Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

I. Mục tiêu

 1. Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ cướp mất cha .đọc đúng các tiếng, từ khó : Quách Tuấn Lương, Cù Chính Lan, đau đớn, xả thân. Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc của bức thư.

2. Hiểu các từ : xả thân , quyên góp, khắc phục

3. Hiểu được tình cảm của người viết thư: Thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

4. GDHS biết chia sẻ đau buồn cùng bạn.

5. THMT : Ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy và học :

 - Tranh minh họa bài, bảng phụ viết sẵn ND luyện đọc.

 

doc 40 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Ngày soạn : 9/9/2011 Ngày dạy: Thứ 2/12/9/2011
Tiêt 1 : Sinh hoạt đầu tuần
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
===================================
Tiết 2: Tập đọc:
THƯ THĂM BẠN
( THMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài)
I. Mục tiêu
	1. Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ cướp mất cha .đọc đúng các tiếng, từ khó : Quách Tuấn Lương, Cù Chính Lan, đau đớn, xả thân... Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc của bức thư.
2. Hiểu các từ : xả thân , quyên góp, khắc phục
3. Hiểu được tình cảm của người viết thư: Thương bạn muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. 
4. GDHS biết chia sẻ đau buồn cùng bạn.
5. THMT : Ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy và học : 
	- Tranh minh họa bài, bảng phụ viết sẵn ND luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra HS HTL bài thơ “ truyện cổ nước mình”TLCH về ND bài đọc 
- NX, đánh giá 
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Gián tiếp qua tranh 
b, Nội dung: 
* Luyện đọc: 
- Đọc toàn bài
- HD chia đoạn (3 đoạn )
- Đọc nối tiếp đoạn (2 lần )
- Luyện đọc đoạn theo cặp đôi 
- Đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài 
* Tìm hiểu bài :
- Đọc thầm và TLCH
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? ( Đ1 )
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+ Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
+ Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ?
* Xả thân: 
+ Nêu tác dụng những dòng mở đầu và kết thúc bức thư ? 
+ Nêu ND của bài cho cô?
* HD đọc diễn cảm:
- HD giọng đọc
- Nối tiếp đọc 3 đoạn của bức thư 
- Đọc diễn cảm đoạn“ Bình ....chia buồn với bạn” 
+ Đọc mẫu
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp 
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp 
- Nhận xét - ghi điểm
4. Củng cố - Dặn dò: 
 + Bức thư cho em biết điều gì về T/c của bạn Lương với bạn Hồng? 
- Liên hệ ý thức BVMT : lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên. 
- NX giờ học - Dặn dò. 
 1’
4’
1’
12’
10’
 9’
3’
- 2, 3 em đọc HTL - TLCH 
- Quan sát tranh	
- 1hs đọc
+ Đ1: Từ đầu ....chia buồn với bạn 
+ Đ2: Tiếp .....bạn mới như mình 
+ Đ3: Còn lại 
- Đọc nối tiếp theo đoạn
- Đọc đoạn theo N2
- 1, 2 em đọc - lớp theo dõi sgk
- Theo dõi sgk 
+ Không, Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo ...
+ Để chia buồn cùng Hồng 
+ Hôm nay đọc báo TNTP mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi .....ra đi mãi mãi
+ Lương khơi dậy trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm ....
+ Lương khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau: Mình tin rằng .....
+ Lương làm cho hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng còn có má,có cô bác ......
+ Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm và thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn hứa hẹn, kí tên, ghi họ tên người viết thư
*Thương bạn, muốn chia sẻ cùng bạn khi gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống. 
- Mỗi em đọc 1 đoạn nối tiếp (3 hs)
+ Theo dõi sgk 
+ Đọc bài trong nhóm2 
+ 3- 5 thi đọc diễn cảm
 + 2, 3 HS trả lời.
================================
Tiết 3: Toán
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo)(14)
I. Mục tiêu:
	- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu. Củng cố thêm về hàng và lớp, củng cố về cách dùng bảng thống kê.
	- Rèn kĩ năng đọc, viết về các số đến hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu cho Hs
	- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy – học :
	- Kẻ sẵn bảng như SGK trong bảng phụ, ND bài tập 1
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS đọc số: 342 100 000 và
834 000 000
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung: 
*Hướng dẫn đọc và viết số:
- Đưa ra bảng số rồi yêu cầu HS viết số.
- Đọc số
- Hướng dẫn HS đọc số: Tách số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu rồi đọc theo thứ tự từ trái sang phải.
- Ghi số: 
 217 563 100 ; 456 852 314.
*Thực hành: 
Bài 1: Viết và đọc số theo bảng:
(HĐCN)
 - Làm vào vở và đọc số theo bảng.
- Nhận xét, ghi điểm
 Bài 2: Đọc các số sau:
 (HĐCN – Miệng)
- Viết số: 7 312 836 ; 57 602 511;
351 600 307; 900 370 200;
400 070 192.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3 : Viết các số sau : 
 (HĐCN – Bảng con)
- Đọc số
- Nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố – dặn dò :
- Hệ thống ND bài 
- Dặn HS về làm bài tập 
- N.xét giờ học
1’
4’
1’
15’
 5’
5’
7’
2’
- HS Thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS viết số: 342 157 413
- HS đọc số 
- HS đọc, nêu cách đọc.
- 4, 5 Hs đọc số
- Đọc y/c
- HS thực hiện vào vở sau đó đọc bài.
+ 32 000 000 + 834 291 712
+ 32 516 000 + 308 250 705
+ 32 516 497 + 500 209 037
- Nx, sửa sai
- Đọc y/c
- Nối tiếp đọc :
+ Bảy triệu, ba trăm mười hai nghìn, tám trăm ba mươi sáu
+ 
- HS nhận xét, chữa bài.
- Đọc y/c
- 1HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
+ 10 250 214  + 253 564 818 ;
+ 400 036 105  + 700 000 231
- Nx, chữa bài
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
==================================
Tiết 1: Kĩ thuật
Bài 2 : CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
 I. Mục tiêu:
 	1. H biết vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu 
 	2. Vạch được đường vạch dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy định, đúng kĩ thuật
 	3. GD ý thức an toàn lao động.
 II. Đồ dùng dạy- học
	- 1 mảnh vải kích thước 20cm x 30 cm, kéo cắt vải, phấn thước. 
	- Vải, phấn, thước
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động củathầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bai cũ:
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
b. Nội dung
*Hoạt động 1: HD quan sát mẫu.
- Giới thiệu mẫu 
- Nêu tác dụng của vạch mẫu trên vải?
- Nêu các bước cắt vải theo đường vạch dấu.
*Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
- Theo quy trình và giới thiệu 
- Đính miếng vải lên bảng 
- Nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải?
- Nêu một số lưu ý trong sgk
*Ghi nhớ: SGK
*Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
 - Nx, tuyên dương.
4. Củng cố dặn dò.
- Cho HS nhắc lại quy trình 
- CB bài sau: kim, chỉ, vải, kéo
- Nhận xét giờ học
1’
5’
1’
5’
10’
9’
4’
-KT đồ dùng của H.
- Quan sát nhận xét mẫu.
- Vạch dấu là công việc được thực hiện trước khi cắt, khâu, may một sản phẩm nào đó. Tuỳ yêu cầu của người cắt, may có thể vạch dấu đường thẳng hoặc đường cong. Vạch dấu để cắt vải được chính xác , không bị xiên lệch 
- Cắt vải theo đường vạch dấu được thực hiện theo 2 bước.Vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch dấu trên vải 
- QS hình 1a,b,c sgk.
- 2 HS đánh dấu 2 điểm cách nhau 15 cm .
- 1 HS nối hai điểm đó để được một đường thẳng.
- 1 HS vạch dấu đường cong trên vải.
- Cắt theo đường vạch dấu, từng nhát cắt dứt khoát...
- 2-3 H đọc phần ghi nhớ sgk.
- Đánh giá sản phẩm theo 2 mức 
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành 
- 2em
=====================================
Tiết 5: Đạo đức:
Bài 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( Tiết1)
I. Mục tiêu:
Học song bài này HS có khả năng .
	1. Nhận thức được: Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập cần có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
	2. Xác định được những khó khăn trong cuộc sống và học tập của bản thân và cách khắc phục.
	- Quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn 
	3.Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh minh hoạ, bảng phụ giấy mầu.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu các hành vi thể hiện sự trung thực trong học tập ?
- NX , đánh giá.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung: 
*Hoạt động 1: HĐ nhóm đôi.
*Mục tiêu: Hiểu được nội dung câu chuyện và kể lại được câu chuyện 
- GV đọc câu chuyện “Một HS nghèo vượt khó”
+ Thảo gặp phải những khó khăn gì ?
+ Thảo đã khắc phục ntn?
+ Kết quả HT của bạn ra sao ?
+ Trước những khó khăn trong cuộc sống bạn Thảo đã làm gì để có kết quả HT như vậy ?
+ Nếu bạn Thảo không khắc phục được những khó khăn đó điều gì sẽ xảy ra ?
+ Trong cuộc sống khi gặp những điều khó khăn ta nên làm gì ?
+ Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì ?
*GV: Để học tốt chúng ta cần cố gắng kiên trì vượt qua những khó khăn tục ngữ đã có câu’’có chí thì nên
*Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 4.
*Mục tiêu: Biết tìm ra những hành vi thể hiên sự kiên trì bền bỉ trong học tập .
- HS đọc yêu cầu của bài rồi làm bài tập theo nhóm.
+ Khi gặp khó khăn trong học tập em sẽ làm gì?
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm
- Nx, tuyên dương.
*Hoạt động 3 : Liên hệ bản thân.
+ Kể những khó khăn trong học tập mà mình đã giải quyết được ?
+ Kể những khó khăn chưa có cách giải quyết ?
- Nx, bổ sung
4. Củng cố dặn dò:
- Đọc ghi nhớ -> Liên hệ giáo dục
- Nhắc Hs chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét giờ học.
TG
 1’
3’
1’
12’
10’
7’
2’
Hoạt động học
- Hát chuyển tiết.
- 2, 3 HS trả lời
- Tìm hiểu câu chuyện 
- HS lắng nghe và thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi .
+ Nhà xa trường, nhà nghèo, bố mẹ lại đau yếu luôn.Thảo phải làm việc nhà giúp bố mẹ .
+ Sáng đi học, chiều ở nhà làm giúp bố mẹ những việc nhà. Không có thời gian học nên tập trung học ở lớp. Sáng dậy sớm xem lại bài .
+ Bạn đã đạt HS giỏi suốt những năm học lớp 1,2,3
+ Bạn thảo đã khắc phục vượt qua mọi khó khăn đó để tiếp tục học tập .
+ Bạn Thảo có thể bỏ học (đó là điều không tốt, cha mẹ sẽ buồn, cô giáo và các bạn cũng rất buồn )
+ Khi gặp những khó khăn chúng ta cần phải vượt qua để tiếp tục đi học.
+ Giúp ta tiếp tục học cao, đạt kết quả tốt .
- Thảo luận nhóm 4, báo cáo và giải thích cách lựa chọn đó.
- Ghi dấu:
* Cách giải quyết tốt.
* Giải quyết chưa tốt 
+ Nhờ bạn giảng bài hộ em.
+ Chép bài giải của bạn 
+ Tự tìm hiểu đọc thêm sách vở tham khảo để làm .
+ Xem sách giải và chép bài giải .
+ Nhờ người khác giải hộ 
+ Nhờ bố mẹ, cô giáo, người lớn hướng dẫn.
+ Xem cách trong sách rồi tự giải bài 
+ Để lại chờ cô giáo chữa.
+ Dành thêm thời gian để làm bài.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS kể – HS  ... và còn là nơi giao lưu văn hoá 
+ HS quan sát và nêu .
+ Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, tết nhảy...
+ Thường tổ chức vào mùa xuân .Thi hát, ném còn, múa rạp, múa xoè...
+ Mỗi dân tộc có một trang phục riêng, trang phục được may thêu rất công phu thường có màu sắc sặc sỡ.
- 2, 3 HS nhắc lại nội dung (bài học )
- HS nêu lại các ý .
============================================
Tiết 3: Tập làm văn 
VIẾT THƯ
I. Mục tiêu:
	- Nắm chắc hơn ( so với lớp 3 ) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
	- Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi , trao đổi thông tin.
	GDHS có ý thức tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ để viết văn.
	- HS; vở, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 + Cần kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
 + Có những cách nào để kể lại lời nói của nhân vật?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung: 
*Nhận xét: 
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? 
+ Theo em người ta viết thư để
 làm gì ?
+ Đầu thư bạn Lương đã viết gì ?
+ Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào?
+ Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì ?
+ Theo em nội dung bức thư cần có những gì ?
+ Qua bức thư em nhận xét gì về phần mở đầu và phần kết thúc ?
* Ghi nhớ: 
* Luyện tập: 
a. Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Gạch chân dưới những từ: trường khác, để thăm hỏi, kể, tình hình lớp, trường em.
+ Đề bài y/c em viết thư cho ai ?
+ Mục đích viết thư là gì ?
+ Viết thư cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào ?
+ Cần thăm hỏi bạn những gì ?
+ Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp ở trường mình ?
+ Em nên chúc hứa hẹn với bạn điều gì ?
b. Viết thư:
- Dựa vào gợi ý để viết thư.
- Nhắc học sinh dùng những từ ngữ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành.
- Đọc lá thư của mình.
- Nhận xét cho điểm HS viết tốt.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại ghi nhớ. 
- Về nhà viết lại bức thư vào vở. 
- N. xét tiết học
1’
4’
1’
12’
3’
17’
3’
- Hát chuyển tiết.
- 2 HS trả lời.
- Nhắc lại đầu bài.
- HS đọc bài: Thư thăm bạn
+ Lương viết thư cho Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi.
+ Để thăm hỏi, động viên nhau, để thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm.
+ Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng. 
+ Lương thông cảm, sẻ chia với hoàn cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương. 
+ Lương thông báo tin về sự quan tâm của mọi người vơi nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp ủng hộ. Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm.
+ Nội dung bức thư cần:
- Nêu lí do và mục đích viết thư.
- Thăm hỏi người nhận thư.
- Thông báo tình hình người viết thư.
- Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm .
+ Phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi.
+ Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.
 - 3, 4 HS đọc ghi nhớ SGK
- HS đọc yêu cầu trong SGK
+ Viết thư cho một bạn ở trường khác.
+ Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay. 
+ Xưng hô bạn – mình ; cậu – tớ.
+ Hỏi thăm sức khoẻ, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn.
+ Tình hình sinh hoạt, học tập, vui chơi, văn nghệ, tham quan, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của trường, lớp em.
+ Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn thư sau.
- Viết bài vào vở.
- 3 – 5 HS đọc bài.
- HS đọc ghi nhớ.
- Về học thuộc phần ghi nhớ.
===========================================
Tiết 4: Chính tả: ( Nghe-viết ) 
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. Mục tiêu:
	1. Nghe viết chính tả bài thơ “Cháu nghe câu chuyện của bà”. Luyện viết các tiếng có âm đầu (tr/ ch) dễ lẫn. 
2. Nghe viết, trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ bài thơ “Cháu nghe câu chuyện của bà”. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu (tr/ ch) dễ lẫn. 
 Biết 
3. Giáo dục Hs ý thức rèn luyện chữ viết đúng, đẹp và trình bày sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc: lăn tăn, sáng trăng
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung: 
*HD nghe viết: 
- GV đọc bài thơ 
+ Bài thơ nói về nội dung gì ?
- HD – HS viết từ khó. 
+ Nêu cách trình bày bài thơ lục bát .
- Đọc từng câu cho HS viết 
- Đọc lại toàn bài 
- Chấm dãy 2
- GV nhận xét 
* HD HS làm bài .
Bài 2:
a. Điền vào chỗ trống ch/ tr
- HD – HS và yêu cầu Hs thực hiện.
+ Đoạn văn trên cho em biết điều gì ?
- Tương tự với phần b.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tổng kết bài
- Về nhà tìm và ghi vào vở 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng ch/ tr.
- Nx tiết học.
1’
4’
1’
20’
9’
5’
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp 
.
- 1 HS đọc lại bài thơ .
+ Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết đến cả đường về nhà mình 
- Luyện viết từ khó
+ Câu 6 viết lùi vào, cách lề vở 1 ô
+ Câu 8 viết sát lề vở .Hết mỗi khổ thơ phải để trống 1 dòng, rồi viết tiếp khổ thơ sau.
- Viết bài vào vở
- Soát lại bài .Từng cặp HS dưới lớp đổi vở soát lỗi –
- Sửa những chữ viết sai.
- Đọc thầm đoạn văn - làm bài vào vở .
- HS thực vào vở bài tập. 1 Hs làm vào bảng phụ.
 + Như tre mọc thẳng con người không chịu khuất. Người xưa có câu : ‘’Trúc dầu cháy đốt ngay vẫn thẳng ‘’Tre là thẳng thắn bất khuất !Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc .
+ Ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người .
- Lắng nghe, ghi nhớ.
========================================
Tiết 5: An toàn giao thông
Bài 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu:
	1. HS biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến. HS hiểu ý nghĩa tác dụng ,tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông .
	2. HS nhận biết nội dung của các biển báo ở khu vực gần trường học ,gần nhà hoặc thường gặp .
	3. Khi đi đường có ý thức tham gia giao thông chú ý đến các biển báo hiệu giao thông
II. Nội dung ATGT:
	1. Ôn các biển báo hiệu đã học
	- Biển báo cấm - Biển báo nguy hiểm - Biển chỉ dẫn .
	2. Học các biển báo mới .
	- Biển báo cấm - Biển báo nguy hiểm - Biển hiệu lệnh
III. Chuẩn bị:
	- Chuẩn bị biển báo
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung:
*Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới 
a. Mục tiêu: HS hiểu được nội dung của các biển báo hiệu
- HS nhớ lại ý nghĩa của 11 biển báo hiệu đã học
- HS có ý thức thực hiện biển báo hiệu khi qua đường
 b. Cách tiến hành: 
- Điều khiển người và các phương tiện giao thông đi trên đường người ta đặt các biển báo hiệu giao thông .
+ Các em đã từng nhìn thấy những biển báo nào? Biển báo đó có ý nghĩa gì ?
- Nhắc lại ý nghĩa của một số biển báo
*Chơi trò chơi : Chọn 3 nhóm mỗi nhóm 4 em chia cho mỗi em 1 biển báo đã học . Lần lượt 3 em nên chọn biển báo đúng với biển báo đã cầm.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu nội đung biển báo mới 
a. Mục tiêu: HS biết thêm 12 biển báo mới trong nội dung đã học
Củng cố nhận thức về đặc điểm của các lại biển báo
b. Cách tiến hành:
- Đưa ra: Biển số 11a; 12a
+ Em có nhận xét gì về hình dạng màu sắc ,hình vẽ của biển ?
+ Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào ?
+ Căn cứ vào hình vẽ trên em cho biết nội dung cấm của biển là gì ?
+ Đưa ra biển: 108; 209; 233 nêu hình dáng màu biển, hình vẽ ?
- Căn cứ vào hình vẽ bên trong, nội dung biển báo hiệu này là gì ?
- Căn cứ vào hình vẽ bên trong em biết nội dung biển báo hiệu sự nguy hiểm của biển ?
+ Với biển báo hiệu 301 (a,b.c.d) thuộc nhóm biển báo hiệu nào ? Có nội dung hiệu lệnh gì? 
*Hoạt động 3: Trò chơi biển báo 
a. Mục tiêu : Học sinh nhớ được nội dung của 23 biển báo hiệu .
b. Cách tiến hành:
- Chia làm 5 nhóm GV treo các biển báo
+ Y/C học sinh nhớ lại biển nào tên là gì ?
- Chỉ bất kỳ một biển báo nói ý nghĩa và tác dụng của biển báo.
- Nhận xét, bổ sung
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Tóm tắt lại mội lần cho HS ghi nhớ.
- Dặn HS đi đường phải thực hiện theo biển, không được làm trái với hiệu lệnh của biển
TG
1’
1’
6’
16’
7’
4’
Hoạt động học
- Hát chuyển tiết
- Ghi đầu bài
- HS tự nêu.
- Lắng nghe
- HS nên chơi trò chơi
- Tham gia chơi
- HS nhận xét
- Hình tròn
+ Màu: nền trắng ,viền đỏ
+ Hình vẽ: màu đen
- Biển 11a: đây là biển báo cấm
- Hình tròn
+ Màu: nền trắng viền đỏ
- Hình vẽ : chiếc xe đạp chỉ cấm đi xe đạp
- Biển 113: Chỉ ý nghĩa dừng lại
- HS nêu: Biển báo nguy hiểm
- Biển báo 208: Báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên .
- Biển báo 209: báo hiệu nơi giao nhau có tín hiệu đèn .
+ Biển 301(a,b,c,d) hướng đi phải theo
+ Biển báo 303: giao nhau chạy qua vòng xuyến
+ Biển 304: Đường dành cho xe thô xơ
+ Biển 305: Đường dành cho người đi bộ
- Mỗi nhóm một em lên gắn tên biển gắn xong lên tiếp tên của biển khác lần lượt cho đến hết .
- HS đọc
- Nối tiếp nêu
- HS nhận xét
- HS nhắc lại
- Lắng nghe - Ghi nhớ
=========================================
Tiết 6: SINH HOẠT
NHẬN XÉT TUẦN 3
I. Mục tiêu:
	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS.
	- HS có hướng phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt còn hạn chế.
II. Nội dung:
1. Tổ chức : Hát
2. Nhận định tình hình chung của lớp.
	a. Nề nếp: 
	+ Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	+ Đầu giờ trật tự truy bài
b. Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè. Song bên cạnh đó vẫn còn một vài em còn đánh chửi nhau với bạn	
c. Học tập: Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp. Bên cạnh đó còn một số em về nhà chưa có ý thức học bài ở nhà, trên lớp còn nói chuyên riêng.
	d. Lao động vệ sinh: Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
 TD: Chưa, Nam, Lâm PB: Yêu, Thắng, Hưng, Minh, Cơ 
3. Phương hướng.
 	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. 
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại.
=============================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 3.doc