Môn: TẬP ĐỌC
Tiết: 59
I- Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, biển lặng, nước, Na –tan, sống sót .
- Đọc đúng các chữ số chỉ ngày, tháng , năm
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu .
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca .
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Ma-tan, sứ mạng .
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hàon thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Anh chân dung Ma-gien-lăng
- Bản đồ thế giới
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thứ hai ngày 05 tháng 04 năm 2010 Bài: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT Môn: TẬP ĐỌC Tiết: 59 I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh : - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, biển lặng, nước, Na –tan, sống sót . - Đọc đúng các chữ số chỉ ngày, tháng , năm - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu . - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca . - Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Ma-tan, sứ mạng .. - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hàon thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Aûnh chân dung Ma-gien-lăng Bản đồ thế giới Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 1/ Khởi động: Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ : Trăng ơi từ đâu đến ? và trả lời câu hỏi về nội dung bài . Gọi học sinh nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi 2/ Giới thiệu bài : - Giáo viên giới thiệu bài mới Nhận xét - Lắng nghe 2 Dạy bài mới Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc : Viết bảng các tên riêng và các số chỉ ngày, tháng : Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, Ma-tan, ngày 20 tháng 9 năm 1519, ngày 8 tháng 9 năm 1552, 1083 ngày . Gọi HS đọc, chỉnh sửa cách đọc (nếu có ) Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). Giáo viên chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có) . - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của các từ khó . Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp - Yêu cầu học sinh đọc toàn bài Giáo viên đọc mẫu 5 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm . Học sinh đọc bài theo trình tự : HS1 : Ngày 20 .. vùng đất mới . HS2 : vượt Đại Tây Dương Thái Bình Dương . HS3 : Thái Bình Dương tinh thần HS4: Đoạn đường từ đó mình làm HS5 : Những thuỷ thủ Tây Ban Nha HS6 : Chuyến đi đầu tiên vùng đất mới . 1 HS đọc thành tiếng trước lớp . 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc từng đoạn 2 HS đọc toàn bài Theo dõi giáo viên đọc mẫu b. Tìm hiểu bài : Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và lần lượt trả lời từng câu hỏi Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ? Vì sao Ma-gien-lăng lại đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương ? Giáo viên hỏi tiếp Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ? Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ? Dùng bản đồ để chỉ rõ hành trình của hạm đội : đoàn thuyền của Ma-gien-lăng xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha ở châu Âu đi qua Đại Tây Dương đến Nam Mĩ tức là châu Mĩ đến Thái Bình Dương, đảo Ma-tan thuộc châu Á qua Thái Bình Dương và cập bờ biển Tây Ban Nha . Cuộc thám hiểm đầy gian khổ, hy sinh, mất mát . Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì ? Mỗi đoạn trong bài nói lên điều gì ? Ghi bảng ý chính từng đoạn lên bảng ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm? Em hãy nêu ý chính của bài, ghi ý chính lên bảng . 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, thảo luận, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi . Tiếp nối nhau trả lời . Quan sát và lắng nghe . Tiếp nối nhau trả lời . - Tiếp nối nhau phát biểu . HS tiếp nối nhau nêu suy nghĩ của mình trước lớp . - Vài HS thực hiện c. Đọc diễn cảm Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài . Mỗi học HS 2 đoạn. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay . Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 2,3 Treo bảng phụ có đoạn văn Đọc mẫu Yêu cầu học sinh đọc theo cặp Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm Nhận xét, cho điểm từng học sinh . - 3 HS đọc thành tiếng . Cả lớp đọc thầm, tìm cách đọc như đã hướng dẫn ở phần luyện đọc. Theo dõi giáo viên đọc Luyện đọc theo cặp 3 – 5 học sinh thi đọc . 3 Gọi 1 học sinh đọc toàn bài . Hỏi : Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, là học sinh các em cần phải làm gì ? Nối tiếp: Nhận xét tiết học - Về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe và soạn bài : Dòng sông mặc áo . 1 học sinh đọc Bài: (Nhớ- viết) ĐƯỜNG ĐI SA PA Môn: CHÍNH TẢ Tiết: 30 I- MỤC TIÊU: Nhớ, viết đúng, đẹp đoạn từ “Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa . . . đất nước ta”trong bài Đường đi Sa Pa . Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc v/d/gi II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bài tập 2a hoặc 2b phô tô ra giấy A3 Bài tập 3a hoặc 3b viết vào bảng phụ . Các từ ngữ cần Khởi động:viết sẵn vào một tờ giấy . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 1/ Khởi động: Kiểm tra học sinh đọc và viết các từ cần chú ý phân biệt của tiết chính tả trước . Nhận xét chữ viết từng học sinh . 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết các từ ngữ 2/ Giới thiệu bài Trong tiết chính tả hôm nay các em nhớ viết đoạn cuối trong bài Đường đi Sa Pa và làm các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc v/d/gi . - Lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học . 2 Dạy bài mới 1. Hướng dẫn viết chính tả a. Trao đổi về nội dung đoạn văn - Gọi học sinh đọc thuộc lòng đoạn vặn cần nhớ – viết . - Hỏi : * Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào ? * Vì sao Sa Pa được gọi là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên ? - 2 học sinh đọc thuộc lòng thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo . - Suy nghĩ, trả lời . b. Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện đọc . c. Nhớ – viết chính tả d. Chấm bài – nhận xét bài viết của học sinh . - Luyện viết các từ : thoắt cái, lá vàng rơi, khoảng khắc, mưa tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì . . . 2. Hướng dẫn làm bài tập - Lưu ý : Giáo viên có thể lựa chọn phần a hoặc b . Bài 2 Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập . Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm . nhắc HS chú ý thêm các dấu thanh cho vần để tạo thành nhiều tiếng có nghĩa . Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc phiếu các nhóm khác nhận xét, bổ sung . Giáo viên ghi nhanh vào phiếu . Nhận xét, kết luận các từ đúng . b) Giáo viên tổ chức cho HS làm bài tập 2b tương tự như cách tổ chức làm bài 2a . Bài 3 a) Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Gọi HS đọc các câu văn đã hoàn thành . Cảlớp nhận xét . Nhận xét, kết luận lời giải đúng . b) Tổ chức cho HS làm bài tập 3b tương tự như cách tổ chức làm bài 3a 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp . - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, trao đổi và hoàn thành phiếu. Đọc phiếu, nhận xét, bổ sung Viết vào vở . 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp . 1 HS làm bảng lớp . Cả lớp viết bằng bút chí vào sgk . Đọc, nhận xét bài làm của bạn . Chữa bài (nếu sai) Thế giới – rộng – biên giới – dài Lời giải Thư viện – lưu giữ – bằng vàng – đại dương – thế giới 3 Nối tiếp: Nhận xét tiết học Dặn học sinh về nhà đọc và ghi nhớ các câu văn ở BT3, đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT2 vào vở . Bài: LUYỆN TẬP CHUNG Môn: TOÁN Tiết: 146 I- MỤC TIÊU: - Giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán : “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ” và “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó” II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK Toán 4, SGV Toán 4 , Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 1/ Khởi động: Nêu lại cách giải bài toán : “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ” và “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó” . Giáo viên nhận xét và ghi điểm cho học sinh 2/ Giới thiệu bài : Luyện tập -2 HS nhắc lại các bước giải Nhận xét 2 Dạy bài mới Bài 1 : Củng cố cách tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số Yêu cầu 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập Yêu cầu HS dùng bút chì viết đáp số vào sgk và đọc kết quả - Giáo viên nhận xét 1 học sinh đọc . - Làm ở SGK ,đọc kết quả Nhận xét Bài 2 :Củng cố cách giải bài toán có lời giải dạng hiệu – tỉ: Gọi 1 học sinh đọc bài tập 2 Cho HS thảo luận nhóm 2 và giải bài tập vào nháp Gọi 1 vài nhóm đọc kết quả thảo luận : Số thứ nhất : 820, Số thứ hai : 82 Giáo viên nhận xét 1 học sinh đọc Thảo luân nhóm bàn - Đại diện nhóm đọc kết quả Nhận xét Bài 3 :Vận dụng dạng bài toán hiệu – tỉ để giải bài tập. Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài tập Cho học sinh thảo luận nhóm 6 để giải bài toán vào giấy khổ lớn : GV kiểm tra, nhận xét và ghi điểm cho các nhóm Thảo luận nhóm 6 Đại diện nhóm dán bài làm của nhóm mình lên bảng Nhận xét Bài 4 : Tưmg tự bài 3 giải bài toán về quãng đường Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán Vẽ sơ đồ minh hoạ . Tìm tổng số phần bằng nhau . Tính độ dài mỗi đoạn đường . Gọi 1 HS nêu cách giải bài toán đó và giải . Giáo viên nhận xét . 1 học sinh đọc . Vẽ sơ đồ 4/152sgk . Thảo luận nhóm 2 . Thực hiện bảng lớp, vở Nhận xét Nối tiếp: Cho HS nhắc lại các bước giải 2 dạng toán vừa học . Nhận xét tiết học Nhắc lại Bài: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Môn: ĐẠO ĐỨ ... ện hôm nay, lớp mình sẽ thi xem bạn nào có câu chuyện hau nhất, có ý nghĩa và bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất . Tổ trưởng các tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên . Lắng nghe . 2 Dạy bài mới 1. Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài Gọi học sinh đọc đề bài của tiết kể chuyện : Giáo viên phân tích đề bài, dùng phần màu gạch chân các từ : được nghe, được đọc, du lịch, thám hiểm. Gọi học sinh đọc phần gợi ý Giáo viên định hướng hoạt động và khuyến khích học sinh . 2 HS đọc thành tiếng trước lớp Lắng nghe 2 HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý trong sgk . Lần lượt học sinh giới thiệu truyện. b) Kể trong nhóm Chia học sinh thành nhóm, mỗi nhóm có 4 em . Gọi 1 học sinh đọc dàn ý kể chuyện . Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm . Giáo viên đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, hướng dẫn học sinh sôi nổi trao đổi, giúp đỡ bạn . Ghi các tiêu chí đánh giá lên bảng : 4 hs cùng hoạt động trong nhóm . 1 học sinh đọc thành tiếng Hoạt động trong nhóm . Khi 1 học sinh kể các em khác lắng nghe, hỏi lại bạn các tình tiết, hành động mà mình thích, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện . Nội dung truyện có hay không ? Truyện ngoài sgk hay trong sgk ? Truyện có mới không ? Kể chuyện đã biết phối hợp cử chỉ lời nói, điệu bộ hay chưa ? Có hiểu câu chuyện mình kể hay không ? c) Kể trước lớp Tổ chức cho học sinh thi kể . Cho điểm học sinh kể tốt . 5 – 7 học sinh thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện . 3 Nối tiếp: Nhận xét tiết học Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể chuyện cho người thân nghe. Nhắc học sinh đọc sách tìm thêm nhiều câu chuyện khác, chuẩn bị bài sau . Bài: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Môn: ĐỊA LÝ Tiết: 31 I- MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: - Chỉ được vị trí của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ - Trình bày được đặc điểm thành phố Đà Nẵng (Vị trí địa lý, là thành phố cảng, là trung tâm công nghiệp và địa điểm du lịch) - Dựa vào tranh ảnh, lược đồ để tìm thông tin II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Lược đồ thành phố Đà Nẵng , bản đồ Việt Nam - Tranh ảnh sưu tầm về thành phố Đà Nẵng - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 2 1/ Khởi động: - Treo bản đồ hành chính Việt Nam. Yêu cầu HS chỉ thành phố Huế và dòng sông Hương trên bản đồ - Nêu nhận xét của em về thành phố Huế? - Huế nằm ở phía Bắc của dãy Bạch Mã, vậy trong 1 năm, Huế có mấy mùa? 2/ Giới thiệu bài mới: - Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về thành phố Đà Nẵng Dạy bài mới 1/ Đà Nẵng - Thành phố cảng - GV treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chỉ thành phố Đà Nẵng trên bản đồ và mô tả vị trí thành phố Đà Nẵng theo gợi ý sau: Thành phố Đà Nẵng - Nằm ở phía của đèo Hải Vân - Nằm bên sông và vịnh , bán đảo - Nằm giáp các tỉnh - GV giải thích thêm về tên gọi bán đảo Sơn Trà: Sơn Trà trước vốn là một đảo lớn ngoài khơi. Dần dần nước biển Đông đem phù sa ở cửa sông bồi đắp vào Sơn Trà thành một dải đất chạy từ đảo vào đất liền. Vùng đảo Sơn Trà từ đó có một phần nối với đất liền, còn lại phần tiếp xúc với biển, do đó được gọi là bán đảo Sơn Trà - Kể tên các loại đường giao thông có ở thành phố Đà Nẵng và những đầu mối giao thông quan trọng của loại đường giao thông đó Loại hình giao thông Đầu mối quan trọng Đường biển Cảng Tiên Sa Đường thủy Cảng sông Hàn Đường bộ Quốc lộ số 1 Đường sắt Đường tàu Thống Nhất Bắc -Nam Đường hàng không Sân bay Đà nẵng - Tại sao nói thành phố Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung? Tại sao Đà Nẵng được gọi là thành phố cảng? 2/ Đà nẵng – Thành phố công nghiệp: - Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc SGK, kể tên các hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đi đến nơi khác - Hàng hóa đưa đến thành phố Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của ngành nào? - Sản phẩm chở từ Đà Nẵng đi nơi khác chủ yếu là sản phẩm công nghiệp hay nguyên vật liệu? - Nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng? Đà Nẵng – Địa điểm du lịch: - Đà Nẵng có điều kiện để phát triển du lịch không? Vì sao? + Những nơi nào của Đà Nẵng thu hút được nhiều khách du lịch? - GV phát cho các nhóm HS tranh ảnh và thông tin về một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Đà Nẵng - Yêu cầu các nhóm đọc thông tin cho nhau nghe, rồi dựa vào đó lựa chọn thông tin giới thiệu về cảnh đẹp của mình cho khách du lịch- - HS làm việc theo nhóm: nhận tranh ảnh và thông tin về 1 danh lam thắng cảnh - Các nhóm giả sử mình là hướng dẫn viên du lịch, thảo luận nội dung giới thiệu về cảnh đẹp cho khách du lịch (dựa vào thông tin GV cung cấp) - 2 HS lên bảng thực hiện - 4 HS trả lời: nêu cảm nhận của mình về thành phố Huế hoặc nêu ghi nhớ trong SGK - Có 4 mùa - HS kể tên các thành phố, trong đó có thành phố Đà Nẵng - HS thảo luận cặp đôi, chỉ cho nhau thành phố Đà Nẵng trên bản đồ và mô tả vị trí thành phố Đà Nẵng - HS chỉ đèo Hải Vân, sông Hàn, vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà trên bản đồ. - HS lắng nghe - HS tiếp tục trao đổi, dựa vào lược đồ để trả lời: - Hai HS lần lượt nói cho nhau nghe về các hàng hóa đưa đến và đưa đi nơi khác từ Đà Nẵng bằng tàu biển - HS trao đổi cặp đôi: Đà Nẵng có nhiều điều kiện để phát triển du lịch vì nằm sát biển, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh - HS treo các tranh ảnh sưu tầm được về thành phố Đà Nẵng lên bảng - HS quan sát tranh - Đại diện 3 nhóm lên trình bày 3 Nối tiếp: - HS lên chỉ thành phố Đà Nẵng trên bản đồ - 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK - Về nhà xem trước bài mới, chuẩn bị tranh ảnh về biển Việt Nam - Nhận xét tiết học Bài: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN Môn: TẬP LÀM VĂN Tiết: 60 I- MỤC TIÊU: - Điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn : phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng - Hiểu tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng in sẵn cho từng học sinh . - Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng phóng to dán trên bảng lớp . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 1/ Khởi động: Gọi 2 học sinh đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, 2 học sinh đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật . Nhận xét, cho điểm từng học sinh . 4 học sinh thực hiện yêu cầu . 1. Giới thiệu bài Cho học sinh quan sát Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng và hỏi : Đây là gì ? Em đã từng viết vào những loại giấy tờ in sẵn nào ? Giáo viên giới thiệu bài . Đây là mẫu phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng . Tiếp nối nhau trả lời . Lắng nghe . 2 Dạy bài mới 1. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 : Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung phiếu . Treo tờ phiếu phôtô và hướng dẫn học sinh cách viết. Yêu cầu học sinh tự làm phiếu, sau đó đổi phiếu cho bạn bên cạnh chữa bài . Gọi một số học sinh đọc phiếu. Nhận xét và cho điểm học sinh viết đúng . Bài 2 : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập . Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi . Gọi học sinh phát biểu . 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp Quan sát, lắng nghe . Làm phiếu, chữa bài cho nhau . 3 – 5 học sinh đọc phiếu . 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp . 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. Tiếp nối nhau phát biểu. 3 Nối tiếp: Nhận xét tiết học . Dặn học sinh về nhà ghi nhớ cách điền vào Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng và ghi lại kết quả quan sát các bộ phận của con vật mà em yêu thích . Bài: Ôn tập 2 bài hát: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN THẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN Môn: ÂM NHẠC Tiết: 30 I- MỤC TIÊU: - HS ôn tập và trình bày 2 bài hát: chú voi con ở Bản Đôn và Thiếu nhi Thế giới liên hoan. - Hát đúng giai điệu và lời ca, trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca hoặc tốp ca. - Tập biểu diễn bài hát kết hợp động tác múa phụ hoạ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. - Một số tranh ảnh minh họa theo nội dung bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HĐ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 2 1/ Kiểm tra bài cũ - Hát bài: Thiếu nhi thế giới liên hoan - GV lắng nghe, nhận xét, tuyên dương 1/ Giới thiệu nội dung tiết học. - Ôn tập 2 bài hát: + Chú voi con ở Bản Đôn + Thiếu nhi thế giới liên hoan Ôn tập 1/ Kiểm tra việc trình bày 2 bài hát. 2/ Ôn tập bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn - GV đàn giai điệu. - GV Hướng dẫn HS hát, lĩnh xướng và hoà giọng. 3/ Ôn tập bài hát: Thiếu nhi Thế giới liên hoan. - GV hướng dẫn trình bày bài hát theo cách lĩnh xướng, nối tiếp và hoà giọng. 4/ Kiểm tra việc trình bày 2 bài hát. - GV tổ chức cho HS chọn bạn, nhóm hát. - GV lắng nghe, nhận xét – Đánh giá - Cả lớp hát. - HS lắng nghe - 2 HS trình bày. - HS nghe, hát và gõ đệm theo nhạc. - Hát và gõ đệm theo phách. - HS thực hiện. - HS hát kết hợp vận động theo nhạc - HS trình bày song ca, tam ca, tốp ca. - HS hát kết hợp múa phụ hoạ - HS hát song ca, tam ca, tốp ca vừa hát, vừa múa phụ hoạ. - HS trình bày bài hát. 3 - GV tổng kết tiết học. - Dặn về nhà ôn 2 bài TĐN số 7, số 8 đọc nhạc và ghép lời.
Tài liệu đính kèm: