I/ Mục Tiêu
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ , phân biệt được từ đơn và từ phức (Nội dung ghi nhớ ).
- Nhận biết từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển ( hoặc sở tay từ ngữ ), điển để tìm hiểu về tư ø( BT2, BT3).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- GV:Bảng lớp viết sẵn câu ở phần nhận xét/27
- Từ điển Tiếng việt.
HS: vở, sgk
II/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 03 ( Từ ngày 05 / 9 – 09 / 9 / 2011) Thứ Tiết Môn dạy Tên bài dạy Hai 05/9/2011 5 3 5 11 5 Tập đọc Đạo đức Thể dục Toán Chính tả Thư thăm bạn Vượt khó trong học tập (Tiết 1). Đi đều, đứng lại, quay sau,... Triệu và lớp triệu (TT). Nghe viết: Cháu nghe câu chuyện của bà. Ba 06/9/2011 5 3 12 3 5 LT& Câu Kể chuyện Toán Địa lí Khoa học Từ đơn và từ phức. Kể chuyện đã nghe, đã học. Luyện tập. Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Vai trò của chất đạm và chất béo. Tư 07/9/2011 6 6 13 3 Tập đọc Thể dục Toán Âm nhạc Người ăn xin Đi đều, đứng lại, quay sau,... Luyện tập Ôn tập bài hát: Em yêu hòa bình. BT cao độ và tiết tấu Năm 08/9/2011 6 14 3 6 5 3 LT& Câu Toán Mĩ thuật Khoa học TLV ATGT MRVT: Nhân hậu, đoàn kết. Dãy số tự nhiên Vẽ tranh đề tài. Các con vật quen thuộc. Vai trò của Vitamin, chất khoáng và chất sơ. Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật. Sáu 09/9/2011 6 15 3 3 3 Tập làm văn Toán Kĩ thuật Lịch sử SHTT Viết thư Viết số tự nhiên trong hệ thập phân. Cắt vải theo đường vạch dấu. Nước Văn Lang Thứ hai ngày 05 tháng 9 năm 2011 Tập đọc Tiết 5. : THƯ THĂM BẠN I/ Mục tiêu - Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư biết thể hiện sự cảm thông, biết chia sẻ nỗi đau của bạn. - Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư ). - GDKNS: Giao tiếp; thể hiện sự cảm thông; xác định giá trị; tư duy sáng tạo II/ Đồ dùng dạy-học: GV:Tranh minh họa bài tập đọc SGK/25 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc. HS: SGK III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định 2.KTBC: Truyện cổ nước mình - Gọi 3 hs lên bảng đọc thuộc lòng bài và TLCH: + Bài thơ nói lên điều gì? + + Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài như thế nào? Nhận xét, cho điểm. 3. bài mới: Giới thiệu bài: - Treo tranh minh họa bài tập đọc, hỏi: + Bức tranh vẽ cảnh gì? - Động viên, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt là một việc làm cần thiết. Là hs các em đã làm gì để ủng hộ đồng bào bị lũ lụt? Bài học hôm nay giúp các em hiểu được tấm lòng của 1 bạn nhỏ đối với đồng bào bị lũ lụt. *Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: HĐ1)Luyện đọc: S/25 Y/c hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - Kết hợp chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho hs: Quách Tuấn Lương, hi sinh, phong trào - Y/c hs đọc lượt 2 kết hợp giảng nghĩa từ khó: xả thân, quyên góp, khắc phục. - HS đọc trong nhóm đôi - 2 hs đọc toàn bài - GV đọc mẫu HĐ2) Tìm hiểu bài: (GDKNS: Giao tiếp; xác định giá trị; tư duy sáng tạo) - Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: + Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? + Bạn Lương viết thư cho Hồng để làm gì? + Bạn Hồng đã bị mất mát đau thương gì? + Em hiểu”hi sinh” có nghĩa là gì? + Đặt câu với từ “hi sinh” - Trước sự mất mát to lớn của Hồng, bạn Lương sẽ nói gì với Hồng? Các em hãy đọc thầm đoạn 2 và TLCH: + Những câu văn nào cho thấy Lương rất thông cảm với Hồng? + Những câu văn nào cho thấy Lương biết cách an ủi Hồng? + Nội dung đoạn 2 là