Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Mã Thị Năm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Mã Thị Năm

TUẦN 30

Thứ hai, ngày 04 tháng 4 năm 2011.

Môn: ĐẠO ĐỨC

Tiết 30: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ( Tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.

- Nêu được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.

KNS*: - Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.

 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin lien quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường.

 - Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.

 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Cc tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng

- Phiếu giao việc

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Mã Thị Năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 30:
NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Thứ 2
04/4/11
Đạo đức 
Tốn
Tập đọc
Lịch sử
SHĐT
30
146
57
30
30
Bảo vệ mơi trường (Tiết 1)
Luyện tập chung 
Hơn một nghìn ngày vịng quanh thế giới
Những chính sách về kinh tế và văn của vua Quang Trung
Chào cờ 
Thứ 3
05/4/11
Mĩ thuật
Thể dục
Chính tả 
Khoa học
Tốn
LT & C
30
59
30
59
147
59
Nhớ-viết: Đường đi SaPa
Nhu cầu chất khống của thực vật
Tỉ lệ bản đồ
MRVT: Du lịch – Thám hiểm
Thứ 4
06/4/11
Thể dục
Tập đọc 
Tốn 
Kể chuyện
Địa lý
Kĩ thuật
60
59
148
30
30
30
Dịng sơng mặc áo
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Thành phố Huế
Lắp xe nơi (Tiết 2)
Thứ 5
07/4/11
Tốn
Anh văn
TLV
LT&C Khoa học 
149
30
 59
60
60
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tiếp theo)
Luyện tập quan sát con vật
Câu cảm
Nhu cầu khơng khí của thực vật
Thứ 6
08/4/11
TLV
Tốn
Âm nhạc 
Anh văn
SHL
60
150
30
60
30
Điền vào giấy tờ in sẵn
Thực hành
Sinh hoạt cuối tuần 
TUẦN 30
Thứ hai, ngày 04 tháng 4 năm 2011.
Môn: ĐẠO ĐỨC 
Tiết 30: BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG ( Tiết 1) 
I/ Mục tiêu:
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ mơi trường. và trách nhiệm tham gia bảo vệ mơi trường.
- Nêu được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ mơi trường.
KNS*: - Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ mơi trường ở nhà và ở trường.
	 - Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin lien quan đến ơ nhiễm mơi trường và các hoạt động bảo vệ mơi trường.
	 - Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ mơi trường ở nhà và ở trường.
	 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ mơi trường ở nhà và ở trường.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng
- Phiếu giao việc
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Tôn trọng luật giao thông (tiết 2)
- Cần làm gì để tham gia giao thông an toàn? 
- Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới: 
* Khởi động: 
 - Em đã nhận được gì từ môi trường? 
- Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
* Hoạt động 1: Trao đổi thông tin
KNS*: - Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin lien quan đến ơ nhiễm mơi trường và các hoạt động bảo vệ mơi trường.
- Gọi hs đọc 2 sự kiện SGK/43
- Gọi hs đọc 3 câu hỏi SGK/44
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 để trả lời ca'c câu hỏi sau:
1) Qua những thông tin trên, theo em môi trường bị ô nhiễm do các nguyên nhân nào? 
2) Những hiện tượng trên ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?
3) Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? 
- Gọi đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu)
Kết luận: Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: khai thác rừng bừa bãi, vứt rác xuống sông, ao hồ, dầu đổ ra sông,...Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người: bệnh, đói nghèo, có thể chết do môi trường ô nhiễm... 
- Môi trường bị ô nhiễm chủ yếu do ai gây ra? Cô mời các em đọc phần ghi nhớ SGK/44 
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? 
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (BT1 SGK/ 44)
KNS*: - Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ mơi trường ở nhà và ở trường.
	 - Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ mơi trường ở nhà và ở trường.
- Gọi hs đọc BT1 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến, các em cho rằng ý kiến nào có tác dụng bảo vệ môi trường thì giơ thẻ xanh, sai giơ thẻ màu đỏ, Sau đó các em sẽ giải thích vì sao ý kiến đó đúng hoặc sai hoặc vì sao em phân vân. 
a) Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư.
b) Trồng cây gây rừng.
c) Phân loại rác trước khi xử lí.
d) Giết mổ gia súc gần chuồng nước sinh hoạt.
đ) Làm ruộng bậc thang. 
e) Vứt rác súc vật ra đường.
g) Dọn sạch rác thải trên đường phố.
h) Đặt khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn.
Kết luận: Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng là do chính con người gây ra. Vì vậy chúng ta có thể làm những việc có tác dụng bảo vệ môi trường như: trồng cây xanh, dọn sạch rác thải trên đường phố,...
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ
- Thực hành bảo vệ môi trường 
- Về nhà tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương. 
- Nhận xét tiết học 
- 1 hs trả lời 
+ Để tham gia giao thông an toàn, điều trước hết là phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ về an toàn giao thông. Sau đó cần phải vận động mọi người xung quanh cùng tham gia giao thông an toàn.
+ Nước; không khí; cây; thức ăn,...
- Lắng nghe 
- 2 hs nối tiếp nhau đọc to 2 sự kiện 
- 3 hs nối tiếp nhau đọc to trước lớp 
- Chia nhóm 6 thảo luận 
- Đại diện nhm trình by 
1) Do đất bị xói mòn, khai thác rừng bừa bãi, , vứt rác bẩn xuống sông, ao, hồ, chặt phá cây cối, dầu đổ vào đại dương, do sử dụng thực phẩm kém an toàn, vệ sinh môi trường kém,...
2) Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực dẫn đến nghèo đói, gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh, lũ lụt, hạn hán xảy ra gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người,...
3) Giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, không vứt rác xuống sông, trồng và bảo vệ cây xanh, vận động mọi người thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường,...
- Lắng nghe 
- Vài hs đọc to trước lớp và trả lời: Môi trường bị ô nhiễm chủ yếu do con người gây ra. 
- Của mọi người vì cuộc sống hôm nay và mai sau. 
- 8 hs nối tiếp nhau đọc 
- Lắng nghe, thực hiện giơ thẻ sau mỗi tình huống 
a) Sai vì gây sẽ gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 
b) Thẻ đỏ 
c) thẻ đỏ (hoặc xanh) 
d) sai vì làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người 
đ) thẻ đỏ (xanh). Vì làm ruộng bậc thang tiết kiệm được nước, tận dụng tối đa nguồn nước.
e) thẻ xanh (vì xác xúc vật bị phân huỷ sẽ gây hôi thối, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người.)
g) thẻ đỏ (vì vừa giữ được vẻ mỹ quan thành phố, vừa giữ cho môi trường sạch đẹp).
h) sai vì sẽ ô nhiễm nguồn nước 
- Lắng nghe 
- vài hs đọc ghi nhớ 
- Lắng nghe, thực hiện 
________________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 146: LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện được phép tính về phân số.
 - Biết tìm phân số của một số va tính được diện tích hình bình hành.
 - Giải được bài tốn liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đĩ.
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, Bài 3 và bái 4*, bài 5* dành cho HS khá, giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC bài học
B/ Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: Gọi hs nhắc lại qui tắc cộng, trừ, nhân, chia phân số và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số 
- YC hs thực hiện vào bảng con
Bài 2: Gọi hs nhắc lại qui tắc tính diện tích hình bình hành. tìm phân số của một số 
- YC hs tự làm bài 
Bài 3: Gọi hs đọc đề toán
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó? 
- YC hs giải bài toán trong nhóm đôi (2 nhóm làm trên phiếu) 
*Bài 4: Gọi hs đọc đề toán
- YC hs làm vào vở
- Chấm bài, yc hs đổi vở nhau kiểm tra 
*Bài 5: YC hs tự làm bài 
- Gọi hs nêu kết quả 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Tỉ lệ bản đồ
- Nhận xét tiết học 
-Lắng nghe
- Vài hs nhắc lại 
- Thực hiện bảng con. 
a) 
- Lấy đáy nhân chiều cao
- 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở 
 Chiều cao của hình bình hành:
 18 x 
 Diện tích của hình bình hành:
 18 x 10 = 180 (cm2)
 Đáp số: 180 cm2 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm các số 
- Giải bài toán trong nhóm đôi 
 Búp bê: 
 Ô tô: 
 Tổng số phần bằng nhau: 
 2 + 3 = 5 (phần) 
 Số ô tô có: 
 63 : 7 x 5 = 45 (ô tô) 
 Đáp số: 45 ô tô
- 1 hs đọc to trước lớp
- HS tự làm bài 
 Tuổi con: 
 Tuổi bố:
 Hiệu số phần bằng nhau: 
 9 - 2 = 7 (phần)
 Tuổi con là: 
 35 : 7 x 2 = 10 (tuổi)
 Đáp số: 10 tuổi 
- HS viết phân số chỉ số ô được tô màu trong mỗi hình và tìm hình có phân số chỉ số ô tô màu bằng với phân số chỉ số ô tô màu của hình H 
- Câu đúng là hình B 
__________________________________________________
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 59: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VỊNG QUANG TRÁI ĐẤT
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đồn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khĩ khăn, hi sinh, mất mát để hồn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. ( Trả lời đươcï các câu hỏi1, 2, 3, 4 trong SGK).
 KNS*: - Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân.
	 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Trăng ơi ... từ đâu đến? 
- Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Bài đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất giúp các em biết về chuyến thám hiểm nổi tiếng vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng, những khó khăn, gian khổ, những hi sinh, mất mát đoàn thám hiểm đã phải trải qua để thực hiện sứ mệnh vẻ vang. 
2) HD đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Luyện đọc: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan.
 - Gọi HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài 
- Giải nghĩa từ: Ma-tan, sứ mạng
- Bài đ ... ây cung cấp đầy đủ nước, chất khoáng, ánh sáng nhưng thiếu không khí thì cây cũng không thể sống được. Không khí có ý nghĩa thế nào đối với đời sống thực vật? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp 
 Mục tiêu: Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật; phân biệt được quang hợp và hô hấp.
- Không khí có những thành phần nào? 
- Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật. 
- Quan sát hình 1,2 SGK/120,121 thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau:
1) Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
2) Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
3) Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? 
4) Quá trình hô hấp diễn ra khi nào?
5) Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trính trên ngừng? 
Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật
 Mục tiêu: HS nêu được vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
- Nêu vấn đề: Thực vật "ăn" gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó? 
- Thực vật không có cơ quan tiêu hóa như người và động vật nhưng chúng vẫn phải thực hiện quá trình trao đổi chất "ăn", "uống", "thải ra". Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ, nước và các chất khoáng cần thiết có trong đất được rễ cây hút lên. Thực vật thực hiện được khả năng kì diệu đó là nhờ chất diệp lục có trong lá cây. Trong lá cây có chứa chất diệp lục nên thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tạo chất bột đường từ khí các-bô-níc và nước để nuôi dưỡng cơ thể.
- Nêu ứng dụng trong trồng trọt và nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật.
- Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật. 
Giảng: Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phẩn của cây đều tham gia hô hấp, đặc biệt quan trọng là lá và rễ. Để cây có đủ ô-xi giúp quá trình hô hấp tốt, đất trồng phải tơi, xốp, thoáng. 
Kết luận: Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp con người đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi , xốp , thoáng khí. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/121
- Về nhà xem lại bài 
- Bài sau: Trao đổi chất ở thực vật. 
1) 1 hs đọc to trước lớp 
2) Các loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. VD: lúa, ngô cần nhiều ni-tơ và phốt pho; cà rốt, khoai lang cần nhiều ka-li; các loại rau và cây lấy sợi như đay, gai cần nhiều ni-tơ. Cùng một cây những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. 
- Lắng nghe 
- Không khí gồm 2 thành phần chính là khí ô xi và khí ni-tơ. Ngoài ra, trong không khí còn chứa khí các-bô-níc.
- Khí ô xi và khí các-bô-níc rất quan trọng đối với thực vật. 
- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện nhóm trả lời
1) Hút khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi
2) Hút khí ô xi và thải ra khí các-bô-níc và hơi nước
3) Khi có ánh sáng Mặt Trời 
4) Diễn ra suốt ngày đêm
5) Thực vật sẽ chết
- Lắng nghe 
- Trả lời theo sự hiểu 
- Lắng nghe 
- Muốn cho cây trồng đạt năng suất cao hơn thì tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi.
+ Bón phân xanh, phân chuồng cho cây vù khi các loại phân này phân huỷ thải ra nhiều khí các-bô-níc.
- Trồng nhiều cây xanh để điều hòa không khí, tạo ra nhiều khí ô xi giúp bầu không khí trong lành cho người và động vật hô hấp. 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Vài hs đọc to trước lớp 
Thứ sáu , ngày 08 tháng 4 năm 2011
Môn : TẬP LÀM VĂN 
Tiết 60: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/ Mục tiêu: 
 Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2).
	KNS*: - Thu thập, xử lí thơng tin.
	- Đảm nhận trách nhiệm cơng dân.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 1 bản pô tô phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng cỡ to
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs đọc lại đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) đã viết BT3, 1 hs đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc cho chó) đã viết ở BT4 
- Nhận xét 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
2) HD hs làm bài tập
 Bài tập 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của phiếu 
KNS*: - Thu thập, xử lí thơng tin.
- Treo tờ phiếu phô tô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND ( chứng minh nhân dân) 
- Gợi ý: BT này đặt trong 1 tình huống là em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác. Vì vậy:
+ Ở mục Địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng.
+ Ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi.
+ Ở mục 1. Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em.
+ Ở mục 6. Ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em ở đâu đến (không khai đi đâu, vì hai mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng) 
+ Ở mục 9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi họ, tên của chính em, 
+ Ở mục 10. Em điền ngày, tháng, năm.
+ Mục Cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ (công an) quản lí khu vực tự kí và viết họ, tên. Cạnh đó là mục dành cho Chủ hộ (người họ hàng của em) kí và viết họ tên. 
- YC hs tự điền nội dung vào phiếu 
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc tờ khai
- Cùng hs nhận xét 
Bài tập 2: Gọi hs đọc yc
KNS*: - Đảm nhận trách nhiệm cơng dân.
- Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi: "Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?". Em trả lời mẹ thế nào? 
Kết luận: Cần phải đăng kí tạm trú, tạm vắng khi rời đang ở đến nơi khác sinh sống. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ cách điền vào phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Bài sau: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật. 
- 2 hs thực hiện theo yc 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Lắng nghe 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Tự điền vào phiếu 
- Nối tip đọc tờ khai 
- Nhận xét 
- 1 hs đọc to trưc lớp 
- Suy nghĩ, trả lời: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ điều tra, xem xét. 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
_____________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 150: THỰC HÀNH
I/ Mục tiêu: 
 Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.
Bài tập cần làm bài 1 và bài 2 * dành cho HS khá giỏi
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc...
- Cọc tiêu (để gióng thẳng hàng trên mặt đất) 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế. 
- Kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm 
B/ Bài mới:
1) HD thực hành tại lớp 
a) Đo đoạn thằng trên mặt đất
- Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi
- Nêu yêu cầu: Chúng ta sẽ dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B 
- Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa 2 điểm A và B? 
- Kết luận cách đo đúng như SGK 
- Gọi hs cùng thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B 
b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất
- YC hs quan sát hình minh họa trong SGK và nêu:
+ Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
+ Cách gióng cọc tiêu như sau: 
. Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định
. Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:
 Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là 3 điểm chưa thẳng hàng. 
 Nhìn thấy 1 cạnh (sườn) của 2 cọc tiêu còn lại là 3 điểm đã thẳng hàng. 
2) Thực hành ngoài lớp học
- Yêu cầu: Dựa vào cách đo như cơ hd và hình vẽ trong SGK, các em thực hành đo độ dài giữa 2 điểm cho trước. 
* Giao việc: Nhóm 1,2 đo chiều dài lớp học, nhóm 3,4 đo chiều rộng lớp học, nhóm 5,6 đo khoảng cách hai cây bàng trên sân trường sau đó ghi kết quả đo được theo nội dung BT1 
- Theo dõi, hướng dẫn nhóm lúng túng và ghi nhận kết quả thực hành của mỗi nhóm.. 
- Nhận xét kết quả thực hành của các nhóm 
*Bài 2: Tập ước lượng độ dài 
- YC hs tập trung theo 3 hàng ngang và sau đó mỗi em sẽ ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét.
- YC hs dùng thước đo kiểm tra lại. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập thực hành gióng cọc tiêu trên mặt đất và tập ước lượng các bước đi của mình. 
- Bài sau: Thực hành (tt)
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- NHóm trưởng báo cáo 
- Theo dõi 
- HS phát biểu ý kiến 
- Lắng nghe 
- 1 HS cùng GV thực hành 
- Lắng nghe 
- Các nhóm thực hành
- Báo cáo kết quả thực hành 
- Thực hiện theo y/c 
______________________________________________
Môn: ÂM NHẠC
______________________________________________
Môn: ANH VĂN
_____________________________________________
Tiết 30: SINH HOẠT LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2010_2011_ma_thi_nam.doc