Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 (Bản 2 cột đẹp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 (Bản 2 cột đẹp)

I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1 – Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu y nghĩa của bài : ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.

2 – Kĩ năng

+ Đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui , dịu dàng và dí dỏm thể hiện niềm vui , sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra những sắc vẻ đổi thay muôn màu của dòng sông quê hương.

- Học thuộc lòng bài thơ.

3 – Thái độ

- Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên , yêu quê hương đất nước.

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Tranh ảnh một số con sông .

- Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3)

- Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.

- Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi.

 3. Bài mới : (27)

 a) Giới thiệu bài :

 

doc 46 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 (Bản 2 cột đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 10 tháng 4 năm 2006.
Tập đọc 
Tiết 59:	HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT. 
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1 – Kiến thức 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
2 – Kĩ năng 
- Đọc lưu loát toàn bài . Chú ý :
+ Đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Xê-vi-la, Tây Ban Nha , Ma-gien-lăng , Ma-tan .
+ Đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng , năm.
- Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
3 – Thái độ 
- Giáo dục HS yêu mến những con người quả cảm
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Ảnh minh chân dung nhà bác học Ma-gien-lăng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) “ Trăng ơi . . . từ đâu đến ? ”
	Đọc và trả lời câu hỏi.
 3. Bài mới : (27’) 
 a) Giới thiệu bài : Hơn 1000 ngày vòng quanh trái đất.
- Bài học hôm nay cho ta biết Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
 b) Các hoạt động : 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. Viết lên bảng tên riêng nước ngoài : Xê-vi-la, Tây Ban Nha , Ma-gien-lăng , Ma-tan và các chữ số chỉ ngày, tháng , năm.
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
Đoàn thám hiểm bị thiệt hại như thế nào?
Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?
Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
-Cho đọc tiếp nối và hướng dẫn đọc diễn cảm , thể hiện đúng nội dung theo gợi ý phần luyện đọc
- GV đọc diễn cảm đoạn Vượt Đại Tây Dương..tinh thần. 
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
-Luyện đọc tên riêng
- HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn. ( 2 – 3 lượt)
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
*HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
-Khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
- Cạn hết thức ăn, hết nước ngọt, phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân. 
- Ra đi với 5 chiếc thuyền, đoàn thám hiểm mất 4 chiếc thuyền lớn, gần 200 người bỏ mạng dọc đường chỉ còn 18 thuỷ thủ sống sót.
-Xuất phát từ biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha ( Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu Á – Ấn Độ Dương – Châu Âu )
- Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử 
-6 HS nối nhau đọc 1 lượt.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại nội dung chính của bài.
 5. Dặn dò : (1’)
	- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn , học thuộc đoạn 1 .
- Chuẩn bị : Dòng sông mặc áo.
6. Rút kinh nghiệm : 
..
......
Thứ hai, ngày 10 tháng 4 năm 2006.
Chính tả 
TIẾT 30:	ĐƯỜNG ĐI SA PA.
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Nhớ và viết đúng chính tả đoạn văn đã học thuộc lòng trong bài: Đường đi Sa Pa.
 2Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn : r/d/gi hoặc v/d/gi.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Ba bốn tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2 a/2b.
 - Ba bốn tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT3a/3b.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) 
HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài :
- Nhớ và viết Đường đi Sa Pa. Phân biệt: r/d/gi hoặc v/d/gi.
Các hoạt động :
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: từ Hôm sauđến hết. 
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn.
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 Hoạt động2: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
 Hoạt động 3: HS làm bài tập chính tả 
HS đọc yêu cầu bài tập 2b và 3b. 
Giáo viên giao việc 
Cả lớp làm bài tập 
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
HS theo dõi trong SGK 
HS đọc thầm 
HS viết bảng con 
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
Cả lớp đọc thầm
HS làm bài 
HS trình bày kết quả bài tập 
Bài 2b: HS lên bảng thi tiếp sức. 
Bài 3b: thư viện – lưu giữ – bằng vàng – đại dương – thế giới.
HS ghi lời giải đúng vào vở. 
4. Củng cố - Dặn dò :
	- Nhận xét.
	- Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
- Chuẩn bị : Nghe – viết Nghe lời chim nói.
Thứ ba, ngày 11 tháng 4 năm 2006.
Luyện từ và câu
TIẾT 59:	MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH, THÁM HIỂM.
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Tiếp tục mở rộng vốn từ về du lịch thám hiểm .
2. Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được . 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một số tờ phiếu nội dung BT 1,2 .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’)
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu , đề nghị 
3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài : 
	- MRVT: Du lịch, thám hiểm.
- Bài học thuộc chủ điểm du lịch, thám hiểm , sẽ cung cấp cho các em 1 số từ chỉ địa danh, giúp các em phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi “Du lịch trên sông”.Dùng các từ đã học trong giao tiếp thích hợp.
 b) Các hoạt động : 
Bài tập 1: 
Phát phiếu cho HS các nhóm trao đổi
Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- GV chốt ý đúng. 
Bài tập 2 : Tiến hành tương tự bài tập 1
Phát phiếu cho HS các nhóm trao đổi
Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
-GV chốt ý đúng. 
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu
Mỗi HS tự chọn một nội dung viết về du lịch hay thám hiểm.
- GV chốt ý đúng. Tuyên dương đoạn văn hay.
HS đọc yêu cầu
HS thảo luận.
HS trình bày kết quả. 
a) , nón , quần áo thể thao, lều trại, ..
b) .. , ô tô, máy bay, xe buýt, vé xe,.
c) .., nhà nghỉ , phòng trọ,.
d) công viên, núi, thác, ..
HS đọc yêu cầu
HS thảo luận.
HS trình bày kết quả. 
a) Đồ ăn, nước uống,.
b) Núi cao, rừng rậm, sa mạc, mưa gió.
c) Thông minh, nhanh nhẹn, ham hiểu biết.
HS đọc đoạn viết trước lớp.
Cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố : (3’)
	- Nhận xét.
 5. Dặn dò : (1’)
	- Chuẩn bị bài: Câu cảm 
6. Rút kinh nghiệm : 
..
......
Thứ ba, ngày 11 tháng 4 năm 2006.
Kể chuyện 
TIẾT 30: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói :
-Hs biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) các em đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa nói về về du lịch hay thám hiểm.
-Hiểu cốt truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
 2. Rèn kỹ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
-Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)
-Truyện về du lịch hay thám hiểm.
-Giấy khổ tó viết dàn ý KC.
-Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’)
	- Kể chuyện về Đôi cánh của ngựa trắng
 3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài : 
- Hôm nay , chúng ta sẽ tập kể chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm để thấy rằng :Phải mạnh dạn đi đó đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng. 
 b) Các hoạt động :
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu HS nối tiếp đọc các gợi ý.
-Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình sắp kể.
*Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện . Nhắc HS lưu ý:
+Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
+Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
+Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
-Đọc và gạch: Kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.
-Đọc gợi ý.
-Đọc dàn ý và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
-Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
 4. Củng cố : (3’)
	-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
 5. Dặn dò : (1’)
	 -Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
6. Rút kinh nghiệm : 
..
..
..
..
Thứ tư, ngày 12 tháng 4 năm 2006.
Tập đọc 
Tiết 60:	 DÒNG SÔNG MẶC ÁO.	
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1 – Kiến thức 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu y nghĩa của bài : ca ngợi ... ng quanh
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
 SGK, SGV; 1 số tượng người, con vật làm bằng thạch cao, sứ ;
Aûnh người hoặc con vật và ảnh các hình nặn ; BT nặn của HS lớp trước. Đất nặn, giấy màu, hồ 
Học sinh :
Aûnh người các con vật; SGK; Vở thực hành; Đất nặn , màu vẽ, giấy màu, hồ .
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Khởi động : ( 1’ )
2. Bài cũ : (3’) Vẽ tranh : đề tài An toàn giao thông.
	Nhận xét hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung 
3. Bài mới : (27’)
a) Giới thiệu bài: Tập nặn tạo dáng : Đề tài tự chọn .
HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn 
HS biết cách nặn được một hay hai hình người hoặc con vật , tạo dáng theo ý thích b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét 
-Giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn bị và gợi ý hs nhận xét:
-Cho hs xem hình nặn người và vật.
Hoạt động 2:Cách nặn 
-Yêu cầu hs nhắc lại cách nặn. Có mấy cách ?
-Lưu ý sau khi nặn phải tao dáng cho hình mẫu.
Hoạt động 3:Thực hành 
-Hướng dẫn nhắc nhở.
Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá 
-Chọn và nhận xét, tuyên đương khen và động viên những bài chưa tốt.
-Quan sát và nhận xét.
+Các bộ phận chính của hình.
+Dáng của hình.
-Nhắc lại, có hai cách:Nặn từng phần ráp lại và từ một thỏi nặn thành các bộ phận. Nặn thêm các chi tiết phụ cho sinh động.
-Mỗi các nhân nặn một hình và xếp với nhau tạo thành đề tài.
-Cả lớp chia thành nhiều nhóm mỗi nhóm nặn một đề tài. Lưu ý các hình tương đối đồng đều.
-Trình bày sản phẩm.
4. Củng cố : (3’)
	 -Nhận xét HS hiểu về đề tài và những hình ảnh phù hợp. 
5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .	
6. Rút kinh nghiệm : 
..
......
Thứ năm, ngày 13 tháng 4 năm 2006.
Âm nhạc 
TIẾT 30: 	ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN - 
	CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN.	
I. MỤC TIÊU :
HS ôn tập và trình bày 2 bài hát Chú voi con ở Bản Đôn và Thiếu nhi thế giới liên hoan theo cách hát : hòa giọng , lĩnh xướng và đối đáp . 
Tập trình bày theo đơn ca , song ca , tốp ca . 
Tập biểu diễn bài hát , kết hợp động tác phụ hoạ. 
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên :
Nhạc cụ ; Tranh ảnh minh họa về nội dung của 2 bài hát ôn tập ;
Phân công HS đảm nhận vai trò hát lĩnh xướng và hát đối đáp . 
Học sinh :
SGK ; Vở ghi nhạc ; Nhạc cụ gõ ; Học thuộc lời và ôn lại động tác phụ họa cho 2 bài hát ôn tập .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Khởi động : ( 1’ )
2.Bài cũ : Học bài hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan và bài T Đ N số 8
3.Bài mới : (27’)
 A).GIỚI THIỆU BÀI: 
Ôn tập 2 bài hát Chú voi con ở Bản Đôn và Thiếu nhi thế giới liên hoan. 
Kiểm tra việc trình bày 2 bài hát. 
 b) Các hoạt động : 
Nội dung 1: Ôn bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.
Nội dung 2: Ôn tập bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
Nội dung 3: Kiểm tra việc trình bày hai bài hát.
GV nhận xét, cho điểm. 
Hoạt động 1: Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng và hát hoà giọng. 
Trong khi trình bày bài hát, HS vừa hát và gõ đệm bằng 2 âm sắc.
Hoạt động 2: Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, hát hoà giọng và kết hợp động tác phụ hoạ. 
Hoạt động 1: Phối hợp ba cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng. 
Lời 1: Một HS đảm nhận lĩnh xướng đoạn 1, tất cả cùng hát hoà giọng đoạn 2.
Lời 2: Chia lớp thành hai nửa hát đối đáp đoạn 1, tất cả cùng hát hoà giọng đoạn 2. 
Hoạt động 2: Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp, hoà giọng vàkết hợp động tác phụ hoạ.
HS tự lựa chọn bạn cùng song ca hoặc nhóm nhỏ 3-5 HS, trình bày một trong hai bài hát. 
4. Củng cố : (3’)
	Nhắc HS ôn tập 2 bài TĐN số 7, số 8 : đọc nhạc và ghép lời. 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .	
6. Rút kinh nghiệm : ..
......
Thứ tư, ngày 12 tháng 4 năm 2006.
Thể dục 
Tiết 59:	Ôn Tập : NHẢY DÂY
I. MỤC TIÊU :	
- Kiểm tra nhảy dây chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
và nâng cao thành tích .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , dụng cụ và bóng , kẻ sân chơi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
* Xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân : 1 phút.
* Ôn các động tác chân , lườn , bụng và nhảy bài thể dục phát triển chung: 2 lần / 8 nhịp.
* Ôn nhảy dây: 3 – 4 phút
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác thể dục rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . 
a) Nội dung ôn tập: Nhảy dây cá nhân kiểu chân trước chân sau
b) Tổ chức và phương pháp ôn tập .
-Kiểm tra nhiều đợt mỗi đợt 5 HS
- Ra hiệu lệnh bằng còi. Quan sát cách thực hiện động tác của từng HS và số lần nhảy để đánh giá xếp loại.
c) Cách đánh giá:
- Hoàn thành tốt : Nhảy cơ bản đúng kiểu, đạt 6 lần liên tục.
- Hoàn thành : Nhảy cơ bản đúng kiểu, đạt 4 lần liên tục.
- Chưa hoàn thành : 
* Nhảy sai kiểu. 
* Nhảy cơ bản đúng kiểu, đạt dưới 4 lần liên tục.
Hoạt động lớp, nhóm .
- Mỗi HS nhảy thử từ 1 – 2 lần.
- Cử 3 – 5 HS đếm số lần nhảy .
- HS đến lượt kiểm tra cầm dây tiến lên đứng vào vị trí qui định, thực hiện tư thế chuẩn bị. Khi có lệnh bắt đầu nhảy, khi dây bị vướng chân thì ngừng lại. 
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 2 phút .
- Nhận xét , công bố kết quả kiểm tra , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
- Một số động tác hồi tĩnh : 1 phút .
6. Rút kinh nghiệm : ..
......
Thứ sáu, ngày 14 tháng 4 năm 2006.
 Thể dục 
Tiết 60:	MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN – TRÒ CHƠI “ KIỆU NGƯỜI”
I. MỤC TIÊU :
	- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn . Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Ôn Nhảy dây chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và nâng cao thành tích .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , dụng cụ và bóng , kẻ sân chơi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
Mở đầu : 6 – 10 phút .
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
* Xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân : 1 phút.
* Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc : 120m – 150m.
* Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu : 1 phút.
- Một số động tác của bài TDPTC : 2 lần / 8 nhịp.
- Ôn nhảy dây : 1 – 2 phút
Cơ bản : 18 – 22 phút .
MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác thể dục rèn luyện tư thế cân bằng và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . 
a) Môn tự chọn: 9 – 11 phút.
-Đá cầu : 9 – 11 phút.
 Nêu tên động tác, HS tự tập
- Ném bóng : 9 – 11 phút.
* Ôn một số động tác bổ trợ: 2 phút.
 Nêu tên động tác, làm mẫu, HS tập , uốn nắn chỗ sai
* Ôn cầm bóng , đứng chuẩn bị – ngắm đích – ném bóng vào đích: 7 - 8 phút. 
b) Trò chơi vận động 9 – 11 phút .
Trò chơi “Kiệu người”.
-Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi,
-Trực tiếp điều khiển , chú ý nhắc nhở , đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em .
Hoạt động lớp, nhóm .
-HS ôn tâng cầu bằng đùi: 2 – 3 phút.
*Chia tổ tập luyện theo đội hình hàng ngang do tổ trưởng điều khiển. 
* Tập theo đội hình như tâng cầu bằng đùi bằng hình thức thi đua.
- Thi tâng cầu bằng đùi: 2 – 3 phút. 
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- Tập hợp theo 2 – 4 hàng ngang sau vạch chuẩn bị
-Theo dõi.
-Chia thành nhóm 3, tập động tác kiệu tại chỗ, sau đó di chuyển nhanh trong 5 -7m
( chơi thử 1 lần.)
-Chơi chính thức.
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Hệ thống bài : 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Hoạt động lớp .
-Đi đều và hát : 2 phút
- Một số động tác hồi tĩnh : 1 phút .
6. Rút kinh nghiệm : ..
......
Thứ sáu, ngày 14 tháng 4 năm 2006.
Sinh hoạt
TUẦN 30
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 31 .
- Báo cáo tuần 30 .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội .
- Tham dự Đại hội Liên Đội .
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội .
- Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội .
 4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta .
- Chơi trò chơi : Tìm bạn thân .
 5. Tổng kết : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 31 .
- Nhận xét tiết .
 6. Rút kinh nghiệm : 
	- Ưu điểm : ....
	- Khuyết điểm :
....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_ban_2_cot_dep.doc