gì? - Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH: + Nơi bạn Lương ở mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt? + Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng? + “Bỏ ống” nghĩa là gì? + Đoạn 3 ý nói gì? - Gọi hs đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư + Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì? * Nội dung bài thơ thể hiện điều gì? HĐ3) Đọc diễn cảm: - Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc bức thư - Y/c hs theo dõi và tìm ra giọng đọc của từng đoạn. - Đưa bảng phụ hd hs đọc diễn cảm đoạn 1 + Gv đọc mẫu + y/c hs đọc theo cặp + Gọi 2 nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp + Tuyên dương nhóm đọc hay 4/ Củng cố ( GDKNS:thể hiện sự cảm thông) - Qua bức thư em hiểu bạn Lương là người như thế nào? - Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn, khó khăn? GD: Trong cuộc sống, chúng ta phải sẵn lòng giúp đỡ những người hoạn nạn, khó khăn để chia bớt một phần nào nỗi đau của họ. 5/ dặn dò: Về nhà xem lại bài. Bài sau: Người ăn xin Nhận xét tiết học. - 3 hs thực hiện theo y/c + Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta. + Là lời ông cha răn dạy con cháu đời sau: Hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin. - HS quan sát tranh + Vẽ cảnh 1 bạn đang ngồi viết thư và nhìn cảnh mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt. - Lắng nghe. - 3 hs đọc theo trình tự + HS1 : từ đầu với bạn + HS 2: Tiếp theo bạn mới như mình + HS 3: Đoạn còn lại - HS luyện phát âm - 3 hs đọc lượt 2, một số hs khác giải nghĩa từ ở phần chú giải. - Hs đọc trong nhóm - 2 hs đọc - HS lắng nghe - HS đọc thầm đoạn 1 + Bạn Lương không biết bạn Hồng chỉ biết Hồng khi đọc báo TNTP. + Để chia buồn với Hồng. + Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt. + chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao đẹp. + Các anh bộ đội dũng cảm hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc. HS đọc thầm đoạn 2 + Hôm nay, đọc báo TNTP, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. + Những câu: Nhưng chắc là Hồngnước lũ Mình tin rằngnỗi đau này. Bên cạnh Hồngnhư mình. + Là những lời động viên an ủi của Lương đối với Hồng . - HS đọc thầm + Mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ. Trường Lương góp ĐDHT giúp các bạn nơi bị lũ lụt. + Gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền Lương bỏ ống từ mấy năm nay. + dành dụm tiết kiệm + Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt. 1 hs đọc dòng mở đầu, 1 hs đọc dòng kết thúc + Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. + Những dòng kết thúc ghi lời chúc, nhắn nhủ, họ tên người viết thư. Nội dung: Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương, mất mát trong cuộc sống. - Mỗi hs đọc 1 đoạn - Tìm ra giọng đọc + Đoạn 1: giọng trầm, buồn + Đoạn 2: thấp giọng, buồn + Đoạn 3: giọng trầm buồn, chia sẻ - HS nhìn bảng - lắng nghe - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp - 2 nhóm đọc - Là người bạn tốt, giàu tình cảm. Đọc báo thấy hoàn cảnh đáng thương của Hồng đã chủ động viết thư thăm hỏi, gửi giúp bạn số tiền mà mình có. - Tự do phát biểu ------------------------------------- Đạo đức Tiết 3. Vượt khó trong học tập I. Mục tiêu: Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. GDKNS: KN lập kế hoạch; kn tìm kiếm sự hỗ trợ II. chuẩn bị HS: SGK Đạo đức 4 GV:Các mẩu chuyện tấm gương về vượt khó trong học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định 2. Kiểm trabài cũ: - Gọi HS đọc ghi nhớ của tiết trước. -Kiểm tra sách vở HS. 3. bài mới: *. Giới thiệu bài: Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp khó khăn, rủi ro. Điều quan trọng là cần phải biết vượt qua. Chúng ta cùng xem bạn Thảo trong chuyện Một học sinh nghèo vượt khó gặp những khó khăn gì và đã vượt qua nhử theỏ naứo ? Hoạt động 1: (GDKNS: KN lập kế hoạch) Kể chuyện: Một học sinh nghèo vượt khó. GV kể chuyện GV mời HS kể tóm tắt lại câu chuyện. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4 * GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu thảo luận theo câu hỏi: (?) Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống? (?) Trong hoàn cảnh đó, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt? * Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến. GV ghi tóm tắt lên bảng. GV hướng dẫn HS bổ sung. GV kết luận: Bạn Thảo gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng bạn đã biết vượt qua và học giỏi. chúng ta cần học tập tấm gương của bạn. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi. * GV nêu câu hỏi 3: (?) Nếu ở trong hoàn cảnh như bạn, em sẽ làm gì? * GV yêu cầu HS thảo luận. * Gọi đại diện nhóm lên trình bày, GV tóm tắt lên bảng. Hướng dẫn HS thảo luận đánh giá các cách giải quyết. - GV kết luận cách giải quyết tốt nhất. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân( BT 1 SGK) *GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập *GV yêu cầu HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do. * GV kết luận cách giải quyết : (a), (b), (d) là cách giải quyết tích cực *GV hỏi : (?) Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra điều gì? GV gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 4/ Củng cố - qua bài học hôm nay em học được diều gì? 5/ dặn dò: - Chuẩn bị bài tập 2,3, 4 SGK. - GV nhận xét tiết học. - 2HS đọc ghi nhớ. - Nhận xét. - HS theo dõi GVgiới thiệu và ghi bảng tên bài. - HS theo dõi GV kể chuỵên - 2 HS kể tóm tắt lại câu chuyện. Các nhóm thảo luận câu hỏi1, 2 trong SGK. Đại diện nhóm trình bày. HS trình bày ý kiến trao đổi, chất vấn nhau. - HS laộng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện trình bày. - HS trao đổi đánh giá các cách giải quyết. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS trình bày và giải thích lí do lựa chọn. HS khác bổ sung. - HS phát biểu - 3 HS đọc ghi nhớ. Học ghi nhớ. ---------------- TOÁN Tiết 11. TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( TIẾP THEO ) I/ Mục tiêu: Đọc, viết được một số số đến lớp triệu. HS được củng cố về hàng và lớp. Bài tập cần làm 1; 2; 3. * HS khá, giỏi làm BT4; II/ Đồ dùng dạy-học: -GV: bảng phụ Kẻ sẵn bảng các hàng, các lớp như SGK/14 HS: bảng con III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định 2 KTBC: - Gọi lần lượt hs lên bảng thực hiện: tám triệu; hai trăm ba mươi sáu triệu - Nhận xét. 3.bài mới: */ Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay sẽ giúp các em biết đọc, viết các số đến lớp triệu. * HD đọc và viết số đến lớp triệu. Vừa nói vừa viết vào bảng các hàng, các lớp: Thầy có một số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị. - Thầy mời 1 bạn lên viết số này. - Bạn nào có thể đọc số này? - HD cách đọc: Ta tách số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn rồi lớp triệu, mỗi lớp có 3 hàng (gạch chân các lớp). sau đó dựa vào cách đọc số có tới ba chữ số thuộc từng lớp để đọc và đọc từ trái sang phải. - Gọi hs nhắc lại cách đọc. - Viết: 154 678 923, 456 637 871, gọi hs đọc * Luyện tập, Bài 1: Treo bảng có sẵn nội dung bài tập (có kẻ thêm cột viết số). Y/c hs viết số . - Chỉ các số vừa viết gọi hs đọc. Bài 2: Viết lần lượt từng số lên bảng, gọi hs đọc. Nhận xét Bài 3: Đọc lần lượt từng số, hs ... lớp làm vào vở . 873 = 800 = 70 = 3 4738 = 4 000 + 700 + 30 + 8 10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7 - 1 hs đọc - Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. - HS làm bài - HS trả lời: 57 giá trị của chữ số 5 là 50. 561 giá trị của chữ số 5 là 500. Thực hiện Kĩ thuật Tiết 3: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU I/ Mục tiêu: Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu Vạch được đường dấu trên vải ( Vạch đường thẳng, đường cong ) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường dấu có thể mấp mô. Với hs khéo tay cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt it mấp mô II/ Đồ dùng dạy-học: GV: Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong và cắt 1 đoạn 8 cm theo đường vạch dấu thẳng HS:Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm Phấn vạch trên vải, thước. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ổn đinh KTBC: dụng cụ hs Bài mới 1/ Giới thiệu bài: Tiết học trước cô đã HD các em biết cách cầm kéo. Tiết học này, các em sẽ sử dụng kéo để cắt vải theo đường vạch dấu. 2/ Bài mới: Hoạt động 1: HD hs quan sát, nhận xét mẫu Cho hs xem 1 mảnh vải đã cắt theo đường vạch dấu và nêu nhận xét. + Muốn cắt, khâu, may vải thành quần áo hay 1 sản phẩm nào đó trước hết ta làm gì? Cho hs quan sát mẫu và nhận xét. + Hãy nêu nhận xét về hình dạng các đường vạch dấu? Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật * Và bây giờ chúng ta sẽ thực hiện vạch dấu trên đường thẳng, đường cong. - Gọi hs đọc phần 1a SGK/9 - Các em chú ý thầy thực hiện – Vừa thực hiện vừa nói: + Đặt mảnh vải lên bàn. Vuốt phẳng mặt vải. + Đánh dấu hai điểm cách nhau 15 cm + Tay trái giữ thước ở vị trí đã định , tay phải cầm phấn vạch theo mép thẳng của thước 1 đoạn dài 15cm - Gọi 1 hs lên thực hiện - Dựa vào hình 1b, em hãy nêu cách vạch dấu đường cong? - Gọi 1 hs lên thực hiện - Vạch dấu có tác dụng gì? Kết luận: Vạch dấu là một công việc được thực hiện trước khi cắt, khâu, may thành 1 sản phẩm nào đó. Tuỳ theo y/c cắt may có thể vạch dấu đường thẳng hoặc cong. Độ dài của đường vạch thẳng, cong cũng tuỳ thuộc vào y/c cắt may. - Gọi hs đọc phần ghi nhớ 1/SGK/10 * Các em đã biết vạch dấu trên vải, bây giờ chúng ta sẽ cắt vải theo đường vạch dấu. - Y/c hs quan sát hình 2 SGK/10 - Gọi 1 hs đọc phần 2a - Thực hiện mẫu, vừa thực hiện vừa nói: + Đặt vải lên bàn và vuốt cho phẳng mặt vải + Giữ vải bằng tay trái và cầm kéo bằng tay phải + Mở rộng lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống phía dưới mảnh vải + Cắt từng nhát cắt dài và dứt khoát. - Gọi 1 hs lên thực hiện, lớp nhận xét - Y/c hs nêu các bước cắt theo đường cong - Gọi 1 hs lên thực hành, lớp nhận xét - Muốn cắt vải theo đường vạch dấu ta thực hiện mấy bước? Gọi hs đọc phần ghi nhớ 2 SGK/10 Hoạt động 3: Thực hành - Y/c hs vạch dấu trên vải (2 đường dấu thẳng, 2 đường cong ) và cắt vải theo các đường vạch dấu - Quan sát, giúp đỡ hs còn lúng túng Hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét - GV chọn một số sản phẩm và gọi hs nhận xét theo tiêu chí: + Kẻ, vẽ được các đường vạch dấu + Cắt đúng theo đường vạch dấu + Đường cắt không bị mấp mô, răng cưa - Gv nhận xét đánh giá các sản phẩm: hoàn thành, chưa hoàn thành 4/Củng cố - Muốn cắt vải theo đường vạch dấu ta thực hiện mấy bước? - Giáo dục: Cần phải giữ gìn an toàn, không đùa nghịch khi sử dụng kéo 5/dặn dò: - Về nhà tập cắt theo đường vạch dấu, chuẩn bị vật liệu và dụng cụ như SGK/11 để học bài khâu thường. HSlắng nghe - Được cắt theo đường vạch dấu + vạch dấu trên vải - HS quan sát mẫu + Có hình dạng thẳng, cong. 1 hs đọc - HS quan sát và lắng nghe - 1 hs thực hiện, lớp nhận xét -1 hs nêu: + Đặt vải lên bàn, vuốt phẳng mặt vải + Đánh dấu 2 điểm cách nhau 20 cm. + Tay trái giữ mặt vải, tay phải cầm phấn vẽ đường cong lên vị trí đã định - HS khác nhận xét - 1 hs lên thực hiện - Để cắt vải được chính xác, không bị xiên lệnh - 2 hs đọc - HS quan sát - 1 hs đọc - HS quan sát và lắng nghe - 1 hs lên thực hiện, lớp nhận xét. -HS nêu + Đặt mảnh vải lên bàn và vuốt cho phẳng + Một tay cầm vải, một tay cầm kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống phía dưới mảnh vải + Cắt từng nhát ngắn theo đường vạch dấu + Khi cắt nên kết hợp xoay vải với lượn kéo để cắt vải cho dễ và chính xác. - 1 hs lên thực hiện, lớp nhận xét. - Ta thực hiện 2 bước: vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu HS thực hành - Hs nhận xét sản phẩm của bạn - 2 bước: vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. - Lắng nghe, ghi nhớ Lịch sử Tiết 3. NƯỚC VĂN LANG I/ Mục tiêu: - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đờ sống vật chấtvà tinh thần của người Việt cổ. + Khoảng 700 năm trước Công nguyên TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trrong lịch sử dân tộc ra đời. + Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản. + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,. + HSkhá giỏi biết các tần lớp của xã hội văn lang: Nô Tì, lạc dân, Lạc tướng, lạc hầu, biết những tục lệ nào của người lạc việt còn tồn tại đến ngày nay : đua thuyền, đấu vật,..., xác định trên lược đồ những khu vực mà người lạc việt đã từng sinh sống. II/ Đồ dùng dạyhọc: - GV: lược đồ Bắc Bộ và Trung Bộ. - Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các hoạt động. HS: sgk III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ổn định KTBC Bài mới 1/ Giới thiệu bài: - Đọc câu ca dao: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3. - Ngày giỗ tổ trong câu ca dao nhắc đến là ngày giỗ của ai? - Em biết gì về các vua Hùng? - Các vua Hùng là người đầu tiên gây dựng nên đất nước ta. Nhà nước đầu tiên của dân tộc ta có tên là gì? ra đời vào khoảng thời gian nào? Để biết được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đầu tiên trong chương trình LS lớp 4, bài "Nhà nước Văn Lang" * Hoạt động 1: Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang - Treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hãy thảo luận nhóm đôi, đọc SGK/11,12, xem lược đồ để hoàn thành các nội dung sau: (treo bảng phụ viết sẵn y/c) - Gọi đại diện nhóm trình bày. Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt Tên nước Văn Lang Thời điểm ra đời Khoảng năm 700 TCN Khu vực h.thành Sông Hồng, sông Mã, sông cả - Hãy chỉ trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khu vực hình thành của nước Văn Lang. Kết luận: Nhà nước đầu tiên trong LS nước ta là nuớc Văn Lang. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TCN trên khu vực sông Hồng, sông mã, sông cả, đây là nơi người Lạc Việt sinh sống. * Hoạt động 2: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang - Hãy đọc SGK thảo luận nhóm đôi để điền tên các tầng lớp trong xã hội Văn Lang vào sơ đồ. (vẽ sẵn sơ đồ trên bảng phụ) - Gọi đại diện nhóm dán kết quả. - Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp? Đó là những tầng lớp nào? - Người đứng đầu trong nhà nước Văn lang là ai? - Tầng lớp sau vua là ai? họ có nhiệm vụ gì? - Người dân thường trong xã hội Văn Lang gọi là gì? - Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Văn Lang là tầng lớp nào? Họ làm gì trong xã hội. Kết luận: Xã hội Văn Lang có 4 tầng lớp: Hùng Vương , Lạc hầu và Lạc tướng, Lạc dân, nô tì. Hoạt động 3: Đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt - Y/c hs quan sát các hình trong SGK, GV giới thiệu từng hình, Y/c hs làm việc nhóm 4 để hoàn thành phiếu - Gọi đại dịện nhóm lên dán phiếu và trình bày 1 nội dung trước lớp. - Dựa vào bảng, hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt bằng lời của em. Nhận xét, tuyên dương hs trình bày tốt. Hoạt động 4: Phong tục của người Lạc Việt. - Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết. - Địa phương chúng ta còn lưu giữ các phong tục nào của người Lạc Việt? - Khen ngợi những hs nêu được nhiều phong tục. - Kết luận: Nhà nước đầu tiên của ta ra đời vào khoảng năm 700 TCN tên là nước Văn Lang, đứng đầu là Hùng Vương, người Lạc Việt biết làm rất nhiều việc, cuộc sống của họ rất vui tươi và có nhiều phong tục riêng - Gọi hs đọc ghi nhớ 4/ Củng cố - Trong một lần đến thăm Đền Hùng Bác Hồ nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước". Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bác Hồ. - Giáo dục: Yêu quê hương, yêu sự thanh bình của đất nước 5/ dặn dò: - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Nước Âu lạc - Là ngày giỗ tổ các vua Hùng. - Các vua Hùng là người có công dựng nước. - Lắng nghe - HS làm việc nhóm đôi - Đại diện nhóm lên dán phiếu và trình bày, nhóm khác nhận xét. 1/ Xác định thời gian ra đời của nước Văn Lang 2. Điền thông tin thích hợp vào bảng: - HS lên bảng chỉ - Lắng nghe - HS làm việc nhóm đôi Vua hùng Lạc tường, lạc hầu Lạc dân Nô tì - có 4 tầng lớp: Vua Hùng, Lạc tướng và Lạc Hầu, Lạc dân, nô tì. - vua, gọi là Hùng Vương - Lạc tướng, Lạc hầu, có nhiệm vụ giúp vua cai quản đất nước . - Gọi là Lạc dân - Nô tì, họ hầu hạ trong các gia đình giàu phong kiến. - HS quan sát, thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - lần lượt 3 hs trình bày - Sự tích bánh chưng bánh dày, Sự tích Mai An Tiêm, ... - tục ăn trầu, trồng khoai, tổ chức lễ hội vào mùa xuân, làm bánh chưng, bánh dày. - Lắng nghe - 3 hs đọc ghi nhớ. - HS nêu suy nghĩ ---------------- SINH HOẠT LỚP TUẦN 3. I . MỤC TIÊU : - Rút kinh nghiệm công tác đầu năm . Nắm kế hoạch công tác tuần tới . - Biết phê và tự phê. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động. - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - Kế hoạch tuần 4. - Báo cáo tuần 3. III. LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) - Tiếp tục : Ổn định nề nếp. - Học văn hoá tuần 3 - Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn. - Rèn luyện trật tự kỹ luật. 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) - Tiếp tục : Ổn định nề nếp. - Học văn hoá tuần 4 - Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn. - Rèn luyện trật tự kỹ luật. 5. Hoạt động nối tiếp : (1’) - Hát kết thúc . - Chuẩn bị : Tuần 4. - Nhận xét tiết . Duyệt Tổ chuyên môn ........................................................ ........................................................ ........................................................ ........................................................ Ngày........Tháng.......Năm 2011 Tổ trưởng chuyên môn
Tài liệu đính kèm: