Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Tuyến

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Tuyến

I. Mục đích yêu cầu:

- Học sinh nắm chắc thêm khái niệm về danh từ.

- Nhận biết được danh từ trong các từ ngữ đoạn văn cho trước.

- Có ý thức giũ gìn sự trong sáng của Tiếng việt.

II. Đồ dùng dạy học: hệ thống bài tập.

III.Hoạt động dạy học.

1.Kiểm tra.

2.Bài mới.

* Hướng dẫn học sinh luyện tập.

+ Nhắc lại khái niệm về danh từ và các nhóm từ thuộc danh từi.

* Bài tập vận dụng.

 

doc 13 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán*
LUYỆN TẬP ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố bảng đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. HĐ1: Làm việc cá nhân 
- HS làm bài tập - VBT
- Theo dõi và giúp đỡ HS
- Đọc bảng đơn vị đo KL?
2. HĐ2: Làm việc cả lớp - chữa bài tập
3. HĐ3:Luyện tập thực hành 
Bài 1: 
 Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 a, 8 phút = ... giây. b, 4 thế kỉ = ... năm
 5 phút 12 giây = ... giây	7 thế kỉ = ... năm
 9 giờ 5 phút = ... phút	5 thế kỉ 16 năm =...năm.
 4 ngày 4 giờ = ... giờ	7 thế kỉ 5 năm = ... năm.
Bài 2:
 Đổi các số đo sau:
 1/5 phút =... giây 1/3 giờ = ... phút
 1/4 thế kỉ = ... năm 1/4 phút = ... giây
 1/8 ngày = ... giờ 1/2 thế kỉ = ... năm
Bài 3: 
 Bạn Bình thực hiện xong 4 phép tính hết 10 phút 36 giây. Hỏi bạn Bình thực hiện xong 3 phép tính đó hết bao nhiêu giây? ( Thời gian thực hiện mỗi phép tính như nhau.)
 Bài giải
 Đổi 10 phút 36 giây = 636 giây.
 Thời gian để Bình thực hiện 1 phép tính là:
 636 : 4 = 159 ( giây )
 Thời gian để Bình thực hiện 3 phép tính là:
 159 x 3 = 477 ( giây ).
 Đáp số: 477 giây.
III. Củng cố, dặn dò:
- Đọc bảng đơn vị đo KL?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
*************************
Tiếng việt
LUYỆN TẬP TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY 
I.Mục đích yêu cầu;
- Củng cố lại khái niệm từ ghép và từ láy.
- Nhận biết từ ghép và từ láy trong đoạn văn, thơ. Tìm được các từ láy âm, láy vần, láy cả âm cả vần. đặt câu được với từ ghép và từ láy.
- Có ý thức giũ gìn sự trong sáng của Tiếg Việt.
II.Đồ dùng dạy học: hệ thống bài tập.
III.Hoạt động dạy học;
1.Kiểm tra: Chữa bài về cho HS
2.Bài mới:
* Hướng dẫn học sinh ôn tập.
Ôn tập khái niệm về từ ghép và từ láy.
- Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép?
- Thế nào là từ láy? Có mấyloại từ láy?
* Bài tập vận dụng
Bài 1: Dùng gạch chéo tách các từ trong 2 câu sau và xếp vào bảng phân loại
“Mưa/ mùa/ xuân /xôn xao/ phơi phới/Những/ hạt mưa/ bé nhỏ /mềm mại/ rơi/ mà/ như/ nhảy nhót”/
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Bài 2: Gạch bỏ từ không cùng nhóm cấu tạo với các từ còn lại trong những dãy từ sau:
a) nắng nôi, nóng nảy, nứt nẻ, nồng nàn, nơm nớp.
b) lạnh lẽo, lạnh lùng,lành lạnh, lạnh tanh, lành lặn.
c) đi đứng, mặt mũi, tóc tai, đúng đắn, rổ rá.
d) lạnh toát, lạnh giá, lạnh nhạt, lạnh lẽo.
e) ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật, chân thật.
g) thật lòng,thật thà,thành thật, chân thật.
* Đọc đề, làm miệng nêu lí do vì sao từ đó khác với các từ còn lại.
- Nhận xét, chốt ý đúng:a. nhóm từ láy từ “nứt nẻ” là từ ghép..
Bài 3: Thay các từ đơn hoặc tổ hợp từ trong đoạn văn sau thành từ láy để các câu văn trở nên sinh động hơn. Chép lại đoạn văn sau khi đã thay từ.
a) Gió thỏi mạnh, lá cây rơi nhiều; từng đàn cò bay nhanh theo mây.
b) Mưa rất to suốt đêm ngày, mưa làm ttối mặt mũi.
c) Trên nền trời có những cánh cánh cò đang bay.
* Đọc đề , tìm từ thay và viết lại vào vở.
+ Chấm bài và nhận xét, chốt bài đúng( các từ có thể thay thế)
a) ào ào, lả tả, vun vút.
b) ồ ồ (xỗi xả) tói tăm.
c) rập rờn (chấp chới)
IV.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
Toán*
LUYỆN TẬP TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Vận dụng đẻ giải các bài tập có liên quan.
- Phát triển tư duy.
II.Đồ dùng dạy học:Hệ thống bài tập.
III.Hoạt động dạy học.
1.Bài cũ: Chữa bài tập về nhà.
2.Bài mới:
*Hướng dẫn học sinh luyện tập.
+ Nhắc lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.
* Vận dụng làm các bài tập sau:
Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) 32, 47, 68, 53, 45.
b) 57, 42, 78, 63, 55.
* Yêu cầu học sinh làm nháp và bảng lớp.
Bài 2: 
 Lớp 4A quyên góp được 3 quyển vở, lớp 4 B quyên góp được 28 quyển vở. Lớp 4C quyên góp được nhiều hơn 4B là 7 vở. Hỏi trung bình mỗi lớp góp được bao nhiêu quyển vở?
*HS đọc đề và làm bài vào vở.
*HS báo cáo kết quả. Gv chốt kq đúng: 32 quyển vở
Bài 3: 
 Một ô tô trong 3 giờ đầu mỗi giờ đi được 48 km, trong hai giờ sau mỗi giờ đi được 43km. Hỏi TB mỗi giờ xe ô tô đi được bao nhiêu km?
*Tiến hành tương tự bài trên. đáp số :46 km
Bài 4: Lớp 4A và lớp 4B trung bình mỗi lớp có 22học sinh tiên tiến. Hỏi 4B có bao nhiêu học sinh tiến tiến, biết 4A có 24 học sinh tiên tiến?
Bài 5:
 Trung bình cộng của hai số là 50. Tìm hai số đó biết số này gấp 3 lần số kia.
Bài 6: Ba đội trồng rừng, đội 1 trồng được 1356 cây, đội 2 trồng được ít hơn đội 1 là 246 cây. đội ba trồng được bằng 1/3số cây của đội một và đội hai. Hỏi trung bình mỗi đội trồng được bao nhiêu cây?
*Yêu cầu học sinh làm vở và bảng lớp.
*Nhận xét , chốt kết quả đúng.
IV.Hoạt động nối tiếp.
+ Nhắc lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.
Nhận xét tiết học.
Toán*
LUYỆN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH
I. Mục tiêu:
- Giúp HS luyện tập cộng trừ các số có nhiều chữ số
- Rèn cho HS kĩ năng đặt tính và thực hiện phép tính thành thạo. Giải bài toán có lời văn có liên quan đến phép cộng. phép trừ.
- Phát triển tư duy cho HS.
II. Đồ dùng:
- Hệ thống bài.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức: Sĩ số:
2. Kiểm tra: Chữa BTVN
- NX, đánh giá
3. Bài mới:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a. 476 521 + 291 385 d. 564 527 -352 843
b. 615 789 + 13 721 e. 845 643 -37 191
c. 547 955 + 824 375 g. 475 376 - 286 484 
- YC HS đọc yêu cầu, làm bài
- GV chốt KQ đúng
- Khi đặt tính em cần lưu ý điều gì?
Bài 2: Tính ( HS khá giỏi làm thêm phần b)
a. 38 724 + 42 097 = b. 59 303 - 42 745 =
30 098 + 28 089 = 72 664 - 63 706 =
40 407 + 70 008 = 36 555-23 678 =
- YC HS đọc yêu cầu, làm bài
- GV chốt KQ đúng
Bài 3: Tính
a. 46 976 kg + 57 028 kg =.........
 37 694 m + 2 150 m =......... 
b. 69 874 kg -26 957 kg =......... 
 19 678 m - 9 654 m =.......... 
- YC HS đọc yêu cầu, làm bài
- GV chốt KQ đúng
Bài 4: 
 Xã Thanh Tân có 20 743 người, xã Thanh Kì có 6 348 người. Hỏi cả hai xã có bao nhiêu ngươi?
- YC HS đọc yêu cầu, làm bài
- YC HS tóm tắt, làm bài
4. Hoạt động nối tiếp:
- Hệ thống bài
- Nhận xét giờ học.
- Hát
- HS chữa
- HS đọc YC bài
- HS làm bài
- KQ đúng:
 a. 767 906 d. 211 684
 b. 629 510 e. 808 452
 c. 1 372 330 g. 188 892
- HS nêu
- HS đọc YC bài
- HS làm bài
- KQ đúng: a. 80 821, 58 187, 110 415
 b. 13 558, 8 958, 12 877
- HS đọc YC bài
- HS làm bài
- KQ đúng: a. 104 004 kg, 39 844 m
 b. 42 917 kg, 10 024 m
- HS đọc YC bài
- HS làm bài
Bài giải:
Xã Thanh Kì có số người là:
20 743 + 6 348 = 27 091 (người)
Cả hai xã có có số người là:
20 743 + 27 091 = 47 834 (người)
 Đáp số: 47 834 người
Tiếng việt*
LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ 
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nắm chắc thêm khái niệm về danh từ.
- Nhận biết được danh từ trong các từ ngữ đoạn văn cho trước.
- Có ý thức giũ gìn sự trong sáng của Tiếng việt.
II. Đồ dùng dạy học: hệ thống bài tập.
III.Hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra.
2.Bài mới.
* Hướng dẫn học sinh luyện tập.
+ Nhắc lại khái niệm về danh từ và các nhóm từ thuộc danh từi.
* Bài tập vận dụng.
Bài 1: Cho các từ sau:
Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, mong muốn, bàn ghế, gió mùa, truyền thống, xã, tự hào, huyện, phấn khởi.
a) Xếp các từ trên vào hai nhóm; danh từ và không phải danh từ.
b) Xếp các danh từ tìm được vào các nhóm sau:
- Danh từ chỉ người.
- Danh từ chỉ vật.
- Danh từ chỉ hiện tượng.
- Danh từ chỉ khái niệm.
- Danh từ chỉ đơn vị.
* Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài tập.
* HS báo cáo kết quả
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau:
	Mùa xuân /đã/ đến. Những /buổi chiều/ hửng ấm/, từng/ đàn/ chim én/ từ/ dãy /núi /đằng xa/ bay /tới/, lượn vòng/ trên/ những/ bến đò/ đuổi nhau/ xập xè/ quanh /những/ mái nhà/. Những/ ngày/ mưa phùn/ người ta/ thấy /trên/ mấy/ bãi soi/ dài/ nổi /lên/ ở /giữa/ sông /những/ con/ giang/ con// sếu/ cao/ gần /bằng/ người/ theo nhau/ lững thững/ bước/ thấp thoáng/ trong/ bụi mưa/ trắng xoá./
* Chép đoạn văn vào vở
- Dùng gạch chéo để phân tích từ.
- Ghi lại các danh từ.
* Học sinh làm bài.Thu chấm 1 số bài.
- Nhận xét. Chốt lại ý đúng như đẫ gạch phần đề bài.
Bài 3:
a) Ghi lại những danh từ trừu tượng có trong đoạn văn sau của bác:
	Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,Chúng ta phải ghiu nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng.
b) Đặt hai câu mỗi câu đèu sử dụng hai danh từ trừu tưpợng “lịch sử, dân tộc”sao cho trong hai câu đó mỗi từ này giữ chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu.
* Yêu cầu học sinh làm bài.
* Báo cáo kết quả.
+ Nhận xét, cho điểm những học sinh đặt câu đúng và hay.
IV.Củng cố dặn dò;
- Nhận xét buổi học.
*********************************
Tiéng việt*
LUYỆN TẬP VIẾT THƯ 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhớ lại bố cục và yêu cầu cần đạt khi trình bày 1 bức thư.
- Viết hoàn chỉnh một bức thư cho bạn kể về công lao của cha mẹ đối với mình.
- Có ý thức sử dụng từ, câu đúng và thể hiện được tình cảm của mình khi viết thư cho bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: hệ thống bài tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Kiểm tra: Kiểm tra bài văn tả ngoại hình của nhân vật.
2.Bài mới:
* Hướng dẫn học sinh luyện tập;
HĐ1: làm miệng
Đề bài: Em hãy viết thư cho bạn kể lại một câu chuyện nói về công ơn của cha mẹ đối với em như câu ca dao sau:
	Công cha như núi Thái Sơn
	 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
* Yêu cầu học sinh đọc đề bài, xác định yêu cầu đề bài.
- Vài em nêu lại bố cục bức thư.
+ Gv ghi bảng bố cục bức thư.
+ HS làm ra nháp nội dung thư.
- Vài em trình bày miệng.
- GV sửa cho HS.
HĐ2: Viết thư
* Yêu cầu học sinh trình bày bức thư vào vở.
+ GV bao quát lớp
+ Thu bài.
IV.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Giao bài về nhà. Đọc bài thơ dưới đây, em có suy ngfhĩ gì và có ước mơ của người bạn nhỏ?
Bóng mây
	Hôm nay trời nóng như nung
	 Mẹ em đi cấy phơi lưng că ngày
	Ước gì em hoá thành mây
	 Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
*****************************
Luyện viết
BÀI 6
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết viết đúng kiểu chữ đứng nét thanh, nét đậm đúng cỡ, đúng mẫu
- Rèn kĩ năng viết liền mạch, đúng độ cao, độ rộng, đều khoảng cách
II. ĐỒ DÙNG: 
- Bài viết mẫu của GV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hướng dẫn viết: 
- Quan sát bài viết, cho biết:
+ Tên bài viết?
+ Kiểu chữ viết?
+ Cách trình bày bài viết?
- Hướng dẫn cách viết các con chữ viết hoa đầu dòng, chữ hoa và cách viết liền mạch.
2. Thực hành luyện viết: 
- HS thực hành viết bài.
- GV theo dõi hướng dẫn và sửa chữ cho HS
3. Chấm bài và nhận xét bài viết: 
- Nhận xét về cách viết chữ hoa, cấu tạo con chữ có nét khuyết, độ cao, khoảng cách các con chữ và các chữ
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
	***********************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2011_2012_dinh_van_tuyen.doc