I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Đường đi Sa Pa .
2. Kĩ năng: Nhớ – viết lại chính xác , trình bày đúng đoạn văn đã học thuộc trong bài viết trên . Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn r/d/gi .
3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2a,b và 3a,b .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cũ : (3) Ai đã nghĩ ra các chữ số 1 , 2 , 3, 4 ?
- 1 em tự tìm và đố 2 bạn viết lên bảng lớp , cả lớp viết vào nháp , 5 – 6 tiếng có nghĩa bắt đầu bằng ch/tr hoặc êt/êch .
3. Bài mới : (27) Đường đi Sa Pa .
a) Giới thiệu bài :
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Thứ hai ngày 10 tháng 04 năm 2006 Tập đọc (tiết 59) HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài . Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn , hi sinh , mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử : khẳng định trái đất hình cầu , phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới . 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài . Đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày , tháng , năm . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng , chậm rãi , cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm . 3. Thái độ: Giáo dục HS có lòng dũng cảm . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Ảnh chân dung Ma-gien-lăng . - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Trăng ơi từ đâu đến ? - Vài em đọc thuộc lòng bài Trăng ơi từ đâu đến ? , trả lời câu hỏi về nội dung bài . 3. Bài mới : (27’) Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất . a) Giới thiệu bài : Bài đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất giúp các em biết về chuyến thám hiểm nổi tiếng vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng ; những khó khăn , gian khổ , những hi sinh , mất mát đoàn thám hiểm đã phải trải qua để thực hiện sứ mệnh vẻ vang . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Viết lên bảng các tên riêng , các chữ số chỉ ngày , tháng , năm . - Đọc diễn cảm toàn bài . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Cả lớp đọc đồng thanh . - Tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt . - Đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó trong bài . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ cả bài . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ? - Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ? - Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ? - Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ? - Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì ? - Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm ? Hoạt động nhóm . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới . - Cạn thức ăn , hết nước ngọt , thủy thủ phải uống nước tiểu , ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn . Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển . Phải giao tranh với thổ dân . - Ra đi với 5 chiếc thuyền , đoàn mất 4 chiếc lớn , gần 200 người bỏ mạng dọc đường ; trong đó có Ma-gien-lăng bỏ mình trong trận giao tranh với thổ dân đảo Ma-tan ; chỉ còn 1 chiếc thuyền với 18 thủy thủ sống sót . - Xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha ( Aâu Châu ) đi đến Đại Tây Dương , châu Mĩ , Thái Bình Dương , châu Á , Aán Độ Dương , châu Aâu . - Khẳng định trái đất hình cầu , phát hiển Thái Bình Dương và nhiểu vùng đất mới . - Họ rất dũng cảm , dám vượt mọi khó khăn để đạt được mục đích đặt ra . Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Vượt Đại Tây Dương tinh thần . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 3 em tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Hỏi : Muốn tìm hiểu , khám phá thế giới , ngay từ bây giờ , các em cần rèn luyện đức tính gì ? ( Ham học hỏi , ham hiểu biết , dũng cảm , biết vượt khó khăn ) - Giáo dục HS có lòng dũng cảm . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc , kể lại truyện cho người thân nghe . Thứ sáu ngày 14 tháng 04 năm 2006 Chính tả (tiết 30) ĐƯỜNG ĐI SA PA I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Đường đi Sa Pa . 2. Kĩ năng: Nhớ – viết lại chính xác , trình bày đúng đoạn văn đã học thuộc trong bài viết trên . Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có phụ âm đầu dễ lẫn r/d/gi . 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2a,b và 3a,b . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Ai đã nghĩ ra các chữ số 1 , 2 , 3, 4 ? - 1 em tự tìm và đố 2 bạn viết lên bảng lớp , cả lớp viết vào nháp , 5 – 6 tiếng có nghĩa bắt đầu bằng ch/tr hoặc êt/êch . 3. Bài mới : (27’) Đường đi Sa Pa . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ – viết . MT : Giúp HS nhớ để viết lại đúng chính tả . PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành . - Nêu yêu cầu của bài . - Nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn , những chữ cần viết hoa , những chữ dễ viết sai . - Chấm , chữa bài . - Nêu nhận xét chung . Hoạt động lớp , cá nhân . - 1 em đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết . Cả lớp theo dõi trong SGK . - Đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ . - Gấp SGK , nhớ lại đoạn văn , tự viết bài . - Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 2 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT . Nhắc chú ý thêm dấu thanh để tạo thêm nhiều tiếng có nghĩa . + Dán 3 , 4 tờ phiếu lên bảng , mời các nhóm thi tiếp sức . - Bài 3 : + Thực hiện tương tự bài 2 . Có thể tổ chức cho HS thi tiếp sức hoặc thi làm bài cá nhân . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Suy nghĩ , trao đổi cùng bạn để làm bài - Đại diện nhóm đọc kết quả . - Cả lớp nhận xét , bổ sung . - Làm bài vào vở . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS ghi nhớ những thông tin thú vị qua bài chính tả . v Rút kinh nghiệm: Luyện từ và câu (tiết 59) MỞ RỘNG VỐN TỪ : DU LỊCH – THÁM HIỂM I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Tiếp tục mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Du lịch – Thám hiểm . 2. Kĩ năng: Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được . 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số tờ phiếu viết nội dung BT1,2 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu , đề nghị . - 1 em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ tiết trước . 3. Bài mới : (27’) Mở rộng vốn từ : Du lịch – Thám hiểm . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Phát phiếu cho các nhóm trao đổi , thi tìm từ . + Khen các nhóm tìm được nhiều từ . - Bài 2 : + Thực hiện tương tự BT1 . Hoạt động lớp , nhóm . - Đọc yêu cầu BT . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : + Chấm điểm một số đoạn viết tốt . Hoạt động lớp , cá nhân . - Đọc yêu cầu BT . - Mỗi em tự chọn nội dung viết về du lịch hay thám hiểm . - Đọc đoạn viết trước lớp . - Cả lớp nhận xét , rút kinh nghiệm . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh , viết lại vào vở đoạn văn ở BT3 . v Rút kinh nghiệm: Thứ ba ngày 11 tháng 04 năm 2006 Kể chuyện (tiết 30) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu cốt truyện , trao đổi được với bạn về nội dung , ý nghĩa truyện . 2. Kĩ năng: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện , đoạn truyện đã nghe , đã đọc về du lịch hay thám hiểm có nhân vật , ý nghĩa . Lắng nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn . 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức mở rộng tầm hiểu biết của mình qua du lịch . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm . - Bảng lớp viết đề bài . - 1 tờ phiếu viết dàn ý bài KC - Những bông hoa . - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Đôi cánh của ngựa trắng . - 1 em kể lại 1 – 2 đoạn truyện , nêu ý nghĩa truyện . 3. Bài mới : (27’) Kể chuyện đã nghe , đã đọc . a) Giới thiệu bài : - Tiết học hôm nay giúp các em được kể những truyện đã nghe , đã đọc về du lịch , thám hiểm . Để kể được , các em phải tìm đọc truyện ở nhà hoặc nhớ lại truyện mình đã nghe . - Kiểm tra việc chuẩn bị của HS ; hỏi tên truyện mỗi em định kể . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài . MT : Giúp HS nắm được yêu cầu đề bài . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Viết đề bài ở bảng , gạch dưới những từ quan trọng : được ng ... ĩ thuật (tiết 30) Tập nặn tạo dáng : ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn . 2. Kĩ năng: Biết cách nặn và nặn được một hay hai hình người hoặc con vật , tạo dáng theo ý thích . 3. Thái độ: Quan tâm đến cuộc sống xung quanh . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - SGK , SGV . - Một số tượng nhỏ . - Aûnh về người hoặc con vật và ảnh các hình nặn . - Bài tập nặn của HS các lớp trước . - Đất nặn , giấy màu , hồ dán . 2. Học sinh : - SGK . - Aûnh về người , con vật . - Tranh về đề tài an toàn giao thông . - Vở Tập vẽ . - Đất nặn , màu vẽ hoặc giấy màu , hồ dán . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Vẽ tranh đề tài : An toàn giao thông . - Nhận xét bài vẽ kì trước . 3. Bài mới : (27’) Tập nặn tạo dáng : Đề tài tự chọn . a) Giới thiệu bài : Giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét . MT : Giúp HS nêu được đặc điểm các vật mẫu . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Giới thiệu một số hình ảnh đã chuẩn bị , gợi ý HS nhận xét : + Các bộ phận chính của người hoặc con vật . + Các dáng : đi , đứng , ngồi , nằm - Cho HS xem các hình nặn người và vật . Hoạt động lớp . - Theo dõi . Hoạt động 2 : Cách nặn . MT : Giúp HS nắm cách nặn người , con vật . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Thao tác cách nặn con vật hoặc người : + Nặn từng bộ phận : đầu , thân , chân rồi ghép dính lại thành hình . + Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê , vuốt thành các bộ phận . + Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn . + Tạo dáng phù hợp với hoạt động : đi , cúi , chạy Hoạt động lớp . Hoạt động 3 : Thực hành . MT : Giúp HS nặn hoàn chỉnh sản phẩm . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Gợi ý HS : + Tìm nội dung . + Cách nặn , cách ghép hình , nặn các chi tiết và tạo dáng . + Sắp xếp các hình nặn để tạo thành đề tài . + Có thể nặn hình bằng một màu hay nhiều màu . Hoạt động cá nhân . - Từng cá nhân nặn con vật hoặc dáng người theo ý thích . Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS nhận xét , đánh giá sản phẩm của mình , của bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Chọn một số sản phẩm tiêu biểu , gợi ý HS nhận xét về : + Hình . + Dáng . + Sắp xếp . Hoạt động lớp . - Xếp loại bài theo ý thích . 4. Củng cố : (3’) - Đánh giá , nhận xét . - Giáo dục HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Quan sát đồ vật có dạng hình trụ , hình cầu . v Rút kinh nghiệm: Âm nhạc (tiết 30) Ôn tập 2 bài hát : CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Ôn tập và trình bày 2 bài hát Chú voi con ở bản Đôn và Thiếu nhi thế giới liên hoan theo những cách hát hòa giọng , lĩnh xướng , đối đáp . 2. Kĩ năng: Trình bày được 2 bài hát theo các hình thức : đơn ca , song ca , tốp ca . Tập biểu diễn 2 bài hát kết hợp động tác phụ họa . 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu mến những hoạt động của thiếu nhi . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Nhạc cụ . - Tranh , ảnh minh họa nội dung 2 bài hát . - Phân công HS đảm nhận vai trò lĩnh xướng , đối đáp . 2. Học sinh : - Sách vở , nhạc cụ gõ . - Thuộc lời 2 bài hát . - Oân lại các động tác phụ họa của 2 bài hát . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Oân tập bài hát : Thiếu nhi thế giới liên hoan . Tập đọc nhạc số 8 . - Vài em hát lại bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan . - Vài em tập đọc nhạc bài TĐN số 8 . 3. Bài mới : (27’) Oân tập 2 bài hát : Chú voi con ở bản Đôn Thiếu nhi thế giới liên hoan . a) Giới thiệu bài : Nêu nội dung , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Oân tập bài hát Chú voi con ở bản Đôn . MT : Giúp HS hát đúng bài hát kèm động tác phụ họa . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Đệm đàn cho HS hát . Hoạt động lớp . - Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng , hòa giọng ; vừa hát , vừa gõ đệm bằng 2 âm sắc . - Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng , hòa giọng kết hợp động tác phụ họa . Hoạt động 2 : Oân tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan . MT : Giúp HS hát đúng bài hát kèm động tác phụ họa . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Đệm đàn cho HS hát . Hoạt động lớp . - Phối hợp 3 cách hát : lĩnh xướng , đối đáp , hòa giọng . + Lời 1 : 1 em đảm nhận lĩnh xướng đoạn 1 , tất cả cùng hát hòa giọng đoạn 2 . + Lời 2 : Chia lớp thành 2 nửa hát đối đáp đoạn 1 , tất cả cùng hát hòa giọng đoạn 2 . - Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng , đối đáp , hòa giọng kết hợp động tác phụ họa . Hoạt động 3 : Kiểm tra việc trình bày bài hát . MT : Giúp HS hát đúng 2 bài hát kèm động tác phụ họa . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Nhận xét , đánh giá . Hoạt động lớp . - Tự lựa chọn bạn cùng song ca hoặc nhóm nhỏ 3 – 5 em trình bày một trong hai bài hát . 4. Củng cố : (3’) - Cả lớp hát lại 2 bài hát . - Giáo dục HS yêu mến những hoạt động của thiếu nhi . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS ôn tập 2 bài TĐN số 7 , 8 ; đọc nhạc và ghép lời . v Rút kinh nghiệm: Thể dục (tiết 59) KIỂM TRA NHẢY DÂY I. MỤC TIÊU : - Kiểm tra nhảy dây kiểu chân trước chân sau . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , dây nhảy , bàn ghế . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 phút . Hoạt động lớp . - Xoay các khớp cổ chân , đầu gối , hông , vai , cổ tay : 1 – 2 phút . - Oân động tác tay , chân , lườn , bụng , nhảy của bài TD : mỗi động tác 2 x 8 nhịp . - Oân nhảy dây : 3 – 4 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS thực hành đúng động tác nhảy dây . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Kiểm tra thành nhiều đợt , mỗi đợt 3 – 5 HS . Cử 3 – 5 em đếm số lần bạn nhảy được . - Đánh giá dựa trên mức độ thực hiện kĩ thuật động tác và thành tích đạt được của từng HS theo 3 mức : HTT , HT , CHT . Hoạt động lớp , cá nhân . - Mỗi em nhảy thử 1 – 2 lần rồi nhảy 1 lần chính thức tính điểm . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Giảng giải , thực hành . - Nhận xét , công bố kết quả kiểm tra : 2 phút . - Giao bài tập về nhà : 1 phút . Hoạt động lớp . - Một số động tác hồi tĩnh : 2 – 3 phút . Thể dục (tiết 60) MÔN TỰ CHỌN – TRÒ CHƠI “KIỆU NGƯỜI” I. MỤC TIÊU : - Oân một số nội dung của môn tự chọn . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích . - Chơi trò chơi Kiệu người . Yêu cầu biết cách chơi , tham gia được vào trò chơi , bảo đảm an toàn . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Kẻ sân , dụng cụ . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 phút . - Kiểm tra bài cũ : 1 phút . Hoạt động lớp . - Xoay các khớp cổ chân , đầu gối , hông , vai , cổ tay : 1 – 2 phút . - Oân một số động tác của bài TD : 2 – 3 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS thực hành đúng bài tập môn tự chọn và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Đá cầu : 9 – 11 phút . - Oân tâng cầu bằng đùi : 2 – 3 phút . - Thi tâng cầu bằng đùi : 2 – 3 phút . - Oân chuyền cầu theo nhóm 2 người : 3 – 4 phút . b) Trò chơi “Kiệu người” : 9 – 11 phút . - Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi . - Nhắc HS bảo đảm kỉ luật , an toàn . Hoạt động lớp , nhóm . - Tập theo đội hình hàng ngang rồi chia tổ , địa điểm tự tập . - Thi theo đội hình hàng ngang cho từng tổ , ai để rơi cầu thì dừng lại ; người đá cầu rơi cuối cùng là vô địch . - Đội hình tập như bài 57 . - Chơi thử 1 – 2 lần . - Chơi chính thức 2 – 3 lần . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Giảng giải , thực hành . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút . Hoạt động lớp . - Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc và hát : 1 – 2 phút . - Một số động tác hồi tĩnh : 1 – 2 phút . SINH HOẠT CHỦ NHIỆM I/ MỤC TIÊU: Nắm ưu khuyết trong tuần vừa qua và đề ra biện pháp khắc phục. Phổ biến kế hoạch tuần tới và bàn biện pháp thực hiện. Giáo dục tinh thần tự giác, tính tập thể. II/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Kế hoạch tuần tới. Học sinh: Bảng báo cáo trong tuần. III/ NỘI DUNG: Các tổ trưởng báo cáo: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: Tổ 4: Các lớp phó báo cáo: a/ Học tập: b/ Phong trào: c/ Kỷ luật: d/ Lao động: Lớp trưởng tổng kết: Giáo viên nhận xét: a/ Ưu điểm: b/ Khuyết điểm: Phổ biến công tác tới: Sinh hoạt văn nghệ: Ngày tháng năm 2006 KHỐI TRƯỞNG Ngày tháng năm 2006 P. HIỆU TRƯỞNG
Tài liệu đính kèm: