Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Cao Thị Du

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Cao Thị Du

TẬP ĐỌC (Tiết 7) MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.( Trả lời các CH ở SGK)

- Giáo dục HS sống trung thực , thẳng thắn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc.

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/02/2022 Lượt xem 174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Cao Thị Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 12 /9 .Ngày dạy T2/ 14 /9 . Người dạy : Cao Thị Du
Tuần 4
 Chào cờ-Hoạt động tập thể 
Giáo dục An toàn giao thông
I. Mục tiêu
- Tham gia chào cờ nghe nhận xét hoạt động trong tuần qua của các lớp.	
- Giáo dục ý thức chấp hành tốt luật giao thông.
II. Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Chào cờ
 - Tổ chức cho HS tham gia chào cờ.
 Hoạt động 2 : Hoạt động tập thể
a) Nhắc lại chủ đề năm học:
+ Hãy nhắc lại chủ đề năm học mà các em đã được triển khai ở tuần trước.
 HS nêu: “ Năm học đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng GD”
+ Để nâng cao chất lượng dạy học: Là HS các em cần làm gì?
* GV nhận xét và tuyên truyền các em thực hiện tốt các nhiệm cụ của người HS.
b) Giáo dục An toàn giao thông
- HS đánh giá việc chấp hành các quy định giao thông của các bạn trong tuần qua.
+ Em hãy nêu các quy định cho người đi bộ? ( đi bộ trên đường có vỉa hè và đường không có vỉa hè)
- GV nhận xét bổ sung:
+ Mọi công dân đều phải chấp hành tốt luật giao thông
Người đi mô tô, xe máy thì có luật quy định cho người đi mô tô, xe ngắn máy.
Người đi bộ cũng thế luật giao thông quy định rất rõ ràng; đi trên vỉa hè và đi bên phải phần đường của mình, đối với đường không có vỉa hè các em đi sát lề đường bên phải.
+ Khi muốn sang đường thì phải sang nơi quy định cho người đi bộ, trường hợp không có nơi quy định cho người đi bộ thì các em phải nhìn trước nhìn sau rồi mới sang khi không có xe 
* GV liên hệ những HS trong lớp:
Hoạt động 3: Kết thúc
- Hát tập thể 
--------------------------------------------------
Đạo đức (Tiết 4) VƯợt khó trong học tập (Tiết 2)
I, Mục tiêu:
- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.Biết xử lí được các tình huống trong các bài tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
- GD HS luôn có ý thức vượt khó trong học tập.
II, Các hoạt động dạy học
 1, ổn định: (1') hát
 2. Bài cũ :(4') 2 em đọc mục ghi nhớ SGK/6 
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
 3. Bài mới:
a, GV giới thiệu bài:(1')
b, Giảng bài:
Hoạt động 1: (8')Thảo luận nhóm (bài tập 2 SGK)
- Giáo viên chia nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
- Giáo viên kết luận và khen những học sinh biết vượt khó khăn trong học tập.
- 3 nhóm.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày.
	Hoạt động 2: (8')Thảo luận theo cặp (bài tập 3 SGK)
- Gọi học sinh giải thích yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 số em trình bày
- Học sinh cả lớp trao đổi và nhận xét.
- Học sinh thảo luận.
- 2 - 3 em trình bày
- Nhà em nghèo, ở xa trường, không có xe nhưng em vẫn vượt qua khó khăn để đến trường học bài.
- Khuyến khích học sinh thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
Hoạt động 3: (9')Làm việc cá nhân (BT4)
	- Học sinh giải thích yêu cầu bài tập.
	- Giáo viên gọi 1 số em trình bày những khó khăn và những biện pháp khắc phục.
	- Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến của học sinh lên bảng.
	- Cả lớp trao đổi và nhận xét.
	- Giáo viên kết luận và khuyến khích học sinh thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
	Kết luận chung: trong cuộc sống, mỗi ngời đều có những khó khăn riêng. Để học tốt, vẫn cố gắng vợt qua những khó khăn.
	4. Hoạt động 4 (4')
	Nhắc nhở các em thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK.
Toán (Tiết 16) So sánh và xếp thứ tự số tự nhiên
I. Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu biết hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
	- Cách so sánh hai số tự nhiên.
-Xếp thứ tự các số tự nhiên.
- GD HS: Tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
1. ổn đinh: (1') hát
2. Bài cũ: (4')
- Gọi 2 HS chữa bài VBT
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: (15') 
a. So sánh các số tự nhiên
- GV viết ví dụ lên bảng yêu cầu học sinh so sánh 2 số xem số nào bé hơn số nào lớn hơn
b. Cách so sánh hai số tự nhiên bất kỳ
- Giáo viên viết ví dụ lên bảng yêu cầu học sinh so sánh.
Ví dụ: so sánh hai số 100 và 99.
+ Vì sao em biết 
ấHỹ nêu cách so sánh hai số tự nhiên có số lượng chữ số khác nhau ?
- Giáo viên viết lên bảng các cặp số yêu cầu học sinh so sánh: 29 869 và 30 005; 25 136 và 23 894.
- Em có nhận xét gì về số các chữ số của các số trong mỗi cặp số trên?
- Hãy nêu cách so sánh những số có số chữ số bằng nhau?
- GV YC HS nêu lại kết luận SGK.
c) So sánh 2 số trong dãy số tự nhiên và tia số
Em hãy nêu dãy số tự nhiên.
- So sánh 5 và 7
- Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước 7 hay 7 trước 5?
- Vậy trên tia số, số tự nhiên đứng trước bao giờ cũng bé ....đứng sau, số tự nhiên đứng sau bao giờ cũng .....đứng trước.
d. Xếp thứ tự các số tự nhiên
- Giáo viên nêu các số tự nhiên 7 698, 7 968, 7 896, 7 869 yêu cầu:
+ Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé.
+ Số nào là số lớn nhất trong các số trên?
+ Số nào là số bé nhất trong các số trên?
- YC HS nhắc lại kết luận SGK.
3. Luyện tập(15')
Bài 1:
- YC HS lên làm bài và giải thích cách so sánh 1 số cặp
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài 2: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn xếp đợc các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
- YC HS giải thích cách sắp xếp 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
Bài 3(a): Bài tập YC chúng ta làm gì?
+ Muốn xếp được các số theo thứ tự từ lớn đến bé chúng ta phải làm gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
- YC HS giải thích cách sắp xếp 
3. Củng cố, dặn dò:(5')
- Em hãy nêu cách so sánh hai số tự nhiên.
- Về hoàn chỉnh bài tập vào vở.
- Nhận xét tiết học
Hoạt động học
- 2 HS chữa bài.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh tiếp nối phát biểu ý kiến:
+ 100>89 89<100
+ 456>231 231<456
+ 4.5784.578
- 100>99 99<100
- Số 99 có ít chữ số hơn còn 100 có nhiều chữ số hơn.
- HS nêu
- Học sinh đọc rồi so sánh
+ 29 869 > 30 005
+ 25 136 < 23 894
- Mỗi cặp số có số chữ số bằng nhau.
- So sánh các chữ số ở cùng một hàng lần lượt từ trái sang phải. Chữ số ở hàng nào lớn hơn ......
- Nhiều em nhắc lại.
+ 7 689, 7 869, 7 896, 7 968
+ 7 986, 7 896, 7 869, 7689.
+ 7 986.
+ 7 689
- HS nhắc lại kết luận  trong SGK. 
-1 em làm ở bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
- Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- So sánh các số với nhau.
-1 HS lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở.
+ 8 136, 8 316, 8 361.
+ 63 841, 64 813, 64 831.
- 2 HS chữa bài.
- Lớp nhận xét.
- So sánh các số với nhau.
- 1 em lên bảng làm. Cả lớp làm bài.
- Vài em nhắc lại.
- 3 đến 5 em nhắc lại.
Tập đọc (Tiết 7) Một ngƯỜi chính trực
I. Mục tiêu
- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.( Trả lời các CH ở SGK)
- Giáo dục HS sống trung thực , thẳng thắn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ:(5')
- Gọi HS đọc : Người ăn xin.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu chủ điểm- Giới thiệu bài
( Tranh SGK )
b) HD luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc (20')
- Hướng dẫn cách đọc, gọi HS đọc bài
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trong SGK.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải SGK.
- YC HS luyện đọc nhóm đôi
- Giáo viên đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:(10')
- YC HS đọc thầm đoạn 1và trả lời câu hỏi.
- Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
- Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
- Thái độ chính trực của ông thể hiện ở chuyện gì ?
- Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Đoạn 1 kể chuyện gì?
YC HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
- Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tú thì sao?
- Nêu ý đoạn 2.
YC HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời.
- Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
- Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
- Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
- Nêu ý đoạn 3
- Nêu nội dung chính:(phần nội dung)
* Đọc diễn cảm:(5')
- Gọi học sinh đọc toàn bài
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn phân vai.
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố dặn dò:(5')
- Gọi 1 học sinh nêu đại ý.
- Nội dung truyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
- 2 em đọc và trả lời câu hỏi trong SGK
- 1 em nêu nội dung.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc toàn bài
- 3 học sinh đọc tiếp nối theo trình tự:
Đoạn 1: Tô Hiến Thành ... đến Lý Cao Tông.
Đoạn 2: Phò tá... đến Tô Hiến Thành được.
Đoạn 3: Một hôm... Trần Trung Tá.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- Học sinh lắng nghe.
- HS đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời.
- Triều Lý
- Ông là ngời nổi tiếng chính trực.
- Lập ngôi vua.
- Tô Hiến Thanh không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tự Long Cán.
ý 1: Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
- lớp đọc thầm.
- Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
- Bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
ý2: Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ.
- HS đọc thầm.
- Ông tiến cử quan giám nghị đại phu Trần Trung Tá.
- Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành, ..
- Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
- Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước
ý 3: Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước.
- 3 học sinh nhắc lại.
- HS đọc trong nhóm, HS thi đọc diễn cảm.
Chính tả (Tiết 4) (Nhớ viết) Truyện cổ nƯớc mình
I. Mục tiêu:
- Nhớ viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng thể thơ lục bát
- Làm đúng bài tập chính tả, phân biệt r/d/g .
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to - bút dạ.
- Viết sẵn bài tập 2a hoặc 2b viết sẵn ở bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
1. Bài cũ(5')
- Tìm tên một số con vật bắt đầu bằng âm ch/tr.
- YC HS luyện viết một số từ trên
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài:(1')
* Tìm hiểu nội dun ... ghép( có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) .-BT1,BT2
- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy( giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)-BT3.
II. Đồ dùng dạy học
- Từ điển học sinh để tra cứu.
- Viết sẵn 2 bảng phân loại của bài tập 2, 3 để học sinh các nhóm làm bài
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ:(5')
- Thế nào là từ ghép? cho ví dụ
- Thế nào là từ láy? cho ví dụ
2. Bài mới:(15')
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Học sinh đọc nội dung bài tập
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp.
+ Từ bánh rán có nghĩa phân loại.
Bài 2: Học sinh đọc nội dung bài tập 2 (đọc cả bảng phân loại từ ghép và M)
- Giáo viên: muốn làm được bài tập này phải biết từ ghép có 2 loại.
a. Từ ghép có nghĩa phân loại
b. Từ ghép có nghĩa tổng hợp.
Bài 3: Học sinh đọc nội dung bài tập 3
Giáo viên: muốn làm được bài tập này cần xác định các từ.
* Chữa các bài tập trên
3. Củng cố dặn dò:(5')
- Từ ghép có mấy loại?
- Về nhà làm bài tập 2 và 3
- Nhận xét tiết học.
- 2 em lên bảng trả lời.
- Học sinh khác nhận xét.
- Học sinh lẵng nghe.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời.
- Gọi 2 em nhắc lại.
- 2 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
+ Xe điện, xe đạp, tàu hỏa, đường ray, máy bay.
+ Ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
- Học sinh tự làm bài vào vở.
+ Từ láy âm đầu: nhút nhát.
+ Láy vần: lạt xạt, lao xao.
+ Lấy âm và vần: rào rào.
Toán (Tiết 20) Giây - Thế kỷ
	I. Mục tiêu
- HS biết được đơn vị đo thời gian giây, thế kỷ. Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm.
 - Biết vận dụng kiến thức vừa học để làm bài.
 - GD HS: Tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
	II. Đồ dùng dạy học
	- Đồng hồ thật có 3 kim chỉ: giờ - phút - giây.
	III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ:(5')
- Nêu bảng đơn vị đo khối lượng?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:(15')
a) Giới thiệu về giây
- Cho HS quan sát sự chuyển động của các kim 
- Vậy 1 giờ =? phút
+ Vậy 1 phút = ? giây
b) Giới thiệu về thế kỷ
- Giáo viên vừa nói vừa viết lên bảng. Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm gọi là thế kỷ.
+ 100 năm bằng mấy thế kỷ? 500 năm bẳng mấy thế kỷ?
- Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ một.
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ mấy?
- Năm 1975 thuộc thế kỷ nào?
* Lưu ý: người ta dùng số La Mã để ghi tên thế kỷ, chẳng hạn thế kỷ 20 (XX).
- 2 em lên bảng.
- Học sinh quan sát và nêu:
+ Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ.
+ Kim phút đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút.
+ 1 giờ = 60 phút
+ Khoảng thời giây kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp theo là 1 giây.
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng (trên mặt đồng hồ) là 1 phút.
- Học sinh nhắc lại.
1 thế kỷ = 100 năm.
- 1 thế kỷ
- 5 thế kỷ
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh trả lời, GV ghi bảng .
- Thế kỷ XX.
3. Luyện tập: 
- Bài 1: Gọi HS đọc YC bài tập
- GV HD HS làm bài rồi chữa bài.
GV nhận xét chốt ý đúng
Bài 2: Cách tiến hành tương tự bài 1:
- Bài 3( Những HS đã làm xong các bài trên, làm thêm)
4. Củng cố dặn dò:(5') 
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa giây- phút, TK - năm
- 1 HS đọc YC bài tập
- Lớp làm bài vào vở bài tập
- 2 HS chữa bài.
1 phút = 60 giây 2 phút = 120 giây
7 phút = 420 giây phút = 20 giây
100 năm = 1 thế kỉ 5 thế kỉ = 100 năm
 thế kỉ = 50 năm
a)XX b) XX c) III
- Lớp nhận xét.
a, Thế kỉ: XI
b, Thế kỉ: X 1 phút = 60 giây
1 thế kỷ = 100 năm
Tập làm văn (Tiết 8) Luyện tập xây dựng cốt truyện
	I. MỤC TIấU 
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề ( SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
- Rèn kĩ năng: Tạo lập một cốt truyện đơn giản.
- GD HS: Yêu thích môn học
	II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn để giáo viên phân tích.
- 	III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
1. Bài cũ:(5')
+ 1 em đọc phần ghi nhớ của tiết 7.
+ 1 em kể lại truyện Cây khế (dựa vào cốt truyện đã có)
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:(15')
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn xây dựng cốt truyện
* Xác định yêu cầu đề bài
- Đọc yêu cầu của đề bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời, giáo viên gạch dới những từ ngữ quan trọng.
Hoạt động học
- 1 em đọc
- 1 em kể lại
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
+ Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà bẳng tuổi em và một bà tiên.
Giáo viên: để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho (có 3 nhân vật), em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra diễn biến của câu chuyện.
- Vì là xây dựng cốt truyện (bộ khung cho câu chuyện) em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể chi tiết.
	* Lựa chọn chủ đề của câu chuyện
- Đọc gợi ý 1 và 2
- Học sinh nói chủ đề em đã lựa chọn.
- 2 em nối tiếp nhau đọc cả lớp theo dõi SGK.
- 1, 2 em nói:
+ Em hãy kể về câu chuyện nói lên sự trung thực.
+ .... lòng hiếu thảo.
- Giáo viên nhắc học sinh: từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau.
- SGK gợi ý 2 chủ đề (sự hiếu thảo, tính trung thực) để các em có hướng tưởng tượng xây dựng cốt truyện theo 1 trong 2 hướng trên.
	* Thực hành xây dựng cốt truyện
- Học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi khơi dậy tưởng tượng theo gợi ý 1 (hoặc 2)
- Gọi HS giỏi làm mẫu, trả lời các câu hỏi ví dụ về cách tưởng tượng của học sinh.
- Kể câu chuyện về sự hiếu thảo, cần tưởng tượng trả lời các câu hỏi.
- Từng cặp học sinh kể vắn tắt câu chuyện do mình chọn.
- Học sinh thi kể trước lớp.
Giáo viên và học sinh tổ chức bình chọn người kể hay nhất và tính điểm.
Cho HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình.
3. Củng cố dặn dò:(5')
- Học sinh nhắc cách xây dựng cốt truyện.
- Người mẹ ốm như thế nào?
- Người con chăm sóc mẹ ra sao?
- Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
- Bà tiên cảm động trước lòng hiếu thảo của người con nhưng muốn thử thách lòng trung thành thực của người con bằng cách nào?
- Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào?
Khoa học (Tiết 8) Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
I. Mục tiêu
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
- Nêu được ích lợi của các món ăn chế biến từ cá: Đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ trang 18, 19/SGK.
- Photo phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:(5')
Hầu hết các loại thức ăn có nguồn từ đâu?
2. Bài mới:(25')
a. Giới thiệu bài:(1')
Hoạt động 1:(8')
Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội: mỗi tổ cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
- Giáo viên yêu cầu thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên ghi tên các món ăn có chứa nhiều chất đạm.
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
Lưu ý: mỗi học sinh chỉ viết 1 món ăn.
- Có nguồn từ động vật và thực vật.
- Chia đội và cử trọng tài của mình.
- Tên các món ăn: gà rán, cá kho, đậu sốt, thịt luộc, thịt kho, đậu kho thịt, gà luộc, tôm hấp, canh tôm nấu bóng, mực xào, đậu Hà Lan, vừng, lạc, canh hến, cháo thịt, chim quay, nem rán, ếch xào...
Hoạt động 2:(9') Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
- Giáo viên treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng 1 số thức ăn chứa chất đạm lên bảng và yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên tiến hành học sinh thảo luận nhóm theo định hướng.
- Học sinh nghiên cứu và trả lời câu hỏi
- Những món ăn nào chứa chất đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật?
- Tại sao không chỉ nên chỉ ăn đạm động vật, hay chỉ ăn đạm thực vật?
- Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
- Đại diện nhóm trình bày
* Yêu cầu học sinh đọc 2 phần đầu của mục bạn cần biết.
- Giáo viên kết luận: 
- Học sinh theo dõi, nghiên cứu bảng thông tin.
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- Đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò, xào rau cải, tôm nấu bóng, canh cua...
- Không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể, mỗi loại đạm chứa chất bổ dưỡng khác nhau.
- Cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều axít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
- 1 em lên trình bày.
- 2 em đọc to cả lớp nghe (phần SGK/19)
Hoạt động 3:(8')
Thi: Tìm hiểu những món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.
- GV tổ chức cho HS thi kể về các món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật theo định hướng.
- Yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị giới thiệu 1 món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật với các nội dung sau: tên món ăn, các thực phẩm dùng để chế biến, cảm nhận của mình khi ăn món ăn đó?
- Hoạt động nhóm 6 em.
Trình bày trước lớp
3. Củng cố dặn dò:(5')
- Tại sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Về học thuộc: mục bạn cần biết.
- Su tầm tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i -ốt trên báo hoặc tạp chí.
- Nhận xét tiết học
HĐTT- Sinh hoạt ( T4) Giáo dục an toàn giao thông - Nhận xét tuần
Mục tiêu :
- Giáo dục các em ý thức chấp hành luật giao thông.
- Qua tiết sinh hoạt các em tự đánh giá nhận xét các mặt ưu khuyết điểm trong tuần và nắm bắt kế hoạch tuần tới.
	II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
III.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Giáo dục an toàn giao thông
* Đi bộ đúng quy định:
Em hãy nêu những quy định của người đi bộ?
HS trả lời các câu hỏi trên và GV chốt : Để đảm bảo an toàn cho mình, cho người khác khi đi bộ em phải đi lên vỉa hè bên tay phải mình.
Khi muốn sang đường em đứng lại nhìn trước, nhìn sau không có xe mới được sang đường.
Liên hệ việc đi bộ của các em trong lớp
Hoạt động 2 : Nhận xét tuần
Lớp nhận xét
Từng tổ trởng nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần của tổ
Lớp trưởng nhận xét chung
HS cho ý kiến
GV tổng hợp các ý kiến nhận xét và ý kiến của HS à rồi nhận xét
Nề nếp :ổn định
Tác gọn gàng, đảm bảo
Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Phụ huynh tham gia họp tương đối đầy đủ.
Tổ trực nhật tự giác.
* Tồn tại:
- Phong trào thi đua học tập giữa các tổ còn trầm, chưa có cờ đỏ.
- Một số đội viên không mang khăn quàng.
3. Triển khai tuần tới.
- Cử đội viên dự đại hội liên đội.
- Phát huy hơn nữa tinh thần thi đua học tập giữa các tổ, các thành viên trong tổ
- Học tin học, anh văn vào các chiều T2, T3, T6
- Những HS tham gia bảo hiểm , nộp trong tuần sau
**************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_cao_thi_du.doc