Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)

I. Mục đích yêu cầu:

+ Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, nảy sinh, khẳng địmh.

+ Đọc đúng các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.

+ Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về những gian khổ, hy sinh của đoàn thám hiểm đã trải qua, sứ mạng vinh quang mà đoàn thám hiểm đã thưc hiện được.

+ Hiểu các từ ngữ: Ma- tan, sứ mạng.

+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

II. Đồ dùng dạy học:

+ Ảnh chân dung Ma-gien-lăng, bản đồ thế giới.

+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

III. Hoạt động dạy – học:

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 06/01/2022 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Thứ hai ngày tháng năm 2011
Tập đọc
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. Mục đích yêu cầu:
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, nảy sinh, khẳng địmh.
+ Đọc đúng các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
+ Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về những gian khổ, hy sinh của đoàn thám hiểm đã trải qua, sứ mạng vinh quang mà đoàn thám hiểm đã thưc hiện được.
+ Hiểu các từ ngữ: Ma- tan, sứ mạng.
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Ảnh chân dung Ma-gien-lăng, bản đồ thế giới.
+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Trăng ơitừ đâu đến? Và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
+ GV cho HS quan sát ảnh chân dung Ma-gien-lăng và giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Luyện đọc ( 10 phút)
+ GV viết bảng: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, ma-tan, ngày 20 tháng 9 năm 1519, ngày 8 tháng 9 năm 1552, 1083 ngày.
+ Gọi 1 HS đọc cả bài.
+ Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài, GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS đọc chưa đúng.
+ Gọi HS đọc phần chú giải tìm hiểu nghĩa của các từ khó trong bài.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
* GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng thể hiện cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
* Tìm hiểu bài: ( 12 phút)
+ Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.
H: Ma-gien-lắng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? 
H: Vì sao Ma-gien-lăng lại đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương? 
* GV: Với mục đích khám phá những vùng đất mới Ma- gien- lăng đã giong buồm ra khơi. Đến gần cực Nam thuộc bờ biển Nam Mĩ, đi qua 1 eo boiển là đến 1 đại dương mêng mông, sóng yên, biển lặng hiền hoà nên ông đặt tên cho nó là Thái Bình Dương. Eo biển dẫn ra Thái Bình Dương này có tên là eo biển Ma-gien-lăng.
H: Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
H: Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
H: Hạm đội của Ma-gien- lăng đã theo hành trình nào?
* GV dùng bản đồ để chỉ hành trình của hạm đội.
H: Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt được những kết quả gì?
H: Mỗi đoạn nói lên điều gì?
H: Câu chuyện giúp em hiểuê2 các nhà thám hiểm?
+ Yêu cầu HS nêu đại ý của bài.
* Đại ý: Bài ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhũng vùng đất mới.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. ( 10 phút)
+ GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài 
(Mỗi HS đọc 2 đoạn). Lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 và 3.
+ GV treo bảng phụ có đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
H: Muốn tìm hiểu khám phá thế giới chúng ta phải làm gì?
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài Dòng sông mặc áo. 
- Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Lớp lắng nghe và nhắc lại tên bài.
+ HS quan sát tranh, ảnh.
+ HS nối tiếp đọc.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS luyện đọc nối tiếp.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ HS lắng nghe GV đọc mẫu.
+ HS trao đổi, nối tiếp trả lời.
- Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
- Vì ông thấy nơi đây sóng biển yên lặng nên đặt tên là Thái Bình Dương.
+ Lớp lắng nghe.
- Hết thức ăn, nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài người chết, phải giao tranh với dân đảo Ma-tan và Ma-gien-lăng đã chết.
- Đoàn thám hiểm có 5 chiếc thuyền thì mất 4 chiếc, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, chỉ huy Ma-gien-lăng bỏ mình khi giao chiến với dân đảo Ma-tan, chỉ còn 1 chiếc thuyền và 18 thuỷ thủ sống sót.
- Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình từ châu Aâu – Đại Tây Dương – châu Mĩ – Thái Bình Dương – châu Á – Ấn Độ Dương – châu Phi.
+ HS quan sát bản đồ.
