Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lãn do ảnh hưởng của phương ngữ: mãi mãi, tấm gương, xả thân, khắc phục, quyên góp, .

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng giữa các cụm từ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2. Đọc - hiểu:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: xả thân, quyên góp, khắc phục.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Tình cảm của người viết thư thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hưứ«g dẫn luyện đọc.

- Các tranh, ảnh, tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.

 

doc 30 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 	 Thứ hai, ngày 06 tháng 09 năm 2010
TẬP ĐỌC
THƯ THĂM BẠN
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lãn do ảnh hưởng của phương ngữ: mãi mãi, tấm gương, xả thân, khắc phục, quyên góp,.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng giữa các cụm từ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
2. Đọc - hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: xả thân, quyên góp, khắc phục.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Tình cảm của người viết thư thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
3. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hưứ«g dẫn luyện đọc.
- Các tranh, ảnh, tư liệu về cảnh cứu đồng bào trong cơn lũ lụt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định: Nề nếp
2. Bài cũ: Kiểm tra.
- Đọc-Bài thơ nói lên điều gì?
- Em hiểu nhận mặt có nghĩa như thế nào?
- Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thé nào?
3. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề.
- Treo tranh minh hoạ bài tậo đọc và hỏi HS:
- Bức tranh vẽ cảnh gì?_ Vì sao em biết?
GT: Động viên giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt là việc làm cần thiết, chúng ta phải làm gì để ủng hộ dồng bào lũ lụt? Bài học hôm nay.
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài (2 lượt).
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS, đồng thời khen những em đọc đúng để các em khác noi theo.
- Cho HS đọc nối tiếp lần 2 (có giải nghĩa từ) Kết hợp GV giải nghĩa thêm:
” hi sinh”::chết vì nghĩa vụ,lý tưởng cao đẹp
- Đặt câu với từ hi sinh
“khắc phục”:vượt mọi khó khăn
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Theo dõi các cặp đọc.
- Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV đọc diễn cảm cả bài, thể hiện sự chia sẻ chân thành.”mình rất xúc độngđược biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi”
- Giọng đọc những câu đôïng viên, an ủi: ”nhưng chắc Hồng cũng tự hàovượt qua nỗi đau này”
- Nhấn giọng những từ : Xúc động, chia buồn, tự hào, xả thân, vượt qua, ủng hộ
HĐ2: Tìm hiểu bài:
+ Đoạn 1:
H: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng đẻ làm gì?
- Để chia buồøn với bạn Hồng
H: Bạn Hồng đã bị mất mát đau thương gì?
- Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ vừa rồi.
- Đoạn 1 cho em biết điều gì? Ghi ý chính đoạn 1
+ Đoạn 1 cho em biết nơi bạn Lương viết thư và lý do viết thư
- Trước sự mất mát to lớn của Hồng, Lương đã an ủi Hồng.
+ Đoạn 2: đọc đoạn 2
H: Những câu văn nào trong hai đoạn rên cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
Hôm nay..,mình rất xúc động.lũ lụt vừa rồi.Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn.Mình hiểu Hồng đau đón và thiệt thòi như thế nào khi.mãi mãi
H: Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết câch an ủi bạn Hồng?
+ Nhưng chắc là Hồngnước lũ
+ Mình tin rằng..nỗi đau này
+ Bên cạnh Hồngnhư mình
- Ý đoạn 2: Ghi ý đoạn 2
Những lời động viên thật chân thành, an ủi của bạn Lương với bạn Hồng
+ Đoạn 3: đọc đoạn 3
H: Ở nơi bạn Lương ở mọi người đãlàm gì để đôïng viên, giúp đỡ đòng bào vùng lũ lụt?
- Mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt,trường bạn Lương góp đồ dùng học tập để giúp đỡ các bạn bị lũ lụt
H: Riêng Lương đã làm gì đẻ giúp đõ Hồng?
-Riêng Lương đã giúp bạn Hồng toàn bộ số tiền mà Lương bỏ ống từ mấy năm nay
H: Bỏ ống có nghĩ là gì?
Ý đoạn 3
_ Tấm lòng của mọi người giúp người bị lũ lụt
Yêu cầu hs đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư và trả lời câu hỏi
- Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì?
- Đại ý bài thể hiện điều gì?
Đại ý:
Tình cảm của Lương đối với bạn và biết chia sẻ vui buồn cùng bạn.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm .
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
- Gv hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn đã viết sẵn
Mình hiểu Hồng đau đớn/và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi.Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào/về tấm gương dũng cảm của ba/xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.Bên cạnh Hồng còn có má,có cô bác và cả những người bạn mới như mình.
- GV đọc mẫu đoạn văn trên.
- Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố:
- Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc lại đại ý bài.
H: Qua bài học hôm nay, em học được gì ở nhân vật Lương?
- GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết học.
5. Dặn do :
- Về nhà luyện đọc bài văn, chuẩn bị bàiTiếp theo
- Hát.
- 3HS
- Cả lớp mở sách, vở lên bàn.
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- HS quan sát tranh và trả lời
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- Hs đặt câu - trả lời miệng.
- Thực hiện đọc (4 cặp), lớp theo dõi, nhận xét.
1-2 em đọc, cả lớp theo dõi.
- 1 HS đọc đoạn 1.
- Lớp tham gia trả lời câu hỏi.
Một em hs trả lời ý đoạn 1
- 1 HS đọc
- 3 em nhắc lại ý này
+ Bỏû ống: dành dụm tiết kiệm
- 3 em nhắc lại
- 1 em đọc thành tiếng
- 4 em nhắc lại
- Mỗi em đọc 1 đoạn
- Đoạn 1:giọng trầm buồn
- Đoạn 2:giọng buồn,thấp giọng
- Đoạn 3:giọng trầm buồn chia sẻ
- 4 HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét xem bạn đọc đã đúng chưa.
- HS lắng nghe.
- Theo dõi, nhận xét.
- Liên hệ bản thân.
- Ghi bài vào vở
TOÁN
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố về các hàng, lớp đã học.
- Củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Nội dung bài tập 1 - VBT, kẻ sẵn trên bảng phụ, nếu có thể (hoặc viết bảng trên).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS nêu các lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu và các hàng trong mỗi lớp.
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài và ghi đề bài 
* Hướng dẫn HS đọc và viết số
- GV đưa ra bảng phụ đã chuẩn bị sẵn rồi yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng của lớp:
 342157413
- GV hướng dẫn thêm như: 
Ta tách số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu (vừa nói vừa gạch dưới các lớp)
Các em đọc từ trái sáng phải. Tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số và thêm tên lớp đó. 
- GV đọc chậm lại cho HS lắng nghe 
- GV cho HS nêu lại cách đọc số : ta tách thành từng lớp, tại mỗi lớp dựa vào cách đọc số có ba chữ số và thêm tên lớp đó.
* Thực hành
- Bài 1: GV cho HS viết số tương ứng vào vở, và cho HS đọc, GV nêu nhận xét và sửa sai.
- Bài 2: Cho vài HS đọc số, GV nhận xét và sửa sai
- Bài 3: GV đọc đề bài, HS viết số tương ứng, nhận xét sửa bài.
- Bài 4: Cho HS tự xem bảng và trả lời các câu hỏi trong SGK, GV nhận xét
4. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Cho HS đọc lại các số nêu ở trên, nêu giá trị của từng chữ số.
5. Dăn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài: “LUYỆN TẬP”
- HS lần lượt nêu, lớp nhận xét.
- HS đọc lại đề bài
- 1 HS lên bảng viết, lớp thep dõi
- HS đọc số 342157413
- Cả lớp lắng nghe hướng dẫn
- Cả lớp lắng nghe, vài HS đọc lại
- HS nêu cách đọc số
- HS viết số rồi đọc
- HS đọc số, lớp nhận xét.
- HS viết số rồi đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau.
- HS trả lời, lớp nhận xét.
- HS đọc số
- Cả lớp lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nhận thức được mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm, và tìm cách vượt qua khó khăn.
- Biết xác định những khó khăn trong học tạp của bản thân và cách khắc phục.
- Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Quý trọng và học tập những tấm gương vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
- Các mẫu chuyện tấm gương vượt khó trong học tập.
- Giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐÔÏNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- H: Chúng ta cần làm gì để thể hiện tính trung thực trong học tập?
- H: Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm những việc gì?
- H: Hãy nêu những hành vi của bản thân en mà em cho là trung thực?
3. Bài mới: GTB GV GHI ĐỀ
* Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện
_Gv cho hs Làm việc cả lớp
_Gv đọc câu chuyện kể ”Một hs nghèo vượt khó”
_Gv yêu cầu hs thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
H: Thảo gặp phải những khó khăn gì?
H: Thảo đã khắc phục như thế nào?
H: Kết quả học tập của bạn thế nào?
_Gv cho hs trả lời câu hỏi dựa theo những nội dung chính sau:
+ Trước những khó khăn Thảo có chịu bó tay, bỏ học không?
H: Nếu banï Thaỏ không khắc phục được khó khăn thì chuyện gì có thể xảy ra?
+ Vậy trong cuộc sống chúng ta đều có những khó khăn riêng, khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì?
+ Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì?
Trong cuộc sống ,mỗi người đèu co ùnhững khó khăn riêng.Để học tốt,chún ... ûa việc viết thư.
- Biết được nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Biết viết những thư thăm hỏi, trao đổi thông tin đúng nội dung, kết cấu, lơì lẽ chân thành, tình cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn phần Ghi nhớ.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài phần Luyện tập.
- Giấy khổ lớn ghi sẵn các câu hỏi+bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: Nề nếp
2. Kiểm tra: 
a. Cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì? Có những cách nào để kể lại lời nói của nhân vật?
b. làm bài tập 1
c. làm bài tập 2
- GV nhận xét – Xếp loại HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đầu bài 
* Hoạt động 1: Phần nhận xét
- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư thăm bạn trang 25 SGK.
H: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Lương viết thư cho Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi.
H: Theo em người ta viết thư để làm?
- Để thăm hỏi, động viên nhau ,để thông báo tình hình trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm
H: Đầu thư bạn Lương viết gì?
- Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng
H: Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào?
- Lương thông cảm, chia sẻ với hoàn cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương.
H: Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì?
-Lương thông báo tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp ủng hộ. Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm.
H: Theo em, nội dung bức thư cần có những gì?
-Nội dung bức thư cần :
 + Nêu lí do và mục đích viết thư.
 + Thăm hỏi người nhận thư.
 + Thông báo tình hình người viết thư.
 + Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm.
H: Qua bức thư em có nhận xét gì về phần mở đầu và phần kết thúc?
+ Phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi. 
+ Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.
* Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
*Hoạt động 3: Phần luyện tâp.
a. Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập SGK
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài: trường khác để thăm hỏi, kể tình hình lớp, trường em.
- GV phát bút giấy bút cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS trao đổi, viết vào phiếu nội dung cần trình bày.
- Gọi các nhóm hoàn thành trước dán phiếu lên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét để hoàn thành phiếu đúng:
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? (Viết thư cho một bạn trường khác)
+ Mục đích viết thư là gì? (Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, trường em hiện nay).
+ Cần thăm hỏi bạn những gì? (Hỏi thăm sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn).
+ Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình? (Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, văn nghệ, tham quan, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của trường , lớp em).
+ Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì? (Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn thư sau).
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư vào nháp.
- Yêu cầu HS làm bài– Nhắc HS dùng những từ ngữ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành.
- Gọi HS đọc lá thư mình viết.
- Nhận xét và cho điểm HS viết tốt.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại dàn ý “Viết thư”.
- GD HS khi viết thư lời thư cần có thăm hỏi, trao đổi thông tin đúng nội dung, kết cấu, lờì lẽ chân thành, tình cảm.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS
 -HS nhắc lại đầu bài
-1HS đọc, lớp theo dõi suy nghĩ các câu hỏi để trả lời.
