Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát.

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1

- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm chỉ. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học

- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

docx 43 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 61Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Ngày soạn: 4/3/2022 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2022
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát.
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- HS có phẩm chất học tập tích cực, chăm chỉ. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Phần mềm Zoom, Slide minh họa bài học 
- HS: SGK, máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ mở đầu: 2’’
* Khởi động: 
*Kết nối: GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp Khởi động
2. Luyện tập - Thực hành(25p)
 HĐ 1:Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (1/3 lớp)
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau tham gia tốt hơn. 
HĐ 2: Ôn lại các bài Tập đọc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu
- GV giao việc: Các em đọc tuần 22, 23, 24 và tìm các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
* Trong chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu có những bài tập đọc nào?
- Cho HS trình bày nội dung chính của mỗi bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: (GV chia sẻ bảng tổng kết về nội dung chính của các bài).
HĐ3: Nghe – viết: Cô Tấm của mẹ
** Hướng dẫn chính tả:
- GV đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ một lượt.
- Cho HS quan sát tranh.
- Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
- Nêu nội dung bài viết?
** Luyện viết từ ngữ khó:
+ Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: 
** HS viết bài:
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ.
- GV đọc một lần cho HS soát bài.
** Chữa bài, nhận xét bài:
- GV chữa và nhận xét 5 đến 7 bài
- GV nhận xét chung, sửa bài.
* Lưu ý: Giúp đỡ hs M1+M2 viết đúng chính tả.
3. HĐ ứng dụng (2p)
Cá nhân - Lớp
- Lần lượt từng HS chọn số thứ tự trong Slide, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc bài trong 3 tuần.
Cá nhân – Lớp
+ Có 6 bài.
* Sầu riêng, chợ tết, Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Vẽ về cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá.
¶ Sầu riêng: Giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng – loại cây ăn quả đặc sản của miến Nam nước ta.
¶ Chợ Tết: Bức tranh chợ tết miến Trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống nhộn nhịp của một vùng thôn quêvào dịp Tết.
¶Hoa học trò: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ – một loại hoa gắn với tuổi học trò.
¶ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
¶ Vẽ về cuộc sống an toàn: Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn cho thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thừc của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
¶ Đoàn thuyền đánh cá: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS quan sát tranh.
- HS đọc thầm.
+ Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ.
- HS luyện viết: ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết na 
- HS viết chính tả.
- HS soát lỗi, ghi lỗi ra ngoài lề trang vở
- Chữa lại các lỗi sai trong bài viết
- Học thuộc lòng bài thơ Cô Tấm của mẹ
TOÁN
Tiết 141: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Ôn tập kiến thức về tỉ số và cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại. Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Tự giác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ. Góp phần phát triển các NL: NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán
* Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b), bài 3, bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính có cài phần mềm Zoom. Slide minh họa bài học.
- HS: Máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ mở đầu: 3’
* Khởi động:
+ Bạn hãy nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
* Kết nối: GV dẫn vào bài mới
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm số lớn, số bé
2. HĐ luyện tập, thực hành (35p)
Bài 1a, b: (HSNK hoàn thành cả bài)
- GV nhận xét, chốt KQ đúng; Khen ngợi/ động viên.
- Chốt cách viết tỉ số của hai số. Lưu ý khi viết tỉ số không viết kèm đơn vị
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài và chia sẻ:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- GV nhận xét, chốt KQ đúng; khen ngợi/ động viên.
Bài 4
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
- Chốt lại các bước giải dạng toán này
Bài 2 + bài 5 (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố cách giải bài toán Tổng – Hiệu
3. Hoạt động vận dụng (2p)
Nội dung dạy học trực tuyến: VBT HS thực hiện ở nhà. CMHS giám sát con thực hiện.
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) a = 3, b = 4. Tỉ số = .
b) a = 5m ; b = 7m. Tỉ số = .
- Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
+ Tổng hai số 1080. Gấp 7 lần số thứ nhất được số thứ hai. Vậy tỉ số là 1/7
+ Tìm hai số
+ Dạng toán Tổng – Tỉ
Giải:
Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng 1/7 số thứ hai.
 ? 
Sốthứnhất:|----| 1080
Số thứ hai:|----|----|----|----|----|----|----|
 ?
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 7 = 8 ( phần)
Số thứ nhất là:
1080: 8 x 1 = 135
Số thứ hai là:
1080 – 135 = 945
 Đáp số: Số thứ nhất:135
 Số thứ hai: 945
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
Giải:
Ta có sơ đồ:
 ?m
Chiều rộng:|----|----| 
Chiều dài: |----|----|----| 125m 
 ?m
Theo sơ đồ ta có tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là: 
 125: 5 x 2 = 50 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là: 
 125 – 50 = 75 (m)
 Đáp số: Chiều rộng: 50m
 Chiều dài: 75m
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 2:
Tổng 2 số
72
120
45
Tỉ số của 2 số
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
Bài 5:
Đ/s: Chiều dài: 20m
 Chiều rộng: 12m
(Dạng toán ... tổng - hiệu...)
 Giải
Nửa chu vi hay tổng của CD, CR là:
 64 : 2 = 32 (m)
Chiểu rộng hình chữ nhật là:
 (32 – 8) : 2 = 12 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
 12 + 8 = 20 (m)
 Đáp số: CD: 20 m
 CR: 12 m
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Tìm các bài tập trong sách Toán buổi 2 và giải.
KỂ CHUYỆN 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm (BT1, BT2).
- Biết lựa chọn từ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý (BT3). 
- Có ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính có cài phần mềm Zoom. Slide minh họa bài học.
- HS: Máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ mở đầu: 2’’
* Khởi động: 
* Kết nối: GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. HĐ luyện tập – Thực hành (30p) 
* Bài tập 1 + 2:	
- GV giao việc: Sau khi các HS nhận bảng mẫu, mỗi HS mở SGK tìm lại lời giải các BT trong 2 tiết MRVT ở mỗi chủ điểm, ghi từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vào các cột tương ứng. Mỗi HS chỉ làm một chủ điểm.
- GV có thể yêu cầu HS giải thích lại một số từ ngữ khó, đặt câu với từ ngữ hoặc nêu tình huống sử dụng câu thành ngữ, tục ngữ
* Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS giải thích tại sao lại điền từ ngữ đó.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; khen ngợi/ động viên
3. Hoạt động ứng dụng (2p)
Chủ điểm: Người ta là hoa đất
* Từ ngữ
- Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
- Những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn.
- Những hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, , chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí 
* Thành ngữ, tục ngữ:
- Người ta là hoa đất.
- Nước lã mà và nên hồ
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
- Chuông có đánh mới kêu
 Đèn có khêu mới rạng.
- Khỏe như vâm (như voi, như trâu, như hùm, như beo).
- Nhanh như cắt (như gió, chóp, sóc, điện).
- Ăn được, ngủ được là tiên
 Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo
Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu:
* Từ ngữ:
- Đẹp, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, tha thướt 
- Thuỳ mị, dịu dàng, hiền diệu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, chân thành, chân thực, chân tình, thẳng thắn, ngay thẳng, lịch sự , tế nhị, nết na, khẳng khái, khí khái 
- Tươi đẹp, sặc sỡ huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng, hoành tráng.
- Xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng.
- Tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, là tưởng tượng được, như tiên 
*Thành ngữ, tục ngữ:
- Mặt tươi như hoa.
- Đẹp người đẹp nết.
- Chữ như gà bới.
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Người thanh tiếng nói cũng thanh.
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
- Cái nết đánh chết cái đẹp
- Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo cỗ lồng mới ngon.
Chủ điểm: Những người quả cảm.
* Từ ngữ:
- Gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, quả cảm, nhát, nhút nhát, e lệ, nhát gan, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược 
- Tinh thần dũng cảm, hành động dũng cảm, dũng cảm xông lên, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm chống lại cường quyền, dũng cảm trước kẻ thù, dũng cảm nói lên sự thật.
* Thành ngữ, tuc ngữ:
- Vào sinh ra tử.
- Gan vàng dạ sắt.
- HS trình bày 3 ý đã làm trên bảng phụ.
a) - Một người tài đức vẹn toàn.
 - Nét trạm trổ tài hoa.
 - Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.
b) - Ghi nhiều bàn thắng đẹp nhất.
 - Một ngày đẹp trời.
 - Những kĩ niệm đẹp đẽ.
 c) ... i thông minh có cài phần mềm Zoom.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
HĐ mở đầu: 4’’
* Khởi động:
+ Thế nào là sự truyền nhiệt? Lấy VD
* Kết nối: Giới thiệu bài, ghi bảng.
- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi
+ Sự truyền nhiệt là hiện tượng nhiệt độ từ vật nóng truyền sang cho vật lạnh hơn và ngược lại
+ VD: nước sôi để ngoài không khí sẽ dần nguội đi do nước đã truyền nhiệt sang cho không khí.
2. HĐ hình thành kiến thức: (30p)
HĐ1:Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt: 
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 104, SGK và dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Gọi HS trình bày dự đoán kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh vào 1 phần của bảng.
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. GV đi rót nước vào cốc cho HS tiến hành làm thí nghiệm.
Lưu ý: Nhắc các em cẩn thận với nước nóng để bảo đảm an toàn.
- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi kết quả song song với dự đoán để HS so sánh.
+ Tại sao thìa nhôm lại nóng lên?
- GVKL: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt, thép,... dẫn nhiệt tốt còn gọi là vật dẫn điện; gỗ, nhựa, len, bông,  dẫn nhiệt kém gọi là vật cách nhiệt
* Ứng dụng trong cuộc sống:
 + Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Vì sao lại dùng những chất liệu đó?
*GD TKNL: Trong sinh hoạt hằng ngày, để nấu nướng tiết kiệm và tránh thất thoát nhiệt năng, cần dùng xoong, nỗi làm từ chất dẫn nhiệt tốt, an toàn, không gỉ như: nhôm, inox, gang.
+ Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?
+ Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt?
HĐ2:Tính cách nhiệt của không khí: 
- Cho HS quan sát giỏ ấm hoặc dựa vào kinh nghiệm của các em và hỏi:
+ Bên trong giỏ ấm đựng thường được làm bằng gì? Sử dụng vật liệu đó có ích lợi gì?
+ Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,  có nhiều chỗ rỗng không?
+ Trong các chỗ rỗng của vật có chứa gì?
+ Không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém?
- Để khẳng định rằng không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém, các em hãy cùng làm thí nghiệm để chứng minh.
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc kĩ thí nghiệm trang 105 SGK.
- GV đi từng nhóm giúp đỡ, nhắc nhở HS.
- Hướng dẫn:
 + Quấn giấy trước khi rót nước. Với cốc quấn chặt HS dùng dây chun buộc từng tờ báo lại cho chặt. Với cốc quấn lỏng thì vo từng tờ giấy thật nhăn và quấn lỏng, sao cho không khí có thể tràn vào các khe hở mà vẫn đảm bảo các lớp giấy vẫn sát vào nhau.
 + Đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút (thời gian đợi kết quả là 10 phút).
- Trong khi đợi đủ thời gian để đo kết quả, GV có thể cho HS tiến hành trò chơi ở hoạt động 3.
- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
+ Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với một lượng bằng nhau?
+ Tại sao phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như là cùng một lúc?
+ Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa gì?
 + Vậy tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn, quấn lỏng còn nóng lâu hơn?
+ Không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt?
- GD KNS: Tuỳ từng trường hợp cần giữ nhiệt háy cần cách nhiệt mà chúng ta sử dụng những vật dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém
HĐ 3.Trò chơi: Tôi là ai, tôi được làm bằng gì?
- Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 5 thành viên trực tiếp tham gia trò chơi, 1 thành viên làm thư ký
- Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra ích lợi của mình để đội bạn đoán tên xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì ? Thư kí của đội này sẽ ghi kết quả câu trả lời của đội kia. Trả lời đúng tính 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bị trừ 5 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn trực tiếp chơi.
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. HĐ ứng dụng (1p)
Nội dung dạy học trực tuyến: VBT HS thực hiện ở nhà. CMHS giám sát con thực hiện.
- 1 HS đọc nội dung thí nghiệm 
- Dự đoán: ............
- Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm. Một lúc sau khi GV rót nước vào cốc, từng thành viên trong nhóm lần lượt cầm vào từng cán thìa và nói kết quả mà tay mình cảm nhận được.
- Đại diện của 2 nhóm trình bày kết quả: Khi cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa.
+ Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa.
- Lắng nghe.
Cá nhân – Lớp
+ Xoong được làm bằng nhôm, gang, inốc đây là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa, đây là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng.
- Lắng nghe
+ Vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt ta có cảm giác lạnh là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh.
+ Khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt.
- Quan sát hoặc dựa vào trí nhớ của bản thân khi đã quan sát giỏ ấm ở gia đình, trao đổi và trả lời:
+ Bên trong giỏ ấm thường được làm bằng xốp, bông len, dạ, đó là những vật dẫn nhiệt kém nên giữ cho nước trong bình nóng lâu hơn.
+ Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,  có rất nhiều chỗ rỗng.
+ Trong các chỗ rỗng của vật có chứa không khí.
+ HS trả lời theo suy nghĩ.
- Lắng nghe.
- Hoạt động trong nhóm dưới sự hoạt động của GV.
- 2 HS đọc thành tiếng thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV để đảm bào an toàn.
+ Đo và ghi lại nhiệt độ của từng cốc sau mỗi làn đo.
- 2 đại diện của 2 nhóm lên đọc kết quả của thí nghiệm: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt.
+ Để đảm bảo nhiệt độ ở 2 cốc là bằng nhau. Nếu nước cùng có nhiệt độ bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn.
+ Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đi. Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguội nhanh hơn trong cốc đo trước.
+ Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa không khí.
+ Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn.
+ Không khí là vật cách nhiệt.
- Lắng nghe
- Ví dụ:
L1: Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi ngủ.
Đội 2: Bạn là cái chăn. Bạn có thể làm bằng bông, len, dạ, 
Đội 1: Đúng.
L2: Đội 2: Tôi là vật dùng để che lớp dây đồng dẫn điện cho bạn thắp đèn, nấu cơm, chiếu sáng.
Đội 1: Bạn là vỏ dây điện. Bạn được làm bằng nhựa.
Đội 2: Đúng.
- HS đọc bài học
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sôngs
- Hãy tìm hiểu về chất liệu của bình giữ nhiệt, phích nước và giải thích tại sao bình giữ nhiệt, phích nước giúp giữ được nước nóng lâu.
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 	
- Hiểu được thế nào là hoạt động nhân đạo. Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. Nắm được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
- Có ý thức: Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng. Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo
* KNS: Đảm nhận trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhân đạo
* TTHCM: Lòng nhân ái, vị tha
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính có cài phần mềm Zoom. Slide minh họa bài học.
- HS: Máy tính, Ipad, điện thoại thông minh có cài phần mềm Zoom.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ mở đầu: 2’’
* Khởi động: 
+ Bạn hãy nêu một số biểu hiện về ý thức bảo vệ và giữ gìn công trình công cộng?
+ Bạn đã làm gì để bảo vệ và giữ gìn công trình công cộng?
* Kết nối: Nhận xét, chuyển sang bài mới
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Không vẽ bay lên tường, không khắc lên cây cối,..
+ HS trả lời
HĐ hình thành kiến thức mới: (30p)
HĐ1: Thế nào là hoạt động nhân đạo 
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK
+ Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải chịu đựng do thiên tai, chiến tranh gây ra?
+ Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
- GV kết luận: Trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt và chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo.
+ Tại sao phải tích cực tham gia hoạt động nhân đạo?
- GV chốt kiến thức và đưa ra bài học
TTHCM: Tham gia các hoạt động nhân đoạ là thể hiện mình là người có lòng vị tha, nhân ái. Sinh thời, BH của chúng ta là một người rất giàu lòng nhân ái
HĐ2: Chọn lựa hành vi (BT 1)
- GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
 - GV kết luận:
+ Việc làm trong các tình huống a, c là đúng.
+ Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
* GDKNS: Khi tham gia các hoạt động nhân đạo cần có trách nhiệm và làm việc bởi tấm lòng của mình chứ không phải làm việc để lấy thành tích
HĐ 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3): 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3.
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận:
3. HĐ vận dụng (2p)
Nội dung dạy học trực tuyến: VBT HS thực hiện ở nhà. CMHS giám sát con thực hiện.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe
+ Khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống như ăn, ở, đi lại, học tập và làm việc,
+ Cảm thông, chia sẻ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ,
- HS lắng nghe.
- HS lấy thêm ví dụ về hoạt động nhân đạo
+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, cần sự sẻ chia, giúp đỡ
+ Tham gia hoạt động nhân đạo là thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
- HS đọc bài học
- HS lắng nghe, minh hoạ về hành động nhân đạo của Bác 
- HS đọc các tình huống trong bài tập 1.
+ Việc làm trong các tình huống a, c là đúng.
+ Việc làm trong tình huống b là sai
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Cá nhân – Lớp
- HS đưa ra ý kiến của mình và giải thích
òÝ kiến a: đúng
òÝ kiến b: sai
òÝ kiến c: sai
òÝ kiến d: đúng
- HS thực hành tiết kiệm tiền ăn sáng nuôi lợn nhựa để ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp
- Nói về một hành động chưa thể hiện tinh thần nhân đạo mà em biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoi_4_tuan_25_nam_hoc_2021_2022.docx