TẬP LÀM VĂN: VIẾT THƯ
I. Mục đích yêu cầu :
- HS biết được mục đích của việc viết thư . Biết được nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư .
-Biết viết những bức thư thăm hỏi ,trao đổi thông tin đúng nội dung ,kết cấu ,lời lẽ chân thành , tình cảm .
-HS thấy được việc viết thư trao đổi tình cảm với người thân và bạn bè là sự cần thiết .
II. Đồ dùng dạy- học :
-GV : Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ – Bảng lớp viết sẵn phần luyện
tập – Giấy khổ lớn ghi sẵn các câu hỏi+ bút dạ.
-HS : Chuẩn bị sách vở.
III. Hoạt động dạy học:
Ngày soạn : TOÁN: VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Giúp học sinh hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về: Đặc điểm của hệ thập phân. Sử dụng mười kí hiệu ( chữ số ) để viết số trong hệ thập phân. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. - Học sinh có kỹ năng đọc, viết số nhanh, chính xác. - Giáo dục HS tính cẩn thận trong làm toán. II. Đồ dùng dạy - học: - GV : Bảng phụ viết sẵn nội dung của bài tập , bài tập 3. - HS : Chuẩn bị SGK và vở Toán. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: Nề nếp 2. Kiểm tra: -Gọi HS lên bảng làm bài tập về nhà. Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ trống để có các số tự nhiên liên tiếp: 125 127 999 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống: a) 123, 124, , , ,. b) 110 ,120 , , ., ., .., .. c) 10 987 , . , 10 989 , , ., , . - GV nhận xét , ghi điểm. 3. Bài mới : -Giới thiệu bài – Ghi đầu bài , gọi HS nhắc lại. * Hoạt động 1: Nhận biết đặc điểm của hệ thập phân. - GV viết lên bảng bài tập sau và yêu cầu HS làm bài . 10 đơn vị = chục 10 chục = .. trăm 10 trăm = nghìn nghìn = 1 chục nghìn 10 chục nghìn = ..trăm nghìn H: Qua bài tập trên, bạn nào cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó? * GV khẳng định: Chính vì thế ta gọi đây làøhệ thập phân. * Hoạt động 2: Cách viết số trong hệ thập phân. H: Trong hệ thập phân có bao nhiêu chữ số , đó là những chữ số nào? - Yêu cầu HS sử dụng các chữ số trên để viết các số sau: + Chín trăm chín mươi chín. + Hai nghìn không trăm linh năm. + Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba. GV: Như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tự nhiên. H: Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999? . GV: Cùng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau. Vậy có thể nói giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. * Hoạt động 3: Luyện tâïp thực hành. Bài 1: - Yêu cầu HS đọc bài mẫu. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập. - Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau, đồng thời gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để các bạn kiểm tra theo . - 2 HS lên bảng làm bài tập về nhà: ( ) ( ) - 2-3 em nhắc lại đầu bài. -1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở nháp. 10 đơn vị = 1chục 10 chục = 1trăm 10 trăm = 1 nghìn 10 nghìn = 1chục nghìn 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn - Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. -HS nhắc lại kết luận: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ 10 đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó. - Hệ thập phân có 10 chữ số, đó là các chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. -HS nghe GV đọc số và viết vào vở nháp , 1 HS lên viết trên bảng lớp. + 999 + 2005 + 685 402 793 - Giá trị của chữ số 9 ở hàng đơn vị là 9 đơn vị , của chữ số 9 ở hàng chục là 90, của chữ số 9 ở hàng trăm là 900. - HS lắng nghe và nhắc lại kết luận - 1 HS đọc bài mẫu, lớp theo dõi. - Cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Kiểm tra bài. Đọc số Viết số Số gồm có Tám mươi nghìn bảy trăm mười hai 80 712 8 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục, 2 đơn vị. Năm nghìn tám trăm sáu mươi tư 5 864 5 nghìn, 8 trăm, 6 chục, 4 đơn vị Hai nghìn không trăm hai mươi 2 020 2 nghìn, 2 chục Năm mươi lăm nghìn năm trăm 55 500 5 chục nghìn, 5 nghìn, 5 trăm Chín triệu năm trăm linh chín 9 000 509 9 triệu, 5 trăm, 9 đơn vị - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - GV viết số 387 lên bảng và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó. - GV nêu cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV nhận xét và sửa bài theo đáp án sau: 873 = 800 + 70 + 3 4 738 = 4 000 + 700 + 30 + 8 10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7 Bài 3: - H : Bài tập yêu cầøu chúng ta làm gì? - H : Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì? - GV viết số 45 lên bảng và hỏi: Nêu giá trị của chữ số 5 trong 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào nháp: 387 = 300 + 80 + 7 - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở . - HS nhận xét. - HS tự sửa bài vào vở. - Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau. - Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. - Trong số 45, giá trị của chữ số 5 là 5 đơn vị, vì chữ số 5 thuộc hàng đơn vị, lớp đơn vị. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Số 45 57 561 5824 5 824 769 Giá trị của chữ số 5 5 50 500 5000 5 000 000 3. Củng cố – Dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại bài học trên bảng. - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau . - 1 HS nêu bài học ở bảng. - HS lắng nghe. TẬP LÀM VĂN: VIẾT THƯ I. Mục đích yêu cầu : - HS biết được mục đích của việc viết thư . Biết được nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư . -Biết viết những bức thư thăm hỏi ,trao đổi thông tin đúng nội dung ,kết cấu ,lời lẽ chân thành , tình cảm . -HS thấy được việc viết thư trao đổi tình cảm với người thân và bạn bè là sự cần thiết . II. Đồ dùng dạy- học : -GV : Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ – Bảng lớp viết sẵn phần luyện tập – Giấy khổ lớn ghi sẵn các câu hỏi+ bút dạ. -HS : Chuẩn bị sách vở. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: Nề nếp 2. Kiểm tra: -HS 1: Cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì? Có những cách nào để kể lại lời nói của nhân vật ? - HS 2: làm bài tập 1 - HS 3: làm bài tập 2 - GV nhận xét – Xếp loại HS. 3. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đầu bài * Hoạt động 1: Phần nhận xét - Yêu cầu HS đọc lại bài Thư thăm bạn trang 25 SGK. H: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? H: Theo em người ta viết thư để làm gì ? H: Đầu thư bạn Lương viết gì ? H: Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào ? H: Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì ? H: Theo em, nội dung bức thư cần có những gì? H: Qua bức thư em có nhận xét gì về phần mở đầu và phần kết thúc ? * Hoạt động 2: Phần ghi nhớ. - GV treo bảng phụ ,yêu cầu HS đọc ghi nhớ . *Hoạt động 3: Phần luyện tâp. a. Tìm hiểu đề: - -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập SGK. -GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài: trường khác để thăm hỏi, kể tình hình lớp, trường em. - GV phát bút giấy bút cho từng nhóm. - Yêu cầu HS trao đổi,viết vào phiếu nội dung cần trình bày. - Gọi các nhóm hoàn thành trước dán phiếu lên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét để hoàn thành phiếu đúng: + Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? ( Viết thư cho một bạn trường khác ) + Mục đích viết thư là gì ? ( Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, trường em hiện nay). + Cần thăm hỏi bạn những gì? (Hỏi thăm sức khỏe, việc học hành ở trường mới,tình hình gia đình, sở thích của bạn). + Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình? ( Tình hình học tập, sinh hoạt,vui chơi, văn nghệ, tham quan, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của trường , lớp em). + Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì? ( Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn thư sau). - Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư vào nháp. - Yêu cầu HS làm bài– Nhắc HS dùng những từ ngữ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành. - Gọi HS đọc lá thư mình viết. - Nhận xét và cho điểm HS viết tốt. 4. Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài sau. Trang, đạt -HS nhắc lại đầu bài -1HS đọc , lớp theo dõi . - Lương viết thư cho Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi . - Để thăm hỏi, động viên nhau ,để thông báo tình hình , trao đổi ý kiến , bày tỏ tình cảm -Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng . - Lương thông cảm , chia sẻ với hoàn cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương . -Lương thông báo tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt :quyên góp ủng hộ . Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm. -Nội dung bức thư cần : + Nêu lí do và mục đích viết thư . + Thăm hỏi người nhận thư . + Thông báo tình hình người viết thư . + Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm . + Phần mở đầu ghi địa điểm , thời gian viết thư , lời chào hỏi. + Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn. + 4 em đọc thành tiếng –Lớp lắng nghe nhẩm theo. + 1HS đọc yêu cầu trong SGK - cả lờp đọc thầm. - Theo dõi. - Nhận đồ dùng học tập - Thảo luận nhóm (4 em) hoàn thành nội dung. - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. -Lớp theo dõi. - HS tự suy nghĩ và viết ra nháp. - HS viết bài vào vở. - 3 đến 5 HS đọc. - HS theo dõi. - Lắng nghe và ghi nhận. KĨ THUẬT: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG I. Mục tiêu : - HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. -Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. II.Đồ dùng dạy học: - GV : Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được va ømột số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. - HS : Vật liệu và dụng cụ cần thiết : + Hai mảnh vải hoa giống nhau , mỗi mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm. + Chỉ khâu, kim khâu , kéo, thước , phấn vạch. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: Nề nếp 2. Kiểm tra: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài ,gọi HS nhắc lại đầu bài. * Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu. -GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét. - Yêu cầu HS nêu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải và nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải. *GV kết luận: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm. Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo, ống quầncó thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối, * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 em quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK để trả lời các câu hỏi sau : 1. Hãy nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường? 2. Nêu cách vạch dấu đường khâu ghép hai mép vải? 3. Nêu cách khâu lược hai mép vải bằng mũi khâu thường ? 4. Em hãy cho biết khâu ghép hai mép vải được thực hiện ở mặt trái hay mặt phải của hai mảnh vải ? 5. Hãy nêu cách khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu? -Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét , chốt ý. - GV hướng dẫn HS một số điểm cần lưu y ùsau: + Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải. + Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược. + Sau mỗi lần rút kim, kéo chỉ,cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu cho thật phẳng rồi khâu các mũi kim tiếp theo. - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác GV vừa hướng dẫn trên. - GV nhận xét,ø chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn . - Gọi 1 -2 HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. 4. Củng cố – dặn dò: - Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để tiết sau thực hành. HS để phần chuẩn bị lên bàn cho GV kiểm tra. + 2 HS nhắc lại đầu bài. - HS quan sát, nhận xét, bạn bổ sung: ( Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau . Mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải.) -HS nêu cá nhân, bạn khác bổ sung. -Lắng nghe. - Quan sát hình và thảo luận nhóm 4 em - Cử thư ký ghi kết quả *Kết quả thảo luận đúng như sau: Câu1: Khâu ghép hai mép vải Kđược thực hiện ba bước: + Vạch dấu đường khâu trên mặt trái của một mảnh vải. + Khâu lược ghép hai mảnh vải. + Khâu thường theo đường dấu. Câu 2: Vạch dấu đường khâu trên mặt trái của một mảnh vải. Câu 3: Đặt mảnh vải thứ nhất lên trên mảnh vải thứ hai sao cho hai mặt phải úp vào nhau, đường vạch dấu ở trên va øhai mép vải chuẩn bị khâu bằng nhau. Khâu lược để cố định hai mép vải. Câu 4: Khâu ghép hai mép vải được thực hiện ở mặt trái của hai mảnh vải. Câu 5:- Khâu lại mũi bằng mũi khâu thường. - Cuối cùng luồn kim qua vòng chỉ và rút chặt nút chỉ. - 2 HS lên bảng thực hiện, bạn khác nhận xét. - HS theo dõi. - HS đọc ghi nhớ, cả lớp đọc thầm. - 1 HS đọc phần ghi nhớ. - Lớp lắng nghe và ghi nhận.
Tài liệu đính kèm: