BÀI: THỰC HÀNH
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS
- Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm) trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như: đo chiều dài, chiều rộng phòng học; khoảng cách giữa hai cây, hai cột ở trong sân trường )
- Biết vẽ một đoạn thẳng theo độ dài cho trước (không quá lớn).
II.CHUẨN BỊ:
- Mỗi HS phải có thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc
- Phiếu thực hành để ghi chép.
- Vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Ngày: Tuần: 30 Môn: Toán BÀI: TỈ LỆ BẢN ĐỒ I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS bước đầu nhận biết ý nghĩa & hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì? (Cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu?) II.CHUẨN BỊ: Bản đồ Thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố Vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 15 phút 15 phút 5 phút Khởi động: Bài cũ: Luyện tập chung GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Giới thiệu tỉ lệ bản đồ GV đưa một số bản đồ chẳng hạn: Bản đồ Việt Nam có tỉ lệ 1 : 10 000 000, hoặc bản đồ thành phố Hà Nội có ghi tỉ lệ 1 : 500 000 & nói: “Các tỉ lệ 1 : 10 000 000, 1 : 500 000 ghi trên các bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ” Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần, chẳng hạn: Độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 1cm x 10 000 000 = 10 000 000cm hay 100 km. Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị (cm, dm, m) & mẫu số cho biết độ dài tương ứng là 10 000 000 đơn vị (10 000 000 cm, 10 000 000dm, 10 000 000m) Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Yêu cầu HS quan sát bản đồ Việt Nam rồi viết vào chỗ chấm. Lưu ý: Nên để HS tự điền vào chỗ chấm (sau bài giảng). GV không nên hướng dẫn nhiều để HS làm quen. Bài tập 2: Yêu cầu HS nhìn vào sơ đồ (có kích thước & tỉ lệ bản đồ cho sẵn: rộng 1cm, dài 1dm, tỉ lệ 1 : 1 000) để ghi độ dài thật vào chỗ chấm, chẳng hạn: Chiều rộng thật: 1 000cm = 10m Chiều dài thật: 1 000dm = 100m Bài tập 3: - GV có thể mô tả bài toán trên bản đồ xã Bình Minh, rồi yêu cầu HS tìm độ dài thật đường từ Ủy Lưu ý: Ở bài 2, bài 3: “Từ độ dài thu nhỏ đúng bằng 1 đơn vị dài (chẳng hạn 1cm, 1dm) để tìm độ dài thật có số đo tương ứng theo cm hoặc dm sau đó đổi số đo ra m hoặc km như yêu cầu đề bài”. Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Ứng dụng tỉ lệ bản đồ HS sửa bài HS nhận xét HS quan sát bản đồ, vài HS đọc tỉ lệ bản đồ HS quan sát & lắng nghe HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài Bản đồ Vở Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 30 Môn: Toán BÀI: ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS: Từ độ dài thu nhỏ trên bản đồ (có tỉ lệ đã cho), biết cách tìm độ dài thật trên mặt đất. II.CHUẨN BỊ: Vẽ lại sơ đồ trong SGK vào tờ giấy to. Vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 8 phút 7 phút 15 phút 4 phút Khởi động: Bài cũ: Tỉ lệ bản đồ GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm bài toán 1 GV hỏi: + Độ dài thu nhỏ trên bản đồ (đoạn AB) dài mấy xăngtimét? + Tỉ lệ bản đồ ở đây là bao nhiêu? + 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng-ti-mét? + 2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng-ti-mét? GV giới thiệu cách ghi bài giải (như trong SGK) Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài toán 2 GV thực hiện tương tự như bài toán 1. Lưu ý: Độ dài thu nhỏ ở bài toán 2 khác 1 đơn vị đo (ở bài này là 102mm) Đơn vị đo của độ dài thật cùng tên đơn vị đo của độ dài thu nhỏ trên bản đồ là mm. Khi cần ta sẽ đổi đơn vị đo của độ dài thật theo đơn vị đo cần thiết (như m, km) Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: Yêu cầu HS tính được độ dài thật theo độ dài thu nhỏ trên bản đồ và tỉ lệ bản đồ cho trước. Chẳng hạn: Ở cột một có thể tính: 2 x 500 000 = 1 000 000 (cm) Tương tự có: 45 000dm (ở cột hai); 100000mm (ở cột ba) Bài tập 2: GV gợi ý: Bài toán cho biết gì? Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào? Chiều dài phòng học (thu nhỏ) trên bản đồ là bao nhiêu? Bài toán hỏi gì? Bài tập 3: Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Ứng dụng tỉ lệ bản đồ (tt) HS sửa bài HS nhận xét Dài 2cm 1 : 300 300cm 2cm x 300 HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa Vở Các ghi nhận, lưu ý: Ngày Tuần: 30 Môn: Toán BÀI: ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ (tt) I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS Từ độ dài thật & tỉ lệ bản đồ cho trước, HS biết cách tính được độ dài thu nhỏ trên bản đồ. II.CHUẨN BỊ: Vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 8 phút 7 phút 15 phút 4 phút Khởi động: Bài cũ: Ứng dụng tỉ lệ bản đồ GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm bài toán 1 GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu đề toán + Độ dài thật là bao nhiêu mét? + Tỉ lệ bản đồ là tỉ số nào? + Phải tính độ dài nào? + Theo đơn vị nào? Vì sao cần phải đổi đơn vị đo độ dài của độ dài thật ra xăngtimét? Hướng dẫn HS nêu cách giải (như SGK) GV có thể giải thích thêm: Tỉ lệ bản đồ 1 : 500 cho biết cứ độ dài thật là 500cm thì ứng với độ dài trên bản đồ là 1cm. Vậy 2000cm thì ứng với 2000 : 500 = 4cm trên bản đồ. Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài toán 2 Hướng dẫn tương tự bài 1 Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Yêu cầu HS tính được độ dài thu nhỏ trên bản đồ theo độ dài thật & tỉ lệ bản đồ đã cho rồi điền kết quả vào ô trống tương ứng. Bài tập 2: Yêu cầu HS tự tìm hiểu bài toán rồi giải. Bài tập 3: - Yêu cầu HS tính được độ dài thu nhỏ trên sơ đồ của chiều dài, chiều rộng sân khấu. Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Thực hành HS sửa bài HS nhận xét 20m 1 : 500 độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ xăngtimét HS thảo luận nhóm nhỏ trước khi trả lời HS nêu cách giải HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài Vở Ngày: Tuần: 30 Môn: Toán BÀI: THỰC HÀNH I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm) trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như: đo chiều dài, chiều rộng phòng học; khoảng cách giữa hai cây, hai cột ở trong sân trường) Biết vẽ một đoạn thẳng theo độ dài cho trước (không quá lớn). II.CHUẨN BỊ: Mỗi HS phải có thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc Phiếu thực hành để ghi chép. Vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 15 phút 15 phút 4 phút Khởi động: Bài cũ: Ứng dụng tỉ lệ bản đô (tt) GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: - GV chia lớp thành những nhóm nhỏ (khoảng 4 đến 6 HS/nhóm) - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau. Hoạt động1: Bài thực hành số 1 Yêu cầu: HS biết cách đo, đo được độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm cho trước) Giao việc: + Nhóm 1 đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo khoảng cách 2 cây ở sân trường GV hướng dẫn, kiểm tra công việc thực hành của HS Hoạt động 2: Bài thực hành số 2 Yêu cầu: Vẽ (vạch) trên sân trường (mặt đất) một đoạn thẳng có độ dài cho trước. Giao việc: + Nhóm 1 vẽ đoạn thẳng dài 6m, nhóm 2 vẽ đoạn thẳng dài 10m GV hướng dẫn, kiểm tra công việc thực hành của HS (kiểm tra tại hiện trường) Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Thực hành (tt) HS sửa bài HS nhận xét HS ghi kết quả đo được vào phiếu thực hành (trong VBT) HS vẽ Vở Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 30 Môn: Toán BÀI: THỰC HÀNH (tt) I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước), một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước. II.CHUẨN BỊ: Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét (dùng cho mỗi HS) Vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 10 phút 15 phút 1 phút Khởi động: Bài cũ: Thực hành GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ trong SGK) GV nêu bài toán: Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20m. Hãy vẽ đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400 Gợi ý cách thực hiện: Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB (theo cm) Vẽ vào vở một đoạn thẳng AB có độ dài 5cm. GV kiểm tra việc thực hành của mỗi HS, nhận xét & đánh giá. Thực hành Bài tập 1: GV giới thiệu (chỉ lên bảng) chiều dài bảng lớp học là 3m. Yêu cầu HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ. GV kiểm tra việc thực hành của mỗi HS, nhận xét & đánh giá. Bài tập 2: Hướng dẫn tương tự như bài tập 1 Lưu ý: GV yêu cầu HS tính riêng chiều rộng, chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ. Sau đó vẽ một hình chữ nhật biết chiều dài, chiều rộng của hình đó Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Ôn tập về số tự nhiên HS sửa bài HS nhận xét HS thực hành Vở Các ghi nhận, lưu ý: \ Ngày: Tuần: 30 Môn: Hát nhạc TIẾT 30: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN, THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN I/ MỤC TIÊU: On tập để hát đúng giai điệu, thuộc lời và tập trình bày 2 bài hát Chú voi con ở Bản Đôn, thiếu nhi thế giới liên hoan. Trình bày 2 bài hát theo hình thức tốp ca kết hợp gõ đệm. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV: Máy nghe, nhạc cụ, băng,đĩa nhạc. Một số động tác múa. Giai điệu và đệm hát 2 bài hát. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: GV HS 1 / GV cho HS nghe giai điệu, nhận biết tên từng bài hát, câu hát. On tập bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. - GV đàn giai điệu cho HS nghe giai điệu bài hát, vừa hát thầm vừa gõ đệm theo phách. - Yêu cầu HS trình bày bài hát rõ lời, diễn cảm kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. - Tập kĩ năng hát lĩnh xướng và hoà giọng: Lời 1: HS lĩnh xướng chú voi con... ham chơi, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. phần tiếp theo, cả lớp hát hoà giọng, vừa hát vừa gõ đệm với 2 âm sắc. GV làm mẫu hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Cho HS trình bày trước lớp theo hình thức song ca, đơn ca, tốp ca Trình bày bài Thiếu nhi thế giới liên hoan theo cách hát lĩnh xướng, nối tiếp và hoà giọng: HS nữ lĩnh xướng: ngàn dặm xa.......... thân tình, vừa hát vừa gõ đệm theo phách HS nam nối tiếp: loài giặc kia....... thái bình, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. Cả lớp hoà giọng ; vui liên hoan.... yêu đời, vừa hát vừa gõ đệm với 2 âm sắc. Trình bày lời tương tự. HS tập hát kết hợp múa phụ hoạ đơn giản. HS tự chọn nhóm trình bày trước lớp với các hình thức: song ca, tam ca, tốp ca. Có thể có em cừa hát vừa gõ đệm, có em vừa hát vừa múa ... HS đọc trước lớp Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp HS nêu. Dự kiến: ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt khó khăn Tranh minh hoạ SGK Bảng phụ Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 30 Môn: Tập đọc BÀI: DÒNG SÔNG MẶC ÁO I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. 2.Kĩ năng: HS đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, dịu dàng & dí dỏm thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương. Học thuộc lòng bài thơ. 3. Thái độ: Yêu quê hương đất nước. Học hỏi cách quan sát của tác giả. II.CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ . Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 8 phút 8 phút 8 phút 3 phút 1 phút Khởi động: Bài cũ: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất. GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Bài thơ Dòng sông mặc áo là những quan sát, phát hiện của tác giả về vẻ đẹp của dòng sông quê hương – một dòng sông, rất duyên dáng, luôn đổi màu sắc theo thời gian, theo màu trời, màu nắng, màu cỏ cây. Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp. GV kết hợp cho HS xem tranh minh họa. Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài Giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên; nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả vẻ đẹp của dòng sông, sự đổi thay sắc màu đến bất ngờ của dòng sông: điệu làm sao, thướt tha, bao la, thơ thẩn, hây hây ráng vàng, ngẩn ngơ, áo hoa, nở nhòa Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu? Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay? Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao? Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm & HTL bài thơ Bước 1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm GV mời HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn thơ. GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ & thể hiện đúng. Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn thơ GV treo bảng phụ có ghi đoạn thơ cần đọc diễn cảm (đoạn 2) GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) GV sửa lỗi cho các em Củng cố Nội dung bài thơ này là gì? Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ. Chuẩn bị bài: Ăng-co Vát HS nối tiếp nhau đọc bài HS trả lời câu hỏi HS nhận xét + Đoạn 1: 8 dòng đầu (màu áo của dòng sông các buổi sáng, trưa, chiều, tối) + Đoạn 2: 6 dòng còn lại (màu áo của dòng sông lúc đêm khuya, trời sáng) HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài thơ 1, 2 HS đọc lại toàn bài HS nghe Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo. HS tìm các từ chỉ màu sắc: lụa đào, áo xanh, hây hây ráng vàng, nhung tím, áo đen, áo hoa ứng với thời gian trong ngày: nắng lên – trưa về – chiều – tối – đêm khuya – sáng sớm + Nắng lên: áo lụa đào thướt tha. + Trưa: xanh như mới may. + Chiều tối: màu áo hây hây ráng vàng. + Tối: áo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên + Đêm khuya: sông mặc áo đen + Sáng ra: lại mặc áo hoa Đây là hình ảnh nhân hóa làm cho con sông trở nên gần gũi với con người / Hình ảnh nhân hóa làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời, màu nắng, màu cỏ cây Dự kiến: Hình ảnh sông mặc áo lụa đào gợi cảm giác mềm mại, thướt tha, rất đúng với một dòng sông. / Sông vào buổi tối trải rộng một màu nhung tím, in hình ảnh vầng trăng & trăm ngàn ngôi sao lấp lánh tạo thành một bức tranh đẹp, nhiều màu sắc, lung linh, huyền ảo 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn thơ HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp HS luyện đọc diễn cảm theo cặp HS đọc trước lớp Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp HS nhẩm HTL bài thơ Cả lớp thi HTL từng đoạn, cả bài thơ. HS nêu: Bài thơ là sự phát hiện của tác giả về vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Qua bài thơ, mỗi người thấy thêm yêu dòng sông của quê hương mình. Tranh minh hoạ SGK Bảng phụ Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 30 Môn: Tập làm văn BÀI: LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Biết quan sát con vật, chọn lọc chi tiết để miêu tả. Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vật. II.CHUẨN BỊ: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Giấy khổ rộng viết bài Đàn ngan mới nở (BT1) Tranh ảnh một số loài vật nuôi trong nhà (chó, mèo) cỡ to. Bảng quan sát cho BT1 Các bộ phận Từ ngữ miêu tả Hình dáng Bộ lông Đôi mắt Cái mỏ Cái đầu Hai cái chân III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 13 phút 15 phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: Cấu tạo bài văn miêu tả con vật GV kiểm tra 2 HS GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Các em đã học về cấu tạo của một bài văn tả con vật. Tiết học này giúp các em biết quan sát con vật, biết chọn lọc chi tiết đặc sắc về con vật định tả. Hoạt động1: Tìm hiểu cách quan sát, chọn lọc chi tiết khi quan sát Bài tập 1, 2 GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập GV phát phiếu kẻ bảng nội dung BT1 cho các nhóm. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 2: Tập ghi lại kết quả quan sát Bài tập 3 GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập GV kiểm tra kết quả quan sát ngoại hình, hành động con mèo, con chó đã dặn ở tiết trước. GV treo tranh, ảnh chó, mèo lên bảng. GV nhắc HS chú ý trình tự thực hiện bài tập: + Trước hết, viết lại kết quả quan sát các đặc điểm ngoại hình của con mèo hoặc con chó. Chú ý phát hiện ra những đặc điểm phân biệt con mèo, con chó em miêu tả với những con mèo, con chó khác. + Sau đó, dựa vào kết quả quan sát, tả (miệng) các đặc điểm ngoại hình của con vật. Khi tả, chỉ chọn những đặc điểm nổi bật. GV nhận xét, khen ngợi những HS biết miêu tả ngoại hình của con vật cụ thể, sinh động, có nét riêng. Bài tập 4 GV nhắc HS chú ý yêu cầu của đề bài: + Trước hết, nhớ lại kết quả các em đã quan sát về các hoạt động thường xuyên của con mèo hoặc con chó. Chú ý phát hiện ra những đặc điểm phân biệt con mèo, con chó em miêu tả với những con mèo, con chó khác. + Sau đó, dựa vào kết quả quan sát, tả (miệng) các đặc điểm ngoại hình của con vật. Khi tả, chỉ chọn những đặc điểm nổi bật. GV nhận xét, khen ngợi những HS biết miêu tả ngoại hình của con vật cụ thể, sinh động, có nét riêng. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục quan sát cái cây đã chọn để hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết lại vào vở. Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây (Nhắc HS chú ý quan sát các bộ phận của cây: lá, thân, gốc để viết được một đoạn văn miêu tả đồ vật). 1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ 1 HS đọc lại dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà. HS nhận xét 1 HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi trong Sgk. HS làm bài theo nhóm. Sau thời gian quy định, đại diện các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. HS đọc yêu cầu của bài. HS nêu nhanh 1 số quan sát HS quan sát HS dựa vào những gì đã quan sát được, ghi lại kết quả quan sát vào nháp. HS trình bày kết quả quan sát. Cả lớp nhận xét. HS đọc yêu cầu của bài. HS dựa vào những gì đã quan sát được, ghi lại kết quả quan sát vào nháp. HS trình bày kết quả quan sát. Cả lớp nhận xét. Phiếu Tranh ảnh một số con chó, con mèo Các ghi nhận, lưu ý: Ngày: Tuần: 30 Môn: Tập làm văn BÀI: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn – Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng. II.CHUẨN BỊ: 1 bản phôtô mẫu cỡ to Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng. Bản phôtô mẫu Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng để cho HS điền vào. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 22 phút 5 phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật. GV kiểm tra 2 HS GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Điền nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn – Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng Bài tập 1: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập GV treo tờ phiếu phô tô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND (chứng minh nhân dân). GV hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục. GV nhắc HS chú ý: Bài tập này nêu tình huống giả định (em & mẹ đến chơi nhà một người bà con ở tỉnh khác), vì vậy: + Ở mục Địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng. + Ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi. + Ở mục 1: Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em. + Ở mục 6: Ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em đang ở đến (không khai đi đâu, vì 2 mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng) + Ở mục 9: Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi họ, tên của chính em. + Ở mục 10: Em điền ngày, tháng, năm. + Sau đó, đưa cho chủ hộ kí tên vào . GV phát phiếu cho từng HS GV nhận xét Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng Bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập GV nhận xét, kết luận: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật. 1 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của con mèo hoặc con chó đã viết. 1 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo hoặc con chó đã viết. HS nhận xét HS đọc yêu cầu đề bài & nội dung phiếu. Cả lớp theo dõi trong SGK. HS theo dõi sự hướng dẫn của GV. HS làm việc cá nhân HS tiếp nối nhau đọc tờ khai. HS nhận xét HS đọc yêu cầu của bài Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng Các ghi nhận, lưu ý:
Tài liệu đính kèm: