Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 (Bản chuẩn kiến thức)

.Kiểm tra bài cũ:

-Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập?

-Em hãy kể về một tấm gương trung thực trong học tập?

-Nhận xét – đánh giá.

2.Bài mới: Giới thiệu bài.

+Hoạt động 1:

-Kể câu chuyện:” Một học sinh vượt khó”

-Gọi HS kể

+Hoạt động 2:

-Yêu cầu thảo luận câu hỏi

1.Thảo gặp những khó khăn gì?

2.Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy,bằng cách nào mà Thảo vẫn học tốt?

-Cho các nhóm trình bày.

-Nhận xét.

-Qua câu chuyện trên, em thấy Thảo là người như thế nào?

 

doc 51 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Thứ
 Ngày
Môn
Tiết
CT
Tên bài dạy
Thứ hai
24/9
Đạo đức
03
Vượt khó trong học tập (Tiết 1)
Tập đọc 
05
Thư thăm bạn
Toán
11
Triệu và lớp triệu TT
Chính tả
03
Nghe viết: Cháu nghe câu chuyện của bà 
HĐTT
05
Chào cờ
Thứ ba
25/9
Khoa học
05
Vai trò của chất đạm và chất béo 
Toán
12
Luyện tập
Luyện từ và câu
05
Từ đơn và từ phức 
Kể chuyện
03
Kể chuyện đã nghe đã học 
Thể dục
05
Bài 5: Đi đều, đứng lại, quay sau, TC “Kéo cưa”
Thứ tư
26/9
Âm nhạc
03
Ôn tập bài hát:Em yêu hoà bình-bài tập cao độ
Tập đọc
06
Người ăn xin
Toán
13
Luyện tập 
Tập làm văn
05
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật 
Mĩ thuật
03
Vẽ tranh: Đề tài Các con vật quen thuộc
Thứ năm
27/9
Lịch sử
03
Lịch sử nước Văn Lang 
Khoa học
06
Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ 
Toán
14
Dãy số tự nhiên
Luyện từ và câu
06
Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết 
Thể dục
06
Bài 6.Đi đều vòng phải,TC: “Bịt mắt bắt dê” 
Thứ sáu
28/9
Tập làm văn
06
Viết thư 
Toán
05
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
Kĩ thuật
03
Cắt vải theo đường vạch dấu 
Địa lí
03
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
HĐTT
06
Tuần 3	 Ngày soạn 29 tháng 8 năm 2009
Ngày dạy thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009
ĐẠO ĐỨC (tiết 03)
Vượt khó trong học tập
I.Mục tiêu:
-Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập giúp các em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
 - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghéo vượt khó.(Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập ) 
 - Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II.Đồ dùng dạy – học.
 Sưu tầm các mẩu chuyện, các tấm gương vượt khó.
III.Các hoạt động dạy – học :
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập?
-Em hãy kể về một tấm gương trung thực trong học tập?
-Nhận xét – đánh giá.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
+Hoạt động 1:
-Kể câu chuyện:” Một học sinh vượt khó”
-Gọi HS kể
+Hoạt động 2: 
-Yêu cầu thảo luận câu hỏi
1.Thảo gặp những khó khăn gì?
2.Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy,bằng cách nào mà Thảo vẫn học tốt?
-Cho các nhóm trình bày.
-Nhận xét.
-Qua câu chuyện trên, em thấy Thảo là người như thế nào?
-Kết luận: chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó vươn lên của bạn thảo.
+Cho HS trao đổi theo bàn:Nếu ở trong hoàn cảch như Thảo, em sẽ làm gì?
-GV kết luận cách giải quyết tốt nhất.
+Hoạt động 3:
Bài tâp1: Mời 1 em đọc bài.
-Yêu cầu hs ghi những chữ cái trước các ý đúng cần chọn.
-Cho hs giơ bảng, nhận xét và yêu cầu hs giải thích.
-Kết luận: các ý a, b, đ là những cách giải quyết phù hợp nhất.
3.Củng cố – dặn dò:
-Qua bài học, em rút ra được điều gì?
-Cho hs đọc ghi nhớ.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà chuẩn bị các bái tập 3; 4 SGK, sưu tầâm các tấm gương vượt khó.
-HS lên bảng trả lời 
-HS kể.
-Nghe .
-1HS kể lại tóm tắt câu chuyện.
-Thảo luận theo nhóm:
-Trường cách xa nhà, bố mẹ đau yếu.
