Giáo án lớp 4 - Tuần 3 môn Lịch sử

Giáo án lớp 4 - Tuần 3 môn Lịch sử

LỊCH SỬ

BÀI 1: NƯỚC VĂN LANG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức: HS biết Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 trước công nguyên ( TCN ). Biết một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương.

2. Kỹ năng: Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương. Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.

3. Thái độ: Trân trọng một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay.

 

doc 8 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 3 môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Lịch sử
Bài 1: nước văn lang
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: HS biết Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 trước công nguyên ( TCN ). Biết một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương. 
2. Kỹ năng: Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương. Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
3. Thái độ: Trân trọng một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay.
II. Đồ dùng dạy – học
- Hình trong SGK
Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
A.khởi động: GV đọc bài diễn ca lịch sử của Bác: 
 “ Hồng Bàng là Tổ nước ta.
 Nước ta lúc ấy gọi là Văn lang. 
 Dân ta phải biết sử ta 
	 Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam....”
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trên đất nước ta từ xa xưa đã có người sinh sống. Khoảng 700 năm trước công nguyên, trên địa phận Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước Văn Lang đã ra đời
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: làm việc cả lớp.
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng
- GV giới thiệu về trục thời gian: Người ta qui ước năm o là năm công nguyên( CN ) đó là năm chúa DêSu ra đời ; phía bên trái năm CN là những năm trước công nguyên (TCN ); phía bên phải năm công nguyên là những năm sau công nguyên ( SCN )
 Năm 700 TCN Năm500 TCN CN	 Năm 500
- HS dựa vào SGK xác định địa phận của nước Văn Lang và Kinh đô Văn Lang trên bản đồ.; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian. 
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
- Các nhóm thảo luận hoàn thành trên phiếu học tập. Sau đó dán lên bảng.
Điền vào sơ đồ các tầng lớp trong xã hội nước Văn Lang
	¯
	¯
- HS hệ thống các tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ : cao nhất là Hùng Vương tiếp đến Lạc hầu, Lạc tướng; tầng lớp thứ hai là lạc dân; tầng lớp thấp kém nghèo hèn nhất là nô tì.
- GV chốt ý chính về tổ chức xã hội
Hoạt động 3 Làm việc theo cặp
-HS dựa vào các hình 3, 4, 5, 6 ,7, 8, 9, 10 và nội dung SGK thảo luận tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
+ Hình 3, 4, 5, 7, 9 nói về sản xuất
+ Hình 10 nói về tinh thần
- GV khai thác tranh và giảng bổ sung
Sản xuất
ăn uống
Mặc và trang điểm
ở
Lễ hội
-Lúa
- Khoai
- cây ăn quả
- Ươm tơ, dệt lụa
-Đúc đồng: giáo, mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày.
- nặn đồ đất
- Đóng thuyền.
- Cơm, xôi
- bánh chưng, bánh giầy.
- uống rượu
- Mắm
Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu
- Nhà sàn
- quây quần thành làng
- Vui chơi nhảy múa
- Đua thuyền
- Đấu vật
- Đại diện một số HS mô tả bằng lời về đời sống của người Lạc Việt
Hoạt động 4: làm việc cả lớp 
- HS quan sát hình 2 
- GV giới thiệu về lăng vua Hùng. Về tục giỗ tổ Hùng Vương 10 - 3 hằng năm
- HS phát biểu về những tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ đến ngày nay ở địa phương.
GV kết luận chốt ý liên hệ giáo dục
3. Củng cố, dặn dò:
_ GV củng cố ý chính về xã hội, về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt
+ GV mở rộng giới thiệu về 18 đời Hùng Vương, các nhà nghiên cứu đoán định rằng dân số nước Văn Lang áng chừng một triệu người.
18 Đời Vua Hùng
1. Hùng Dương
2. Hùng Hiền( Lạc Long Quân)
3. Hùng Lân
4. Hùng Việp
5. Hùng Hy.
6. Hùng Huy
7. Hùng Chiêu
8 Hùng Vĩ
9. Hùng Định
10. Hùng Hy1
11. Hùng Trinh
12. Hùng Võ
13. Hùng Việt,
14.Hùng Anh
15. Hùng Triều
16. Hùng Tạo
17. Hùng Nghị
18. Hùng Duệ 
Phiếu học tập
Điền vào sơ đồ các tầng lớp trong xã hội nước Văn Lang
	¯
	¯
Đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt
Sản xuất
ăn uống
Mặc và trang điểm
ở
Lễ hội
-Lúa
- Khoai
- cây ăn quả
- Ươm tơ, dệt lụa
-Đúc đồng: giáo, mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày.
- nặn đồ đất
- Đóng thuyền.
- Cơm, xôi
-bánhchưng
- bánh giầy.
- uống rượu
- Mắm
Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu
- Nhà sàn
- quây quần thành làng
- Vui chơi nhảy múa
- Đua thuyền
- Đấu vật
Tên nước ta qua các thời đại
Tên nước 
Thời gian
Người đặt
Văn Lang
Buổi đầu dựng nước
Các Vua Hùng
Âu Lạc
Buổi đầu dựng nước
 An Dương Vương
Giao Chỉ, Cửu Chân
Thời bắc thuộc
Phong kiến phương Bắc
Giao Châu
 Khoảng năm622
Vũ Đức Thứ 5
Vạn Xuân
544- 602
Lí Bí
Đại Cồ Việt
968
Đinh Bộ Lĩnh
Đại Việt
1054
Nhà Lí
An Nam Quốc
1164 trở đi
Người Trung Quốc gọi
Đại Ngu
1400
Hồ Quí Li
Quận giao chỉ
1406- 1427
Nhà Minh đô hộ
Nam Việt
1802
Nguyễn ánh
Việt Nam
1804
Nhà Thanh bắt đổi
Đại Nam
1820 - 1840
Minh Mạng
An Nam
1858 - 1945
Thời Pháp thuộc
Việt Nam-Dân chủ -Cộng hoà
1945 - 1976
Quốc hội
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
2/7/1976
Quốc hội
Phiếu học tập
Em hãy điền dấu x vào ô trống xác định những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt:
  Sống cùng trên một địa bàn.
  Đều biết chế tạo đồ đồng.
  Đều biết rèn sắt.
  Đều trồng lúa và chăn nuôi.
  Tục lệ có nhiều điểm giống nhau. 
Phiếu học tập
Em hãy điền dấu x vào ô trống xác định những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt:
  Sống cùng trên một địa bàn.
  Đều biết chế tạo đồ đồng.
  Đều biết rèn sắt.
  Đều trồng lúa và chăn nuôi.
  Tục lệ có nhiều điểm giống nhau.
Phiếu học tập
Em hãy điền dấu x vào ô trống xác định những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt:
  Sống cùng trên một địa bàn.
  Đều biết chế tạo đồ đồng.
  Đều biết rèn sắt.
  Đều trồng lúa và chăn nuôi.
  Tục lệ có nhiều điểm giống nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • doc0304 Su.doc