- Đoàn thám hiểm khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. 
+ HS nối tiếp phát biểu:
- Đoạn 1: Mục đích cuộc thàm hiểm.
- Đoạn 2: Phát hiện ra Thái Bình Dương.
- Đoạn 3: Những khó khăn của đoàn thám hiểm.
-Đoạn 4: Giao tranh với dân đảo Ma- tan, Ma-gien-lăng bỏ mạng.
- Đoạn 5: Trở về Tâu Ban Nha.
- Đoạn 6: Kết quả của đoàn thám hiểm.
+ 3 HS nối tiếp đọc, lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
+ Gọi 1 HS đọc, nhận xét.
+ HS luyện đọc diễn cảm.
+ Mỗi nhóm 1 em lên thi đọc. Lớp nhận xét. 
- Học giỏi, ham học hỏi, ham hiểu biết, ham đọc sách khoa học, dũng cảm. Không ngại khó. 
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Khoa học
NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
+ HS nêu được vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật. 
+ Biết được mỗi loài thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
+ Ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của thực vật trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Hình minh hoạ SGK.
+ Tranh ảnh, bao bì các loại phân bón.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước.
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Vai trò của cất khoáng đối với đời sống thực vật ( 15 phút)
H: Trong đất có các yếu tố nào cần cho sự sống và phát triển của cây?
H: Khi trồng cây, người ta có phải bón phân thêm cho cây không? Làm như vậy để nhằm mục đích gì?
H: Em biết những loại phân nào thường dùng để bón cho cây?
* GV: Mỗi loại cây cung cấp 1 loại chất khoáng cần thiết cho cây. Thiếu 1 trong các loại chất khoáng cần thiết, cây sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 4 cây cà chua / 118 trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Các cây cà chua ở hình vẽ trên phát triển như thế nào? Giải thích?
H: Quan sát kĩ cây a và b em có nhận xét gì?
* GV: Trong quá trình sống, nếu không cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có, sẽ cho năng suất thấp. Ni-tơ là chất khoáng qua trọng mà cây cần nhiều.
* Hoạt động 2: Nhu cầu các chất khoáng của thưc vật ( 15 phút)
+ GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết/ 119 SGK.
H: Những loại cây nào cần cung cấp nhiều ni-tơ hơn?
H: Những cây nào cần được cung cấp nhiều Phốt pho hơn?
H: Những cây nào cần được cung cấp nhiều Kali hơn?
H: Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khóang của cây?
H: Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân?
H: Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy có gì đặc biệt?
* GV kết luận: Mỗi loại cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau.
* Ví dụ: Đối với cây ăn quả, bón phân vào lúc câu đâm cành hay sắp ra hoa vì ở giai đoạn này câu cần được cung cấp nhiếu chất khoáng.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
+ Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hương, Thu Thảo, Phi . Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
- Có: Mùn, cát, đất sét, các chất lhoáng, xác động vật chết, không khí và nước cần cho sự sống và phát triển của cây.
- Có, vì chất khoáng trong đất không d8ủ cho cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao. Bón thêm phân để cung cấp đầy đủ các chất khoáng cần thiết cho cây.
- Phân đạm, lân, ka-li, vô cơ, phân bắc, phân xanh
- HS lắng nghe.
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Cây a phát triển tốt nhấtcây đuợc bón đầy đủ các chất khoáng.
- Cây b phát triển kém nhất thiếu ni-tơ.
- Cây c phát triển chậmthiếu ka-li.
+ HS lắng nghe.
+ 2 HS đọc.
- Cây lúa, cà chua, đay, rau muống, dền, bắp cải cần nhiều ni-tơ.
- Cây lúa, cà chua cần nhiều phốt pho.
- Cây cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ cần nhiều Kali hơn.
- Mỗi loại cây khác nhau có nhu cầu về chất khoáng khác nhau 
- Giai đoạn vào hạt không nên bón nhiều đạm vì trong phân đạm có ni-tơ, ni-tơ cần cho sự phát triển của lá. Lúc này nếu lá lúa quá tốt, than nặng gặp gió to dễ bị đổ, lúa lốp.
- Bón phân vào gốc cây, không cho phân lên lá, bón phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa. 
- HS lắng nghe.
+ 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS lắng nghe và học bài, chuẩn bị bài.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
* Giúp HS củng cố về:
+ Khái niện ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.
+ Giải bài toán có liên quan đến tím hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
+ Tính diện tích hình baình hành.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 2 HS lên bảng làm bài luyện thêm ở tuết trước.
+ Nhận  ... tập.
+ 1 em đọc. 
+ HS trao đổi câu hỏi, thảo luận. 
+ Nối tiếp trình bày ý kiến.
+ HS đọc lại kết luận.
+ Lắng nghe và thưc hiện.
Địa lí
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. Mục tiêu:
* Sau bài học, HS có khả năng:
+ Chỉ được vị trí của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ.
+ Trình bày được đặc điểm thành phố Đà Nẵng (Vị trí địa lí, là thành phố cảng, là trung tâm công nghiệp và địa điểm du lịch).
+ Dựa vào tranh ảnh, lược đồ để tìm thông tin.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng.
+ Bản đồ Việt Nam và bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV treo bản đồ Việt Nam yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí Huế và dòng sông Hương trên bản đồ.
+ Gọi 1 HS nêu bài học.
* GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Đà Nẵng thành phố cảng ( 10 phút)
+ GV treo lược đồ thành phố Đà Nẵng và bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS quan sát chỉ vị trí Đà Nẵng theo gợi ý sau: 
* Thành phố Đà Nẵng nằm ở phía nam của đèo Hải Vân.
* Nằm bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
* Nằm giáp các tỉnh: Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.
+ Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ đèo Hải Vân, sông Hàn, Vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
* GV: Bán đảo Sơn Trà có một phần tiếp xúc với biển, Đà Nẵng nằm bên vùng biển kín đáo, rộng, là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cảng.
H: Kể tên các loaị đường giao thông ở thành phố Đà Nẵng và những đầu mối quan trọng của loại đường giao thông đó?
H: Tại sao nói TP Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miến Trung?
H: Từ địa phương em có thể đến Đà Nẵng bằng cách nào?
* GV: Đà Nẵng là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng ở miền Trung, là một trong những thành phố lớn ở nước ta.
* Hoạt động 2: Đà Nẵng thành phố công nghiệp. ( 10 phút)
+ Yêu cầu HS đọc SGK kể tên các hàng hoá đưa đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đi đến nơi khác?
H: Hàng hoá đưa đến Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của hàng nào?
H: Sản phẩm chở từ Đà Nẵng đi nơi khác chủ yếu là sản phẩm công nghiệp hay nguyên vật liệu?
H: Hãy nêu tên 1 số ngành sản xuất của Đà Nẵng?
* GV: Sản phẩm của Đà Nẵng chở đến các nơi khác chủ yếu là nguyên vật liệu đã chế biến: cá tôm đông lạnh để cung cấp cho các nhà máy chế biến, vật liệu thô.
* Hoạt động 3: Đà Nẵng – địa điểm du lịch (10’) 
+ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
H: Đà Nẵng có điều kiện để phát triển du lịch không? Vì sao?
+Yêu cầu HS treo tranh ảnh đã sưu tầm về thành phố Đà Nẵng và cho biết, nơi nào của Đà Nẵng thu hút được nhiều khách du lịch?
* GV nhấn mạnh: Đà Nẵng là điểm du lịch hấp dẫn có hệ thống bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như: Bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ Yêu cầu HS đọc phần bài học.
+ Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
+ HS quan sát bản đồ và trả lời yêu cầu của GV, Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS nhắc lại tên bài.
+ HS quan sát lược đồ sau đó nối tiếp trả lời câu hỏi.
+ 1 HS l lên bảng chỉ, lớp theo dõi.
+ HS lắng nghe.
Loại hình giao thông
Đầu mối giao thông
Đường biển
Cảng Tiên Sa
Đường thuỷ
Cảng sông Hàn
Đường bộ
Quốc lộ số 1
Đường sắt
Đường tàu thống nhất Bắc Nam
Đường hàng không
Sân bay Đà Nẵng
+ Vì thành phố là nơi đến và nơi xuất phát (đầu mới giao thông) của nhiều tuyến đường giao thông khác nhau.
+ HS suy nghĩ và trả lời theo hiểu biết.
+ HS lắng nghe.
+ HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- Chủ yếu là sản phẩm ngành công nghiệp.
- Chủ yếu là nguyên vật liệu: đá, cá tôm đông lạnh.
- Khai thác đá, khai thác tôm, cá, dệt.
+ HS lắng nghe.
+ HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Đà Nẵng có nhiềàu điều kiện để phát triển du lịch vì nằm sát biển, có nhiều bãi tắm đẹp, nhiêu danh lam thắng cảnh đẹp.
- Chùa Non Nước, Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm.
+ HS lắng nghe.
+ 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Kĩ thuật
LẮP CON QUAY GIÓ (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
+ HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp được con quay gió . 
+ Lắp được từng bộ phận đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo qui trình.
II. Đồ dùng dạy – học:
+ Mẫu con quay gió đã lắp sẵn. 
+ Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV kiểm tra dụng cụ chuẩn bị học tập của HS ( bộ lắp ráp)
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét. ( 10 phút)
+ Cho HS quan sát mẫu con quay gió đã lắp sẵn.
+ Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi.
H: Để lắp được con quay gió, cần bao nhiêu bộ phận?
* Yêu cầu HS nêu tác dụng của con quay gió trong thực tế.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn cho HS thao tác, kĩ thuật ( 20 phút)
a) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK.
+ GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ. 
+ Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp đầu :
+ HS quan sát hình và trả lời câu hỏi:
H: Để lắp được đầu con quay gió cần chọn chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu?
+ GV tiến hành lắp 
+Yêu cầu HS gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp đầu con quay gió .
+ Yêu cầu HS lắp bộ phận này, HS khác nhận xét.
+ GV lắp theo các bước SGK. 
+ Yêu cầu HS lắp theo thứ tự các chi tiết.
c) Lắp ráp con quay gió ( H1)
+ GV lắp ráp con quay gió theo quy trình thứ tự các chi tiết.
+ Lắp xong kiểm tra sự chuyển động của con quay gió .
d) Hướng dẫn HS thao tác tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
+ Cách tiến hành như bài Lắp xe có thang.
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS chuẩn bị tiết sau thực hành.
+ Các tổ kiểm tra và báo cáo.
+ HS quan sát mẫu.
+ HS quan sát kĩ từng bộ phận. Sau đó trả lời câu hỏi.
+ HS chọn từng loại theo hướng dẫn của GV.
+ Xếp các chi tiết vào hộp.
+ HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi.
+ HS chú ý theo dõi.
+ HS quan sát hình minh hoạ,1 HS lên lắp, lớp theo dõi, nhận xét.
+ Lớp theo dõi GV lắp.
+ 1 HS lên lắp theo các thứ tự SGK.
+ Lớp lắng nghe.
+ Lắng nghe và thực hiện.
Toán
 THỰC HÀNH
I. Mục tiêu: 
* Giúp học sinh:
+ Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như chiều dài, chiều rộng phòng họckhoảng cách hai cây, hai cột ở sân trường. 
+ Biết cách xác đinh ba điểm thẳng hàng trên mặt đất. 
II. Đồ dùng dạy học: 
+ Thước dây cuộn, đoạn dây dài có ghi dấu từng mét.
+ Cọc tiêu.
III. Các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học 
1.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
 + Gọi 2HS sửa bài tập luyện thêm ở nhà.
+ Nhận xét và ghi điểm.
 2. Dạy bài mới: GV giới thiệu và ghi tên bài. 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành tại lớp ( 7 phút)
+ Phần lí thuyết : Hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất như trong SGK
* Hoạt động 2: Thực hành ngoài lớp (10 phút) 
+ GV chia lớp thành 2 nhóm. 
+ Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
+ GV theo dõi HS đo.
+ Nhận xét.
* Hoạt động 3: Thực hành đo độ dài ( 15 phút) 
Bài 1: yêu cầu HS thực hiện như SGK.
Bài 2: Tập ước lượng độ dài.
+ Yêu cầu đọc đề.
+ Thực hành như trong SGK.
3.củng cố – dặn dò:
+ Nhận xét tiết học.Dặn HS học bài.
- Hoàng Nam, Văn Nam. Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS nhắc lại.
+ HS lắng nghe.
+ HS đọc yêu cầu BT.
+ HS đại diện từng tổ lên thực hành đo 
+ Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung
* Nhóm 1: đo khoảng cách giữa 2 cây bàng. 
* Nhóm 2: đo khoảng cách giữa 2 cây cột. 
+ HS ghi kết quả đo được vào giấy nháp.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
****************************************
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 30 và lên kế hoạch tuần 31.
+ Giáo dục HS luôn có ý thức tự giác trong học tập và tinh thần tập thể cao trong mọi hoạt động ở trường, lớp tốt.
II. Hoạt động dạy – học:
* Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 30
 1. Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần 30 vừa qua.
 2. GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động của lớp trong tuần.
* Về nề nếp và chuyên cần:
+ Nề nếp duy trì và thực hiện tốt, đi học chuyên cần, trong tuần không có hs nào nghỉ học.
* Về học tập: 
+ Nhìn chung các em có học bài và chuẩn bị bài ở nhà. Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa chăm chỉ, với một số lí do chưa chính đáng. GV nêu tên cụ thể để các em rút kinh nghiệm cho tuần sau. 
+ Chất lượng thi Giữa kì II tương đối tốt. Tuy nhiên còn vài em chưa cố học tập nên kết quả thi còn thấp : Long, Thắng 
* Các hoạt động khác: Tham gia tốt các hoạt động ngoại khoá đầy đủ.
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 31
+ Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
+ Tiếp tục thi đua giành nhiều Hoa điểm 10 chào mừng các ngày lễ trong tháng. 
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài và tập trung cao độ trong giờ học.
+Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, đẹp. 
+ Duy trì nề nếp rèn chữ đẹp trong tuần.
 Người soạn Tổ chuyên mơn BGH
 Nhận xét - Kiển tra
 Nhận xét - Kiển tra
Nguyễn Văn Quyền 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L4 tuan 30 dep chi in.doc