+ 4 em đọc thành tiếng –Lớp lắng nghe nhẩm theo.
+ HS đọc Ghi nhớ trong SGK - cả lờp đọc thầm.
- 1 em đọc. Lớp đọc thầm.
- Nhận đồ dùng học tập - Thảo luận nhóm (4 em) hoàn thành nội dung.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
-Lớp theo dõi.
- HS viết bài vào vở.
- 3 đến 5 HS đọc.
- Vài em đọc bài của mình.
- HS theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhận.
TOÁN
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS hệ thống hóa một số hiểu biết ban đâu về:
- Đặc điểm của hệ thập phân.
- Sử dụng mười kí hiệu để viết số trong hệ thập phân.
- Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của số đó trong một số cụ thể.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS nêu lại các dãy số tự nhiên và các đặc điểm của các số tự nhiên.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài và ghi đề bài
* Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
- GV nêu câu hỏi để HS biết viết số tự nhiên.
- Ở mỗi hàng chỉ có thể viết được một chữ số. Cứ 10 đơn vị ở một hàng hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
Ta có: 10 đơn vị = 1 chục
 10 chục = 1 trăm
 10 trăm = 1 nghìn
- Với mười chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.
Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị ttrí của nó trong một số cụ thể.
- GV nêu: Viết số tự nhiên với các đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
* Thực hành
- Bài tập 1: 
+ GV đọc số, cho HS đọc số rồi nêu số đó gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
- Bài tập 2: 
+ GV cho HS làm bài mẫu rồi chữa bài.
- Bài tập 3: 
+ GV nêu sẵn bài tập trên bảng rồi cho HS nêu giá trị của chữ số 5 trong từng số.
4. Củng cố – dặn dò:
- HS nêu lại đặc điểm của hệ thập phân.
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài “SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN.”
- HS nêu, lớp nhận xét.
- HS đọc đề bài
- HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét
Cả lớp lắng nghe và đọc lại 
 10 đơn vị = 1 chục
 10 chục = 1 trăm
 10 trăm = 1 nghìn
- Cả lớp lắng nghe và lặp lại
- HS lăng nghe
+ HS đọc số, lớp nhận xét
+ HS làm bài rồi nêu kết quả, lớp nhận xét.
+ HS nêu, lớp nhận xét
- Cả lớp lăng nghe.
ĐỊA LÍ
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
HS biết vùng núi Hoàng Liên Sơn là nơi cư trú của một số dân tộc ít người.
HS biết bản làng với nhà sàn; chợ phiên, lễ hội, trang phục của người dân tộc.
2. Kĩ năng:
HS biết:
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên & sinh hoạt của con người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
II. CHUẨN BỊ:
- SGK.
- Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Dãy núi Hoàng Liên Sơn
 Hãy chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam & cho biết nó có đặc điểm gì?
 Khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
 Chỉ và đọc tên những dãy núi khác trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 GV nhận xét
Bài mới: 
 Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
 Dân cư ở vùng núi Hoàng Liên Sơn đông đúc hơn hay thưa thớt hơn so với vùng đồng bằng?
 Kể tên các dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
 Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Thái, Mông) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
 Người dân ở khu vực núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao?
 GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 Bản làng thường nằm ở đâu? (ở sườn núi hoặc thung lũng)
 Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
 Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
 Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
 Hiện nay nhà sàn ở vùng núi đã có gì thay đổi so với trước đây? (nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói,)
 GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
 Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
 Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này? (dựa vào hình 3)
 Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
 Lễ hội của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
 Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3, 4, 5
 GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 Củng cố 
 GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- GD HS có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
 Dặn dò: 
 Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn 
HS trả lời
HS nhận xét
HS dựa vào mục 1 SGK trả lời kết quả trước lớp
HS hoạt động nhóm (dựa vào mục 2 SGK, tranh ảnh về bản làng , nhà sàn và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi)
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp
HS hoạt động nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp
HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
- Các nhóm HS trao đổi tranh ảnh cho nhau xem

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT3.doc