Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2007-2008 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2007-2008 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

I . Mục tiêu

1 , Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài ( Xê - vi – la , Tây Ban Nha ,Ma - tan ) ; Đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày , tháng, năm .

- Biết đọc bài văn với giọng đọc rõ ràng , chậm rãi , cảm hứng ca ngợi Ma – gien –lăng và đoàn thám hiểm .

2, Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài .

Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Ma- gien – lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn , hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử : Khẳng định trái đất hình cầu , phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .

II . Đồ dùng .

 ảnh chân dung Ma – gien – lăng

 

doc 29 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2007-2008 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 30
Ngày soạn: 12 / 4/ 2008
Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 4 năm 2008
Tiết 1: Chào cờ:
Lớp trực tuần nhận xét
Tiết 2: Tập đọc:
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I . Mục tiêu
1 , Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài ( Xê - vi – la , Tây Ban Nha ,Ma - tan ) ; Đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày , tháng, năm .
- Biết đọc bài văn với giọng đọc rõ ràng , chậm rãi , cảm hứng ca ngợi Ma – gien –lăng và đoàn thám hiểm .
2, Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài .
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Ma- gien – lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn , hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử : Khẳng định trái đất hình cầu , phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .
II . Đồ dùng .
 ảnh chân dung Ma – gien – lăng 
III. Các hoạt động dạy học 
1, ổn định tổ chức ;( 2’)
2, Kiểm tra bài cũ ; (4’)
Đọc thuộc lòng bài bài : Trăng ơi từ đâu đến - Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa , từ biển xanh ? 
3: Bài mới :( 30’)
a, Giới thiệu bài .
b , Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
* , Luyện đọc ,
- Gọi Hs khá đọc bài 
- Chia đoạn : 
- Đọc bài tiếp nối theo đoạn .
+ Lần 1: Luyện phát âm cho Hs .
+ Lần 2: Giải nghĩa từ sgk 
- Cho Hs đọc bài theo cặp .
- Gọi h/s đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu toàn bài .
* ) Tìm hiểu bài : 
- Ma- gien – lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ? 
- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ? 
- Đoàn thuyền thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ? 
- Hạm đội của Ma - gien- lăng đã di theỏ tình tự ntn?
- Đoàn thám hiểm của Ma – gien – lăng đã đạt những kết quả gì ? 
- Câu chuyện giúp em hiẻu điều gì về các nhà thám hiểm? 
- Nội dung bài : GV nêu 
*) Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Hs tiếp nối đọc toàn bài 
HD đọc diễn cảm đoạn 3, 4
Giáo viên đọc mẫu 
- Cho Hs đọc bài theo cặp 
- Gọi Hs thi đọc theo tổ 
- Bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất 
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Muốn tìm hiểu khám phá thế giới , ngay từ bây giờ Hs cần rèn luyện đức tính gì ? 
- Nhận xét tiết học .
-Về nhà chuẩn bị bài sau 
- Hát
- Vì trăng hồng như quả chín treo lơ lửng trước nhà, trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi
- Hs khá đọc toàn bài 
- Bài chia làm 3 : mỗi lần xuống dòng là một đoạn .
- Đọc tiếp nối đoạn theo dãy hàng ngang 
Đọc bài theo cặp 
Hs đọc toàn bài 
Hs chú ý sgk
-  có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới .
-  cạn thức ăn, hết nước ngọt ,thuỷ thủ phải uống nước tiểu , ninh nhừ dày và thắt lưng da để ăn . Mỗi ngày có vài 3 người chết phải ném xác xuống biển , phải giao tranh với thổ dân .
- Ra đi 5 chiếc thuyền bị mất 4 chiếc , gần 200 người bỏ mạng dọc đường , Trong đó có Ma – gien – lăng bỏ mình trong trận giao tranh với dân đảo ma- tan . Chỉ còn một chiếc thuyền với 18 người sống sót .
- ý c
-Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu , phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vỳng đất mới .
-dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra
- Hs nêu lại nội dung bài 
- 6 em đọc bài tiếp nối bài 
- đọc bài theo cặp 
-Thi đọc bài 
- Hs bình chọn 
Tiết 3: Toán
Luyện tập chung.
I, Mục tiêu:
Giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán:
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
-Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II, Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(2’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới(30’)
 A. Giới thiệu bài:
B. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Hướng dẫn hs điền hoàn thành vào bảng.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của đề.
- Nêu các bớc giải bài toán.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- Hớng dẫn hs xác định yêu cầu của đề.
- Nêu các bước giải bài toán.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:
- Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của đề.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố dặn dò(5’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài vào vở.
- 1 hs lên bảng điền vào bảng.
- Hs đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- Hs nêu các bước giải bài toán.
- Hs giải bài toán:
 Đáp số: Số thứ nhất: 820
 Số thứ hai: 82.
- Hs đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- Hs nêu các bước giải bài toán.
- Hs giải bài toán:
 Đáp số: Gạo nếp: 100 kg.
 Gạo tẻ: 120 kg.
- Hs đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- Hs vẽ sơ đồ, giải bài toán.
Tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 5 = 8 (phần)
Quãng đường từ nhà An đến hiệu sách là;
 840 : 8 x 3 = 315 (m)
Quãng đường từ hiệu sách đến trờng là:
 840 – 315 = 525 (m)
 Đáp số: đoạn đường đầu: 315 m.
 đoạn đường sau: 525 m.
Tiết 4: Lịch sử 
Những chính sách kinh tế và văn hoá
của vua Quang Trung
I. Mục tiêu :
Sau bài học , Hs biết .
- Một số chính sách về kinh tế ,văn hoá của vua Quang Trung và tác dụng của các chính sách đó đối với việc ổn định và phát triển đất nước .
II. Đồ dùng .
- Phiếu thảo luận nhóm cho Hs
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu .
1, ổn định tổ chức : (2’)
2, Kiểm tra bài cũ : (4’)
Hãy kể lại trận Ngọc Hồi Đống Đa? 
- Nhận xét chấm điểm .
3, Bài mới : ( 30’)
a. Giới thiệu bài .
b. Hoạt động 1,Quang Trung xây dựng đất nước .
- Cho Hs thảo luận nhóm ;
+) Những chính sách về kinh tế và văn hoá của Quang Trung ?
- Chính sách : nông nghiệp ,thương nghiệp , giáo dục ,
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
Giáo viên tổng kết ý kiến 
- Tóm tắt lại ý kiến của vua Quang Trung để ổn dịnh và xây dựng đất nước .
c, Hoạt động 2 : Quang Trung - ông vua luôn chú trọng bảo tồn văn hoá dân tộc .
- Cho Hs đọc các thông tin trong SGK 
+) Theo em tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ?
+) Em hiểu câu “ xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu’’ của vua Quang Trung ntn? 
4 . Củng cố- dặn dò (4’)
Em phát biểu cảm nghĩ của mình về vua Quang Trung ? 
- Về nhà chuẩn bị bài sau .
- Hát
Hs nêu 
+, Nông nghiệp : ban hành chiếu khuyến nông , lệnh cho dân dã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy , khai phá ruộng hoang .Vài năm sau mùa màng tươi tốt , xóm làng thanh bình .
+, Thương nghiệp : đúc đồng tièn mới , y/ c nhà Thanh mở cửa biên giới .., mở cửa biển .. thuc sđẩy nghành công nghiệp , nghành nông nghiẹp phát triển mạnh ..
+, Giáo dục : Ban hành chiếu lập học ,
Cho dịch chữ hán ra chữ nôm .. khuyến khích nhân dân học tạp , PT dân trí ..
- Vì chữ Nôm là chữ do nhân dân sáng lập ra từ lâu đã được đời lý , đời 
- Nêu ghi nhớ của bài .
Tiết 5: Thể dục : 
Nhảy dây
I.Mục tiêu :
Kiểm tra nhảy dây kiểu chân trước chân sau .Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao .
II. Địa điểm phương tiện .
Sân tập của trường 
Còi , dây nhảy .
III, Nội dung và phương pháp lên lớp .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1, Phần mở đầu 
- Gv nhận lớ phổ biến nội dung 
- Xoay các khớp cổ chân đầu gối 
- Ôn động tác của bài PTC.
2,Phần cơ bản .
a, Nội dung kiểm tra : Nhảy dây cá nhân kiểu chân trước chân sau 
b, tổ chức và phướng pháp kiểm tra .
- Kiểm tra thành nhiều đợt , mỗi đợt khoảng 3 đến 4 em 
- Hs khác có nhiệm vụ đếm số lần nhảy của bạn được kiểm tra .
c, Cách đánh giá 
- Hoàn thành tốt : nhảy đúng đẹp 
- Hoàn thành : nhảy đúng , tối thiểu 4 lần .
- Chưa hoàn thành : Nhảy sai kiểu 
3, Phần kết thúc : 
Hồi tĩnh : Đi nhẹ nhàng xung quanh sân và hát 
- Công bố kết quả kiểm tra
6- 10’
2 /4n
18- 22’
4- 6’
- Đội hình nhận lớp ;
 * * * *
 * * * *
Đội hình kiểm tra :
* * * *
* * * *
Đội hình kết thúc
 * * * *
 * * * * 
Ngày soạn: 13 / 4 / 2008
Ngày giảng: Thứ ba ngày 15 tháng 4 năm 2008
Tiết 1: Toán .
Luyện tập chung
I. Mục tiêu :
Giúp học sinh củng cố về :
- Khái niệm ban đầu về phân số , các phép tính về phân số ,tìm phân số của một số .
- Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu ) và Tỉnh Lào Cai số của 2 số .
- Tính diện tích hình bình hành .
II. Đồ dùng dạy học :
- Vở bài tập , bảng con .
III. Các hoạt động dạy học .
1, ổn định tổ chức : ( 2’)
2, Kiểm tra bài cũ : (4’)
Cho Hs làm bài 4
Nhận xét cho điểm 
3, Bài mới :(30’)
a, Giới thiệu bài .
b, Hướng dẫn luyện tập .
Bài 1: Cho Hs nêu y/c bài tập 
- Nêu lại quy tắc tính cộng trừ nhân chia phân số .
Gọi Hs lên bảng thực hiện ,
- Gv nhận xét sửa sai .
Bài 2: Gọi Hs đọc bài 2 .
-- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm nth? 
Y/ c Hs làm bảng lớp .
- Giáo viên nhận xét .
Bài 3 :
- Gọi Hs đọc đề toán .
- Bài toán thuộc dạng toán gì ? 
- Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ? 
- Hs lên bảng làm bài tập .
- Gv nhận xét , sửa sai .
Bài 4 : Gọi Hs đọc đề toán .
- Bài toán thuộc dạng toán gì ? 
- Nêu các bước thực hiện bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số .
- Gọi Hs lên bảng làm bài tập .
- Nhận xét sửa sai .
Bài 5 : Hướng dẫn Hs điền phân số vào từng hình .
- Hs làm bài ra nháp ,
- nêu bài giải
4 , Củng cố – Dặn dò : (4’)
- Nhận xét giờ học .
Giao bài về nhà .
- Học sinh nêu .
Hs làm bài tập 
- Hs nêu .
- 1 Hs lên bảng làm bài tập .
Bài giải :
Chiều cao của hình bình hành là .
 18
Diện tích của hình bình hành là :
 182
 Đáp số : 180 cm2
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số .
- B1: Vẽ sơ đồ minh hoạ 
- B2: Tìm giá trị của 1 phần .
-B3: Tìm hai số 
Bài giải :
Theo sơ đồ thì tổng số phần bằng nhau là : 2+ 5 = 7 ( phần )
Số ô tô trong gian hàng là :
63: 7 5 = 45 (ô tô )
Đáp số : 45 (ô tô )
- Hs đọc đề toán 
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số .
- Hs nêu
Bài giải :
Theo sơ đồ thì hiệu số phần bằng nhau là :
9 -2 = 7 (phần )
Tuổi của con là :
35 : 7 2= 10 (tuổi )
Đáp số: 10 (tuổi )
Hs nêu miệng :
Hình H Hình A:
Hình B: Hình C:
Tiết 2: Kể chuyện :
Kể chuyện đã đọc đã nghe
I: Mục tiêu 
1, Rèn kĩ năng nói :
- Biết kể tự nhiên , bằng lời của mình một câu chuyện , đoạn truyện đã nghe , đã đọc về du lịch hay thám hiểm có nhân vật ý nghĩa .
- Hiểu cót truyện , trao đổi được với bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
2, Rèn kĩ năng nghe : Lắng nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số truyện viết về du lịch
III. Các hoạt dộng dạy học :
1, ổn định tổ chức : (2’)
2, Kiểm tra bài cũ : ( 4’)
Gọi Hs kể lại truyện: Đôi cánh của ngựa trắng và nêu nội dung câu truyện .
Gv nhận xét chấm điểm 
3 , Bài mới :(30’)
a, Giới thiẹu bài 
b, Hướng dẫn Hs kể chuyện 
- Gọi Hs đọc đề bài 
- Gv gạch chân những từ quan ... ại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc y/c bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập.
+ những từ cần điền:
a. thế giới, rộng, biên giới, dài.
b. thư viện, lưu giữ, bằng vàng, đại dương, thế giới.
Tiết 4: Khoa học:
Nhu cầu không khí của động vật
I. Mục tiêu:
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của động thực vật.
- HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
II. Chuẩn bị:
- Một số phiếu bài tâpọ dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1. ổn định tổ chức(2’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Em hãy nêu nhu cầu chất khoáng của cây?
3. Bài mới(30’)
A. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Hoạt động 1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật:
* Mục tiêu: 
- Kể ra vai trò của không khí trong đời sống thực vật.
- Phân biệt được quang hợp và hô hấp.
* Cách tiến hành:
+ Không khí gồm những thành phần nào?
+ những khí nào quan trọng đối với đời sống thực vật?
+ Quá trình quanh hợp chỉ diễn ra trong điều kiện nào?
+ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình quanh hợp?
+ trong quá trình quang hợp, thực vật hút gì và thải ra khi gì?
+ Quá trình hô hấp diễn ra như thế nào?
+ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình hô hấp?
Trong quá trình hô hấp thực vật hút gì và thải ra khi gì?
+ Điều gì sẽ sảy ra nếu một trong hai quá trình trên ngừng hoạt động?
+ Không khí có vâi trò như thế nào đối với thực vật?
+ những thành pần nào của không khí cần cho đời sống thực vật chúng có vai trò gì?
* Kết luận: ( sgk)
b. Hoạt động 2:ứng dụng nhu cầu không khí của thực vật trong trồng trọt:
* Mục tiêu: Nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
* Cách tiến hành:
+ Thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều đó?
+ Trong trồng trọt con người đã ứng dụng nhu cầu về khí các – bô - ních của thực vật như thế nào?
4. Củng cố – Dặn dò(5’)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 HS nêu.
- Gồm hai thành phần chính: khi ni – tơ và ô - xi ngoài ra còn chứa khí các bô ních.
- Khí ô - xi và khí các bô ních.
- chỉ diễn ra khi có ánh sáng và mặt trời.
- Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp
- Thực vật hút khí các bô ních và nhả khí ô xi.
- Diễn ra suốt ngày đêm.
- Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp
- Trong quá trình hô hấp thực vật hút khí ô xi và nhả khí các bô ních và hơi nước.
- Thực vật sẽ chết.
- Không khí giúp cho thực vật quang hợp hô hấp
- Khí ô xi cần cho quá trình hô hấp, khi các bô ních cần cho quá trình quang hợp.
- Khí các bô ních có trong không khí được lá cây hấp thụ và nước có trong đất đ]ợc rể cây hút lên, nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đường từ khí các bô ních và nước.
 - Tăng lượng khí các bô ních lên gấp đôi, bón phân xanh, phân chuồng lên gấp đôi.
Tiết 5: Kĩ thuật
Lắp xe nôi. (tiếp)
I, Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
- Biết lắp từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II, Đồ dùng dạy học:
- Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III, Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(2’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới(25’)
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy bài mới.
a, Quan sát và nhận xét:
- Gv cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
- Để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận?
- Xe nôi dùng để làm gì?
b. Thực hành :
- HS: Nhắc lại cách lắp- Lắp mẫu theo các bước đã HD tiết 1. Lắp ráp xe nôi:
- Gv hướng dẫn thao tác lắp ráp các bộ phận của xe nôi.
d, Hướng dẫn tháo rời các chi tiết:
- Hướng dẫn HS tháo các chi tiết theo tứ tự ngược lại với lắp, xếp gọn các chi tiết vào hộp.
4. Củng cố, dặn dò(5)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát mẫu.
- HS chọn các chi tiết như sgk.
- HS quan sát gv thao tác mẫu.
- HS thực hiện lắp xe nôi
- HS kiểm tra sự chuyển động của xe.
Ngày soạn: 16 / 4/ 2008
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18 tháng 4 năm 2008
Tiết 1: Luyện từ và câu .
Câu cảm .
I. Mục tiêu :
1, Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm , nhận diện được cau cảm .
2, Biết đặt và sử dụng câu cảm .
II. Đồ dùng dạy – học .
- Viết sẵn câu cảm vào bảng phụ .
- Phiếu bài tập 
III. Các hoạt động dạy – học.
1, ổn định tổ chức : (2’)
2, Kiểm tra bài cũ : (4’)
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết về hoạt động du lịch .
- Nhận xét cho điểm .
3, Bài mới : (30’)
a, Giới thiệu bài , ghi đầu bài .
b, Phần nhận xét :
- Gọi HS đọc nối tiếp nhau bài tập 1, 2, 3.
* Bài 1: Những câu đó dùng để làm gì ?
* Bài 2: Cuối các câu trên có dấu gì ?
* Rút ra kết luận về câu cảm ?
- Nêu ghi nhớ của bài .
c, Luyện tập :
Bài 1: Cho HS đọc nội dung bài 1:
- Cho HS làm vào phiếu bài tập .
- Gọi HS phát biểu ý kiến .
- Nhận xét .
Bài 2: Cho HS đọc y/ c bài 2 :
- Nêu cách làm.
- Gọi Hs đặt câu cảm .
- Nhận xét .
Bài 3: Cho Hs đọc y/ c bài 3:
- Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì 
- Hs nêu .
- Gv nhận xét .
4. Củng cố – Dặn dò : (4’)
- Thế nào là câu cảm ? Lấy ví dụ .
- Về nhà làm bài tập vào vở bài tập .
- Hát 
- HS đọc .
- Hs đọc .
- Dùng để thể hiện cảm xúc, ngạc nhiên , vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo 
- Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo .
- Cuối các câu trên có dấu chấm .
- Hs nêu 
- Thảo luận nhóm 
a, Ôi con mèo này bắt chuột giỏi quá!
b, Ôi chao trời rét quá !
c, Bạn Ngân chăm chỉ quá !
d, Chà , bạn Giang học giỏi ghê !
- Đọc bài 2.
- Trời cậu giỏi thật !
- Bạn thật là tuyệt !
b, Ôi cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à , thật tuyệt !...
a, Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ .
b, Bộc lộ cảm xúc thấn phục .
- Hs nêu 
Tiết 2: Toán .
Thực hành.
I. Mục tiêu :
Giúp Hs :
- Biết cách đo độ dài đoạn thẳng ( khoảng cách giữa hai điểm ) trong tực tế bằng thước dây , ví dụ : đo chiều dài bảng lớp , đo chiếu dài , chiều rộng phòng học .
- Biết xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất ( bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu )
II. Đồ dùng dạy học :
- Thước dây , 
- Phiếu ghi kết quả thực hành .
III. Các hoạt động dạy- học.
1, Ôn định tổ chức : (2’)
2, Kiểm tra bài cũ : (4’)
- Kiểm tra vở bài tập của Hs .
3, Bài mới : (30’)
a, Giới thiệu , ghi đầu bài .
b, Hướng dẫn thực hành tại lớp .
- Đo đoạn thẳng trên mặt đất .
- Gv chấm hai điểm A- B trên lối đi .
- Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa hai điểm A-B .
- y/C hs Thực hành.
* Gióng thẳng hàng cọc tiêu trên mặt đất .
- Cho HS quan sát hình sgk và nêu cáh gióng hàng .
c, Thực hành ngoài lớp học .
- Phát phiếu thực hành cho Hs cho Hs thực hiện theo nhóm đo các cột đã đóng sẵn ở ngoài sân .
- Ghi kết quả vào phiếu . 
- Y/C các nhóm trình bày kết quả thực hành - Gv nhận xét .
4, Củng cố – Dặn dò .(4’)
- Nhận xét chung giờ học .
- Về nhà làm bài tập vào vở bài tập . 
- Hát 
- Quan sát .
- Cố định một đầu dây tại điểm A .
- Kéo dây thước cho tới điểm B 
Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B .
- Học sinh thực hành .
- HS quan sát .
+ , Đóng 3 cột tiêu ở 3 điểm cần xác định .
+ , Đứng ở cột tiêu đầu tiên , nheo mắt lại nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất . Nếu nhìn được cọc tiêu cuối cùng là 3 điểm chưa thẳng hàng .
+ Nếu nhìn được 1 cạnh của cọc tiêu cuối cùng là 3 điểm thẳng hàng .
- Hs thực hành và nêu kết quả .
Tiết 3: Tập làm văn .
Điền vào giấy tờ in sẵn .
I. Mục tiêu .
1, Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn – Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng .
2, Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng .
II. Đồ dùng dạy học .
- phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1. ổn định tổ chức(2’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Y/c HS đọc lsị đoạn văn tả ngoại hình con mèo. Chó.
- Nhận xét – cho điểm.
3. Bài mới(30’)
A. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
Bài 1: 
- Gv treo tờ phiếu lên bảng và hướng dẫn HS cách viết.
- GV quan sát nhận xét.
Bài 2:
- Tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng?
4. Củng cố – Dặn dò(5’)
- nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 3 HS đọc.
- 1 HS đọc bài.
- HS đọc thầm lại y/c bài tập.
- HS quan sát và nắng nghe.
+ HS làm việc cá nhân, điền vào nội dung vào phiếu.
+ HS tiếp nối nhau đọc tờ khai.
- HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Để chính quyền, địa phương quản lý được những người đang có mặt tại nơi ở. Những người ở nơi khácmới đến , khi có việc gì sảy ra , các cơ quan nhà nước có căn cớ để kiểm tra xem xét.
Tiết 4: Ân nhạc:
ôn hai bài hát: chú voi con ở bản đôn
và thiếu nhi thế giới liên hoan
I. Mục tiêu:
- HS hát đúng cao độ, trường độ ba bài hát. Học thuộc lời ca, tập hát diễn cảm.
- HS hăng hái tham gia các hoạt động kết hợp với bài hát, mạnh dạn lên biểu diễn trớc lớp.
II. Chuẩn bị:
- Băng nhạc các bài hát, máy nghe.
- Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học: (35’)
1, Phần mở đầu: (2’)
- GV nêu yêu cầu của tiết học.
2, Phần hoạt động: (30’)
2.1, Nội dung 1: ôn bài hát chú voi con ở Bản Đôn
- GV tổ chức cho HS ôn lời bài hát, ôn động tác biểu diễn.
2.2, Nội dung 2: Ôn bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan:
- Ôn bài hát kết hợp biểu diễn.
2.3, Nội dung 3: Ôn tập bài hát Cò lả.
- Ôn tập bài hát, hát theo hình thức xớng và xô.
2.4, Nghe nhạc:
- GV mở băng cho HS nghe nhạc bài Ru em 
( dân ca Xơ-đăng).
3, Phần kết thúc: (2’)
- Hát kết hợp biểu diễn một bài.
- Chuẩnbị bài sau.
- HS hát ôn kết hợp ôn lại các động tác phụ hoạ cho bài hát.
- HS hát ôn kết hợp ôn lại các động tác phụ hoạ cho bài hát.
- HS hát ôn và ghi nhớ hình thức hát xớng và hát xô.
Tiết 5: Sinh hoạt lớp.
Nhận xét tuần qua
1. Chuyên cần.
- Nhìn chung các em đã có ý thức đi học chuyên cần , đúng giờ, trong tuần không có em nào nghỉ học không lí do, hay đi học muộn.
2. Học tập:
- Nhìn chung các em đều có ý thức tự giác trong học tập, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ trớc khi đến lớp, trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Song bên cạnh đó vẫn còn một số bạn chưa tự giác cao trong học tập, chữ viết con sấu, sách vở lộn sộn.
3. Đạo đức:
Ngoan ngoãn, chấp hành nghiêm túc nội quy của trờng ,lớp, đoàn kết với bạn bè.
4. Các hoạt động khác:
- Tham gia nhiệt tình, đầy đủ các hoạt động của trường, lớp đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc