Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Lê Thị Thanh Hải

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Lê Thị Thanh Hải

I. Mục tiêu :

 Giúp HS ôn tập củng cố về dấu câu,so sánh.

II. Hoạt động dạy học :

 1. Kiểm tra bài cũ :

 2. Bài mới:

 Bài tập 1:

 

doc 27 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Lê Thị Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 2 tháng 8 năm 2010
MÔN : TOÁN
ÔN TẬP
I. Mục tiêu :
	Giúp học sinh ôn tập củng cố về :
	-Các phép tính: cộng, trừ,nhân, chia.
	-Giải các bài toán về tìm một phần mấy của một số.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 Bài 1: Tính:
a. 64 152+ 23 145 =
b. 78652- 56231 =
c.86123: 5 =
d.12356 x6 =
 Bài tập 2:
Lan có 48 que tính, Hồng có số que tính bằng số que tính của Lan. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu que tính.
 Bài tập 3:
Có hai bao gạo,bao thứ nhất nặng 18 kg và nặng bằng bao thứ hai. Hỏi bao thứ hai nặng hơn bao thứ nhất bao nhiêu kilogam gạo ?
 Bài tập 4:
Bình chia 72 viên bi thành bốn phần,phần thứ nhất được số bi, phần thứ hai được số bi, phần thứ ba được số bi. Hỏi phần thứ tư có bao nhiêu viên bi?
* Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học
Ra một số bài tập về nhà.
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài .
-2 học sinh lên bảng chữa bài.
-Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
-Học sinh tự làm bài .
-1 học sinh lên bảng chữa bài.
-Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài.
-HS tự làm bài.
-GV chấm bài một số HS.
-1HS làm bài tốt lên bảng chữa bài.
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP
	I. Mục tiêu: 
	Ôn tập củng cố kiến thức về:
	-Tên riêng Việt Nam ; nhân hóa
	- Văn viết thư.
	II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bài tập 1:
 Em hãy viết danh sách các bạn trong tổ của mình( viết cho đúng thứ tự bảng chữ cái tiếng việt)
Thứ tự
Họ và tên
Nam-nữ
 Bài tập 2: 
 Viết một bức thư ngắn cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Bài tập 3: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Mặt trời gác núi Theo làn gió mát
Bóng tối lan dầma Đóm đi rất êm 
Anh Đóm chuyên cần Đi suốt một đêm
Lên đèn đi gác Lo cho người ngủ
1. Sự vật nào được nhân hoá trong bài?
a. Mặt trời b. Bóng tối.
 c. Đom đóm d. Làn gió
2. Tính nết của đom đóm được tả bằng từ ngữ nào?
a. Chuyên cần b. Gác núi
c. Đi gác d. Lo
3. Câu " Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối" Tìm bộ phận cho câu hỏi khi nào?
 * Củng cố dặn dò :
 Giáo viên nhận xét tiết học 
-HS viết họ và tên các bạn trong tổ của mình.
-Từng cặp đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
HS tự làm bài sau đó trình bày bài của mình trước lớp, HS nhận xét bài bạn
-GV thu bài một số em, nhận xét cách viết của HS 
HS tự làm bài sau đó chữa bài.
Thứ 3 ngày 3 tháng 8 năm 2010
 TOÁN: ÔN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp học sinh ôn tập củng cố về :
	-Tính giá trị biểu thức.
	-Giải các bài toán về tìm một phần mấy của một số.
	II. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bài tập 1: Tính giá trị biểu thức:
 a. 10303 x6 +27854
 b. 21576 x3 -12698
 c. 81025 -12071 x6
 Bài tập 2:
 Lan có 56 que tính, Lan chia cho Hồng số que tính, sau đó chia cho Huệ số que tính còn lại . Hỏi sau khi chia cho hai bạn, Lan còn lại bao nhiêu que tính.
 Bài tập 3:
 Một nhà máy có 3 tổ công nhân,tổ một có số công nhân gấp đôi tổ hai, tổ ba có số công nhân bằng tổ một, tổ hai có 9 công nhân. Hỏi nhà máy có bao nhiêu công nhân?
 Bài tập 4:
 Dũng và Minh có 63 viên bi, biết số bi của Dũng bằng tổng số bi của hai bạn. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?
 Bài tập 5:
 Có hai gói kẹo, biết số kẹo trong gói thứ nhất bằng số kẹo của cả hai gói, biết hai gói kẹo có 40 viên kẹo. Hỏi mỗi gói có bao nhiêu viên kẹo?
* Củng cố dặn dò:
 Giáo viên nhận xét tiết học.
-Học sinh tự làm bài .
-3 học sinh lên bảng chữa bài.
-Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
-HS tự làm bài sau đó chữa bài.
-HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
Giải:
số bi của Dũng là: 63:9 = 7(viên bi)
Số bi của Dũng là:7 x4 =28 (viên bi)
Số bi của Minh là: 63 -28 =35(viên bi)
- HS tự làm bài sau đó chữa bài.
- Chấm bài một số em.
 TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
	Giúp HS ôn tập củng cố về:
	- Câu Ai làm gì?
	- Kiểm tra đọc ( khoảng số HS trong lớp).
	II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần I
 Bài tập 1:
Tìm những từ ngữ chỉ sự vật ở quê hương:
.....
.
b. Tìm những từ ngữ chỉ tình cảm đối với quê hương:..
.
 Bài tập 2:
 Gạch dưới những câu viết theo mẫu Ai làm gì? trong đoạn văn sau:
 Trên nương mỗi người một việc,người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ trên suối để bắc bếp thổi cơm. Chẳng mấy chốc, khói bếp đã um lên. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Được mẹ địu ấm , có khi em bé vẫn ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó nhung nhăng chạy sủa ầm ĩ cả rừng.
(Tô Hoài)
Phần II:
Kiểm tra đọc (khoảng số HS trong lớp)
* Củng cố dặn dò :
 - Giáo viên nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà học bài và làm bài đầy đủ.
 -Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
-GV gọi 5-6 HS đọc kết quả bài làm của mình.
-GV nhận xét.
 -Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
- GV lần lượt gọi từng HS đọc 1 đoạn ( do GV chỉ định) trong SGK lớp 3-tập 2.
- HS đọc bài - GV nhận xét,cho điểm từng em.
Thứ 4 ngày 4 tháng 8 năm 2010
 Tiếng việt: ÔN TẬP
I. Mục tiêu :
	Giúp HS ôn tập củng cố về dấu câu,so sánh.
II. Hoạt động dạy học :
	1. Kiểm tra bài cũ :
	2. Bài mới:
 Bài tập 1:
Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn sau:
Cửa sổ là mắt của nhà
	a.	Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài
	Của sổ là bạn của người
	Giơ lưng che cả khoảng trời bão mưa.
	(Phan Thị Thanh Nhàn)
	b.	 Sương trắng viền quanh núi
	Như một chiếc khăn bông
	-ồ, núi ngủ lười không!
	Giờ mới đang rửa mặt.
	(Thanh Hào)
	c.	Quê hương là cầu tre nhỏ
	Mẹ về nón lá nghiêng che
	Quê hương là đêm trăng tỏ
	Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
	(Đỗ Trung Quân)
	d.	Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.	
Bài tập 2:
	Đặt dấu chấm còn thiếu vào chỗ thích hợp, viết hoa những chữ đầu câu khi viết lại đoạn văn như sau:
	đã sang tháng tám mùa thu về, vùng cao không mưa nữa, trời xanh trong những dãy núi dài, xanh biếc nước chảy róc rách trong khe núi đàn bò đi ra đồi, con vàng, con đen đàn dê chạy lên, chạy xuống nương ngô vàng mượt nương lúa vàng óng.
 	* Củng cố dặn dò :
 	Giáo viên nhận xét tiết học .
TOÁN: ÔN LUYỆN
	I. Mục tiêu: 
	 Giúp HS ôn tập củng cố về:
	-Tính giá trị biểu thức
	- Giải một số bài toán về chu vi - diện tích hình vuông ,hình chữ nhật.
	II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bài tập 1:
Tính giá trị biểu thức:
23569 +12345 x 3=
98562 -12365 : 5=
(23564 + 12365) x3 =
 Bài tập 2:
Tìm x, biết:
 a. 36 : x = 18-14 
 c.x - 6589 =32631 - 247
 b. 72 : x = 8 +1
 d. 3256 -x =4582 -2627 
 Bài tập 3:
Có một cái sàn hình vuông, có chu vi bằng 16 cm, người ta mở rộng cái sàn về bên phải thêm 2m. Hỏi chu vi sàn sau khi mở rộng là bao nhiêu?
 Bài tập 4: Một hình chữ nhật có chu vi 38cm, nếu tăng chiều rộng thêm 8cm và tăng chiều dài thêm 3cm thì được một hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
 * Bài tập về nhà:
 Bài tập 1: Hình vuông có chu vi 20cm, một hình chữ nhật có chiều rộng bằng cạnh hình vuông và có chu vi bằng 26cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
 Bài tập 2: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi cái ao cá hình vuông cạnh 28cm. Tính chiều dài, chiều rộng của mảnh đất, biết rằng chiều dài gấp 6 lần chiều rộng.
* Củng cố dặn dò :Giáo viên nhận xét tiết học 
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
-2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét.
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
- 4 HS lên bảng chữa bài.
--Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
TL:
Nửa chu vi HCN :38 :2 = 19(cm)
Chiều dài hơn chiều rộng: 8 - 3 =5 (cm)
Hai lần chiều rộng: 19 - 5 =14(cm)
Chiều rộng HCN: 14 : 2 =7(cm)
Chiều dài: 7 + 5 =12 (cm)
Diện tích:12 x 7 = 84 (cm)
Thứ 5 ngày 5 tháng 8 năm 2010 
TOÁN: ÔN LUYỆN
	I. Mục tiêu: 
	Ôn tập củng cố về :
	- Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000
	- Giải các bài toán về tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
	II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bài tập 1: 
 Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
56017 ; 56018;;.; ..;56022 ;..
b. Viết theo mẫu:
 3274 =3000 + 200 + 70 + 4
 2912 =
 7644 =
c. Viết các số theo thứ tự giảm dần:
79328 ; 54879; 80007; 28889
 Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
 21524 x 3 525 : 5
 Bài tập 3:
 a. Tính giá trị biểu thức:
50 +20 x6 20 x 3 : 6
 b. Tìm x
60 - x = 110 x : 7 =32
 Bài tập 4:
 Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng, biết rằng nếu tăng chiều dài thêm 6cm thì diện tích sẽ tăng thêm 48 cm 
 Bài tập 5: Quan sát các chấm tròn sau:Hàng thứ nhất —
Hàng thứ hai — — —
Hàng thứ ba — — — — —
Hàng thứ tư — — — — — — —
Hàng thứ mười có bao nhiêu chấm tròn?
 Bài tập 6:
 Viết số lớn nhất, nhỏ nhất có bốn chữ số và tính tổng của hai số đó.
 * Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học .
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
-Học sinh tự làm bài .
- 2 HS lên bảng chữa bài.
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
-HS tự làm bài vào vở.
-1 HS lên bảng chữa bài. Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
--Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài .
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
 TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN
	I. Mục tiêu: 
	- Kiểm tra đọc một số học sinh.(khoảng số HS trong lớp)
	- Làm một số bài tập liên quan đến dấu câu.
	- Ôn tập về văn viết thư.
	II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Phần 1:
GV kiểm tra đọc (cách tiến hành tương tự như tiết ttrước)
 Phần 2:
 Bài tập 1
 Điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong truyện sau(viết lại cho đúng sau khi điền dấu)
 Mưu chú sẻ 
 Buổi sớm một chú mèo chộp được một chú sẻ hoảng lắm nhưng nó nén sợ lễ phép nói:
 -Thưa anh tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt ?
 Nghe vậy Mèo bèn đặt sẻ xuống đưa hai chân lên vuốt râu xoa mép thế là sẻ vụt bay đi Mèo tức giận nhưng đã muộn mất rồi.
 Bài tập 2:
Gia đình em chuyển đi nơi mới. Em hãy viết thư thăm bạn và kẻ cho bạn nghe về lớp mình.
* Củng cố dặn dò :
Giáo viên nhận xét tiết học .
Lần lượt từng HS được gọi lên đọc bài.
-GV chép bài lên bảng.
-HS đọc bài và làm bài.
-Học sinh tự làm bài sau đó lần lượt đọc bài viết cảu mình trước lớp.
-GV nhận xét.
Thứ 6 ngày 6 tháng 8 năm 2010 
 TOÁN: ÔN LUYỆN
	I. Mục tiêu: 
	- Ôn tập về phép nhân, phép chia trong phạm vi 100 000.
	- Giải một số bài toán.
	II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bài tập ... tiền nhẹ hơn các đồng tiền khác. Làm thế nào bằng cân hai đĩa và với hai lần cân em có thể tìm ra đồng tiền nhẹ đó.
 *Củng cố dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét tiết học 
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
-Cả lớp làm bài vào vở.
-2 HS lên bảng chữa bài.
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
(2 lần cân)
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
TIẾNG VIỆT : ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu: Ôn tập củng cố về: - So sánh.
	- Văn viết thư.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Bài tập 1:
Tìm hình ảnh so sánh trong các câu sau:
1. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
a. Những thân cây tràm so với những cây nến.
b. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời so sánh với những cây nến khổng lồ.
c. Cả a,b đều đúng.
2. Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi biển.
a. Đước so sánh với cây dù xanh.
b. Đước mọc san sát so sánh với hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên mặt biển.
d. Đước so sánh với hằng hà sa số cây dù xanh.
Bài tập 2:
 Từ biển trong câu sau có ý nghĩa gì?
 Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.
a. Chỉ một vùng nước mặn mênh mông.
b. Chỉ một không gian rộng lớn.
Chỉ một tập hợp rất nhiều sự vật .
Chỉ một tính chất có nhiều màu sắc.
Bài tập 3:
 Em hãy viết thư thăm một người thân hoặc một người mà em quí mến ( ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ, bạn cũ)
 * Củng cố dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét tiết học 
- HS tự làm bài.
- 2-3 HS trả lời trước lớp
- GV nhận xét.( ý a)
TL :ý a
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
(ý c)
-HS viết bài 
- GV chấm bài-nhận xét bài viết của HS.
Thứ 2 ngày 7 tháng 8 năm 2009 
TOÁN : ÔN TẬP
I Mục tiêu: Ôn tập về các phép tính.
 Làm một số bài toán về nhiều hơn, ít hơn,so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập 1:
Đ,S
 a. 96 : 4 x 2 =24 x 2
 =48 
b. 96 : 4 x 2 = 96 : 8
 =12 
c. 96 : (4 x 2) =96 : 8
 =12 
Bài tập 2: Tính giá trị biểu thức:
a. 469 + 261 x 5
b. 824 : 4 x 6
Bài tập 3: Hai năm trước số dân của xã là 5236 người, năm ngoái số dân của xã tăng thêm 87 người, năm nay tăng thêm 75 người. Tính số dân của xã năm nay.
Bài tập 4
 Cô giáo hỏi ai được điểm 10 về môn toán?" có 9 bạn giơ tay, cô giáo lại hỏi : " Ai được điểm 10 về môn văn? có 8 bạn giơ tay. Nhưng cả lớp chỉ có 12 bạn đạt được điểm 10. Hỏi số bạn chỉ đạt1 điểm 10 về văn là bao nhiêu? Số bạn chỉ đạt 1 điểm 10 về toán là bao nhiêu?
Bài tập 5:
 Trong một trại chăn nuôi, An đếm được 88 chân gà và số heo kém số gà 4 lần. Hỏi trong trại chăn nuôi có bao nhiêu chân heo?
Bài tập 6: Tìm x:
x : 8 = 65 (dư7) b. 425 : x= 6 (dư 5)
 *Củng cố dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét tiết học 
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
-2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
Số lượt HS giơ tay đạt điểm 10:
9 + 8=17(lượt)
Hai bài Kiểm tra bài cũ chỉ có 12 bạn được điểm 10. Vậy số bạn đưa tay hai lượt là:17 -12 5 (bạn )
Vậy có 5 bạn đạt điểm 10 hai môn văn và toán.Số bạn chỉ đạt 1 điểm 10 môn toán :9 -5 =4(bạn )
số bạn chỉ đạt 1 điểm 10 môn văn là:
8-5 =3 (bạn )
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài
 ĐS: 44 chân
TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
	 Ôn tập về so sánh, văn viết thư.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung của câu thơ:
 Quê em đồng lúa nương dâu 
Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
a. Tả vẻ dẹp của cánh đồng lúa, nương dâu.
b. Tả vẻ đẹp của dòng sông.
c. Tả vẻ đẹp bình dị của một miền quê.
d. Tả sự trù phú của một miền quê.
Bài tập 2:
 Đọc đoạn văn sau và tìm những câu văn trong đoạn có hình ảnh so sánh:
 Từ trên cao nhìn xuống, Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn.Mái đền lấp ló bên gốc đa già rễ lá xum xuê
Bài tập 3:
 Viết một bức thư ngắn cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
 *Củng cố dặn dò : 
Giáo viên nhận xét tiết học 
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
(ý c)
- HS làm bài vào vở.
-GV gọi một số hs trình bày bài
_Cả lớp nhận xét bài bạn
-Học sinh tự làm bài sau đó lần lượt từng HS đọc bài viết của mình.
Thứ 2 ngày 10 tháng 8 năm 2009 
TOÁN : ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
	Ôn tập củng cố về các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia. 
	Giải toán có liên quan đến việc rút về đơn vị.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập 1: Tính giá trị biểu thức:
a. 69218 - 26736 : 3 (35281+51645) :2
b.30507 + 27876 x 3 (45405 - 8221): 4
Bài tập 2:
 Tổ một và tổ hai của lớp 3A tham gia lao động vệ sinh lớp học, tổ một có 10 học sinh, tổ hai có 8 học sinh, nếu chuyển 2 học sinh từ tổ một sang tổ hai và chuyển 5 học sinh từ tổ hai sang tổ một thì tổ một có nhiều hơn tổ hai bao nhiêu học sinh?
Bài tập 3:
Một tổ công nhân mỗi ngày sản xuất được 72 sản phẩm. Nếu thêm vào tổ công nhân 3 người thì mỗi ngày tổ công nhân sẽ sản xuất được 99 sản phẩm. Hỏi tổ công nhân thực sự có bao nhiêu người?(năng suất của mỗi công nhân như nhau).
 *Củng cố dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét tiết học 
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
TL:
Sau khi chuyển tổ 1 có số HS:
 10 -2 +5=13(HS)
Sau khi chuyển tổ 2 có:8 + 2 -5 =5(HS)
Khi đó tổ 1 nhiều hơn tổ 2:
13 - 5 =8(HS)
TL:
3 công nhân1ngàysxđược 99-72 =27(sp)
1 cn 1 ngày sx được : 27 : 3 =9(sp)
Tổ công nhân có số người là:
72 :9 = 8 (người)
Thứ 3 ngày 11 tháng 8 năm 2009 
TIẾNG VIỆT :ÔN LUYỆN
I.Mục tiêu: Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy, dấu chấm)
 Luyện cho HS viết một thông báo ngắn
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Bài tập 1:
 Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ gạch chéo cho phù hợp:
 Trần Quốc Toản lạy mẹ rồi ra sân/trời vừa rạng sáng/ Quốc Toản mình mặc áo bà bào đỏ/vai mang cung tên / lưng đeo thanh gươm báu/ ngồi trên một con ngựa trắng phau / theo sau Quốc Toản là người tướng già và sáu trăm dũng sĩ nón nhọn /giáo dài / đoàn quân hăm hở ra đi trong tiếng chiêng trống rập rình.
Bài tập 2: Gạch chân dưới những từ nói về các hoạt động bảo vệ Tổ quốc:
bảo vệ, gìn giữ, xây dựng, chiến đấu, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo, chống trả, đánh.
Bài tập 3:
 Viết một thông báo ngắn về buổi liên hoan văn nghệ của liên đội.
 *Củng cố dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét tiết học 
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
KQ: bảo vệ, gìn giữ, chiến đấu, đấu tranh, kháng chiến, chống trả, đánh.
VD: Chương trình liên hoan văn nghệ 
liên đội trường 
Các tiết mục đậc sắc:Tấu hài vui tươi, độc đáo
Ca - múa - nhạc phong phú, hấp dẫn.
Địa điểm: tại sân trường
Thời gian..
Kính mời các bạn đến xem và cổ vũ.
Thứ 4 ngày 12 tháng 8 năm 2009 
TOÁN : ÔN TẬP
I. Mục tiêu:- Ôn tập củng cố các phép tính.
 - Giải một số bài toán.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập 1: Tính giá trị biểu thức:
a. 25 x4 +360 :6
b. 256 - (64 + 144) :4
Bài tập 2: Tìm x:
a. x :5 = 25 b. 9 x X= 301-22
c. X x 5 = 336 -116 d. x : 8 -96 = 24
Bài tập 3: Tủ sách của thư viện nhà trường có 720 quyển sách, trong đó số sách tham khảo chiếm số sách của thư viện. Hỏi thư viện có bao nhiêu quyển sách tham khảo.
Bài tập 4:
a. Trong một năm, những tháng nào có 31 ngày?
b. Sinh nhật của bạn Nam cứ 4 năm mới được tổ chức một lần, theo em bạn ấy sinh vào ngày tháng nào?
Bài tập 5: Trong hình dưới đây có mấy góc vuông? Nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc vuông đó.
 A E
 B 
 C D
 * Củng cố dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét tiết học 
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
- 2 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Ôn tập củng cố về : So sánh, nhân hoá.
 Văn kể chuyện.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập 1:
Đọc đoạn văn sau và cho biết có mấy hình ảnh so sánh đó là những hình ảnh nào ?
Hai mắt mèo tròn và quắc như đôi hòn bi ve để dưới ánh nắng mặt trời. Hắn không có môi song hắn có cái mũi đo đỏ dẹp như cặp môi son của một cô gái mười tám đương thì. Đàn bà thì không ưa cái mũi đỏ ấy. Người ta bảo mũi mèo đỏ là hay ăn vụng
Bài tập 2: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Mặt trời gác núi Theo làn gió mát
Bóng tối lan dầma Đóm đi rất êm 
Anh Đóm chuyên cần Đi suốt một đêm
Lên đèn đi gác Lo cho người ngủ
1. Sự vật nào được nhân hoá trong bài?
a. Mặt trời b. Bóng tối.
 c. Đom đóm d. Làn gió
2. Tính nết của đom đóm được tả bằng từ ngữ nào?
a. Chuyên cần b. Gác núi
c. Đi gác d. Lo
3. Câu " Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối" Tìm bộ phận cho câu hỏi khi nào?
Bài tập 3:
Kể lại một trận thi đấu thể thao.
 * Củng cố dặn dò : 
 Giáo viên nhận xét tiết học .
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
( 2 h/a: Hai con mắt.
 Cái mũi đo đỏ)
-Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài 
-HS làm bài vào vở.
- 4-5 HS đọc bài viết của mình. Cả lớp và GV nhận xét.
Đề
A)Đọc thầm : Mùa hoa sấu
	Vào những ngày cuối xuân,đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu lá mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu,ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt,đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.
	Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ.Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi,tưởng như vị nấng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.
B)Dựa theo nội dung bài đọc,chọn câu trả lời đúng:
 1.Cuối xuân,đầu hạ cây sấu như thế nào?
a.Cây sấu ra hoa
b.Cây sấu thay lá
c. Cây sấu thay lá ra hoa
2.Hình dạng hoa sấu như thế nào?
a.Hoa sấu nhỏ li ti.
b. Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.
c. Hoa sấu thơm nhẹ.
3.Mùi vị hoa sấu như thế nào?
a. Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua.
b. Hoa sấu hăng hắc.
c. Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt.
4.Bài học trên có mấy hình ảnh so sánh?
a.1 hình ảnh
b.2 hình ảnh 
c.3 hình ảnh
(Viết rõ đó là hình ảnh nào)
5.Trong câu :"Đi dưới rặng sấu,ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm", em có thể thay từ" nghịch ngợm" bằng từ nào?
a. Tinh nghịch 
b. Bướng bỉnh
c. Dại dột

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_le_thi_thanh_hai.doc