Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - GV: Trương Thị Thu Hà

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - GV: Trương Thị Thu Hà

 Toán

 Triệu và lớp triệu (Tiếp)

I.Mục tiêu:

1- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.

2- HS củng cố thêm về hàng, lớp, triệu

- Bài tập 1; 2; 3

3- HS có ý thức học toán.

II. Đồ dùng : Bảng phụ ghi bài 1.

III.Hoạt động dạy học chủ yếu:

A. Kiểm tra: Đọc số : 326.000.000 ; 106.000.000 ; 444.167.213.

B. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.

b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu của bài .

*HĐ1 : GV hướng dẫn HS đọc, viết số: GV gắn số trên bảng cài, cho HS đọc, phân tích số: 342.157.413.

Với HS đọc còn lúng túng, GV hướng dẫn phân tích số theo hàng, lớp.

- Nêu cách đọc số?

 

doc 63 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - GV: Trương Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Sáng Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010.
 Toán
 Trieọu vaứ lụựp trieọu (Tiếp)
I.Mục tiêu: 
1- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu. 
2- HS củng cố thêm về hàng, lớp, triệu
- Bài tập 1; 2; 3
3- HS có ý thức học toán.
II. Đồ dùng : Bảng phụ ghi bài 1.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: Đọc số : 326.000.000 ; 106.000.000 ; 444.167.213.
B. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu của bài .
*HĐ1 : GV hướng dẫn HS đọc, viết số: GV gắn số trên bảng cài, cho HS đọc, phân tích số: 342.157.413.
Với HS đọc còn lúng túng, GV hướng dẫn phân tích số theo hàng, lớp.
- Nêu cách đọc số?
*HĐ2 : Hướng dẫn HS thực hành: GV cho HS đọc, xác định yêu cầu của từng bài và thực hành.
Bài 1: Viết và đọc số theo bảng:
GV cho HS thực hành viết số trên bảng con, 2HS viết trên bảng, HS đọc, phân tích số theo hàng, theo lớp.
Bài 2: Đọc các số sau: 
GV cho HS làm miệng.
Bài 3: Viết các số sau:
GV cho HS đọc đề bài 
HS đọc, phân tích hàng, lớp.
VD : Ba trăm hai mươi sáu triệu.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Ta tách các số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu.
 342.157.413
Đọc: Ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba.
- Ta tách thành từng lớp.
- Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.
HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành.
- Các số là : 32.000.000 ; 32.516.000 ; 32.516.497 ; 834.291.712 ; 308.250.705 ; 500.209.037.
VD : 7.312.836 : Bảy triệu ba trăm mười hai nghìn tám trăm ba mươi sáu.
VD : Mười triệu hai trăm năm mươi nghìn hai trăm mười bốn : 10.250.214.
 C. Củng cố,dặn dò:- Nêu cách đọc số, cho VD?
 - Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Tập đọc
Thử thaờm baùn
I .Mục tiêu : 
1- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với lỗi đau của bạn
2- Hiểu tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. ( TL được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư.
	* Dạy lồng ghép BVMT. Mực dộ trực tiếp
3- Có tình thương mến bạn bè, sẻ chia đau buồn cùng bạn.
II.Đồ dùng: Bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn “Mình là...với bạn?” /tr25.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra:- Đọc thuộc bài thơ Truyện cổ nước mình.TLCH 
B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài từ thực tế, những trận bão lũ đã xảy ra và truyền thông tương thân tương ái của người Việt Nam. 
b, Nội dung chính:
*HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
Đoạn1 : “ Hoà Bình...với bạn”
Đoạn2: “Hồng ơi!..như mình”.
Đoạn3: Phần còn lại.
( GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK)
GV đọc minh hoạ.
*HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
ý1: Lương viết thư chia buồn cùng Hồng
- Lương có biết Hồng không?
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng làm gì ?
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng
ý2: Những việc làm nhân ái.
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
- Nêu tác dụng của dòng mở đầu, kết thúc bức thư?(HSKG).
- Nêu ý nghĩa của bài học?
* Dạy lồng ghép BVMT: GV cho HS hiểu về ý thức BVMT: lũ lụt đã gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực tồng cây gây rừng, tráng phá hoại môi trường thiên nhiên
*HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, phát hiện cách đọc (B.P)
Đọc bức thư với giọng chia buồn, tình cảm,an ủi, động viên, khích lệ.
Giọng văn trùng xuống khi nói về sự mất mát, cao giọng hơn khi động viên.
HS đọc bài.
HSTB đọc đoạn HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS có thể nêu ý nghĩa của các phong trào từ thiện.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1.(Sửa lỗi phát âm : lũ lụt, nước lũ...)
Câu dài : Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào/về tấm gương dũng cảm của ba/xả thân cứu người giữa dòng nước lũ//.
HS đọc theo cặp lần 2.
1-2 HS đọc cả bài.
HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc.
HS đọc, thảo luận,TLCH tr 26.
- Lương không biết Hồng mà chỉ biết tin qua báo TNTP.
- Lương viết thư để chia buồn với Hồng.
- “Hôm nay, đọc báo TNTP mình rất xúc động....ra đi mãi mãi”/tr 25.
- Lương khơi gợi lòng tự hào về người cha dũng cảm....
- Mở đầu : nêu rõ thời gian, địa điểm,lời chào hỏi.
- Kết thúc : ghi lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên..
(Mục 1)
- HS nghe
Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài.
HS bình chọn giọng đọc hay.
 C. Củng cố, dặn dò: 
- Bức thư cho em biết điều gì về tình cảm của bạn Lương đối với bạn Hồng?
- Liên hệ việc làm của mình để giúp đỡ bạn bè.
 - Chuẩn bị bài : Người ăn xin.
.
Kể chuyện
Keồ chuyeọn ủaừ nghe, ủaừ ủoùc
I.Mục tiêu: 
1- Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu.
2- lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
3- HS thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người.
II.Đồ dùng:- Sưu tầm truyện kể về lòng nhân hậu.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra: GV cho HS kể câu chuyện Nàng tiên ốc.
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
HS kể chuyện, nhận xét bạn kể, nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, ở hiền gặp lành.
B. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
 GV cho HS đọc , phân tích yêu cầu của đề, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng.
HĐ2 : Hướng dẫn HS kể chuyện.
GV cho HS đọc phần gợi ý, phân tíchtheo đề bài : 
- Nêu một số biểu hiện của lòng nhân hậu?
- Nêu tên một số câu chuyện về lòng nhân hậu đã được nghe, được đọc?
GV hướng dẫn HS nói từng phần:
a, Giới thiệu câu chuyện:
b, Kể thành lời :
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Diễn biến của câu chuyện.
+ Kết thúc câu chuyện.
GV cho HSKG kể mẫu 1-2 lần.
GV tổ chức cho HS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện:
+ Kể theo cặp.
+ Kể trước lớp đoạn truyện, câu chuyện.
GV cùng HS đánh giá, nhận xét truyện kể.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, định hướng nội dung chuyện kể.
HS đọc lại đề bài : Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.
HS nghe hướng dẫn, TLCH, tập kể chuyện.
HS yếu có thể ghi từng chi tiết , kể từng đoạn.
- ..thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người ....
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ; Nàng tiên ốc ; Sự tích hồ Ba Bể...
VD : Truyện nói về những con người giàu lòng nhân hậu, biết quan tâm đến mọi người - Người ăn xin...
Một buổi trưa hè đầy nắng, cậu bé đang đi trên đường thì gặp một ông lão ăn xin già lọm khọm.....
HS kể chuyện theo cặp.
HS kể chuyện trước lớp. HS thảo luận về ý nghĩa mỗi câu chuyện, liên hệ giáo dục về lòng nhân hậu, biết thông cảm, chia sẻ chân thành với những mảnh đời bất hạnh...
HS bình chọn giọng kể hay.
C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học.
 - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
..
Chiều
 Toán (LT)
 Trieọu vaứ lụựp trieọu (Tiếp)
I.Mục tiêu: 
1- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu. 
2- HS củng cố thêm về hàng, lớp triệu
- Bài tập 1; 2; 3; 4
3- HS có ý thức học toán.
II. Đồ dùng : Bảng phụ ghi bài 1.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: Đọc số : 528.000.000 ; 107.000.000 ; 555.167.213.
B. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu của bài .
*HĐ1 : Nhắc lại cách đọc, viết số: GV gắn số trên bảng cài, cho HS đọc, phân tích số: 342.157.413.
Với HS đọc còn lúng túng, GV hướng dẫn phân tích số theo hàng, lớp.
- Nêu cách đọc số?
*HĐ2 : Hướng dẫn HS thực hành: GV cho HS đọc, xác định yêu cầu của từng bài và thực hành.
Bài 1: Điền số chữ số vào bảng theo mẫu:
Nếu hàng cao nhất là hàng
Chục nghìn
Trăm nghìn
Trăm triệu
Triệu
Chục triệu
Nghìn
thì số đó có
5 chữ số
GV cho HS thực hành viết số trên bảng nhóm.
Bài 2: a. Viết các số gồm có
- 7 trăm triệu. 8 triệu, 6 chục triệu. 2 triệu. 3 đơn vị:
- 8 trăm triệu, 9 triệu, 4 chục triệu, 1 chục triệu, 6 trăm:
- 2 chục triệu, 3 triệu, 6 nghìn, 8 trăm, 5 trăm nghìn, 2 đơn vị:
- 6 triệu, 5 trăm triệu 3 trăm triệu, 4 nghìn, 2 trăm, 3 đơn vị:
b, Đọc các số vừa viết: 
GV cho HS viết vào bảng con.
Bài 3: Điền các chữ số ở tong lớp vào bảng theo mẫu:
Số
438 652 701
73 584 316
5 680 372
Lớp đơn vị
 701
Lớp nghìn
Lớp triệu
438
GV cho HS đọc đề bài 
HS đọc, phân tích hàng, lớp.
VD : Năm trăm hai mươi tám triệu.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Ta tách các số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu.
 652.137.423
Đọc: sáu trăm năm mươi hai triệu một trăm ba mươi bảy nghìn bốn trăm hai mươi ba.
- Ta tách thành từng lớp.
- Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.
HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hành.
HS thực hành viết số trên bảng nhóm.
HS nêu, phân tích
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS lên bảng viết
- HS đọc các số vừa viết.
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
- HS lên bảng chữa và trình bày trước lớp
 C. Củng cố,dặn dò:- Nêu cách đọc số, cho VD?
 - Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
..
 Tiếng Việt (LT)
ÔOÂn luyeọn
I.Mục tiêu: 
1- Đọc diễn cảm một đoạn Thư thăm bạn đọc thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với lỗi đau của bạn
2- Hiểu tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
- Củng cố thêm về hành động và tính cách của nhân vật.
3- HS có ý thức học tập tốt. Có tình thương mến bạn bè, sẻ chia đau buồn cùng bạn.
II.Đồ dùng: Bảng phụ chép sẵn bài tập1,2.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra:- Đọc bài Thư thăm bạn
B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài 
b, Nội dung chính:
*HĐ1: HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
Đoạn1 : “ Hoà Bình...với bạn”
Đoạn2: “Hồng ơi!..như mình”.
Đoạn3: Phần còn lại.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài. tập
Bài 1: Đọc bức thư, ta biết được những gì về hoàn cảnh viết thư? Qua bức thư, chúng ta biết được những gì về tình cảm của người viết thư đối với người nhận thư?
*HD: Hoàn cảnh viết thư ở đây chính là nội dung phần lí do viết thư. Tình cảm của người viết bộc lộ qua sự quan tâm của người viết với sự xảy ra cho người nhận thư.
* Dạy lồng ghép BVMT: GV cho HS hiểu về ý thức BVMT: lũ lụt đã gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc  ... m (BT2 sgk)
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
-Nhóm khác nhận xét.
-Thảo luận nhóm đôi bài tập 3.
-Trình bày ý kiến của mình.
-Làm việc cá nhân bài tập 4 sgk.
-HS đọc y/c của bài nêu những khó khăn 
-Lớp lên kế hoạch: Những việc có thể làm thời gian, người nào làm những việc gì.
-Đọc kế hoạch trước lớp.
 -HS-Ghi nhớ.
d,Hoạt động 4:Thực hành
*Mục tiêu biết được khó khăn của bạn và có cách giúp đỡ tích 
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Truyền thống nhà trường 
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm ra các hình thức thi đua học tập chăm ngoan làm việc tốt chào mừng các thầy cô giáo.
- Tìm hiểu ôn lại và phát huy truyền thống tối đẹp của nhà trường. 
- Giáo dục vệ sinh răng miệng.
II/Đồ dùng dạy học :Tìm hiểu gương học tốt , việc tốt trong trường.
III/Hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
 Kiểm tra
Không kiểm tra
Nêu yêu cầu giờ học
* Tìm hiểu về tấm gương người tốt, việc tốt 
* Tìm một số hình thức thi đua . 
* GD vệ sinh răng miệng
- Đi thăm phòng truyền thốngcủa nhà trường: Nghe GV giới thiệu 1số truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- Thi KC về tấm gương người tốt việc tốt trong nhà trường, ở lớp trong năm học vừa qua .
- Thi kể lại phong trào đã đạt thành tích cao của trường.
- Các cá nhân tự đề ra các hình thức thi đua của bản thân để các 
Bạn tham khảo.
- Tự tìm ra các hình thức thi đua trong học tập cho lớp .
- Nghe GVphát động thi đua .
- Nêu cách vệ sinh răng miệng hàng ngày.
- Thực hành đánh răng.
- Tổ chức cho HS đi thăm phòng truyền thống.
- Dành thời gian.
- Nhận xét, kết luận.
- Để học sinh tự nêu 
- Lắng nghe nhận xét .
- Giúp hs tìm ra hình thức phù hợp.
- Phát động thi đua trong lớp.
- Theo dõi, nhắc nhở HS.
Củng cố 
Nhắc lại nội dung bài.
Dặn HS về ôn bài. 
Toán
Bảng đơn vị đo khối lượng
I.Mục tiêu: - Biết nhận biết tên gọi kí hiệu, độ lớn của đề - ca - gam, héc - to - gam; quan hệ giữa đề - ca - gam, héc - to - gam; 
	- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
	- Biết thực hiện phép tính với đơn vị đo khối lượng
	- Bài tập 1; 2	
II.Đồ dùng: Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra:- GV cho HS chữa lại phần a bài 2 tiết trước..
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
HS đổi vở kiểm tra bài cho bạn.
1 yến = 10 kg ; 1tạ = 10 yến.....
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
*HĐ1: Giới thiệu Đề- ca- gam, 
héc - tô -gam.
GV giới thiệu như hướng dẫn SGK/ tr 24. GV cho HS đọc, nhắc lại, viết vào bảng con.
*HĐ2: Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng.
GV hướng dẫn HS lập bảng đơn vị đo khối lượng dựa trên các đơn vị đo khối lượng đã học(SGK/tr24).
- Nhận xét về mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền nhau trong bảng?
*HĐ3 : Hướng dẫn thực hành.
GV tổ chức cho HS thực hành các bài tập/tr24.
Bài1 : Viết số thích hợp vào chỗ trống.
GV cho HS làm trong vở, lên bảng chữa bài.
Bài 2 : Tính : 
GV hướng dẫn HS yếu cách tính có đơn vị đo.
HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
1 dag = 10 g ; 1 hg = 10 dag.
1 hg = 100 g.
HS thiết lập bảng đơn vị đo khối lượng.
VD : 1 tấn = 10 tạ = 100 yến.
1 tạ = 10 yến = 100 kg.../tr24.
- Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau gấp (kém) nhau 10 lần.
VD minh hoạ : 1 tấn = 10 tạ.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành, chữa bài.
