Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Tập đọc

HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

 (Theo Trần Diệu Tuấn và Đỗ Thái )

I. Mục đích, yêu cầu

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài (Xê-li-va, Ma-gien-lăng, Ma-tan, thuỷ thủ). Đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã biết vượt qua bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hình thành sứ mạng lịch sử: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

II. Đồ dùng dạy học :

-Chân dung Ma-gien-lăng ở sgk

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ :

- 3 H đọc thuộc lòng bài Trăng ơi. từ đâu đến ?

- 1 H nêu nội dung bài

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2009
Tập đọc
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
 (Theo Trần Diệu Tuấn và Đỗ Thái )
I. Mục đích, yêu cầu 
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài (Xê-li-va, Ma-gien-lăng, Ma-tan, thuỷ thủ). Đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã biết vượt qua bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hình thành sứ mạng lịch sử: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
II. Đồ dùng dạy học : 
-Chân dung Ma-gien-lăng ở sgk
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 3 H đọc thuộc lòng bài Trăng ơi... từ đâu đến ?
- 1 H nêu nội dung bài
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc: 
-T chia đoạn bài đọc: 6 đoạn
T ghi các từ tên riêng nước ngoài lên bảng, hướng dẫn H đọc đúng. 
- H nối tiếp đọc 6 đoạn của bài: 3 lượt
+Chú giải từ: Ma-tan, sứ mạng.
-H luyện đọc theo nhóm 2
+ Tìm giọng đọc toàn bài: Đọc châm rãi, rõ ràng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng những từ ngữ nói về những gian khổ, mất mát, hi sinh mà đoàn thám hiểm đã phải trải qua. 
-2 H đọc toàn bài.
-T đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
- H đọc thầm đoạn 1, 2, 3, 4: Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm nhằm mục đích gì? (Khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới).
- Dọc đường đi đoàn thám hiểm đã gặp những kó khăn gì ?(Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu ninh nhừ giày và thức ăn ra để ăn. Mỗi ngày có 3 người chết phải ném xác xuống biển. Phảo giao tranh với thổ dân).
- Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ?. 
- Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ?(ý c) Đoàn tuyền xuất phát từ cửa biển Xê-vi-a nước Tây Ban Nha tức là Châu Âu.
- Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt kết quả gì ? (Chuyễn thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới).
- Câu chuyện giúp em hiểu gì về các nhà thám hiểm ?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- 3 H đọc nối tiếp 6 đoạn của bài. Lặp lại 2 lượt
-T hướng dẫn HS nhắc lại giọng đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện đúng nội dung bài.
- T hướng dẫn H đọc diễn cảm đoạn: Vượt Đại Tây Dương ... ổn định được tinh thần.
- HS: Nêu giọng đọc và luyện đọc trong nhóm đôi
-Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- HS: Bình chịn bạn đọc tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Bài văn ca ngợi ai và ca ngợi điều gì? Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã biết vượt qua bao khó khăn, hy sinh, mất mát để : Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
-T : Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, ngay từ bây giờ H cần rèn luyện đức tính gì ? (ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm, biết vượt qua khó khăn...).
T nhận xét giờ học .
----------------------------------a&b------------------------------
Kĩ thuật
LẮP CON QUAY GIÓ
 I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió.
- Lắp được từng bộ phận và lắp con quay gió đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thao tác tháo, lắp các chi tiết.
 II. Đồ dùng D-H
-Mẫu con quay gió.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
 III. Các hoạt động D-H
1. Quan sát và nhận xét
- T: Hướng dẫn HS quan sát kĩ toàn bộ con quay gió và trả lời câu hỏi: 
+ Con quay gió có mấy bộ phận chính?
+ Cho biết ứng dụng của con quay gió trong thực tế.
2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết theo SGK.
- T cùng HS chọn từng loại chi tiết theo SGK
- HS: Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp.
- T: Hướng dẫn HS thực hành theo qui trình ở SGK.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp cánh quạt
* Lắp giá đỡ các trục
* Lắp bánh đai vào trục
- HS: quan sát SGK và thực hiện.
- T: theo dõi HS làm việc, giúp đỡ những em còn lúng túng.
c) Lắp con quay gió
- T hướng dẫn thao tác như ở SGK
d) Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
3. Nhận xét dặn dò
- T: Nhận xét giờ học, nhắc HS nhớ kĩ các bước lắp để tiết sau thực hành.
----------------------------------a&b------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục đích, yêu cầu: Giúp H ôn tập, củng cố hoặc tự kiểm tra về:
- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tình về phân số, tìm phân số của một số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ của hai số đó.
- Tính diện tích hình bình hành.
 II. Các hoạt động dạy học 
 1. Giới thiệu bài 
 2. Luyện tập
*Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài tập: Tính.
H làm bài vào vở và đọc kết quả sau khi tính xong.
 a. b. c. 
Câu e, phải lưu ý H thực hiện phép nhân chia trước, cộng trừ sau.
*Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài tập. H làm bài vào vở. 1 H lên bảng chữa bài.
Bài giải:
Chiều cao của hình bình hành là:
18 x = 10 (cm)
Diện tích của hình bình hành là:
18 x 10 = 180 (cm2).
Đáp số: 180 cm2
*Bài tập 3: H nêu yêu cầu của bài. H thảo luận theo nhóm 2 tìm cách giải. H giải bài tập vào vở. 1 H lên bảng giải:
Bài giải:
Búp bê:
 63 đồ chơi
Ô tô: 	
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số ô tô có trong gian hàng là:
63 : 7 x 5 = 45 (ô tô)
Đáp số: 45 ô tô.
* Bài tập 4: H nêu yêu cầu bài tập. H làm bài vào vở.
1 H lên chữa bài.
Bài giải:	?
Tuổi con: :
	35 tuổi	
Tuổi bố: 	
Hiệu số phần bằng nhau là:
9 – 2 = 7 (phần)
Tuổi con là:
35 : 7 x 2 = 10 (tuổi)
Đáp số: tuổi con: 10 tuổi.
Bài tập 5: Cho H tự làm bài rồi chữa bài. 
- T: Chấm bài một số em, chữa bài
Khi H chữa bài, T yêu cầu H giải thích cách làm.
 3. Củng cố, dặn dò : 
-T nhận xét giờ học 
----------------------------------a&b------------------------------
Chính tả
Nhớ- viết: ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục đích, yêu cầu 
- Nhớ viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn đã học thuộc lòng trong bài: Đường đi Sa Pa (Từ Hôm sau... hết bài).
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm vần dễ lẫn: v / d / gi.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp ghi sẵn nội dung bài tâp 2a.
III. Các hoạt động dạy học 
Kiểm tra bài cũ : Lớp viết bảng con từ: chênh chếch, mứt tết, con ếch, tết tóc.
Dạy bài mới 
Giới thiệu bài 
Hướng dẫn H nhớ viết.
- T nêu yêu cầu của bài.
- 1 H đọc thuộc lòng đoạn cần viết.
- Lớp theo dõi ở sgk
- T lưu ý cách viết: thoắt, khoảnh khắc, hây hây.
- H gấp sgk, nhớ lại đoạn văn, tự viết bài.
- T chấm 10 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả
Bài 2a: T nêu yêu cầu bài tập, H làm bài tập theo nhóm 5, tìm các tiếng theo yêu cầu bài tập. 
- HS: Đại diện các nhóm nêu tiếng, từ của mình. T chọn lọc ghi vào bảng, nhóm nào được nhiều từ đúng, nhóm đó thắng.
VD: r: rong, rong chơi, rong biển, đi rong...
 Rông: nhà rông, con rồng, rỗng, rộng, rống lên...
 d: dong, cây dong...
 dông: cơn dông...
Bài tập 3b: H nêu yêu cầu bài tập, làm bài vào vở BT, nối tiếp nêu kết quả.
- T: Chữa bài, chốt lời giải đúng
Kết quả: b. Thư viện quốc gia, lưu giữ, bằng vàng, đại dương, thế giới.
4. Củng cố, dặn dò : 
- T nhận xét giờ học 
----------------------------------a&b------------------------------
Thứ ba ngày 31tháng 3 năm 2009
Toán
TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục đích, yêu cầu 
-Giúp H bước dầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì ? (cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu).
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh , thành phố có ghi tỉ lệ.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ.
-H quan sát một số bản đồ: Bản đồ Việt Nam ở sgk.... 
- T: giới thiệu các tỉ lệ 1: 10.000.000; 1:500.000 ghi trên bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ (TLBĐ)
-T : TLBĐ 1:10.000.000 có thể viết dưới dạng phân số (Tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài và mẫu số cho biết độ dài và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng 10.000.000 đơn vị đo độ dài đó).
2. Thực hành.
Bài tập 1: 
- H đọc bài tập 1. H làm vào giấy nháp và nêu câu trả lời.
- T nhận xét.
VD: Trên bản đồ, tỉ lệ 1:1000, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 1000mm, độ dà 1cm ứng với đọ dài thật là 1000 cm, độ dài 1dm ứng với độ dài thật là 1000dm.
- T nêu thêm câu hỏi về tỉ lệ 1:500 ; 1:100.
Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài tập: Viết số thích hợp vào ô trống.
- H làm bài vào vở, sau đó nêu đáp số.
Tỉ lệ bản đồ
1 : 1000
1 : 300
1 : 10 000
1 : 500
Độ dài thu nhỏ
1 cm
1 dm
1 mm
1 m
Độ dài thật
1000 cm
300 dm
10 000 mm
500 m
- T cho H làm theo chiều ngược lại với độ dài thu nhỏ là 1 dm và độ dài thật là 20000
Bài tập 3: H nêu yêu cầu đề bài.
- H ghi Đ hoặc S vào ô trống trước câu trả lời mà mình cho là đúng hoặc sai.
- H làm và lên bảng làm ở bảng lớp.
- Đáp án đúng là b và d.
- H kết hợp giải thích.
3. Củng cố, dặn dò : 
- T nhận xét giờ học, nhắc HS xem lại bài ở nhà.
----------------------------------a&b------------------------------
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. Mục đích yêu cầu
- Tiếp tục mở rộng vốn từ về: Du lịch – Thám hiểm.
- Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được.
II. Đồ dùng dạy học : 
- 2 tờ phiếu viết nội dung bài tập 1, 2.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn H làm bài tập
Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài tập
- T phát phiếu cho các nhóm.
- HS: Các nhóm trao đổi, tìm từ: Đại diện các nhóm trình bày.
- T khen ngợi những nhóm tìm nhiều từ và đúng:
a. Va-li, cần câu, lều trại, giày thể thao, áo quần bơi....
b. Tàu thuỷ, bến tàu, tàu hoả, ô tô con, máy bay....
c. Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ....
d. Phố cổ, bãi biển, công viên, hồ nước....
Bài tập 2: Thực hiện tương tự bài tập 1.
Kết quả: a. la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo...
b. Bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm...
c. Kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo...
Bài tập 3: H nêu yêu cầu bài tập.
-T hướng dẫn: Mỗi em tự chọn 1 nội dung viết về du lịch hay thám hiểm.
-H viết đoạn văn, nối tiếp đọc đoạn văn trước lớp. 
-T: nhận xét, chấm điểm 1 số đoạn, nhận xét, biểu dương những em có đoạn viết văn tốt.
3. Củng cố, dặn dò : 
-T nhận xét giờ học, nhắc những HS viết đoạn văn chưađạt về nhà viết lại vào vở.
----------------------------------a&b------------------------------
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I. Mục đích, yêu cầu 
- Rèn k ... cũ : 
- 2 H lên bảng trình bày lại diễn biến Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Ý nghĩa của trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
T nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Những chính sách kinh tế của vua Quang Trung.
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- T trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh: ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển, đất nước chìm trong sự chia cắt và chiến tranh.
- T chia lớp thành nhóm 6 và yêu cầu các nhóm thảo luận về:
Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? . Nội dung và tác dụng của những chính sách đó ?.
- H thảo luận nhóm và trình bày báo cáo kết quả.
- T kết luận: Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông (dân lưu tán trở về quê cày cấy); đúc tiền mới; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hoá; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.)
- T : Tác dụng của những chính sách này ? (Với những chính sách này, chỉ sau vài năm , mùa màng trở lại xanh tốt.)
- T: Vì sao vua Quang Trung lại mở cửa thông thường với nước ngoài ? Em có nhận xét gì về chính sách này ? (Nhằm giúp cho kinh tế đất nước phát triển, giao lưu với kinh tế nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, đây là một chính sách phát triển kinh tế hợp lý). 
- T : Những chính sách về kinh tế đã vực dậy nền kinh tế nước ta phát triển, vậy về văn hoá, vua Quang Trung có những chính sách gì ?
3. Những chính sách văn hoá của vua Quang Trung.
* Hoạt động 2: Làm việc nhóm 2
T trình bày việc vua Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố Chiếu lập học.
H thảo luận theo nhóm 2 các câu hỏi T nêu ra trong phiếu:
- Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm
- Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào ?
T thảo luận và trình bày, nhóm khác trình bày bổ sung. T chốt lại:
- Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là đề cao tinh thần dân tộc.
- Đất nước muốn phát triển cần đề cao dân trí, coi trọng việc học hành. 
T liên hệ: ...
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
T trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung.
T đọc những thông tin cần cung cấp cho H về các bản chiếu.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Bài lịch sử hôm nay cho em biết điều gì?
- HS: Nêu phần bài học
- T nhận xét giờ học, dặn H về nhà 
---------------------------------a&b------------------------------
Địa lí
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
I. Mục đích, yêu cầu : Học xong bài này, H biết:
- Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng.
- Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng, vừa là thành phố du lịch.
II. Đồ dùng dạy học : Bản đồ hành chính Việt Nam, một số ảnh về thành phố Đà Nẵng.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ
- Kể tên một số công trình kiến trúc cổ ở thành phố Huế.
- Tại sao nói thành phố Huế là một thành phố du lịch?
B. Bài mới
1. Đà Nẵng – Thành phố cảng.
 - Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm 3: Thảo luận theo 2 câu hỏi ở sgk, H nêu câu trả lời.
Lớp nhận xét, T chốt lại và kết luận: Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng. Đà Nẵng có cảng biến Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau. Đến Đà Nẵng bằng các phương tiện giao thông: Tàu bỉen, tàu sông, ôtô, xe máy, máy bay, tàu hoả.
2. Đà Nẵng – Trung tâm công nghiệp
- Hoạt động 2: H làm việc theo nhóm 3: Quan sát bẳng thống kê ở sgk và trả lời câu hỏi ở mục 2 sgk, một vài em nêu câu trả lời. 
+ H đọc đúng tên các mặt hàng từ nơi khác đưa tới Đà Nẵng và hàng do Đà Nẵng làm ra.
+ Nêu được lý do Đà Nẵng sản xuất được một số mặt hàng vừa cung cấp cho địa phương, vừa cung cấp được cho các tỉnh khác hoặc nhập khẩu.
T : Hàng từ nơi khác chuyển đến chủ yếu là sản phẩm các ngành công nghiệp, hàng do Đà Nẵng chuyển đi chủ yếu là nguyên vật liệu.
3. Đà Nẵng - Địa điểm du lịch.
- Hoạt động 3: H làm việc cá nhân.
+ H tìm trên hình 1và cho biết những địa điểm nào của Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch, những điểm đó nằm ở đâu ? H đọc tên cá bãi tắm, các chùa và nêu vị trí ở ven biển.
+ H kể, T bổ sung những địa điểm như Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm...
+ H tìm lý do Đà Nẵng thu hút khách du lịch: Do Đà Nẵng có bãi biển đẹp, có nhiều bã tắm thuận lợi cho du khách đến nghĩ ngơi, là đầu mối giao thông thuận tiện cho du khách..
-T tổng kết bài: H lên chỉ vị trí của Thành phố Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam và nhắc lại vị trí này.
-T yêu cầu H giải thích vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng, vừa là thành phố du lịch. H trả lời.
4. Củng cố, dặn dò : 
- HS: Nối tiếp nêu phần bài học
-T nhận xét giờ học 
---------------------------------a&b------------------------------
Âm nhạc
Ôn tập: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN - THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
 I. Mục tiêu:
- HS ôn tập và trình bày 2 bài hát nêu trên theo những cách hát như : hoà giọng, lĩnh xướng và đối đáp.
- HS tập trình bày theo các hình thức đơn ca hoặc tốp ca.
- Tập biểu diễn bài hát kết hợp động tác phụ hoạ.
 II. Chuẩn bị
- T: Chuẩn bị một số động tác phụ hoạ cho bài hát
- HS: Học thuộc lời 2 bài hát, ôn động tác phụ hoạ.
 III. Các hoạt động D- H
 1. Phần mở đầu
- T: Giới thiệu nội dung giờ học.
	2. Phần hoạt động
a. Nội dung 1: Ôn bài Chu voi con ở bản Đôn
- Hoạt động 1: Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng và hoà giọng
 + HS: 1 em lĩnh xướng hát từ đầu đến vẫn ham ăn rồi lại ham chơi, sau đó cả lớp hoà giọng cho đến hết bài.
- Hoạt động 2: Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, hát hoà giọng kết hợp động tác phụ hoạ
b. Nội dung 2: Ôn bài hat Thiếu nhi thế giới liên hoan
- Hoạt động 1: Phối hợp cả 3 cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng
+ Lời 1: 1 HS đảm nhận lĩnh xướng đoạn 1, tất cả cùng hoà giọng đoạn 2
+ Lời 2: Chia lớp thành 2 nửa hát đối đáp đoạn 1, tất cả cùng hoà giọng đoạn 2
- Hoạt động 2: Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, hát hoà giọng kết hợp động tác phụ hoạ
+ HS: Tương tư bài 1, tập trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, hát hoà giọng kết hợp động tác phụ hoạ.
+ T: Theo dõi và hướng dẫn thêm cho HS
c. HS lựa chọn bạn cùng song ca hoặc nhóm nhỏ 3-5 em trình bày một trong 2 bài hát
- T cùng cả lớp nhận xét, biểu dương cặp song ca hoặc tốp ca hát và biểu diễn tốt nhất.
3. Phần kết thúc
- T nhận xét giờ học, nhắc HS ôn tập 2 TĐN số 7 và số 8. Tập đọc nhạc và ghép lời ca.
---------------------------------a&b------------------------------
Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2009
Buổi sáng
Khảo sát GVDG cấp trường đ/c Liên, đ/c Phương
Đ/c Lê dạy thay
---------------------------------a&b------------------------------
Buổi chiều
Tiếng Việt
Bồi dưỡng, phụ đạo Luyện từ và câu
 I. Mục đích yêu cầu
- Tiếp tục luyện cho HS trung bình yếu những dạng bài thông thường về vốn từ và các kiểu câu.
- Luyện cho HS khá giỏi về dạng bài có tính chất nâng cao
 II. Các hoạt động D-H
 1. Bài dành cho HS trung bình, yếu
a) Đánh dấu x và ô trống trước tên gọi đúng của từng từ loại.
* Từ chỉ người, khái niêm, đơn vị, khối lượng... gọi là
 danh từ động từ tính từ
* Từ chỉ tícn chất, đặc điểm của sự vật gọi là: 
 danh từ động từ tính từ
* Từ chỉ hoạt động, trạng thái, cảm xúc của người, vật là
 danh từ động từ tính từ
- HS: Nhớ lại các khái niêm về từ loại và lựa chon câu trả lời đúng, nêu kết quả trước lớp
- T cùng cả lớp nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về từ loại đã học.
b) Gạch chân dưới bộ phận CN- VN trong các câu sau
+ Trên nền trời xanh, những lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay.
+ Bạn Tuyết rất chăm chỉ tập thể dục.
+ Ở miền rừng núi, lúc sáng sơm, tiết trời thường lành lạnh
- HS: Làm bài vào vở, 3 em làm phiếu lớn, đính bảng
- T cùng cả lớp chữa bài, chốt lời giải đúng
VD: + Ở miền rừng núi, lúc sáng sơm, tiết trời / thường lành lạnh
 CN VN
 2. Bài dành cho HS khá giỏi
a) Điền thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh những thành ngữ, quán ngữ sau:
+ Giấy rách phải...
+ Cây ngay không sợ...
+ ... còn hơn sống nhục
+ Chết đứng còn hơn...
+ ...chia rẽ là chết
b) Viết một đoạn văn có sử dụng một trong các thành ngữ, quán ngữ trên
- HS: Tự suy nghĩ làm bài và nêu kết quả trước lớp
VD: b) Trong gia đình em, bà nội là người em yêu quí nhất. Bà thường chăm soc, dạy dỗ em. Bà thường răn dạy em những điều hay lẽ phải, những đạo lí ngàn năm trong cuộc sống. Bà thường nói: Nhà ta tuy nghèo song sống giản dị, thanh cao, gia đình có nề nếp. Vì vậy cháu nên nhớ: “ Giấy rách phải giữ lấy lề” nghe cháu!
 3. Nhận xét dăn dò
- T: Nhận xét giờ học.
---------------------------------a&b------------------------------
Toán
BỒI DƯỠNG, PHỤ ĐẠO HS
 I. Mục tiêu
- Giúp HS trung bình, yếu luyện tập kiến thức thông qua việc làm một số bài tập.
- HS khá giỏi làm bài tập có tính nâng cao.
II. Các hoạt động D-H
 1. Bài dành cho HS trung bình, yếu
* Bài 1: Một công viên hình chữ nhật có chu vi bằng 1280m, chiều dài hơn chiều rộng 160 m. Tính diện tích của công viên đó.
- HS: Đọc bài toán, tóm tắt và nêu các bước giải:
Tính nửa chu vi- Tính chiều dài, chiều rộng – tính diện tích công viên
- HS: Giải vào vở sau đó 1 em chữa bài, cả lớp cùng T nhận xét, chốt bài làm đúng.
* Bài 2: Một cửa hàng có 70 mét vải. Ngày đầu bán được số vải bán được của ngày thứ hai. Tính số vải bán được trong mỗi ngày.
- HS đọc bài toán, xác định dạng toán và giải vào vở
- T chấm bài một số em, chữa bài.
 2. Bài dành cho HS khá giỏi
Bài 1. Tổng của hai số lẻ liên tiếp là 2004. Tìm hai số đó
- HS: Tự suy nghĩ và giải
- T: Lưu ý HS: Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị
Bài giải:
Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị, vậy hiệu giữa chúng là 2.
Số lớn là: (2004 + 2): 2 = 1003
Số bé là: 1003 – 2 = 1001
Đáp số: 1003: 1001
Bài 2: Tổng của hai số lẻ là 2004. Tìm hai số đó biết giữa chúng còn 6 số lẻ nữa.
- HS: Tương tự bài trên để giải vào vở
Bài giải
Giữa hai số lẻ phải tìm có 6 số lẻ nữa nên tâts cả có 8 số lẻ liên tiếp và hai số phải tìm là số đầu và số cuối.
Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị. Giữa 8 số lẻ liên tiếp có 7 khoảng cách 2 đơn vị và số khoảng cách kém số số hạng là 1. Vậy hiệu giữa hai số lẻ phải tìm là :
2 x 7 = 14
Số bé là: (2004 – 14 ) : 2 = 995
Số lớn là: 2004 – 995 = 1009
Đáp số: 995; 1009
---------------------------------a&b------------------------------
SINH HOẠT ĐỘI
Đ/c Tổng phụ trách hướng dẫn và tổ chức
---------------------------------a&b------------------------------
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 4 Tuan 30NGANG.doc