Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Loan

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Loan

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu ghi nhớ.

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.

b) Giảng bài mới:

* Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.

 - GV chia HS làm 3 nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm. Nếu 3 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng.

 - GV hoặc 1 HS điều khiển cuộc chơi.

 - GV cùng HS đánh giá kết quả.

*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/42)

 

doc 31 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy lớp 4B
Tuần 29
 Ngày soạn: 24 / 3 / 2011
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
 Tiết 1 Chào cờ 
 ****************************** 
Đạo đức: TÔN TRỌNG LUẬT LỆ GIAO THÔNG (T2). 
I. Mục tiêu : HS có khả năng:
 - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới HS).
 - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
 - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. 
 - HS khá, giỏi biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông.
 - Giáo dục kĩ năng sống cho HS : Có kĩ năng tham gia giao thông đúng luật 
 Kĩ năng phê phán những hành vi phạm pháp luật 
II.Chuẩn bị :
 GV: SGK Đạo đức 4, một số biển báo giao thông. Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
 HS: SGK, nội dung đóng vai
III.Cáchoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu ghi nhớ.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
b) Giảng bài mới: 
* Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
 - GV chia HS làm 3 nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm. Nếu 3 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng.
 - GV hoặc 1 HS điều khiển cuộc chơi.
 - GV cùng HS đánh giá kết quả.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/42)
 - GV chia HS làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nhận một tình huống
 Em sẽ làm gì khi:
 - GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận:
 - GV kết luận: Mọi người cần có ý thức tôn trọng luật giao thông ở mọi lúc, mọi nơi.
* Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài tập 4- SGK/42)
 - GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả điều tra.
 - GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS.
* Kết luận chung :
 Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Chấp hành tốt Luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 - Tổ chức diễn đàn: “Học sinh với Luật giao thông” (nếu có điều kiện).
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau: Bảo vệ môi trường.
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi.
- HS thảo luận, tìm cách giải quyết.
- Từng nhóm báo cáo kết quả (có thể bằng đóng vai) 
- HS lắng nghe.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- HS lắng nghe.
-HS cả lớp thực hiện.
****************************
 Tập đọc: ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mụctiêu : 
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xoá trắng long lanh, gió xuân hây hẩy, quà tặng diệu kì,...
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. 
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. 
 - HS trả lời được các câu hỏi, thuộc lòng hai đoạn cuối bài.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: rừng cây âm u, hoàng hôn, áp phiên, ...
II.Chuẩn bị 
: GV: Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc. Tranh minh hoạ chụp về cảnh vật và phong cảnh ở Sa Pa. Bản đồ hành chính Việt Nam để chỉ vị trí Sa Pa. HS: Sgk, đọc trước bài 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài " Con sẻ " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và cho điểm .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề .
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. * Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV phân đoạn đọc nối tiếp
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
- Lần 1: GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
Lần 2: Giải nghĩa từ
Lần 3: đọc trơn .
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc lại cả bài .
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc :
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc cả bài văn trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Hãy miêu tả những điều mà em hình dung được về mỗi bức tranh ấy ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Hãy nêu chi tiết cho thấy sự quan sát tinh tế của tác giả ? .
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Yêu cầu 1HS đọc đoạn 2, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Yêu cầu 1HS đọc đoạn 3, lớp trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là món quà tặng kì diệu của thiên nhiên ?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ?
- Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp ở Sa Pa như thế nào ?
- Gọi HS nhắc lại .
 * Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
 Xe chúng tôi leo chênh vênh ...lướt thướt liễu rủ 
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn và đọc cả bài 
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
3. Củng cố – dặn dò:
- Hỏi: Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng 2 đoạn cuối của bài " Đường đi Sa Pa ". Chuẩn bị bài: Trăng ơi từ đâu đến ?
- Ba em lên bảng đọc và trả lời nội dung bài .
- Lớp lắng nghe . 
- 1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi
- HS theo dõi
- 3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến .liễu rủ. 
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến .utrong sương núi tím nhạt .
+ Đoạn 3 : Tiếp theo ...đến hết bài .
- Luyện đọc theo cặp .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm . 
- Tiếp nối phát biểu : 
- Du khách đi lên Sa Pa đều có cảm giác như đang đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo ....
+ Bức tranh đoạn 2: 
- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu nắng vàng hoe, những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ; quần áo sặc sỡ đang chơi đùa;...
+ Bức tranh thể hiện trong đoạn 3 là :
Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ ...
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm . 
- Trao đổi thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu :
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống ...
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa... 
* Cảnh đẹp huyền ảo ở đường đi Sa Pa .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi :
- Vì phong cảnh ở Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng và hiếm có .
- Cảm nhận của tác giả đối với Sa Pa . 
- HS đọc thầm bài trả lời câu hỏi :
+ Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiiets tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn .
- Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó theo hướng dẫn của giáo viên .
- HS luyện đọc 
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc cả bài .
- 2 HS nêu
- HS cả lớp.
Dạy lớp 4A
	Ngày soạn: 25 / 3 / 2011
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2011
 Toán TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ.
I. Mục tiêu : Giúp HS : 
- Biết cách giải bài toán " Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó " 
- HS làm đúng nhanh thành thạo các bài tập 1. HS khá, giỏi làm thêm bài tập 2, 3.
- Gd HS vận dụng tính toán trong thực tế. 
II. Chuẩn bị : GV: Viết sẵn các bài toán 1 và 2 lên bảng phụ Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 HS :Thước kẻ, e ke và kéo .
 III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS lên bảng làm bài tập 4 về nhà 
- Chấm tập hai bàn tổ 4.
- Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
 b) Tìm hiểu bài:
* Giới thiệu bài toán 1 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài toán 1 gọi HS nêu ví dụ : 
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài .
GV hướng dãn Hs vẽ sơ đồ vào nháp .
- Hướng dẫn giải bài toán theo các bước :
- Tìm hiệu số phần bằng nhau : 5 - 3 = 2 ( phần)
- Tìm giá trị của một phần : 24 : 2 = 12 
- Tìm số bé : 12 x 3 = 36 
- Tìm số lớn : 36 + 24 = 60 
- Lưu ý HS :
- Có thể làm gộp bước 2 và 3 : 24 : 2 x 3 = 36 
* Giới thiệu bài toán 2 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài toán 2 gọi HS nêu ví dụ : Gv hướng dẫn Hs làm tương tự giống bài 1 .
c) Thực hành :
*Bài 1 :Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài .
+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm .
- Nhận xét bài làm học sinh .
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
Bài 2 : HS khá, giỏi
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở .
- Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 3: HS khá, giỏi
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- Chuẩn bị bài sau “ Luyện tập”
- 1 HS lên bảng làm bài :
 Đáp số : Chiều dài : 20m 
 Chiều rộng : 12 m 
- Học sinh nhận xét bài bạn .
+ Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
+ HS lắng nghe và vẽ sơ đồ và giải bài vào nháp .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
+ HS lắng nghe và vẽ sơ đồ và giải bài vào nháp.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- Suy nghĩ tự làm vào vở .
- 1 HS làm bài trên bảng .
+ Sơ đồ : ?
- Số bé :
 123
- Số lớn : 
 ?
 Đáp số: Số bé : 82 
 Số lớn : 205
- Củng cố tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- HS ở lớp làm bài vào vở .
- 1 HS lên bảng làm bài :
 Đáp số : Tuổi con : 10 tuổi
 Tuổi mẹ : 35 tuổi 
+ Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- HS ở lớp làm bài vào vở .
- 1 HS lên bảng làm bài
 Hiệu số phần bằng nhau là : 
 9 - 5 = 4 ( phần )
 Số lớn là : 100 : 4 x 9 = 225
 Số lớn là : 225 - 100 = 125 
 Đáp số : Số lớn là : 225
 Số bé là : 125 
+ Nhận xét bài bạn .
 - Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
 ****************************
Chính tả: (Nghe – viết) AI NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4 ?
I. Mục tiêu 
 Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng chính tả bài "Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2,3, 4 ,...?" .
- Làm đúng bài tập 3 kết hợp đọc lại mẫu chuyện sau khi hoàn chỉnh bài tập), hoặc bài 2a/ b 
 - Gd HS giữ vở sạch viết chữ đẹp.
II.Chuẩn bị 
 GV: 3- 4 tờ phiếu lớn viết nội dung bài tập 2a hoặc 2b. Phiếu lớn viết nội dung BT3. Bảng phụ viết sẵn bài "Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2,3, 4,...?" để HS đối chiếu khi soát lỗi. HS: vở, SGK, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Kiểm tra bài cũ: 
- ... ổi vở soát lỗi.
- Điền vào chỗ trống s hay x, in / inh.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào Vở Bài tập 
a) Bầu trời xám xịt như sà xuống sát tận chân trời. Sấm rền vang, chớp loé sáng. Cây sung già trước cửa sổ như trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông sầm sập đổ xuống, gõ lên mái tôn loảng xoảng. Nước mưa sủi bọt, cuốn qua mảnh sân xi măng thành dòng ngầu đục.
b) Chú Vinh là thương binh. Nhờ siêng năng, biết tính toán đã có một ngôi nhà xinh xắn, vườn cây đầy trái chín thơm lừng. Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình, làng xóm tin yêu, kính phục.
- Nghe
 *************************
Âm nhạc Giáo viên chuyên trách dạy
 **************************
Tự nhiên xã hội: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
IMục tiêu 	
- Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống dưới nước đối với con người.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết một số loài vật sống dưới nước.
- Thích quan sát sưu tầm, có ý thức giữ sạch nguồn nước.
II. Chuẩn bị: Hình vẽ SGK.Sưu tầm tranh , ảnh các con vật sống dưới nước.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 . Bài cũ 
 + Em hãy kể tên các con vật nuôi và nêu ích lợi của chúng ?
 + Em hãy kể tên các con vật hoang dã và nêu ích lợi của chúng ?
 + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật ?
2 . Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK
 - Quan sát tranh ở SGK và trả lời các CH sau :
+ Tên các con vật trong tranh ?
+ Chúng sống ở đâu ?
+ Trong các con vật này con vật nào sống ở nước ngọt ? Con vật nào sống ổ nước mặn ?
Kết luận : Ở dưới nước có rất nhiều con vật sinh sống , nhiều nhất là các loài cá . Chúng sống ở nước ngọt ( ao , hồ , sông , suối ,). sống cả trong nước mặn ( ở biển ) 
Hoạt động 2 : Làm việc với tranh , ảnh và các con vật sưu tâm được .
 - Quan sát và phân loại theo nơi sống .
 - GV nhận xét tuyên dương những nhóm làm tốt . 
Hoạt động3 : Tìm hiểu lợi ích và bảo vệ các con vật.
+ Các con vật sống dưới nước có ích lợi gì ?
+ Có cần bảo vệ các con vật này không ?
Kết luận : Các con vật sống dưới nước như các loài cá , tôm, cua ốc ... là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng tuy nhiên một số loài cũng gây hại hay rất độc nếu ăn phải thì sẽ bị ngộ độc dẫn đến tử vong .Chúng ta phải bảo vệ nguồn nước , giữ vệ sinh môi trường để bảo vệ nguồn lợi này .
3 . Củng cố- dặn dò
 + Muốn cho các loài vật sống dưới nước tồn tại và phát triển chúng ta phải làm gì ?
 - Nhận xét tiết học.
- 3H lên bảng, trả lời theo yêu cầu
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời ( thảo luận nhóm ).
- Đại diện nhóm báo cáo.
H1:cua ; H2:cá vàng;H3: cá quả 	
H4 : trai; H5 : tôm ;H6 : cá mập 
- Nước ngọt: cua, cá vàng , cá quả trai - Nước mặn : cá mập , cá ngừ , cá ngựa ...
- HS phân loại thành 2 nhóm ( Nước mặn và nước ngọt ) 
- Làm thức ăn, nuôi làm cảnh,làm thuốc 
- Phải bảo vệ các loài vật 
 - HS trả lời
Dạy lớp 2A 
 Chiều thứ năm ngày 31 tháng 3 nưm 2011
Luyện toán: LUYỆN CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
IMục tiêu : Củng cố mở rộng về: 
- Cấu tạo thập phân của các số từ 111 đến 200 là gồm : Các trăm , các chục và các đơn vị.
- Đọc viết các số từ 111 đến 200. So sánh được các số từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này.
- Tính logic trong học toán.
II. Chuẩn bị: Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ : trăm , chục , đơn vị , viết số , đọc số.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Nêu các số tròn chục từ 110 đến 200
- Nhận xét chung.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa. 
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS thảo luận và tìm cách đọc và viết các số còn lại trong bảng : 
Trăm
Chục
Đ vị
Viết
Đọc
1
2
0
120
Một trăm hai mươi
1
2
1
121
Một trăm hai mốt
1
5
5
155
Một trăm năm lăm 
1
9
0
190
Một trăm chín mười 
2
0
0
200
Hai trăm
 - GV yêu cầu đọc các số vừa lập được.
Bài 2 : 
- Yêu cầu HS tự chọn và viết số vào bảng bên.
- Yêu cầu HS đổi vở và kiểm tra cho nhau.
Bài 3: Số ?
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở .
a. Tự lập tia số với các số 112 đến 120 
b. Tự lập tia số với các số 110 đến 190 
- Yêu cầu HS đọc tia số vừa lập được .
- Trên tia số, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau nó .
- GV nhận xét sửa sai . 
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhắc lại bài học hôm nay.
- Về nhà học bài cũ , làm bài tập ở vở bài tập 
- Nhận xét tiết học.
- 110, 120, 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200.
- Cả lớp đồng thanh một lần dãy số trên.
- Yêu cầu HS đọc được cá số ở bảng.
- HS đọc yêu cầu .
Viết
Đọc
- Luyên các số từ 110 đến 200 
Kể chuyện 	NHỮNG QUẢ ĐÀO
I Mục tiêu : 
- Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng một cụm từ hoặc một câu(BT1).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt(BT2).
- Ca ngợi tấm lòng nhân hậu.
* HS khá, giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện(BT3)
II . Chuẩn bị: Bảng phụ viết tóm tắt nội dung từng đoạn truyện.
III . Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Tiết trước các em học bài gì ?
 - GV yêu cầu kể nối tiếp theo từng đoạn.
 - Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu. Ghi tựa.
 - Trong tiết kể chuyện này , các em sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện “Những quả đào”.
a. Hướng dẫn kể chuyện
 - Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện
 - GV gọi đọc yêu cầu bài 1
 + Đoạn 1 được chia như thế nào ?
 + Đoạn này còn cách tóm tắt nào khác mà vẫn nêu được nội dung của đoạn 1 ?
 + Đoạn 2 được tóm tắt như thế nào ?
 + Bạn nào có cách tóm tắt khác ?
 + Nội dung của đoạn 3 là gì ?
 + Nội dung của đoạn cuối là gì ?
 - Nhận xét, tuyên dương phần trả lời của HS .
 - Kể lại từng đoạn theo gợi ý
+ Bước 1 : Kể trong nhóm.
 - GV yêu cầu HS đọc thầm gợi ý trên bảng phụ.
 - GV chia nhóm , mỗi nhóm kể 1 đoạn.
 + Bước 2 : Kể trước lớp.
 - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể.
 - GV tổ chức cho HS kể vòng 2.
 - GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể.
 - GV Nhận xét, tuyên dương.
 - Kể lại toàn bộ nội dung truyện.
 - GV chia HS thành các nhóm nhỏ . Mỗi nhóm có 5 HS , yêu cầu các nhóm kể theo hình thức phân vai: Người dẫn chuyện , người ông , Xuân , Vân , Việt.
 - GV tổ chức cho các nhóm thi kể.
 - GV Nhận xét , tuyên dương.
3. Củng cố- dặn dò 
 + Các em vừa kể chuyện gì ?
 - Tuyên dương những HS có tinh thần học tập tốt .
 -Về nhà tập kể lại câu chuyện và kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học.
- Kho báu.
- 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện theo đoạn .
- Đoạn 1 : Chia đào.
 - Quà của ông.
 - Chuyện của Xuân.
 - (HS nối tiếp nhau trả lời) Xuân làm gì với quả đào của ông cho./ Suy nghĩ và việc làm của Xuân./ Người trồng vườn tương lai./ 
 - Vân ăn đào như thế nào./ Cô bé ngây thơ./ Chuyện của Vân./ 
 - Tấm lòng nhân hậu của Việt./ Quả đào của Việt ở đâu ?/ Vì sao Việt không ăn đào./ 
 - HS thực hiện đọc.
 - HS thực hành kể trong nhóm. Các nhóm theo dõi và nhận xét , bổ sung.
 - Mỗi HS trình bày 1 đoạn.
 - 8 HS tham gia kể chuyện.
 - HS Nhận xét , bổ sung.
- HS tập kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Các nhóm thi kể theo hình thức phân vai.
- Những quả đào.
- Lắng nghe.
******************************
Luyện Tự nhiên xã hội: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Yêu cầu : Củng cố , mở rộng cho HS về các loài vật sống dưới nước(nước ngọt , nước mặn).cũng như ích lợi của chúng.
- Rèn kĩ năng quan sát , nhận xét và mô tả.
- Yêu quý và bảo vệ chúng.
II. Chuẩn bị: Sưu tầm tranh , ảnh các con vật sống dưới nước.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ :
 + Em hãy kể tên các con vật sống dưới nước mà em biết?
 + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật ?
 - GV nhận xét, chốt nội dung. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa . 
Hoạt động 1: Nêu tên các con vật sống dưới nước ? 
 + Tên các con vật trong tranh ?
 + Chúng sống ở đâu ?
 + Trong các con vật này con vật nào sống ở nước ngọt ? Con vật nào sống ổ nước mặn ?
Hoạt động 2 : Làm việc với tranh , ảnh và các con vật sưu tâm được .
 - Quan sát và phân loại theo nơi sống .
 - GV nhận xét tuyên dương những nhóm làm tốt . 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu lợi ích và bảo vệ các con vật.
 + Các con vật sống dưới nước có ích lợi gì ?
 + Các con vật sống dưới nước có tác hại gì ?
 + Có cần bảo vệ các con vật này không ?
3. Củng cố - dặn dò
 + Em hãy kể tên các con vật sống ở nước ngọt?
 + Em hãy kể tên các con vật sống ở nước mặn?
 + Muốn cho các loài vật sống dưới nước tồn tại và phát triển chúng ta phải làm gì ?
 - Một số loài vật sống dưới nước.
- HS tự trả lời.
- HS trả lời ( thảo luận nhóm ).
- Đại diện nhóm báo cáo.
Cua , cá vàng , cá quả. tôm . cá mập 
- Nước ngọt có cua, cá vàng , cá quả trai ...
- Nước mặn có cá mập , cá ngừ , cá ngựa ...
- Làm việc theo tranh sưu tầm .
- HS phân loại thành 2 nhóm ( Nước mặn và nước ngọt )
- Làm thức ăn, nuôi làm cảnh , làm thuốc chữa bệnh. 
- Bạch tuộc , cá mập , sứa , rắn , 
- Phải bảo vệ các loài vật 
 - HS kể theo yêu cầu của GV .
Dạy lớp 2 A 
 Ngày soạn : 28 tháng 3 năm 2011 
 Ngày giảng Chiều thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011
Luyện Toán: CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Yêu cầu: Giúp HS 
- Nắm được cấu tạo thập phân của số có ba chữ số là gồm các trăm , các chục , các đơn vị. 
- Đọc viết thành thạo các số có ba chữ số.
- Tích cực, tự giác trong hoạt động học.
II. Chuẩn bị: 
- Kẻ sẵn trên bảng lớp bảng có ghi trăm , chục , đơn vị , đọc số , viết số.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: GV đọc HS viết các số từ 111 đến 120.
- Nhận xét chung.
2 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
- HS nắm cách đọc , cách viết và cấu tạo của các số : 125, 156, 187, 200, 119
 Trăm
 Chục
Đ vị
Viết
Đọc
Bài 2: Mỗi số sau ứng với cách đọc nào ?
 113 Một trăm mười bảy
 114 Một trăm mười bốn
 117 Một trăm mười ba
 138 Một ba tám
 159 Một trăm năm chín 
 Bài 3 : Viết theo mẫu 
- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở .
- GV nhận xét sửa sai. 
3. Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu HS đọc và viết các số có 3 chữ số bất kì 
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập . 
- Nhận xét đánh giá tiết học . 
- Cả lớp làm vở nháp, sau đó 1HS trình bày bảng lớp. 
- HS làm bài vào phiếu .
- Đổi phiếu bạn kiểm tra và nêu. 
- HS đọc và viết số có 3 chữ số .
Đọc số
Viết số
Tám trăm hai mươi 
 820
Chín trăm hai mươi mốt
 921
Sáu trăm bảy ba 
 673
Sáu trăm bảy lăm 
 675
Bảy trăm linh năm 
 705
Chín trăm mười một 
 911
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 29 lop 24 CKTKN KNS.doc