Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Phùng Thị Nam

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Phùng Thị Nam

TOÁN:

Luyện Tập Chung

I. MỤC TIÊU:

 Giúp HS ôn tập, củng cố về:

 -Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.

 -Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.

 -Tính diện tích hình bình hành.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Phùng Thị Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch Báo Giảng - Tuần 30
( Từ : 10/4/2006 – 14/4/2006 )
Thứ / Ngày
Môn
Tựa bài
Thứ hai
5/3
Tập đọc
Toán
Khoa học
Thứ ba
6/3
Thể dục
Toán
Kể chuyện
Luyện từ và câu
Đạo đức
Thứ tư
7/3
Tâp đọc
Tập làm văn
Toán
Khoa học
Kĩ thuật
Thứ năm
8/3
Thể dục
Toán
Chính tả
Luyện từ và câu
Thứ sáu
9/3
Tập làm văn
Toán
Lịch sử
Địa lí
Sinh họat lớp
Thứ hai, ngày 10 tháng 4 năm 2006
TOÁN: 	
Luyện Tập Chung
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS ôn tập, củng cố về:
 -Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.
 -Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
 -Tính diện tích hình bình hành.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi HS lên bảng làm các bài tập.
 -Nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài- Ghi tựa
 b).Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1 
 -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và làm bài.( HS đọc đề bài, thảo luận nhóm và làm bài vào vở- Trình bày ở bảng lớp.)
 -GV chữa bài trên bảng lớp. 
 - Nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2
 -Yêu cầu HS đọc đề bài.(-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.)
-Làm việc cá nhân
 -Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào ?( HS trả lời ).
 -Yêu cầu HS làm bài.
 -GV chữa bài.
 Bài 3
 -Yêu cầu HS đọc đề toán, thảo luận nhóm.(-1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK - Thảo luận nhóm trả lời ).
 +Bài toán thuộc dạng toán gì ?(HS trả lời)
 +Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.?(HS trả lời)
 -Yêu cầu HS làm bài. (-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.)
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 4
 -Yêu cầu HS đọc đề toán.(- Đọc đề , tự làm bài)
-GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 5
- HS đocï đề
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
4.Củng cố:
 -GV tổng kết giờ học.
5. Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
TẬP ĐỌC: Hơn Một Nghìn Ngày Vòng Quanh Trái Đất
I.MỤC TIÊU:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
	Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
	Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Ảnh chân dung Ma-gien-lăng.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. KTBC:
Bài: “Trăng ơi  từ đâu đến?”
- HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi SGK.
 -Nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài- Ghi tựa
 b). Luyện đọc:
-Gọi HS đọc bài – TTND ( - HS đọc toàn bài.)
* Luyện đọc đoạn nối tiếp:
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của truyện (3 lượt HS đọc). Kết hợp rèn đọc từ khó.
- GV chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
+ Kết hợp tìm hiểu nghĩa một số từ ngữ ở SGKø .
- Hướng dẫn đọc câu dài.( HS đọc)
-Nhận xét.
-GV đọc mẫu toàn bài.
 c). Tìm hiểu bài:
 ¶ Đoạn 1
 -Cho HS đọc đoạn 1.(-HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.)
 * Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?( HS trả lời ).
- Ý đoạn 1 nói gì?( HS trả lời - Nhận xét, bổ sung.)
- Nhận xét, chốt ý.
 ¶ Đoạn 2 + 3
 -Cho HS đọc đoạn 2 + 3 (-HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm)
 * Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ?( HS trả lời )
- Ý đoạn 2,3 nói gì? ( HS trả lời- Nhận xét, bổ sung)
- Nhận xét, chốt ý.
 ¶ Đoạn 4 + 5
 -Cho HS đọc đoạn 4 + 5.(-HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm đoạn)
 * Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ?
( HS trả lời )
* Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào ?( HS trả lời)
 -GV chốt lại: ý c là đúng.
 *Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì ?( HS trả lời )
- Ý đoạn 4,5 nói gì?(HS trả lời.- Nhận xét, bổ sung.)
- Nhận xét, chốt ý.
 * Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm? ( HS trả lời )
 d). Đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc nối tiếp.(3 HS đọc nối tiếp cả bài. Mỗi HS đọc 2 đoạn.)
 -GV luyện đọc cho cả lớp đoạn 2 + 3.
 -Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn vừa luyện.( HS luyện đọc)
3. Củng cố, dặn dò:
 * Qua bài đọc, em thấy mình cần rèn luyện những đức tính gì ?( HS trả lời )
 -Về nhà tiếp tục luyện đọc, kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.
 -Nhận xét tiết học.
LỊCH SỬ: Những Chính Sách Về Kinh Tế Và
Văn Hóa Của Vua Quang Trung
I.MỤC TIÊU :
 -HS biết kể được một số chính sách về kinh tế và văn hóa của Quang Trung .
 -Tác dụng của chính sách đó.
II.CHUẨN BỊ :
 -Thư Quang Trung gửi cho Nguyễn Thiếp.
 -Các bản chiếu của vua Quang Trung ( nếu có) .
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1.Ổn định:
 2.KTBC :
 -Bài: “Quang Trung đại phá quân Thanh”. (-HS trả lời -Cả lớp nhận xét.)
 -GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động nhóm :
 -GV phân nhóm, phát PHT và yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề sau :
 +Nhóm 1 :Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ?
 + Nhóm 2 :Nội dung và tác dụng của chính sách đó như thế nào ? 
 + “Chiếu khuyến nông” quy định điều gì ? Có tác dụng ra sao?
(-HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả -HS các nhóm khác nhận xét ,bổ sung )
 -Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông”(dân lưu tán phải trở về quê cày cấy ) ;đúc tiền mới ;yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán .
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV trình bày việc Quang Trung coi trọng chữ Nôm , ban bố “ Chiếu học tập”.
+Tại sao vua Quang trung lại đề cao chữ Nôm mà không đề cao chữ Hán ?( HS trả lời )
+Em hiểu câu : “xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào ?( HS trả lời)
 -Đây là một chính sách mới tiến bộ của vua Quang Trung.Việc đề cao chữ Nôm thành chữ viết nước nhà thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc của nhà Tây Sơn.
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV trình bày sự dang dở của các công việc mà Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với Quang Trung .
 -GV cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình về vua Quang Trung.
4.Củng cố :
 -GV cho HS đọc bài học trong SGK .(-2-3 HS đọc .)
 -Quang Trung đã làm gì để xây dựng đất nước ?(HS trả lời)
 -Những việc làm của vua Quang Trung có tác dụng gì ?(HS trả lời)
5.Tổng kết - Dặn dò:
- Tổng kết tiết học. 
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Nhà Nguyễn thành lập”.
 -Nhận xét tiết học .
KHOA HỌC: 
Nhu Cầu Chất Khoáng Của Thực Vật
I/.MỤC TIÊU :
 Giúp HS:
 -Nêu được vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật.
 -Biết được mỗi loài thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
 -Ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của thực vật trong trồng trọt.
II/.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Hình minh hoạ trang 118, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Tranh (ảnh) hoặc bao bì các loại phân bón.
III/.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/.KTBC: 
- Bài: “Nhu cầu nước của thực vật.” 
-Gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài.(HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung)
-Nhận xét, cho điểm.
2/.Bài mới:
 *Giới thiệu bài:Ghi tựa
 *Hoạt động 1:Vai trò của chất khoáng đối với thực vật
- Thảo luận theo nhóm đôi (-Trao đổi theo nhóm đôi và trả lời )
 +Trong đất có các yếu tố nào cần cho sự sốùng và phát triển cuả cây ?
+Khi trồng cây, người ta có phải bón thêm phân cho cây trồng không? Làm như vậy để nhằm mục đích gì ?
 +Em biết những loài phân nào thường dùng để bón cho cây ?
*Mỗi loại phân cung cấp một loại chất khoáng cần thiết cho cây. Thiếu một trong các loại chất khoáng cần thiết, cây sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được.
-HS quan sát tranh minh hoạ 4 cây cà chua trang 118 SGK trao đổi và trả lời câu hỏi :
 +Các cây cà chua ở hình vẽ trên phát triển như thế nào ? Hãy giải thích tại sao ?
 +Quan sát kĩ cây a và b , em có nhận xét gì?
(-Làm việc trong nhóm tư trao đổi và trả lời câu hỏi. )
- GV đi giúp đỡ các nhóm đảm bảo HS nào cũng được tham gia trình bày trong nhóm.
- Nhận xét.
-Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có , sẽ cho năng suất thấp. ...
 *Hoạt động 2:Nhu cầu các chất khoáng của thực vật
-HS đọc mục bạn cần biết trang 119 SGK. (1-2 HS đọc )
 +Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều ni-tơ hơn ? (HS trả lời)
 +Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều phôtpho hơn ? (HS trả lời)
 +Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều kali hơn ?(HS trả lời)
 +Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của các loài cây ?(HS trả lời)
 +Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa đang vào hạt không nên bón nhiều phân ?(HS trả lời)
 +Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy có gì đặc biệt ?(HS trả lời)
- Mỗi loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau. 
3/.Củng cố:
 +Người ta đã ứng dụng nhu cầu về chất kh ... o HS chơi chính thức , GV nhắc nhở HS phải đảm bảo kỉ luật để bảo đảm an toàn 
3 .Phần kết thúc 
- GV cùng HS hệ thống bài học 
- Cho HS đi đều 2-4 hàng dọc và hát 
- Trò chơi : “ Làm theo hiệu lệnh ”
- GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà “Ôn nội dung của môn học tự chọn : ĐÁ CẦU , NÉM BÓNG ” 
- GV hô giải tán 
Thứ sáu, ngày 14 tháng 4 năm 2006
TOÁN : 	Thực Hành
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
 -Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa hai điểm) trong thực tế bằng thước dây, ví dụ: đo chiều dài bảng lớp, đo chiều dài, chiều rộng phòng học, 
 -Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất (bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu).
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -HS chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm: một thước dây cuộn, một số cộc mốc, một số cọc tiêu.
 -GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS một phiếu ghi kết quả thực hành theo SGK.
 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.Ổn định:
2.KTBC:-Các nhóm báo cáo về dụng cụ của nhóm mình.
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:ghi tựa
 b).Hướng dẫn thực hành tại lớp 
 * Đo đoạn thẳng trên mặt đất: 
 -Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi.
 -Nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B.
 -Nêu yêu cầu: Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B ?
 -Kết luận cách đo đúng như SGK:
 +Cố định hai đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A.
 +Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B.
 +Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo đó là số đo độ dài đoạn thẳng AB.
 -GV và 1 HS thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B vừa chấm.
 * Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất
 -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK .
 +Để xác định ba điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
 +Cách gióng các cọc tiêu như sau:
 ­ Đóng ba cọc tiêu ở ba điểm cần xác định.
 ­ Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. -Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:
-Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là ba điểm chưa thẳng hàng.
-Nhìn thấy một cạnh (sườn) của hai cọc tiêu còn lại là ba điểm đã thẳng hàng.
 c). Thực hành ngoài lớp học 
 -Phát cho mỗi nhóm một phiếu thực hành .(HS nhận phiếu.)
 -Nêu các yêu cầu thực hành như trong SGK và yêu cầu thực hành theo nhóm, sau đó ghi kết quả vào phiếu.(Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 5 HS.)
 -Giúp đỡ từng nhóm HS, ở yêu cầu thực hành đóng ba cọc tiêu thẳng hàng, GV kiểm tra luôn sau khi HS đóng cọc, nếu HS chưa đóng được thì GV cùng HS đóng lại.
 d). Báo cáo kết quả thực hành 
 -Cho HS vào lớp, thu phiếu của các nhóm và nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm.
4.Củng cố:
 -GV tổng kết giờ thực hành, tuyên dương các nhóm tích cực làm việc, có kết quả tốt, nhắc nhở các HS còn chưa cố gắng.
5. Dặn dò:
 -Dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
- Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN: 
Điền Vào Giấy Tờ In Sẵn
I.MỤC TIÊU:
1. Biết điền vào chỗ trống trong giấy tờ in sẵn – phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
2. Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -VBT Tiếng Việt 4, tập hai.
 -1 bản phô tô phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng cỡ to.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LƠùp:
1. KTBC:
-Gọi HS đọc đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) đã làm ở tiết TLV trước.(-HS thực hiện theo yêu cầu. )
-Đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc con chó).
 -Nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 * Bài tập 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT1.(-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.)
 -Cho HS làm bài. (HS làm bài theo nhóm ba-Cho HS trình bày.-Lớp nhận xét.)
- GV phát phiếu cho từng HS. GV treo tờ giấy phô tô to lên bảng và giải thích cho các em.
 -GV nhận xét, tuyên dương.
 * Bài tập 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT2.(1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK)
 -Cho HS làm bài.
-HS làm bài cá nhân. Các em đọc kĩ nội dung đơn yêu cầu cần điền và điền nội dung đó vào chỗ trống thích hợp.
-Một số HS lần lượt đọc giấy khai báo tạm trú mình đã viết.
-Lớp nhận xét.
 *Ta phải khai báo tạm trú, tạm vắng để giúp chính quyền địa phương quản lí những người địa phương mình tạm vắng, những người địa phương khác tạm trú. Khi cần thiết, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
 3. Củng cố, dặn dò:
 -Nhắc các em nhớ cách điền vào giấy tờ in sẵn và chuẩn bị cho tiết TLV tuần 31.
 -GV nhận xét tiết học.
HDTH KHOA:
Nhu Cầu Về Nước Của Thực Vật
I/.MỤC TIÊU :
 Giúp HS củng cố được kiến thức về mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
 -Kể được một số loài cây thuộc họ ưa ẩm, ưa nước, sống nơi khô hạn.
 -Ứng dụng nhu cầu về nước của thực vật trong trồng trọt
II/.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/.KTBC:
2/.Bài mới:
 +Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loài cây ?( HS trả lời .)
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 116 SGK. (-Quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi.)
-GV kết luận : Để tồn tại và phát triển các loài thực vật đều cần có nước. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn. Cây sống ở nơi ưa ẩm hay khô hạn cũng đều phải hút nước có trong đất để nuôi cây, dù rằng lượng nước này rất ít ỏi, nhưng phù hợp với nhu cầu của nó.
 Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 117, SGK và trả lời câu hỏi.
 +Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?( HS trả lời) .
 +Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước ? ( HS trả lời.).
 +Em còn biết những loại cây nào mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau ?( HS trả lời ).
 +Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào ?( HS trả lời.)
-GV kết luận: Cùng một loại cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây cũng thay đổi. Vào những ngày nắng nóng, lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu nước của cây cũng cao hơn. Biết được những nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới tiêu họp lý cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của cây mới có thể đạt năng suất cao.
3/.Củng cố:
-Gọi 2 HS đọc lại mục Bạn cần biết trang 117, SGK.
4/.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
KHOA HỌC: 
Nhu Cầu Không Khí Của Thực Vật
I/.MỤC TIÊU :
 Giúp HS :
 -Nêu được vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.
 -Hiểu được vai trò của ô-xi và các-bô-níc trong quá trình hô hấp và quang hợp.
 -Biết được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí trong thực vật.
II/.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Hình minh hoạ trang 120, 121 SGK.
 -GV mang đến lớp cây số 2 ở bài 57.
III/.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/.KTBC:
-Bài “Nhu cầu chất khoáng của thực vật”
 -Gọi HS lên trả lời câu hỏi SGK
-Nhận xét, cho điểm.
2/.Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
 *Hoạt động 1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật
-Trao đổi theo nhóm tư và trả lời câu hỏi.
 +Không khí gồm những thành phần nào ? (HS trả lời)
 +Những khí nào quan trọng đối với thực vật ?(HS trả lời)
-Quan sát hình minh hoạ trang 120, 121, SGK và trả lời câu hỏi. (- Quan sát và thảo luận nhóm đôi)
1). Quá trình quang hợp chỉ diễn ra trong điều kiện nào ?(HS trả lời)
2). Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp? (HS trả lời)
3). Trong quá trình quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?(HS trả lời)
4). Quá trình hô hấp diễn ra khi nào ?(HS trả lời)
5). Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp ?(HS trả lời)
6). Trong quá trình hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
7). Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai quá trình trên ngừng hoạt động ? (HS trả lời)
-Nhận xét, tuyên dương.
- Làm việc cá nhân:
 +Không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật ? (HS trả lời)
 +Những thành phần nào của không khí cần cho đời sống của thực vật ? Chúng có vai trò gì ?(HS trả lời)
 *Hoạt động 2: Ứng dụng nhu cầu không khí của thực vật trong trồng trọt
-Suy nghĩ, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi
 +Thực vật “ăn” gì để sống ? Nhờ đâu thực vật thực hiện được việc ăn để duy trì sự sống ?(HS trả lời)
 +Em hãy cho biết trong trồng trọt con người đã ứng dụng nhu cầu về khí các-bô-níc, khí ô-xi của thực vật như thế nào ?(HS trả lời)
-Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 121, SGK.(2 -3 HS đọc thành tiếng)
 3/.Củng cố:
1). Tại sao ban ngày khi đứng dưới tán lá của cây ta thấy mát mẻ ?(HS trả lời)
2). Tại sao vào ban đêm ta không để nhiều hoa, cây cảnh trong phòng ngủ ?(HS trả lời)
3). Lượng khí các-bô-níc trong thành phố đông dân, khu công nghiệp nhiều hơn mức cho phép ? Giải pháp nào có hiệu quả nhất cho vấn đề này ?(HS trả lời)
4/.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về vẽ lại sơ đồ sự trao đổi khí ở thực vật.
Sinh Hoạt Chủ Điểm
 - Tiếp tục ổn định mọi nề nếp lớp.
 - Học sinh học bài và làm bài trước khi đến lớp.
 - Học tốt kết hợp ôn tập để chuẩn bị cho kì thi cuối năm.
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 -Tham gia đầy đủ các phong trào của trường , Đội đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_phung_thi_nam.doc