Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Huỳnh Văn Phín

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Huỳnh Văn Phín

Tiết 3 TOÁN Tiết bài: 146

LUYỆN TẬP CHUNG

 SGK/ 153- Thời gian dự kiến: 40 phút

A.Mục tiêu:

 - Học sinh củng cố về phân số, dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số, hiệu và tỷ số của hai số đó.

 - Học sinh rèn luyện kỹ năng thực hiện giải toán.

 - Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài.

B. Đồ dùng dạy học:

+ Gv:

+ Hs:

C.Các hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Huỳnh Văn Phín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 09 tháng 4 năm 2007
Tiết 1 	 CHÀO CỜ TUẦN 30 Tiết: 30
Tiết 2	 TẬP ĐỌC 	Tiết bài: 59
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
SGK/ 114 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
Mục tiêu:
- Học sinh đọc bài, hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài học và một số từ mới của bài tập đọc: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”.
- Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.
- Giáo dục học sinh chăm chỉ, chịu khó trong học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Trăng ơitừ đâu đến?)
* Gọi Hs đọc bài, trả lời câu hỏi:
+ Trong hai khổ thơ đầu, tác giả so sánh trăng với những gì?
+ Nêu ý nghĩa của bài học.
* Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất).
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
a. Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy toàn bài, giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 6 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầunhững vùng đất mới.
+ Đoạn 2: Tiếp theoThái Bình Dương.
+ Đoạn 3: Tiếp theoổn định được tinh thần.
+ Đoạn 4: Tiếp theocông việc mình làm.
+ Đoạn 5: Tiếp theoTây Ban Nha.
+ Đoạn 6: Còn lại.
* Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt.
* Lần 1: Hs đọc-rút từ khó-luyện đọc từ khó: Ma-gien-lăng, khám phá 
* Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.
* Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. 
* Hs đọc theo cặp.
* Gọi 1 Hs đọc toàn bài.
* Giáo viên đọc lại toàn bài.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, đúng nội dung bài và trả lời được các câu hỏi.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi:
+ Câu 1: (Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới)
+Câu 2: (Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng để ăn)
+ Câu 3: (Chọn ý c) 
+ Câu 4: (Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương nhiều vùng đất mới)
+ Câu 5: (Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt qua những khó khăn để đạt được mục đích)
c. Kết luận: Gv nhận xét và yêu cầu học sinh nhắc lại.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
a. Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên gọi 6 Hs đọc nối tiếp toàn bài.
* Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Vượt Đại Tây Dươngổn định được tinh thần”
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên.
* Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
c. Kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.
Linh,
Tây.
6 em 
Hs khá, giỏi.
Gv 
gợi ý, HD
HS 
6 em
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khănnhững vùng đất mới.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung:
Tiết 3	 TOÁN 	 Tiết bài: 146
LUYỆN TẬP CHUNG
 SGK/ 153- Thời gian dự kiến: 40 phút
A.Mục tiêu:
 - Học sinh củng cố về phân số, dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số, hiệu và tỷ số của hai số đó.
 - Học sinh rèn luyện kỹ năng thực hiện giải toán.
 - Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C.Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Luyện tập)
* Học sinh làm bài tập: 
+ Số túi gạo là: 10 + 12 = 22 (túi)
+ Số kg gạo nếp: 220 : 22 x 12 = 100 (kg)
+ Số kg gạo tẻ: 220 – 100 = 120 (kg)
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập chung)
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, làm đúng các bài tập.
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: Tính:
* Cả lớp làm bài tập, gọi Hs nêu kết quả: 
+ 
+ 
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Giải toán:
* Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán:
+ Chiều cao hình bình hành là: 20 x (cm)
+ Diện tich hình bình hành: 20 x 8 = 160 (cm2)
 Đáp số: 160 cm2
Bài 3: Giải toán
+ Hiệu số phần bằng nhau là: 7 – 2 = 5 (phần)
+ Tuổi mẹ là: 25 : 5 x 7 = 35 (tuổi)
 Đáp số: 35 tuổi.
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Dũng,
Khá
GV
HD
Cả 
lớp
c. Kết luận: Gv nhận xét và chấm điểm cho Hs.
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại lý thuyết.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Về nhà làm bài tập 4/sgk – 153 và xem trước bài mới. 
 D. Phần bổ sung: ....
.
Tiết 4: 	 ĐẠO ĐỨC	Tiết bài: 30
 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (TIẾT 1)
 Sgk / 43-Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Học sinh biết con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau.
- Học sinh biết bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường trong sạch.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