-Ở lớp,Thảo tập trung học tập.Buổi tối Thảo học bài, làm bài. Sáng dậy sớm, Thảo xem lại bài. 
-Các nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
-Thảo là một người con hiếu thảo, biết vượt khó vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.
+Từng bàn trao đổi và phát biểu ý kiến.
Bài tập 1: 1 em đọc, lớp theo dõi.
-Suy nghĩ và làm bài cá nhân vào bảng con.
-Giải thích vì sao đúng,vì sao sai.
-Nhận xét – bổ sung.
-2-3 em phát biểu.
-Đọc ghi nhớ.
 TẬP ĐỌC. ( tiết:05)
 Thư thăm bạn.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông , chia sẻ với nỗi đau của bạn.
-Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ trong bức thư: thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn.
( trả lời các câu hỉ SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư)
 Đọc đúng các từ và câu. Thể hiện sự thông cảm của bạn nhỏ bộc lộ trong bức thư.
-HS biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác.
II.Đồ dùng dạy- học.
-Tranh minh họa bài tập đọc.
-Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình?
-2 Dòng thơ cuối cuối nói lên điều gì?
-Nhận xét – ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:Thư thăm bạn.
+Hướng dẫn luyện đọc:
-Gọi 1 hs giỏi đọc.
-Chia đoạn:3 đoạn
Đoạn 1: từ đầu đếnchia buồn với bạn. 
Đoạn 2 tiếp đếnbạn mới như mình.
Đoạn 3: còn lại.
-Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn. Kết hợp sửa lỗi đọc, giúp hs hiểu nghĩa từ ngữ.
-Cho đọc theo cặp.
-Gọi 1 em đọc cả bài.
-Đọc điễn cảm bức thư.
+Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Cho HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi:
-Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
-Lương viết thư cho Hồng để làm gì?
-Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?
-Tìm những câu cho biết Lương rất biết cách an ủi Hồng ?
*Cho hs trao đổi câu hỏi:
-Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì?
+Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Gọi 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn.
-Yêu cầu nhận xét cách đọc.
-Đọc mẫu toàn bài .
-Cho HS luyện đọc.
-Nhận xét ghi điểm.
3.Củng cố – dặn dò:
-Bức thư vừa học cho em biết điều gì?
-Em đã bao giờ làm gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa?
-Nhận xét tiết học
-Về nhà luyện đọc lại bài.
-2 em đọc và trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét.
+Luyện đọc
-1em đọc, lớp theo dõi.
-Nối tiếp nhau đọc ( 2 – 3 lượt )
-Hs giải nghỉa từ: xả thân, quyên góp, khắc phục.
-Luyện đọc theo cặp.
-1em đọc cả bài.
-Nghe đọc mẫu.
+Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. 
-Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo thiếu niên.
-Để chia buồn cùng bạn.
- “Hôm nay đọc báo, mình rất xúc động
“Chắc là Hồng tự hào..... nước lũ”
-“Mình tin rằng theo gương ba..”
-“Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và cả những người bạn như mình”
+Đọc lại phần đầu và cuối thư, trao đổi câu hỏi.
-Dòng mở đầu nêu rõ thời gian, địa điểm viết thư, lời chào hỏi người nhận thư.
-Dòng cuối ghi lời chúc, hứa hẹn.
+ Luyện đọc diễn cảm.
-3 em đọc 3 đoạn.
-Lớp nhận xét cách đọc.
-Nghe đọc mẫu
-Nhiều HS luyện đọc.
-Lớp nhận xét chọn bạn đọc hay.
-Nội dung: Lương là người giàu tình cảm, biết thông cảm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn lúc khó khăn hoạn nạn.
-HS phát biểu .
TOÁN (Tiết 11)
 Triệu và lớp triệu.( tt)
I.Mục tiêu:Giúp HS .
- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.
- Củng cố về các hàng, lớp đã học.
- Củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ kẻ sẵn các hàng và lớp như sách giáo khoa.
III.Các hoạt động dạy- học 
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
Đọc số cho HS viết bảng con:
-Mười sáu triệu.
-Tám mươi sáu triệu năm trăm hai mươi nghìn.
-Sáu trăm mười lăm triệu.
2.Bài mới:-Giới thiệu bài :Triệu và lớp triệu.
+Hướng dẫn tìm hiểu bài 
-Vừa viết vào bảng vừa giới thiệu một số gồm: 3 trăm triệu, 4chục triệu, 2 triệu,1 trăm nghìn, 5 chục nghìn,7 nghìn, 4 trăm,1 chục 3 đơn vị
-Cho HS lên bảng viết số trên.
-HD lại cách đọc:
+Tách các số trên thành các lớp ( lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu).
( Dùng phấn gạch chân từng lớp)
+Đọc từ trái sang phải, tại mỗi lớp đọc giống như số có ba chữ số nhưng thêm tên lớp vào.( Ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba,)
-Yêu cầu HS đọc lại số trên.
-Viết thêm 1 vài số khác cho HS đọc.
+Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: -Treo bảng, gọi hs nêu yêu cầu.
-Yêu cầu hs viết các số.
-Yêu cầu kiểm tra các số mà bạn viết trên bảng.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số.
-Chỉ số trên bảng và gọi HS đọc
Bài 2.
-Viết các số trong bài lên bảng có thể thêm 1 vài số khác, gọi HS đọc số.
-Nhận xét.
Bài 3:
-Giáo viên đọc số cho HS viết.
-Nhận xét .
Bài 4:Gọi 1 em đọc yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở.
-Kiểm tra vở HS. Nhận xét.
3.Củng cố-dặn dò:
-Gọi HS nhắc lại cách đọc số có nhiều chữ số.
-Ghi vài số cho HS đọc.
-Nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về đọc lại số.
HS viết bảng con.
-16 000 000
-86 520 000
-615 000 000
HS theo dõi.
-1 HS lên bảng viết số HS cả lớp viết vào bảng con 342157413
-Theo dõi.
-1 số HS lần lượt đọc lại số trên.
-5-7 em đọc
Bài 1. 1 em đọc đề.
-1 em lên bảng viết số, lớp viết nháp.
-Nhận xét số bạn viết.
-Đọc số vừa viết.
-HS đọc.
Bài 2
HS làm miệng (đọc số )
Bài 3:
1 HS lên bảng viêt số, lớp viết bảng con.
Bài 4: 1 em nêu yêu cầu.
-Làm bài vào vở // 1 em lên bảng.
a, Số trường THCS là: 9873
b, Số HS Tiểu học là: 9350191
c, Số giáo viên THPT là: 98714
-Nhận xét bài.
-1 em nêu cách đọc 
-Đọc số theo yêu cầu của giáo viên
TOÁN (tiết 12)
 Luyện tập. 
I.Mục tiêu. Giúp HS:
- Đọc, viết được các số đến lớp triệu.
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- HS đọc và viết đúng, nhanh.
II.Chuẩn bị: bảng phụ kẻ nội dung bài tập 1;3
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
Đọc số cho hs viết.
-Chữa bài nhận xét cho HS điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề.
+Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Treo ba ... û Hoàng Liên Sơn như thế nào?
+Kể tên một số dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn?
-Dựa vào bảng số liệu, kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú tư nơiø thấp đến cao?
-Kể tên các loại phương tiệân giao thông chính ở đây và giải thích vì sao?
-Tóm tắt lại ý chính.
*Hoạt động 2.
-Treo tranh, cho HS quan sát và nhận xét theo câu hỏi.
-Bản làng thường nằm ở đâu? Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
-Đưa ra một số ảnh về nhà sàn và hỏi:
-Theo em vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống ở nhà sàn?
-Nhà sàn được làm bằng chất liệu gì?
-Nhận xét kết luận.
*Hoạt động 3. 
-Chia nhóm nêu yêu cầu thảo luận .
+Nhóm 1 và 2:
-Nêu những hoạt động trong chợ phiên ở đây? Ở chợ phiên thường bán những hàng hoá nào, tại sao?
+Nhóm 3 và 4:
-Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? Lễ hội thường được tổ chức vào mùa nào?
-Trong các lễ hội thường có những hoạt động gì?
Nhận xét chốt ý chính.
3.củng cố:Gọi HS đọc bài học SGK.
-Nhận xét giờ học
4.Dặn dò:-Nhắc HS học bài và chuẩn bị tiết sau.
2HS lên bảng.
-Chỉ trên bản đồ các dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta.
-Tại sao nói đỉnh Phan - xi - păng là nóc nhà của Tổ quốc?
*Đọc thầm mục 1 SGK và trả lời.
-Hoàng Liên Sơn dân cư thưa thớt.
-Dao, Mông ( H, mông ), Thái, Mường,
-Thái, Dao, Mông.....
-Phương tiện giao thống chính là bằng ngựa hoặc đi bộ vì địa hình núi cao hiểm trở chủ yếu là đường mòn.
-Quan sát tranh và trả lời.
-Ở sườn núi, thung lũng. Bản thường có ít nhà.
-Quan sánh và nhận xét.
-Họ ở nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ.
-Nhà sàn được làm bằng gỗ, tre, nứa
-Hình thành nhóm và thảo luận theo nhóm.
+Chợ phiên là nơi mua bán hàng hoá và giao lưu văn hoá, gặp gỡ kết bạn của nam nữ thanh niên. Chợ bán hàng quà bánh, hàng thổ cẩm,
+Lễ hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, 
Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân với các hoạt động: thi hát, múa sạp, ném còn,
-Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 em đọc.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (tiết 6) 
Tìm hiểu an toàn giao thông bài 1.
Sơ kết tuần 3.
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Nắm được đặc điểm vài tác dụng của một số biển báo thường gặp.
- Nhận dạng và kể được một số biển báo giao thông đường bộ .
- Giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị:
-Một số biển báo giao thông đường bộ.
III. Hoạt động chính
A Tìm hiểu an toàn giao thông bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1. Giới thiệu các nhóm biển báo giao thông đường bộ:
Gồm 5 nhóm :
+ Biển báo cấm
+ Biển báo nguy hiểm.
+ Biển hiệu lệnh.
+ Biển chỉ dẫn
+ Biển phụ
Hoạt động 2. Cho HS tìm hiểu từng nhóm biển báo:
1.Biển báo cấm: Cho HS quan sát một số biển cấm và nêu nhận xét:
- Biển báo cấm dùng để làm gì ?
- Nêu đặc điểm của biển báo cấm ?
- Cho HS đọc và nhận dạng các biển báo cấm .
2. Biển hiệu lệnh:
- Nêu tác dụng của biển báo hiệu lệnh ?
- Biển hiệu lệnh có đặc điểm gì ?
-Cho HS nhận dạng và nêu nội dung một số biển hiệu lệnh.
3.Biểm báo nguy hiểm:
- Cho HS quan sát và nhận xét.
+ Nêu tác dụng của biển báo nguy hiểm ?
+ Nêu đăïc điểm của biển báo nguy hiểm ?
-Cho HS quan sát một số biển báo nguy hiểm.
Hoạt động 3. Trao đổi cả lớp:
-Khi tham gia giao thông trên đường em cần phải làm gì để đảm bảo an toàn ?
-Nhắc nhở HS thực hiện tốt.
-Nghe.
- 1-2 em nhắc lại.
-Quan sát và nhận xét:
-Biển báo cấm để báo những điều cấm.
- Đặc điểm:
+Hình tròn
+ Màu trắng có viền màu đỏ (riêng biển cấm đi ngược chiều có màu đỏ, ở giữa có vạch trắng)
+ Có hình vẽ nội dung cấm màu đen.
- Xem và đọc tên, tác dụng của một số biển cấm.
- Biển lệnh để báo các lệnh phải tuân theo
- Đặc điểm : 
+ Hình tròn, màu xanh lam.
+ Có hình vẽ hoặc kí hiệu biểu thị hiệu lệnh màu trắng.
-Tác dụng để báo những điều nguy hiểm có thể xảy ra .
- Đặc điểm:
+Hình tam giác viền màu đỏ, nền vàng.
+ Có hình vẽ, kí hiệu màu đen biểu thị nguy hiểm.
+ Riêng biển giao nhau với đường ưu tiên có một góc nhọn của hình tam giác chúc xuống đất.
- Cần tuân theo các biển báo trên đường, chấp hành tốt các quy định về giao thông.
B. Sơ kết tuần 3.
-Cho các tổ sinh hoạt.
-Lớp trưởng nhận xét hoạt động của lớp trong tuần.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả tuần 3:
+ Đi học đúng giờ, đầy đủ.
+ Đa số đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
+ Có chuẩn bị bài khi đến lớp.
-Tuyên dương : Duyên, Nhàn, Mai, Đại.
- Bên cạnh đó, đa số HS còn tiếp thu bài chậm, chữ viết xấu, sai lỗi nhiều. Nhiều em đọc còn yếu.
-Nhiệm vụ tuần 4.
+Thực hiện tốt nề nếp lớp.
+Học bài, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+Tích cực, chủ động trong học tập. Tích cực rèn luyện chữ viết, luyện đọc, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch sẽ.
+Sắp xếp thời gian học hợp lý ở nhà.
Tuần 3: Ngaỳ dạy thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 2008
Ngày soạn 1 tháng 9 năm 2010
Ngày dạy thứ sáu ngày 3 tháng 9 năm 2010
MÔN: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ ( T6 )
 Chuẩn bị cho lễ khai giảng( Tập duyệt đội hình, tập văn nghệ, 
chào đón các bạn học sinh lớp 1)
Tập duyệt đội hình:
Kế hoạch chuẩn bị cho tập duyệt đội hình:
+ Thời gian và địa điểm: Giáo viên cùng bên Đội lên thời gian cho phù hợp để học sinh vừa đi học vừa tập luyện. Tập vào các buổi chiều và những tiết sinh hoạt tập thể. Đồng thời phải chọn địa điểm cho thích hợp.
+ Về con người: Theo sự phân công của nhà trường cũng như Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+ Chuẩn bị cho phần tập duyệt: trống, cờ Tổ quốc, Bảng lớp. Tất cả các học sinh chuẩn bị đồng phục, không đi dép lê.
Văn nghệ:
Cho các em tập tại lớp và chọn tiết mục hay nhất để biểu diễn vào ngày khai giảng( do Liên đội bố trí tiết mục)
Giáo viên lên kế hoạch giao cho từng tổ tự tập luyện
Chào đón các bạn học sinh lớp 1:
- Lên kế hoạch chúc mừng các em, bởi vì các em còn nhỏ lần đầu tiên bước đến trường.
THỂ DỤC (tiết 05 )
 Đi đều, đứng lại, quay sau.
Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ.
I.Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Đi đều, đứng lại, quay sau. Yêu cầu nhận biết đúng hướng quay, cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
-Rèn tính kỉ luật, tập trung trong học tập.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Còi.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
-Đứng tại chỗ vỗ tay và hát một bài.
B.Phần cơ bản.
1)Đội hình đội ngũ.
-Đi đều đứng lại, quay sau.
Lần 1 và lần 2: Tập cả lớp do gv điều khiển.
Lần 3-4 chia tổ do các tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét sửa sai cho HS .
-Tập cả lớp do gv điều khiển.
2)Trò chơi vận động.
-Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
-Tập hợp HS theo đội hình chơi. Cho cả lớp ôn lại vần điệu.
-Nêu tên trò chơi và giải thích cách chơi, luật chơi. Cả lớp ôn lại vần điệu 1-2 lần. 
-2HS làm mẫu. 1tổ chơi thử
-Cả lớp thi đua chơi: Quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng theo luật, nhiệt tình.
C.Phần kết thúc.
-Chạy đều thành một vòng tròn.
-Làm động tác thả lỏng.
-Cùng hs hệ thống bài học.
-Nhận xét đánh giá giờ học giao bài tập về nhà.
1-2’
1-2’
1-2’
8-10’
8-10’
1-2’
1-2’
1-2’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
THỂ DỤC (tiết 06 )
 Đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại.
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.
- Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng và đứng lại.
- Biết cách chơi và tham gia chơi một số trò chơi.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
- Còi, 4 – 6 khăn sạch.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Trò chơi làm theo khẩu lệnh
-Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
B.Phần cơ bản.
1)Đội hình đội ngũ.
-Ôn quay sau lần 1-2 gv điều khiển lớp tập. 
-Lần sau: Chia tổ tập luyện tổ trưởng điều khiển. GV quan sát nhận xét sửa chữa sai sót cho HS.
-Tập trung cả tập.
2)Học đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại: 
-GV làm mẫu động tác chậm và giải thích kĩ thuật động tác.
-Chia tổ tập luyện theo đội hình 1 hàng dọc. GV quan sát sửa chữa.
-Tập trung lớp tập theo đội hình 2,3,4 hàng dọc.
3)Trò chơi vận động: Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
-Tập hợp theo đội hình chơi.
-Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
-Cho một nhóm lên làm mẫu và sau đó cả lớp cùng chơi.
-Quan sát nhận xét và biểu dương HS.
C.Phần kết thúc.
-Cho HS chạy theo vòng tròn.
-Đi thường và thả lỏng.
-Hệ thống bài.
-Nhận xét đánh giá kết quả và giao bài tập về nhà.
1-2’
1-3’
1-2’
5-6’
5-6’
6-8’
2-3’
1-2’
1-2’
1-2’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 03.doc