Tiết 5 Bài: THƯ THĂM BẠN
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (TL được các câu hỏi ở SGK; Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.)
- KNS: Giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống; thể hiện sự cảm thông; tự nhận thức về bản thân.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ viết đoạn thư cần hướng dẫn.
III. Các hoạt động dạy - học:
Môn: TOÁN Tiết 11 Bài: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU I. Mục tiêu Ở tiết học này, HS: - Biết đọc, viết các số đến lớp triệu. - Củng cố về các hàng, lớp. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu): III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Cho HS hát tập thể. 2. Kiểm tra: - Kể tên các hàng đã học. Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: * HĐ 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. * HĐ 2. Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu : - GV treo tờ giấy đã ghi sẵn bài SGK/14. - Yêu cầu cả lớp viết số: 342 157 413 - Gọi 1 HS lên bảng viết số vào bảng và viết các chữ số vào vị trí của bảng phụ. - Yêu cầu HS nêu cách đọc số có nhiều chữ số. - GV kết luận. * HĐ 3. Luyện tập, thực hành Bài 1: Hoạt động cá nhân - GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số GV kẻ thêm một cột viết số. - GV yêu cầu HS viết các số mà BT yêu cầu. - GV yêu cầu HS kiểm tra các số bạn đã viết trên bảng. - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số. - GV chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số. Bài 2: Hoạt động nhóm đôi. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Dựa vào BT2 HS làm việc nhóm đôi. 4. Củng cố - dặn dò: - Nêu cách đọc, viết số có nhiều chữ số? -Hát. - 1 HS nêu. - 2 HS đọc. -Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - HS nghe GV giới thiệu bài. - HS cả lớp viết vào bảng con. - 1HS viết bảng lớn - Bạn nhận xét. - 1 HS đọc số ở bảng. - Lắng nghe. - HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào VBT. - HS kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn. - Làm việc theo cặp, 1 HS chỉ số cho HS kia đọc, sau đó đổi vai. - Mỗi HS được gọi đọc từ 2 đến 3 số. - Đọc số. - Nhóm đôi đọc số cho nhau nghe. - Lắng nghe và thực hiện. Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011 Môn: TẬP ĐỌC Tiết 5 Bài: THƯ THĂM BẠN I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. - Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (TL được các câu hỏi ở SGK; Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.) - KNS: Giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống; thể hiện sự cảm thông; tự nhận thức về bản thân. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ viết đoạn thư cần hướng dẫn. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Cho HS hát tập thể. 2. Kiểm tra: - Hai HS đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới : * HĐ 1. Giới thiệu bài: Ghi tiêu đề bài lên bảng. * HĐ 2. Luyện đọc - Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài. + Đọc nối tiếp từng đoạn. + Đọc trong nhóm. - HD phát âm. * HĐ 3. Tìm hiểu bài: - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài và thảo luận để trả lời câu hỏi: - Yêu cầu HS rút ra ý nghĩa - GV nhận xét kết luận ghi bảng. * HĐ 4. Luyện đọc diễn cảm: - Gọi HS đọc nối tiếp. - Nhận xét cách đọc của bạn. - Nhận xét khen ngợi. 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà đọc lại bài và xem trước bài: Người ăn xin. - Nhận xét tiết học. -Hát. - Hai HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi. -HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - HS đọc bài. - 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn. - Đọc trong nhóm. - HS phát âm: lũ lụt, xả thân, quyên góp... - 3 HS đọc nối tiếp và giải thích từ có trong đoạn đọc. -HS đọc thầm đoạn, bài và thảo luận để trả lời câu hỏi. - Thực hiện. - Lắng nghe, thực hiện. Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 3. Bài: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó khăn trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. - KNS: lắng nghe tích cực; giải quyết mâu thuẫn; xác định giá trị; hợp tác. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh +bảng phụ: III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Tại sao phải trung thực trong học tập ? - Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: * HĐ 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài. * HĐ 2. Nội dung bài: * HĐ 1: Kể chuyện “Một học sinh nghèo vượt khó”. - Giới thiệu truyện. - Giáo viên kể. - Yêu cầu HS kể tóm tắt câu chuyện. * HĐ 2: Thảo luận nhóm BT 1, 2. - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi 1, 2 (SGK trang 6). - Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến. - Ghi tóm tắt lên bảng. - Yêu cầu cả lớp chất vấn trao đổi, bổ sung * HĐ 3: Thảo luận nhóm 3 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm câu hỏi 3 (SGK trang 6) - Gọi đại diện nhóm trình bày cách giải quyết * Ghi nhớ (SGK). - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. * HĐ 4: Làm