lại cả bài. 
- HS đọc thầm
- HS yếu đọc thầm đoạn 1
- Lần lượt từng HS yếu đọc bài
- HS theo dõi GV đọc diễn cảm cả bài
- Lần lượt từng HS đọc diễn cảm 
- HS nhận xét giọng đọc của các bạn
- HS đọc theo yêu cầu của GV. 
Tiết 2: TC Toán:
ÔN TẬP : TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu:
	Giúp HS: củng cố lại cách giải bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó"
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập sau:
Bài 1: Tổng của hai số là 56, số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó.
Bài 2: Một vườn cây ăn quả có 84 cây xoài và mít. Số cây mít bằng số cây xoài. Hỏi :
a) Có bao nhiêu cây mít?
b) Có bao nhiêu cây xoài?
- GV hướng dẫn HS yếu làm BT 1 và chấm một số bài cho học sinh. 
- Nhận xét tiết học. 
Học sinh làm bài vào vở. 
Bài 1: Giải
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
 Số thứ nhất là:
56 : 7 x 3 = 24
 Số thứ hai là:
56 : 7 x 4 = 32
 Đáp số: Số thứ nhất : 24
 Số thứ hai : 32
Bài 2: Giải
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
 a) Số cây mít là:
84 : 7 x 2 = 24 (cây)
 b) Số cây xoài là:
84 : 7 x 5 = 60 (cây)
 Đáp số: a) 24 cây
 b) 32 60 cây
Thứ ba, ngày 29 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: 	 Thể dục:
MÔN TTTC. TRÒ CHƠI "NHẢY DÂY"
I/ MỤC TIÊU.
- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
II/ ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN.
- Địa điểm: ngoài sân trường đã được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, dụng cụ trò chơi, mỗi HS một dây.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP.
1/ Phần mở đầu: 4 - 6 phút.
Gv: Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
Hs: - Khởi động: Xoay các khớp gối, hông, cổ tay, cổ chân.
- Ôn các động tác Tay, Chân, Lườn, Bụng, Phối hợp và Nhảy của bài thể dục phát triển chung.
2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút.
a) Môn tự chọn
* Đá cầu: 
- Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân (như bài 56). 
Gv: Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.
Hs: Đá cầu thi đua. Yêu cầu mỗi tổ cử 2 HS thi đua.
- Học chuyền cầu bằng má trong bàn chân theo nhóm hai người.
Gv: Làm mẫu, kết hợp giải thích.
Hs: Tập luyện dưới sự điều khiển của gv.
Gv: Theo dõi, sửa sai.
b) Nhảy dây:
Hs: Ôn nh ... giấy. 
- HS còn lại làm bài vào giấy nháp.
- 3 HS làm bài vào giấy dán lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Tiết 2: 	Khoa học: 
NHU CẦU VỀ NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I/.Mục tiêu : Giúp HS:
Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
GDKNS: Kĩ năng hợp tác trong nhóm
PP: Làm việc theo nhóm
II/.Đồ dùng dạy học : SGK
III/.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1/.KTBC: (3')
2/.Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
 *Hoạt động 1:GDKNS: Mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4.
- Phát giấy khổ to và bút dạ cho HS.
- Yêu cầu : Phân loại tranh, ảnh về các loại cây thành 4 nhóm: cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, cây sống dưới nước, cây sống cả trên cạn và dưới nước.
- GV hướng dẫn và đi giúp đỡ từng nhóm, 
- Gọi đại diện HS trình bày yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết, ham đọc sách để biết được những loài cây lạ.
 + Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loài cây ?
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 116 SGK.
- GV kết luận : Để tồn tại và phát triển các loài thực vật đều cần có nước ... 
*Hoạt động 2:Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 117, SGK và trả lời câu hỏi.
 + Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước ?
 + Em còn biết những loại cây nào mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau ?
+ Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào ?
- GV kết luận: Cùng một loại cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau.... 
3/.Củng cố: (2')
- Gọi 2 HS đọc lại mục Bạn cần biết 
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- HS HĐ nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
- Cùng nhau phân loại cây trong tranh, ảnh và dựa vào những hiểu biết của mình để tìm thêm các loại cây khác.
- Các nhóm dán phiếu lên bảng. Giới thiệu với cả lớp loài cây mà nhóm mình sưu tầm được. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Ví dụ :
 + Nhóm cây sống dưới nước: bèo, rong, rêu, tảo, khoai nước, đước, chàm, cây bụt mọc, vẹt, sú, rau muống, rau rút, 
 + Nhóm cây vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước : rau muống, dừa, cây lưỡi mác, cỏ, 
 + Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu về nước khác nhau, có cây chịu được khô hạn, có cây ưa ẩm, có cây lại vừa sống được trên cạn , vừa sống được ở dưới nước.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Hình 2: Ruộng lúa vừa mới cấy, trên thửa ruộng bà con nông dân đang làm cỏ lúa. Bề mặt ruộng lúa chứa nhiều nước.
+ Hình 3: Lúa đã chín vàng, bà con nông dân đang gặt lúa. Bề mặt ruộng lúa khô.
+ Cây lúa cần nhiều nước từ lúc mới cấy đến lúc lúa bắt đầu uốn câu, vào hạt.
­ Cây ngô: Lúc ngô nẩy mầm đến lúc ra hoa cần có đủ nước nhưng đến bắt đầu vào hạt thì không cầng nước.
­ Cây rau cải: rau xà lách; su hào cần phải có nước thường xuyên...
+ Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời nắng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng cần phải tưới nhiều nước cho cây.
- Lắng nghe.
- HS đọc
Tiết 3: 	 Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
MTR: Làm được bài tập 2:
 II. Đồ dùng dạy học: SGK
 III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: (3'). 
2. Bài mới: (35')
 a).Giới thiệu bài:
 b).Hướng dẫn luyện tập
 Bài 2:
 - Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
 - Yêu cầu HS nêu tỉ số của hai số.
 - GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS làm bài vào vở (GV hỗ trợ HS yếu hoàn thành bài tập)
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và ghi điểm HS.
 Bài 4:
 - Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
 - Bài toán thuộc dạng toán gì ?
 - Yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 - GV nhận xét và yêu cầu HS làm bài.
Ta có sơ đồ:
Nhà An 840m Trường học
| | | | | | | | |
 ?m Hiệu sách ?m
 - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và ghi điểm HS.
3. Củng cố: (2')
 - GV tổng kết giờ học.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- HS lắng nghe. 
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
- Vì giảm số thứ nhất đi 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai hay số thứ hai bằng số thứ nhất.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
 Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 10 – 1 = 9 (phần)
Số thứ hai là: 738 : 9 = 82
Số thứ nhất là: 82 + 738 = 820
 Đáp số: Số thứ nhất: 820 ; Số thứ hai: 82
- HS nhận xét
- 1 HS đọc trước lớp,HS cả lớp đọc trong SGK.
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung ý kiến.
- HS vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán và làm bài.
Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 3 = 8 (phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách dài là:
 840 : 8 Í 3 = 315 (m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường dài là:
 840 – 315 = 525 (m)
 Đáp số: Đoạn đường đầu: 315m
 Đoạn đường sau: 525m
- HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài mình.
Tiết 4: 	 Tập làm văn:
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được cấu tạo 3 phần (MB, TB, KB) của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:(2')
2. Bài mới:(35')
 a). Giới thiệu bài:
 b). Phần nhận xét:
 * Bài tập 1 + 2 + 3 + 4:
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 - GV giao việc.
 - Cho HS làm bài.
 - Cho HS trình bày.
 - GV nhận xét và chốt lại.
 Bài văn có 3 phần, 4 đoạn:
 ¶ Mở bài (đoạn 1): Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
 ¶ Thân bài (đoạn 2 + đoạn 3): Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo. Đoạn 3: tả hoạt động, thói quen của con mèo.
 ¶ Kết luận (đoạn 4): Nêu cảm nghĩ của con mèo.
 * Từ bài văn Con Mèo Hoang, em hãy nêu nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
 - GV nhận xét + chốt lại + ghi nhớ.
 c). Ghi nhớ:
 Cho HS đọc ghi nhớ.
 d). Lập dàn ý:
 §Phần luyện tập:
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT.
 - GV giao việc: Các em cần chọn một vật nuôi trong nhà và lập dàn ý chi tiết về vật nuôi đó.
 - Cho HS làm bài.
 - Cho HS trình bày.
 - GV nhận xét, chốt lại, khen những hS làm dàn ý tốt.
 3. Củng cố, dặn dò:(2')
 - GV nhận xét tiết học.
- 2 HS lần lượt đọc tóm tắt tin tức đã làm ở tiết TLV trước.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- Cả lớp đọc đề bài Con Mèo Hoang.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS phát biểu ý kiến.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm dàn bài cá nhân.
- Một số HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
Tiết 5: 	 Kiểm tra cuối tuần
Môn: Toán
Đề: 
Bài 1: Tổng của hai số là 150, tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó. 
Bài 2: Em ít hơn chị 8 tuổi. Tuổi em bằng tuổi chị. Hỏi chị mấy tuổi? Em mấy tuổi?
Đáp án:
Bài 1:	 Giải
 Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 4 = 5 (phần)
	 Số bé là: 150 : 5 x 1 = 30
	 Số lớn là: 150 : 5 x 4 = 120
	 Đáp số: Số bé : 30
	 Số lớn : 120
Bài 2: 	 Giải
 Hiệu số phần bằng nhau là:
5 - 3 = 2 (phần)
	 Tuổi chị là: 8 : 2 x 5 = 20 (tuổi)
	 Tuổi em là: 8 : 2 x 3 = 12 (tuổi)
	 Đáp số: Chị 20 tuổi
	 Em 12 tuổi
Môn : Luyện viết
Nghe - viết:
Bài: ĐƯỜNG ĐI SA PA
	Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
	Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
Tiết 6: SINH HOẠT CUỐI TUẦN 29
1. Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt.
	2. GV nhận xét các hoạt động trong tuần.
	*Nề nếp :
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	* Học tập :
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	* Vệ sinh :
	.....................................................................................................................
	3. Kế hoạch tuần 29:
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................
	.....................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_nam_hoc_2010_2011_ban_2_cot_chuan_kien.doc