B. Đồ dùng dạy học:
- Gv: 
- Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Tôn trọng luật giao thông -Tiết 2).
* Giáo viên gọi một số học sinh nêu nội dung bài học.
* Học sinh nêu một số việc làm thể hiện đúng luật giao thông.
* Giáo viên nhận xét.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Bảo vệ môi trường -Tiết 1) 
1 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về các thông tin đã nêu.
b. Cách tiến hành:
* Học sinh thảo luận nhóm 4 về các thông tin Sgk/42.
* Đại diện các nhóm báo cáo.	
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét và chốt lại ý đúng: Đất bị xói mòn, diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực sẽ dẫn đến nghèo đói, dầu đổ vào đại dương gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc bị nhiễm bệnh, rừng bị thu hẹp, nước ngầm dự trử giảm...
2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
a. Mục tiêu: Hs hiểu những việc làm có tác dụng bảo vệ môi trường.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đọc những tình huống.
* Cả lớp theo dõi và bày tỏ ý kiến.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh:
+ Các việc làm bảo vệ môi trường là: b, c, đ, g
+ Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ồn và ô nhiễm không khí (a).
+ Giết mổ gia súc, nguồn nước bẩn (d, e, h)
Tâm,
Đạt
Nhóm
4
Cá
nhân
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài học.
* Về nhà học bài và xem bài mới.
* Giáo viên nhận xét tiết học. 
D. Phần bổ sung:
Tiết 5: 	 ĐỊA LÍ	Tiết bài: 30
 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
 Sgk/ 147 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
A.Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết vị trí của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam.
- Học sinh hiểu bài, trình bày được một số nét tiêu biểu vềkinh tế du lịch của Đà nẵng.
- Giáo dục học sinh có ý học tập, tinh thần đoàn kết các dân tộc.
B. Đồ dùng dạy học:	
- Gv: Bản đồ địa lý-tự nhiên Việt Nam.
- Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Thành phố Huế)
* Giáo viên gọi Hs trả lời câu hỏi:
+ Nêu một số công trình kiến trúc của thành phố Huế.
+ Học sinh nêu bài học
* Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Hoạt dộng dạy học bài mới: GTB (Thành phố Đà Nẵng)
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được vị trí của Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam.
b. Cách tiến hành: 
* Hs làm việc theo nhóm 2, TLCH / 147:
+ Đà Nẵng nằm ở đâu? Chỉ vị trí của Đà Nẵng trên bảng đồ Việt Nam.
+ Đến thành phố Đà Nẵng có thể đi bằng những phương tiện nào?
+ Đà Nẵng có những cảng và sông nào?
* Hs trình bày kết quả theo cặp.
* Cả lớp nhận xét.
c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt ý: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì thành phố là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đường: đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường không
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp.
b. Cách tiến hành: 
* Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập và đọc đúng tên các mặt hàng được đưa đến Đà Nẵng
* Đại diện các nhóm báo cáo.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý: Sgk/ 148.
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu Đà Nẵng là địa điểm du lịch.
b. Cách tiến hành:
* Hs dựa vào hình 1 và trả lời câu hỏi Sgk/ 148. Đọc đoạn văn để bổ sung thêm một số địa điểm của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch, những địa điểm đó thường nằm ở đâu?
c. Kết luận: Sgk/ 148
Thu,
Lụa
Nhóm
4
Nhóm
4
Nhóm
2
Gv 
. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò 
 * Hs nêu nội dung của bài học
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung: 
....................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2007
Tiết 1: 	 	THỂ DỤC	Tiết bài: 59
NHẢY DÂY
 Sgv/ 141 - Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Học sinh tập một số nội dung của môn tự chọn, nhảy dây.
- Học sinh thực hiện đúng động tác, nâng cao thành tích.
- Giáo dục học sinh luôn giữ an toàn, và nghiêm túc trong khi tập.
B. Địa điểm – phương tiện: 
+ Gv: Dây nhảy, dụng cụ luyện tập.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học: 
NỘI DUNG 
ĐLVĐ
B. PHÁP
I.Hoạt động đầu tiên: Phần mở đầu
* Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học.
* Học sinh khởi động, xoay các khớp.
* Hs chạy nhẹ nhàng trên sân.
* Ôn bài thể dục phát triển chung.
5 phút
4 hàng
ngang.
II. Hoạt động dạy học bài mới: Phần cơ bản
1.Hoạt động1: Bài tập tự chọn.
a. Mục tiêu: Học sinh tập một số động tác của môn tự chọn.
b.Cách tiến hành:
* Giáo viên hướng dẫn học sinh một số động tác tâng cầu bằng đùi.
+ Học sinh tập tâng cầu bằng đùi.
+ Ôn chuyền cầu theo hai người.
* Chia tổ luyện tập. Gv theo dõi sửa sai cho Hs.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá và hướng dẫn học sinh sửa sai.
2. Hoạt động 2: Nhảy dây.
a. Mục tiêu: Học sinh ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên nêu tên động tác.
* Giáo viên cho học sinh tập nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
* Giáo viên gọi vài học sinh lên kiểm tra.
* Giáo viên điều khiển học sinh nhảy dây, theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
* Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ.
25 phút
Gv 
điều khiển.
Gv 
điều 
khiển 
Hs
chơi.
III. Phần kết thúc:
* Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
* Động tác hồi tỉnh.
* Học sinh thả lỏng, hít thở sâu.
* Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 5 phút
Hs dồn
hàng 
 D. Phần bổ sung:
Tiết 2: 	 CHÍNH TẢ(Nhớ - viết)	 Tiết bài: 30
ĐƯỜNG ĐI SA PA
SGK/ 103 -Thời gian dự ... ....................................................................
.
 Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2007.
Tiết 1: 	 TẬP LÀM VĂN 	 Tiết bài: 60
 ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
SGK / 122 - Thời gian dự kiến: 40 phút 	
 A.Mục tiêu:
- Giúp Hs biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn.
- Hs biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Giáo dục học sinh luôn chịu khó, tỷ mỷ và trình bày sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Luyện tập quan sát con vật).
* Gọi Hs đọc lại đoạn văn tả ngoại hình con mèo và đoạn văn tả hoạt động con mèo.
* Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Điền vào giấy tờ in sẵn). 
1. Hoạt động 1: Thực hành.
a. Mục tiêu: Học sinh thực hành làm bài tập.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập
* Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu yêu cầu của đề bài: Tình huống giả định là em và mẹ đến chơi và nghỉ lại nhà bà con ở tỉnh khác. Em hãy điền vào tờ giấy in sẵn:
+ Mục địa chỉ: Ghi địa chỉ người họ hàng
+ Mục họ tên chủ hộ: Ghi tên chủ hộ nhà mình đến
+ Mục 1: Ghi họ và tên của mẹ em
+ Mục 6: Ở đâu đến, em ghi nơi em và mẹ từ đâu đến
+ Mục 9: Trẻ em dưới 15 tuổi, ghi tên em
+ Mục 10: Điền ngày, tháng, năm vào.
* Cả lớp làm bài tập
* Gọi một số em nêu kết quả bài làm.
Bài 2: Gọi 1 em Hs đọc yêu cầu
* Cả lớp làm bài tập
* Gọi một số em nêu kết quả bài làm
c. Kết luận: Gv nhận xét và hướng dẫn Hs sửa sai: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở
Hâu,
Dũng
GV
HD
Cả 
lớp
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới.
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 D. Phần bổ sung:
.Tiết 2	 TOÁN	 	 Tiết bài: 150
THỰC HÀNH
 Sgk/ 158 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất bằng cách dóng thẳng hàng các cọc tiêu.
 	- Hs rèn luyện kỹ năng thực hành đo độ dài.
 	- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Thước dây
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (ứng dụng của tỷ lệ bản đồ)
* Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập 2 / 158:
+ Quãng đường từ A đến B (Trên bản đồ) là:
 1.200.000 : 100.000 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm
* Giáo viên nhận xét và cho điểm
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Thực hành).
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh thực hành đo độ dài một số đoạn thẳng.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: 
* Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6 em.
* Các nhóm thực hành đo độ dài:
+ Chiều dài phòng học
+ Chiều dài bảng lớp
+ Chiều cao bàn học sinh
* Các nhóm tự ghi kết quả vào giấy
* Đại diện một số nhóm nêu kết quả
Lụa,
Kim
GVHD
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
* Giáo viên kiểm tra lại kết quả và nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài tập
* Tập ước lượng độ dài:
+ Giáo viên đóng hai cây cọc trên sân cách nhau khoảng 5- 10 m
+ Cả lớp thực hành bước từ A đến B và ước lượng độ dài bao nhiêu mét.
+ Học sinh ghi kết quả vào vở bài tập
* Giáo viên kiểm tra lại kết quả, nhận xét.
c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm cho Hs và hướng dẫn Hs sửa sai.
Cả
lớp
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò.
 * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài.
 D. Phần bổ sung: ......................................................
..
..
Tiết 3: 	 LỊCH SỬ	 Tiết bài: 30
NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG
 Sgk/ 63 - Thời gian dự kiến: 40 phút	
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu nội dung bài: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung.
- Học sinh kể được một số chính sách về kinh tế và văn hóa.
- Giáo dục học sinh luôn có tinh thần yêu nước, chăm chỉ học tập.
B. Đồ dùng dạy học: 
+ Gv: Bảng phụ, bút dạ.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Quang Trung đại phá quân Thanh-Năm 1789).
* Gv gọi học sinh trả lời câu hỏi:
+ Nêu diễn biến của trận đại phá quân Thanh.
+ Nêu bài học.
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm cho học sinh.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Những chín sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung)
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
a. Mục tiêu: Học sinh biết được những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung. 
b. Cách tiến hành: 
* Hs thảo luận nhóm 4, TLCH:
+ Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó?
* Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý: Vua Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông (Dân lưu tán trở về cày cấy), cho đúc tiền mới để tiện việc mua bán, yêu cầu nhà Thanh mở cửa cho nhân dân hai nước làm ăn mua bán.
2. Hoạt đ ộng 2: Làm việc theo nhóm. 
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được sự quan tâm về văn hóa của vua Quang trung.
b. Cách tiến hành: 
* Gv đặt câu hỏi, Hs làm việc theo nhóm, TLCH:
+ Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ nôm?
+ Em hiểu câu: “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” là như thế nào?
* Đại diện các nhóm bào cáo kết quả thảo luận.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.	
c.Kết luận: Gv chốt lại ý: 
+ Việc Quang Trung đề cao chữ nôm nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
+ Xây dựng đất nước giàu mạnh đòi hỏi người dân phải có tri thức, có trình độ học vấn.
Mười,
Tây
Nhóm
4
GV 
HD
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
 D. Phần bổ sung:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 4	 ÂM NHẠC	 	 Tiết bài: 30
ÔN TẬP HAI BÀI HÁT: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN VÀ THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
 Sgk / 42 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn lại và thuộc lời hai bài hát: “Chú voi con ở bản Đôn” và “Thiếu nhi thế giới liên hoan”.
- Học sinh tập trình bày bài hát theo nhiều cách: hòa giọng, lĩnh xướng và một số hình thức như: đơn ca, tốp ca.
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc, đoàn kết các dân tộc anh em.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ôn tập bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan-Tập đọc nhạc TĐN số 8)
* Giáo viên gọi học sinh lên hát bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
* Giáo viên đánh giá, nhận xét.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Ôn tập hai bài hát: Chú voi con ở bản Đôn và Thiếu nhi thế giới liên hoan)
1. Hoạt động 1: Ôn bài hát: Chú voi con ở bản Đôn. 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn bài hát: Chú voi con ở bản Đôn.
b. Cách tiến hành: 
* Cả lớp ôn tập lại bài hát.
* Giáo viên hướng dẫn Hs sửa sai (nếu có)
* Trình bày cả bài theo cách hát hòa giọng.
* Tập hát lĩnh xướng (xướng đoạn 1, đoạn 2 cả lớp hát). 
* Trình bày bài hát, vận động phụ họa.
* Từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
c. K ết luận: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.
2. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan
a. Mục tiêu: Học sinh ôn tập lại bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan
b. Cách tiến hành: 
* Cả lớp ôn tập lại bài hát.
* Giáo viên hướng dẫn Hs sửa sai (nếu có)
* Hướng dẫn Hs trình bày bài hát theo hình thức song ca, tốp ca.
c. K ết luận: Cả lớp hát lại bài hát.
3. Hoạt động 3: Trình bày bài hát
a. Mục tiêu: Học sinh tập trình bày bài hát
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên cho Hs xung phong trình bày bài hát theo hình thức song ca
* Chia lớp thành 4 tổ, tổ trưởng điều khiển tổ của mình trình bày theo hình thức tốp ca.
* Bầu ban giám khảo để nhận xét, tuyên dương.
c. Kết luận: Gv nhận xét chung
III .Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
* Cả lớp hát lại hai bài hát.
* Giáo viên nhận xét chung tiết học.
* Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới.
Minh,
Kim.
GV 
HDHS
GVHD
Cả lớp.
4 tổ
D. Phần bổ sung:
Tiết 5: SHTT: 	SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 30 Tiết: 30
A. Mục tiêu:
- Nhằm đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình hoạt động của lớp tuần vừa qua .
 	- Đồng thời, đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới.
- Nhắc nhở, giáo dục học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động.
B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:
1. Ưu điểm: 
Trong tuần vừa qua, đa số tất cả Hs đều có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Tham gia tốt công tác trực nhật lớp, tưới nước và bảo vệ cây xanh. Các em Hs đều chịu khó, chăm chỉ, trong học tập. Trong giờ học, luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ. 
2. Khuyết điểm:
Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh còn làm việc riêng trong giờ học. Ở lớp, chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo, hay nói chuyện riêng. Tham gia công tác lao động chưa tốt. Tham gia công tác trực nhật lớp chưa nhiệt tình. 
C. Phương hướng tuần tới:
	1. Hạnh kiểm: 
Trong hoạt động tuần tới, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở về đạo đức tác phong, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo. Giáo dục cho Hs hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp. Biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
2. Học tập: 
 Tuần tới, giáo viên thường xuyên GD, nhắc nhở Hs chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. 
3. Các hoạt động khác:
Ngoài các hoạt động trên lớp ra, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động, bảo vệ và chăm sóc cây xanh, bồn hoa trước lớp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_huynh_van_phin.doc