Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Tập đọc HƠN 1 NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I.Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Đọc trôi chảy toàn bài(TB-Y). Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm(K-G).

- Hiểu được các từ ngữ trong bài .Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử. Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

II. Chuẩn bi

 Bảng phụ ghi đoạn 2, đoạn 3

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 30
Thứ ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
13/4
Tập đọc
Toán
Khoa học
Kể chuyện
59
146
59
30
Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất
Luyện tập chung
Nhu cầu chất khoáng của thực vật
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Ba
14/4
Đạo đức
Chính tả
Toán 
LTV câu
Thể dục
30
30
147
59
59
Bảo vệ môi trường (t1)
Đường đi Sa Pa (Nhớ - viết)
Tỉ lệ bản đồ
MRVT: Du lịch – Thám hiểm
Nhảy dây
Tư
15/4
Tập đọc
Toán 
Địa lí 
TLVăn 
Kĩ thuật
60
148
30
59
30
Dòng sông mặc áo
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
Thành phố Đà Nẵng
Luyện tập quan sát con vật
Lắp xe nôi (t2)
 Năm
 16/4
LTVCâu
Lịch sử
Toán 
Mĩ Thuật
Thể dục
60
30
149
30
60
Câu cảm
Những chính sách về KT và VH của vua Quang Trung
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tt)
Tập nặn tạo dáng tự do: Đề tài tự chọn
Môn TT tự chọn. TC: Kiệu người
Sáu
17/4
Âm nhạc
TLVăn
Toán 
Khoa học
Sinh hoạt lớp
30
60
150
60
Ôn:Thiếu nhi thế giới liên hoan và chú voi con ..
Điền vào giấy tờ in sẵn
Thực hành
Nhu cầu không khí của thực vật
Tổng kết tuần 30
Thứ hai, ngày 13 tháng 4 năm 2009
Tập đọc 	 HƠN 1 NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I.Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Đọc trôi chảy toàn bài(TB-Y). Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm(K-G).
- Hiểu được các từ ngữ trong bài .Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử. Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II. Chuẩn bi 
 Bảng phụ ghi đoạn 2, đoạn 3
III.Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của GV
Hoạ động của HS
A. Bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng và nêu nôi dung bài: “ Trăng ơi từ đâu đến” .
B.Bài mới:
 *GTB: giới thiệu bài học
HĐ1: HD luyện đọc.
- Y/c HS đọc nối tiếp 6 đoạn của bài :
 - Gv giúp HS hiểu nghĩa các từ khó, sửa lỗi phát âm các tên riêng
- Y/c HS đọc nối tiếp theo cặp.
- GVđọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2 : HD tìm hiểu bài . 
- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ?
- Vì sao Ma- gien- lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương?
- Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ?
- Hạm đội của Ma - gien - lăng đi theo hành trình nào?
- Đoàn thám hiểm đã đạt được mục đích gì ?
* Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về những nhà thám hiểm ?
- GV đưa nội dung bài, cho HS nhắc lại nội dung bài.
 HĐ3:Hướng đẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc từng đoạn.
+ Y/c HS luyện đọc diễn cảm đoạn “Vượt Thái Bình Dương tinh thần”
+ Cho HS thi đọc diễn cảm.
C/Củng cố, dặn dò:
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.Dặn chuẩn bị bài
- 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
 + HS khác nhận xét.
 - HS mở SGK, theo dõi bài .
 - 6 HS nối tiếp đọc 6 đoạn.
 + Lượt 1: HS đọc phát âm đúng .
 + Lượt2: Đọc hiểu nghĩa các từ ngữ khó : Ma - tan, sứ mệnh.
 - HS luyện đọc theo cặp. 
 + 2 HS đọc cả bài . 
 - Đọc đoạn 1 và nêu được: 
 + Nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn dến những vùng đất mới .
+Đọc đoạn 2 trả lời: sóng yên biển lặng 
 + Cạn thức ăn, hết nước uống, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn HSY nêu được 1-2 ý
 + Ra đi với 5 chiếc thuyền, đoàn thám hiểm mất 4 chiếc thuyền lớn 
 + HD HS chọn ý c
 + Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .
 - 3 - 4HS nêu được ý nghĩa như ở phần mục tiêu.+ 2 HS nêu miệng.
 - 6 HS đọc nối tiếp 6 đoạn và nhắc lại cách đọc bài: Giọng đọc nêu cảm hứng ngợi ca, nhấn giọng những từ ngữ nói về những gian khổ, mất mát, 
 - HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS thi đọc.
 + HS khác nhận xét . 
- HS đọc bài và nhắc lại ND bài học . 
Toán 	 LUYỆN TẬP CHUNG
I .Mục tiêu: Giúp hs:
 - Ôn tập củng cố về :
+ Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số .
+ Giải toán liên quan đến tìm một trong hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó .
+ Tính diện tích hình bình hành .
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạ động của HS
A.Bài cũ: Chữa bài VBT
- Củng cố về kĩ năng giải toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó .
B. Bài mới: 
* GTB: Nêu mục tiêu tiết học.
HĐ1: Củng cố về các phép tính của phân số Bài1: Y/C HS thực hiện tính giá trị các biểu thức . 
+ Hãy nêu cách thực hiện ?
HĐ2: Củng cố tính diện tích hình bình hành
 Bài2: Củng cố kĩ năng tìm chiều cao và diện tích của hình bình hành .
+ Hãy nêu cách tính chiều cao và diện tích ?
+ GV nhận xét chung .
GV cho HS nêu lại cách tính diện tích hình bình hành.(TB-Y)
HĐ3: Củng cố dạng toán tổng – tỉ và hiệu tỉ
Bài3: Củng cố về dạng toán tổng - tỉ số 
+ Xác định tỉ số.
+ Vẽ sơ đồ .
+ Tìm tổng số phần bằng nhau .
+ Tìm mỗi số .
Bài4: Bài toán cho biết gì ? 
 Y/C tìm gì ?
+ Y/C HS nêu dạng toán và giải bài toán .
+ GV nhận xét, cho điểm .
HĐ4: Củng cố phân số bằng nhau
Bài5: Khoanh vào những câu đúng.
+ Y/C HS nêu đề bài và giải thích cách làm .
C. Củng cố dặn dò:
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.Dặn làm VBT
- 2HS chữa bài tập.
+ Lớp nhận xét .
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài .
VD : 
+ HS chữa bài và nhận xét .
- HS làm bài tập vào vở theo hướng dẫn 
+ HS chữa bài và nhận xét .
KQ: Chiều cao HBH:
 18 x = 10 cm
 Diện tích HBH :
 18 x 10 = 180 cm2
 Đáp số: 
- HS chữa bài bảng lớp:
Tổng sp bằng nhau: 2 + 5 = 7 (phần) .
Số ôtô: 63 : 7 x 5 = 45 ôtô
Số thứu hai: 1080 - 135 = 945
+ HS so sánh KQ và nhận xét . 
- Nêu được: Đây là dạng toán: Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 
 Vẽ sơ đồ.
 Tìm hiệu số phần bằng nhau.
 Tìm tuổi con. 
+ 1HS giải bảng lớp .
- HS làm và chữa bài :
- Khoanh vào H cho biết 1/4 số ô vuông đã được tô màu và Phân số chỉ số phần hình H bằng phân số chỉ số phần hình B 
- HS nhắc lại ND bài học .
Khoa học 	NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết kể ra vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật .
- Trình bày nhu cầu về các chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt .
II. Chuẩn bị: phiếu học tập
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạ động của HS
A. Bài cũ: 
- Nêu một số ví dụ về nhu cầu nước khác nhau của cùng một cây ?
B. Bài mới
 - GTB: Nêu mục tiêu tiết học.
HĐ1: Vai trò của chất khoáng đối với thực vật.
* Các cây cà chua ở Hb, c, d thiếu chất khoáng gì ? Kết quả ra sao ?
 + Cây nào phát triển tốt nhất ? Vì sao ?
+ Vậy chất khoáng có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật ?
HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật .
+ Phát phiếu học tập cho các nhóm: Y/C HS nêu tên các chất khoáng cây cần nhiều hơn: Ni tơ, Ka li, phốt pho .
+ Y/C các nhóm trình bày kết quả .
- GV KL: Cùng một cây, ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì nhu cầu chất khoáng cũng khác nhau .
C/Củng cố – dặn dò:
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học 
 - 2HS trả lời .
 + HS khác nhận xét .
 - HS mở SGK, theo dõi bài học .
 - HS quan sát hình các cây cà chua: 
 + Cây ở Hb: Thiếu chất đạm.
 Kết quả: Cây cho năng suất thấp .
 + Cây ở Ha - vì được cung cấp đủ các chất khoáng, cây phát triển tốt và cho nhiều quả .
 + Chất khoáng tham gia vào quá trình cấu tạo và các hoạt động sống của cây.
 - HS thảo luận và làm vào phiếu kẻ sẵn bảng biểu sau:
+ HS đọc mục : Bạn cần biết để làm .
 + Vài HS trình bày . 
 + HS khác nhận xét .
 * VN : Ôn bài 
 Chuẩn bị bài sau . 
Kể chuyện 	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
	- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm có nhân vật, ý nghĩa.
	- Hiểu cốt truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Kể lại câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng và nêu ý nghĩa của câu chuyện
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
*Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
HĐ1. H.D HS hiểu yêu cầu của đề bài:
Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.
* Gợi ý 1: Những câu chuyện có thật:
* Gợi ý 2: Những câu chuyện tưởng tượng:
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý bài kể chuyện.
- Giới thiệu tên câu chuyện mình định kể. Câu chuyện đó đã được nghe ai kể, được đọc ở đâu?
- Chú ý:
+ Cần kể tự nhiên, với giọng kể (không phải giọng đọc), nhìn vào các bạn là những người đang nghe mình kể.
+ Với những truyện khá dài, có thể kể 1, 2 đoạn.
HĐ2. HS thực hành kể chuyện và trao đổi vể nội dung câu chuyện.
- Kể chuyện trong nhóm ( sao cho mỗi học sinh trong nhóm đều được kể). 
- Nghe góp ý của các bạn. Trao đổi cùng các bạn về nội dung câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
C. Củng cố- Dặn dò: (lồng ghép GDMT)
- Giáo viên nhận xét tiết học. Biểu dương những học sinh kể chuyện tốt.
- 2,3 học sinh nối tiếp nhau kể toàn chuyện
- 1 HS kể cả câu chuyện
- Nêu ý nghĩa của câu truyện.
- HS nhận xét.
- 1 học sinh đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm. 
- 2HS nối tiếp đọc 2 gợi ý
- HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình định kể.
- HS kể chuyện trong nhóm đôi rồi trao đổi về nội dung câu chuyện mình kể.
- Mỗi nhóm cử một đại diện thi kể. 
- HS trả lời câu hỏi về nội dung truyện
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, tính điểm theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung, ý nghĩa câu chuyện có hay không?
+ Cách kể có hấp dẫn không?
+ Có hiểu câu chuyện không?
- HS theo dõi.
Thứ ba, ngày 14 tháng 4 năm 2009
Đạo đức 	BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (T1)
I .Mục tiêu: HS hiểu được:
- Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôn nay và mai sau. Con người có môi trường trong sạch .
- Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch . 
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường .
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GTB: Nêu mục tiêu tiết học
A. Khởi động :
- Em đã nhận được những gì từ môi trường ?
- Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống mỗi người. Vậy chúng ta cầnphải làm gì để bảo vệ môi trường ?
HĐ1Tìm hiểu về chuẩn mực hành vi “Bảo vệ môi trường”.
+ Y/C HS trao đổi: Tại sao môi trường bị ô nhiễm như vậy ?
+ Những hiện tượng trên  ... phòng học lớp em đo được 6cm.Hỏi chiều dài thật của lớp đó là mấy mét?
B. Bài mới.
HĐ1.. ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
GV treo sơ đồ sân trường.
GV: Khoảng cách giữa 2 điểm A và B trên sân trường là 20 cm.
- Hãy tính độ dài đoạn AB trên bản đồ.
- 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm?
-GV hướng dẫn HS trình bày bài giải như SGK.
.Bài toán 2: GV giới thiệu như bài 1.
HĐ2.Luyện tập:
Bài 1: Điền vào ô trống:
Tỉ lệ bản đồ
1: 10000
1:5000
1:20000
Độ dài thật
5km
25m
2km
Độ dài trên bản đồ
50cm
5mm
1dm
Bài 2:Đổi 12 km = 1200000cm
 Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ là:
1200000 : 100000 = 12( cm)
 Đ/s: 12 cm.
Bài 3: Đổi: 10m = 1000cm.
 15m = 1500 cm
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là:
 1500 : 500 = 3 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là: 1000 : 500 = 2(cm) 
C. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung luyện tập.
- GV nhận xét tiết học.Dặn làm VBT
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét
HS quan sát
-1 HS đọc tỉ lệ trên bản đồ.
Bài giải:
Đổi: 20m = 2000cm
Khoảng cách AB trên bản đồ là:
 2000 : 500 = 4 ( cm)
 Đ/s: 4 cm.
Bài 1: 	
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm.
- Chữa bảng.
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm.
- lưu ý HS đổi độ dài thật ra cm.
- 1 HS làm bảng nhóm
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm.
- 1 hs làm bảng nhóm
- HS nhắc lại nội dung bài học.
Mĩ thuật 	TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO. ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. Mục tiêu
- HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn.
- HS biết cách nặn và nặn được một hay hai hình người hoặc con vật, tạo dáng theo ý thích.
- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. chuẩn bị: HS: đất nặn, giấy màu, hồ dán. GV: hình nặn mẫu
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài
HĐ1: Quan sát, nhận xét
- Dùng tranh, ảnh con vật, đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về nội dung bài học:
- Đây là con gì ?
- Hình dáng ,các bộ phận của con vật như thế nào ?
- Nhận xét về đặc điển nổi bật của con vật?
- Hình dáng của con vật khi hoạt động như thế nào ? thay đổi như thế nào ?
- Ngoài những hình ảnh con vật đã xem: yêu cầu HS kể tên một số con vật mà em biết và miêu tả hình dáng, đặc điểm chính của chúng.
- Em thích con vật nào nhất ?
- Sau khi HS trả lời GV gợi ý cho các em về những đặc điểm nổi bật của con vật để các em chọn nặn:
HĐ2: Cách nặn con vật.
- Dùng đất nặn mẫu và yêu câu HS 
* Nặn từng bộ phận rồi ghép lại, dính lại:
+ Nặn các bộ phận chính của con vật (thân, đầu).
+ Nặn các bộ phận khác (chân, tai, đuôi).
+Ghép, dính các bộ phận lại:
+ Tạo dáng và sửa chữa hoàn chỉnh con vật.
HĐ3. Thực hành.
- Trước khi làm bài cho HS quan một số con vật đã được nặn trước để rút kinh nghiệm khi vẽ:
- Yêu cầu HS 
- Nhắc HS 
- Gợi ý HS 
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- Gới ý HS bày sản phẩm và nhận xét về :
- Yêu cầu HS 
- Tóm tắt và khen ngợi một số tác phẩm đẹp.
+ Quan sát tranh, ảnh.
+ Nêu tên của con vật;
+ Hình dáng con gà không lắm, gà trống có cái mào đỏ, cổ cao, lông đuôi dài và nhiều màu, có hai chân,....
+ Con châu có cái sừng dài cong và to,....
+ Đi, đứng, chạy, nhảy,.......
+ Kể tên một số con vật và miêu tả chúng.
+ Nêu lên con vật mình thích.
+ Chú ý quan sát;
+ Chuẩn bị đất nặn, giấy lót bàn để làm bài thực hành.
+ Chọn con vật quen thuộcvà yêu thích để nặn.
+ Nặn chậm tìm chọn con vật có hình dáng đơn giản để nặn;
+ Có thể nặn hai con hoặc nhiều con rồi sắp xếp thành gia đình.
+ Hình dáng chung (rõ đặc điểm, đẹp);
+ Các bộ phận, chi tiết (hợp lí, sinh động);
+ Màu sắc (hài hoà, vui tươi,...).
+ Xếp loại một số bài theo cảm nhân riêng.
+ Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông.
Thể dục 	MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. TC: KIỆU NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi “Kiệu người”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi, nhưng đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị: sân trường, kẻ sân
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Phần mở đầu:( 6 -> 10 phút ) 
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài tập.
- Cho HS chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Tập 1 số động tác của bài TD phát triển chung
B. Phần cơ bản:( 18 -> 22 phút ).
* HĐ1: môn tự chọn
- GV hướng dẫn HS chơi 2 môn: đá cầu và ném bóng
 + Đá cầu: ôn tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu theo nhóm 2 người.
 + Ném bóng: ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị, ngắm đích, ném đích
* HĐ2: Trò chơi “Kiệu người”
- HS chơi theo nhóm 3 HS
C. Phần kết thúc:
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Hướng dẫn HS tập một số động tác thể dục hồi tĩnh .
- Dặn HS về nhà tập lại các động tác thể dục vừa học.
- HS tập hợp theo đội hình bốn hàng ngang .
- Lớp trưởng điều khiển
- GV chia khu vực tập luyện và tổ trưởng điều khiển cho HS trong tổ tập.
- HS tập đồng loạt theo đội hình bốn hàng ngang theo sự hướng dẫn của GV.
- HS thi tập theo tổ .
- HS theo dõi .
- HS tìm hiểu luật chơi và tiến hành chơi theo sự hướng dẫn của GV
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV theo đội hình vòng tròn.	
- Về nhà ôn lại theo nội dung GV dặn.
Thứ sáu, ngày 17 tháng 4 năm 2009
TLV 	ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ in sẵn- Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng
II- Đồ dùng dạy - học:phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng khổ to
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ:
-Luyện tập tả các bộ phận của con vật.
- HS đọc bài 3,4 của tiết trước.
B.Bài mới:
*Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
- GV treo bản phô tô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt. 
- Hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục.
- Chú ý: Bài tập này nêu 1 tình huống giả thiết ( em và mẹ đến chơi một nhà bà con ở tỉnh khác)
Bài 2: 
Lời giải:
Phải khai bào tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người ở nơi khác đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ cơ sở để điều tra, xem xét.
C. Củng cố, dặn dò 
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1HS đọc bài, lớp theo dõi nhận xét.
- HS theo dõi và mở sgk.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- HS làm việc cá nhân ( GV lưu ý HS một số mục)
-1 HS lên bảng làm vào phiếu to.
- Chữa bảng.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện như hướng dẫn của GV.
Toán 	THỰC HÀNH
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- HS biết cách đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như: đo chiều dài, chiều rộng phòng học, 2 cây, 2 cột ở sân trường.
- Biết vẽ một đoạn thẳng theo độ dài cho trước.
II. Đồ dùng dạy học: - Thước dây cuộn
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A. Bài cũ:
- Gọi học sinh chữa bài tập làm thêm về nhà.
- GV củng cố vận dụng tỉ lệ bản đồ trong thực tế cuộc sống.
B. Bài mới.
* Giới thiệu và ghi đầu bài.
HĐ1.. ứng dụng tỉ lệ bản đồ:
a)Đo đoạn thẳng trên mặt đất:
- Muốn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất, người ta dùng dụng cụ gì?
+ Dùng thước dây cuộn
+ Cách đo:
Cố định một đầu thước dây tại điểm A, kéo dài dây thước cho đến điểm B, rồi xác định độ dài trên thước dây.
b) Gióng đoạn thẳng ( vạch hay kẻ đoạn thẳng) trên mặt đất:
- Muốn vẽ đoạn thẳng trên mặt đất, ta làm thế nào?
HĐ2. Luyện tập:
Bài 1: - GV chia lớp thành 3nhóm giao nhiệm vụ cho từng nhóm, mỗi nhóm thực hành đo 3 độ dài khác nhau.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động.
a) Yêu cầu HS biết cách đo, đo được độ dài một đoạn thẳng( khoảng cách giữa 2 điểm cho trước)
b ) Giao việc: 
- Chiều dài lớp học 
- Chiều rộng lớp học
- Chiều rộng cổng trường
- Khoảng cách giữa 2 cây ở sân trường.
c ) Kiểm tra công việc thực hành
Bài 2:
a )Yêu cầu: Vẽ trên sân trường 1 đoạn thẳng có độ dài cho trước.
b )Giao việc: Vẽ đoạn thẳng dài 5m, 6m, 7m,8m,12m.
C. Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc HS xem bài THực hành(tt)
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét
- HS theo dõi, mở sgk.
- HS trả lời.
- HS có thể đọc SGK rồi nêu cách đo.
- 2HS lên làm mẫu đo độ dài đoạn thẳng AB trên bảng
( AB dài khoảng 2m)
- HS theo dõi
- Ta có thể dùng thước đo, máy đo,... 
- Nhóm trưởng phân công công việc sao cho bạn nào cũng được đo.
- Các nhóm bốc thăm để biết nhiệm vụ của mình.
- Nhóm trưởng phân công công việc .
- HS nêu lại cách đo hoặc vẽ một đoạn thẳng trên mặt đất.
Khoa học 	NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
- Biết kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật,
- HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ:
Kiểm tra mục bạn cần biếtt.
GV nhận xét ghi điểm.
B/ Bài mới : 
Giới thiệu bài ghi bảng.
HĐ1.Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợpvà hô hấp.
+ Không khí có những thành phần nào?
+ Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống thực vật.
+Y/C HSQS hình 1, hình 2 trang 120& 121 tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau
Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp . Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được.
HĐ2 .Một số ứng dụng thựuc tế về nhu cầu không khí của thực vật.
+ Thực vật cần gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó?
+ Nêu ứng dụng trong trồng trọt và nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật. 
+ Nêu ứng dụng và nhu cầu khí ô-xi của thực vật.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết .
C/ Củng cố,dặn dò:
GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài trao đổi chất của thực vật
- 2 HS nêu, lớp nhận xét.
HS nhắc lại.
- HSTL cá nhân
- Thảo luận nhóm đôi và trao đổi với nhau 
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả làm việc của mình.
- HS theo dõi.
- Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ và nước có trong đất được rễ cây hút lên .
- Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đường từ khí các-bô-níc và nước.
- Biết được nhu cầu không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như : bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi xốp, thoáng khí.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_chuan_kien_thuc_ki_nang_2_cot.doc