VD : 1 dag = 10 g ; 4 dag = 40 g.
2 kg 300 g = 2300 g.
Cách đổi đơn vị đo:
2 kg = 2000 g. 
2 kg 300g = 2000g + 300 g =2300g.
380g + 195g = 57g ( 380+195=575)
768 hg : 6 = 128 hg ( 768 : 6 = 128).
 C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học 
 - Chuẩn bị bài sau: Giây, thế kỉ.
Kĩ thuật
Khâu thường( tiết 1)
I. Mục tiêu:- HS biết cách cầm vải, lên kim, xuống kim khi khâu 
- Biết cách khâu và khâu được mũi khâu thường.Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thẻ bị dúm 
	 - Nhạn xét 1. CC: 3 . KT 15 em
II. Đồ dùng : Một mảnh vải có kích thước 20 cm x 30 cm, kéo, thước, phấn vạch trên vải, kim, chỉ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : - Nêu cách vạch dấu trên vải?
B. Nội dung chính :
*HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu.
GV giới thiệu mẫu khâu thường, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường khâu thường theo đường vạch dấu.
- Thế nào là khâu thường?
GV cho HS đọc mục ghi nhớ.
*HĐ2 : Hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác kĩ thuật khâu thêu cơ bản.
 GV cho HS quan sát trên hình 1a, 1b SGK để nêu cách cầm vải, cầm kim khâu.
GV hướng dẫn HS quan sát hình 2a, 2b SGK để nêu cách lên kim, xuống kim.
GV làm mẫu chậm để hướng dẫn HS yếu, nêu lại cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim..
*HĐ 3 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường.
GVtreo tranh quy trình, tổ chức cho HS 
quan sát, nêu các bước khâu thường.
GV thao tác mẫu hai lần, vừa thao tác vừa phân tích lại quy trình.
GV kết luận nội dung cần nhớ, cho HS nhắc lại.
GV cho HS tập khâu trên giấy ô li.
HS TLCH theo nội dung bài tiết trước.
HS quan sát, nhận xét mẫu,thảo luận, trả lời câu hỏi..
- Khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn.
- Đặc điểm của mũi khâu thường : 
- Đường khâu ở mặt phải, mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
HS quan sát, phân tích trên hình minh hoạ, thảo luận, TLCH.
+ Khi cầm vải, lòng bàn tay trái hướng lên trên và chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ....
+ Chú ý thao tác an toàn để tránh kim đâm vào tay hoặc bạn bên cạnh..
HS quan sát, phân tích lại yêu cầu kĩ thuật.
HS quan sát tranh quy trình, nêu các bước thực hiện các thao tác khâu thường:
Vạch đường dấu trên vải : Gẩy sợi chỉ hoặc bằng phấn.
+ Khâu từ trái sang phải.....dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu, không dứt hoặc dùng răng dứt chỉ.
HS ttập thực hành khâu thường.
 C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học 
 - Chuẩn bị: Khâu thường (tiếp).
 Chiều: Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn 
 I. Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuấtchủ yếu của con người ở HLS
	+ Trồng trọt: Trồng lúa, ngô, che, trồng rau và cây ăn quả, ...trên nương rẫy, ruộng bặc thang
	+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan,rèn, đúc
	+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa
	- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số hoạt đốngản xuất của người dân: Làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống,khai thác khoáng sản
	- Nhận biết đuuwowcj khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co,thường bị sụt lở vào mùa mưa
II. Chuẩn bị: Bản đồ địa lí Việt Nam, tranh, ảnh về ruộng bậc thang của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
- Mô tả cuộc sống của con người nơi đây?
- ...Mông , Dao , Thái..
- Dân cư tập trung thành các bản lang....lễ hội truyền thống...
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra : Xác định vị trí của Hoàng Liên Sơn trên bản đồ.
b, Nội dung chính:
*HĐ1 : Tìm hiểu : Trồng trọt trên đất dốc.
GV cho HS quan sát tranh SGK, thảo luận, TLCH.
- Người dân Hoàng Liên Sơn trồng những cây gì? ở đâu?
*HĐ2 : Tìm hiểu Nghề thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn.
- Kể tên một số mặt hàng thủ công chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn?
GV cho HS quan sát tranh, ảnh , giới thiệu về nghề thủ công, sản phẩm của nghề thủ công ...
*HĐ3 : Tìm hiểu hoạt động khai thác khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn.
- Kể tên một số loại khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn?
GV giới thiệu quy trình sản xuất phân lân, cho HS trình bày lại.
*GV chốt kiến thức : Thông tin cần biết (SGK/tr78).
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS xác định vị trí của Hoàng Liên Sơn trên bản đồ.
HS thực hành theo yêu cầu của GV: đọc tư liệu SGK, quan sát hình minh hoạ, thảo luận,TLCH.
-...lúa, ngô, chè...trên nương, rẫy, ruộng bậc thang....
HS KG mô tả qua về ruộng bậc thang.
HS đọc nội dung trong bài, thảo luận TLCH:
-... dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc...
- ...vải thổ cẩm, gùi mây, tre...
HS giới thiệu sản phẩm thủ công ở Hoàng Liên Sơn.
HS đọc tư liệu SGK, quan sát hình SGK, trình bày lại trên bảng sơ đồ quy trình sản xuất phân lân.
-...a-pa-tít ; đồng, chì, kẽm....ýH chỉ vị trí vùng có khoáng sản trên bản đồ.
HS đọc, nhắc lại thông tin cần biết SGK/tr76.
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài: Trung du Bắc Bộ.
Tập đọc
Tre Việt Nam 
I.Mục tiêu :
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Nội dung: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. 
 	* Dạy lồng nghép BVMT. Múc độ gián tiếp.
II.Đồ dùng: Bảng phụ hướng dẫn đọc.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Đọc bài: Một người chính trực.
HS đọc bài.
HS nhận xét cách đọc của bạn.
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
B. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài (qua tranh).
b, Nội dung chính:
*HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo khổ thơ, đọc theo cặp, đọc toàn bài, kết hợp luyện đọc câu thơ khó, từ khó, giảng từ mới trong phần chú giải/tr 42
GV đọc minh hoạ.
*HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài.
ý1: Sự gắn bó lâu đời của cây tre Việt Nam.
- Tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre Việt Nam?
ý2: Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
(Câu hỏi 1 / 42).
ý3 : Tre Việt Nam gắn bó với con người Việt Nam.
( Câu hỏi 2/tr42). 
* Dạy lồng nghép BVMT: ? Những hình ảnh về búp măng cho ta thấy vẻ đẹp của MT thiên nhiên và mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống vì vậy các em phải làm gì đẻ BV vẻ đẹp đó?
- Bài thơ muốn nói điều gì?
*HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng bài thơ.
Thi đọc diễn cảm theo từng khổ, cả bài (Khuyến khích HS thuộc cả bài ngay trên lớp).
-.... những người chính trực luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích cá nhân....
HS quan sát tranh.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.
Sửa lỗi phát âm : gầy guộc, nên luỹ, nên thành, nắng nỏ, măng non...
HSKG giải nghĩa từ mở rộng:
VD : tự : từ
áo cộc : áo ngắn.
HS đọc toàn bài.
HS nghe GV đọc, tham khảo các
HS đọc, thảo luận, TLCH tr42.
- Tre xanh,/ Xanh tự bao giờ....
- Phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam : 
 HS TL
HS luyện đọc diễn cảm, đọc thuộc bài thơ.
HS bình chọn giọng đọc hay.
 3. Củng cố, dặn dò: - Đọc thuộc toàn bài.
 - Tìm những câu thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
 - Chuẩn bị bài sau: Những hạt thóc giống.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tan 3 4 ca ngay CKTKN.doc