việc cá nhân (bài tập 1SGK). - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 4. Củng cố-dặn dò: - Chuẩn bị tiết sau. -Hát. -2 HS trả lời. - Cả lớp theo dõi và nhắc lại tiêu đề bài. - Lắng nghe - Theo dõi, lắng nghe - 2 HS kể, lớp lắng nghe. - Thảo luận theo 5 nhóm. - Đại diện 3 nhóm trình bày. - Lớp theo dõi. - Nhóm khác bổ sung. - Thảo luận theo nhóm 2. - Đại diện 3 nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, đánh giá - 2 HS đọc ghi nhớ. - 6 HS lần lượt nêu và giải thích. - Lắng nghe. Môn: KHOA HỌC Tiết 5 Bài: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO. I. Mục tiêu Ở tiết học này, HS: - Kể được tên có chứa nhiều chất đạm (thịt,cá, trứng,) và chất béo (mỡ, dầu, bơ). - Nêu được vai trò của các thức ăn có chứa nhiều chấtđạm và chất béo vớicơ thể: + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể. + Chất béo giàu năng lượng à giúp cơ thể hấp thụ các vi- ta- min A, D, E, K. - Giáo dục HS biết giữ gìn vệ sinh khi ăn uống. - KNS: Xác định giá trị; lắng nghe tích cực; tìm kiếm và xử lý thông tin. II. Đồ dùng dạy - học - Các hình minh hoạ ở trang 12, 13 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Gọi 2 HS lên kiểm tra các câu hỏi bài cũ. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: * HĐ 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. *HĐ2. Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo Bước 1: Hoạt động cặp đôi. - Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: - GV nhận xét, bổ sung Bước 2: Hoạt động cả lớp. - GV nhận xét kết luận. * HĐ3. Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo. - Làm việc nhóm 6. - Phát phiếu học tập cho nhóm và hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm, bảng thức ăn chứa chất béo. - GV chốt đáp án của bài tập 1 và 2 ở phiếu học tập. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK -Hát. - 2 HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK thảo luận - HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi. - Bạn nhận xét. - Lắng nghe. - HS nêu yêu cầu đề bài. Môn: CHÍNH TẢ Tiết 3 Bài: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ I. Mục tiêu - Nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ. - Làm đúng bài tập 2a/b. - Giáo dục HS tư thế ngồi viết, giữ vở sạch, chữ đẹp. - KNS: Giao tiếp; lắng nghe tích cực; hợp tác; quản lý thời gian. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 a hoặc 2b. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Ổn định nền nếp lớp học. 2. Kiểm tra: - Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: * HĐ 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. * HĐ 2. Hướng dẫn nghe - viết chính tả * Tìm hiểu bài. - GV đọc bài thơ. - Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày? - Bài thơ nói lên điều gì ? * Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết. - GV đọc: mỏi, dẫn đi, bỗng nhiên - Nhận xét cách viết, sửa sai. * HĐ 3 . Viết chính tả - GV đọc cho HS viết đúng yêu cầu. - Đọc toàn bài cho HS soát lỗi. - Thu vở chấm bài. HS dưới lớp đổi vở soát lỗi. - Nhận xét bài viết của HS. * HĐ 4. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 a: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Báo cáo sĩ số + Hát. - HS viết vào bảng con các từ ngữ đã tìm được ở nhà. - Cùng GV nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại. -Bạn nhỏ thấy bà vừa đi vừa chống gậy. - Bài thơ nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình. - HS nêu. - HS cả lớp viết vào bảng con, 2 HS viết vào bảng lớp. - Nhận xét bạn viết. - HS nghe GV đọc viết bài vào vở. - Lắng nghe và soát lỗi. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - Lắng nghe và điều chỉnh. - 1 HS đọc yêu cầu. - 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào VBT. - HS lắng nghe về nhà thực hiện. Thứ ba, ngày 6/9/2011 Môn: TOÁN Tiết 12 Bài: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu Ở tiết học này, HS: - Đọc, viết các số đến lớp triệu. - Bước đầu nhận biết giá trị của mỗi chữ số thêo vị trí của nó trong mỗi số. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. - Bài tập cần làm: BT1; BT2; BT3(a, b, c); BT4 (a, b). II. Đồ dùng dạy - học - Bảng viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - GV nhận xét, đánh giá. 3 Bài mới: * HĐ 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. *HĐ 2 . Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: - Treo giấy đã viết BT1. - Gắn số 315 700 806 - yêu cầu HS đọc và nêu vị trí của từng chữ số ở từng hàng. - GV nhận xét. - 2 phần còn lại của bài tập HS tự làm. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc số theo nhóm đôi cho nhau nghe . - Khi HS đọc số trước lớp, GV kết hợp hỏi về cấu tạo hàng lớp của số. - GV chốt ý cách đọc số. Bài 3: phần a,b,c - GV lần lượt đọc các số trong bài tập 3, yêu cầu HS viết các số theo lời đọc. - GV nhận xét phần viết số của HS. - GV nhận xét chung về cách viết số. Bài 4:(a,b) - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. - Gọi HS đọc kết quả. 4 Củng cố, dặn dò: - Về nhà hoàn thành các bài tập. - GV nhận xét giờ học. -Hát. - 2 HS lên nêu. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc số. - 1 HS lên gắn chữ số vào các hàng. - Cả lớp làm vào phiếu học tập. - 2 HS ngồi cạnh nhau đọc số cho nhau ngh ... thư - Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư. - Yêu cầu HS viết. Nhắc HS dùng những từ ngữ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành - Gọi HS đọc lá thư mình viết. - Nhận xét và cho điểm HS viết tốt. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Giao bài tập về nhà. -Báo cáo sĩ số + hát. - 1 HS trả lời câu hỏi. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS đọc thành tiếng. + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi. + Để thăm hỏi, động viên nhau, để thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm. + Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng. + Lương thông cảm, sẻ chia hòan cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương. + Lương báo tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt : quyên góp ủng hộ. Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm. + Nội dung bức thư cần: - Nêu lí do và mục đích viết thư. - Thăm hỏi người nhận thư. - Thông báo tình hình người viết thư. - Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm. + Phần Mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi. + Phần Kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn. - 3 đến 5 HS đọc. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Thảo luận, hoàn thành nội dung. - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. - HS suy nghĩ và viết ra nháp. - Viết bài. - 3 đến 5 HS đọc. -HS lắng nghe, thực hiện Thứ sáu, ngày 9/9/2011 Môn: TOÁN Tiết 15 Bài: VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I. Mục tiêu Ở tiết học này, HS: - Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân. - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. - Bài tập cần làm: Bài 1; 2; 3 (viết giá trị chữ số 5 của hai số). - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ hoặc băng giấy viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3 (nếu có thể). III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: -2 HS nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: * HĐ 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài. * HĐ 2. Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân - Trong cách viết số tự nhiên ở mỗi hàng chỉ có thể viết được mấy chữ số? - Cứ 10 đơn vị ở một hàng hợp thành một đơn vị nào liền nó ? cho ví dụ. - Với 10 chữ số : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 5, 6, 7, 8, 9 chúng ta có thể viết được bao nhiêu số tư nhiên ? Nêu ví dụ. - Nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. - Hãy nêu giá trị của chữ số 9 trong số 999. - GV: Viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân. * HĐ 3. Luyện tập thực hành: Bài 1: - GV treo BT1 viết khung sẵn gắn số 80 712 Yêu cầu HS đọc và phân tích hàng của mỗi chữ số - Phần còn lại HS làm vào phiếu. - GV nhận xét chung bài làm. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét. Bài 3 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì ? - GV treo bảng đã kẻ sẵn như SGK - Yêu cầu HS làm nháp ghi kết quả chữ số 5 trong mỗi số. - GV nhận xét chung bài làm của HS. 4. Củng cố, dặn dò: - GV tổng kết tiết học. - Nhận xét tiết học. -Hát. - 2 HS thực hiện. - HS khác nhận xét. - HS nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS nêu. - HS nêu : Cứ 10 đơn vị ở 1 hàng hợp thành một đơn vị ở hàng trên liền nó. 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn ............. - Viết được mọi số tư nhiên. - HS nêu từ phải – trái: 9 đơn vị, 9 chục và 9 trăm . -Vài HS nhắc lại - 1 HS đọc số và phân tích hàng ở mỗi số. - HS cả lớp làm vào phiếu. - HS nêu kết quả - 4 HS lên gắn số và cách đọc , phân tích hàng vào đúng vị trí của BT. - 1 HS nêu. - lớp làm vở, 1 HS làm giấy khổ lớn. - Dán bài tập đã làm lên bảng và chữa. - Đổi chéo vở chữa bài. - 2 HS nêu. - Cả lớp làm vào nháp theo số GV đọc và phân tích chữ số 5 trong mỗi số. - HS lắng nghe về nhà thực hiện. Môn: KĨ THUẬT Tiết 3 Bài: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. - Vạch được dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong ) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô. HS khéo tay cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt ít mấp mô. - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. - KNS: thể hiện sự tự tin; hợp tác; tư duy sáng tạo. II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh quy trình cắt vải theo đường vạch dấu. - Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và cắt dài khoảng 7- 8cm theo đường vạch dấu thẳng. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: - Một mảnh vải có kích thước 15cm +30cm. - Kéo cắt vải. - Phấn vạch trên vải, thước may (hoặc thước dẹt có chia cm). III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2.Kiểm tra: - Kiểm tra dụng cụ học tập. 3. Bài mới: * HĐ 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục tiêu của bài học. * HĐ 2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. -GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu. -Gợi ý để HS nêu tác dụng của đường vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu. -GV: Vạch dấu là công việc được thực hiện khi cắt,khâu, may 1 sản phẩm. Tuỳ yêu cầu cắt, may, có thể vạch dấu đường thẳng, cong.Vạch dấu để cắt vải được chính xác, không bị xiên lệch . * HĐ 3. GV hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật * Vạch dấu trên vải: -GV hướng dẫn HS quan sát H1a,1b để nêu cách vạch dấu đường thẳng, cong trên vải. -GV đính vải lên bảng và gọi HS lên vạch dấu. -GV lưu ý : +Trước khi vạch dấu phải vuốt phẳng mặt vải. +Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng. Đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt. +Khi vạch dấu đường cong cũng phải vuốt thẳng mặt vải. Sau đó vẽ vị trí đã định. * Cắt vải theo đường vạch dấu: -GV hướng dẫn HS quan sát H.2a, 2b (SGK) kết hợp quan sát tranh quy trình để nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu. -GV nhận xét, bổ sung và nêu một số điểm cần lưu ý: +Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn. +Mở rộng hai lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộm lên. +Khi cắt, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo. +Đưa lưỡi kéo cắt theo đúng đường vạch dấu. +Chú ý giữ an toàn, không đùa nghịch khi sử dụng kéo. -Cho HS đọc phần ghi nhớ. * HĐ 4. HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu. -Kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành của HS. -GV nêu yêu cầu thực hành: HS vạch 2 đường dấu thẳng , 2 đường cong dài 15cm. Các đường cách nhau khoảng 3-4cm. Cắt theo các đường đó. -Trong khi HS thực hành GV theo dõi,uốn nắn. * HĐ 5. Đánh giá kết quả học tập. -GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS theo tiêu chuẩn: +Kẻ, vẽ được các đường vạch dấu thẳng và cong. +Cắt theo đúng đường vạch dấu. +Đường cắt không bị mấp mô, răng cưa. +Hoàn thành đúng thời gian quy định. -GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS . 4. Củng cố- dặn dò: -Nhận xét về sự chuẩn bị,tuyên dương tinh thần học tập và kết quả thực hành. -GV hướng dẫn HS về nhà luyện tập cắt vải theo đường thằng, đường cong, đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài”Khâu thường”. -Hát. -Chuẩn bị đồ dùng học tập. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. -HS quan sát sản phẩm. -HS nhận xét, trả lời. -HS nêu. -HS quan sát và nêu. -HS vạch dấu lên mảnh vải -HS lắng nghe. - HS quan sát. -HS lắng nghe. -HS đọc phần ghi nhớ. -HS chuẩn bị dụng cụ. -HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu. -HS trưng bày sản phẩm. -HS tự đánh giá sản phẩm của mình. -HS cả lớp lắng nghe. Môn: ĐỊA LÝ Tiết 3 Bài: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao - Biết được Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn: - Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, trang phục được may thêu rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ - Nhà sàn được làm bằng các vật liệu như tre, gỗ, nứa... - HS khá giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ. - Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở HLS. -KNS: Tự nhận thức; lắng nghe tích cực; xử lý thông tin; hợp tác. II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở H Liên Sơn III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức: - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Nêu đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn? - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới : * HĐ 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. *HĐ2 . Hoàng Liên Sơn – nơi cư trú của một số dân tộc ít người: - GV Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: - Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt hơn ở đồng bằng ? -Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS . -Xếp thứ tự các dân tộc (dân tộc Dao, Mông, Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao. -Giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người ? -Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? Vì sao? - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. * HĐ3: Bản làng với nhà sàn : - GV phát PHT cho HS và HS dựa vào SGK, tranh, ảnh về bản làng, nhà sàn cùng vốn kiến thức của mình để trả lời các câu hỏi : -Bản làng thường nằm ở đâu ? - Bản có nhiều hay ít nhà ? - GV nhận xét và sửa chữa. * HĐ4: Chợ phiên, lễ hội, trang phục - GV Yêu cầu HS dựa vào mục 3, các hình trong SGK và tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời . 4. Củng cố, dặn dò: - GV gọi HS đọc trong khung bài học. - Nhận xét tiết học. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - HS trả lời. + dân cư thưa thớt. + Dao, Thái ,Mông + Thái, Dao, Mông. + Vì có số dân ít. + Đi bộ hoặc đi ngựa. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm 4 và mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - 3 HS đọc.
Tài liệu đính kèm: