Giáo án lớp 4 tuần 30 – Trường Tiểu Học Bá Xuyên – Thị xã Sông Công – Thái Nguyên

Giáo án lớp 4 tuần 30 – Trường Tiểu Học Bá Xuyên – Thị xã Sông Công – Thái Nguyên

I. Mục đích – yêu cầu

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ND ý nghĩa : Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và các vùng đất mới (TLCH 1, 2, 3, 4 trong bài)

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa bài học SGK.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 22 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 tuần 30 – Trường Tiểu Học Bá Xuyên – Thị xã Sông Công – Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn: 30/3/2012
Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
Tiết 59 HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. Mục đích – yêu cầu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND ý nghĩa : Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và các vùng đất mới (TLCH 1, 2, 3, 4 trong bài)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài học SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
Bài “Trăng ơi ... trăng từ đâu đến”
- GV nx và cho điểm.
 - 2 HS đọc TL và nêu nội dung của bài.
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a-Luyện đọc (11’)
* Chia đoạn: Chia bài thành 6 đoạn
GV nghe và sửa lỗi đọc của HS. Chú ý đọc đúng tên riêng, tên địa danh: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, Tây Ban Nha, Ma-tan. HD HS hiểu nghĩa của các từ được chú thích.
 Đọc lần 2:
- Luyện đọc theo cặp
* Đọc toàn bài.
G: Nêu giọng đọc, đọc mẫu toàn bài.
Giọng rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng: khám phá, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, ninh nhừ giày, thắt lưng da, khửng đinh, ...
- 1 HS đọc cả bài.
- HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài (12 em). 1 em đọc chú giải.
- 6 HS đọc 6 đoạn (lần 2)
- Luyện đọc theo cặp
- Đọc cả bài (1 - 2 em)
b. HD HS tìm hiểu bài (12’).
- 1 HS đọc to cả bài. 
+ Câu 1(SGK)?
+Câu 2: (SGK)?
+ Nêu những thiệt hại về người và của của đoàn thám hiểm.
+ Câu 3 (SGK)? 
+ Câu 4 (SGK)
+ Câu 5 (SGK-Dành cho HS K-G)
* GV cho HS phát hiện nội dung của bài, chốt ý chính rồi ghi bảng
- Cả lớp đọc thầm.
C1: Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên bãi biển dẫn đến các vùng đất mới.
C2: Hết thức ăn, nước uống, mỗi ngày có 3 người chết phải ném xác xuống biển. 
+ Mất 4 chiếc thuyền, gần 200 người bỏ mạng trong đó có thuyền trưởng. 
C3: ý c
C4: Đã khám phá được Thái Bình Dương, cùng nhiều cùng đất mới đồng thời khẳng định trái đất hình cầu.
Những nàh thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành n/v.
- HS ghi nội dung vào vở.
c. HD HS đọc diễn cảm (8’). 
- Y/c HS đọc toàn bài.
G: Nêu giọng đọc cả bài.
GV HD HS luyện đọc đoạn “Vượt Đại Tây ...ổn định được tinh thần” và đọc mẫu.
- Luyện đọc theo nhóm đôi
- Thi đọc diễn cảm.
GV+HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất
- 6 HS đọc nối tiếp toàn bài
H: đọc nối tiếp đoạn (4-5 em)
- HS đọc nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp (3 em)
D. Củng cố (2’)
+ Em cảm nhận được gì sau khi học bài đọc?
G. củng cố nội dung bài và nhận xét tiết học
+ Sự kì diệu của vũ trụ và nhwungx vùng đất mới luôn chờ con người khám phá nó.
H. nêu nd bài (1 em)
E. Dặn dò (1’)
- HS về đọc bài cho người thân nghe.
- HS đọc trước bài đọc giờ sau.
----------------*************---------------
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
----------------*************---------------
Toán
 Tiết 146 LUYỆN TẬP CHUNG (trang 153)
I. Mục đích – yêu cầu
- Thực hiện được phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.
Chú ý: với các bài tập cần làm chỉ làm ra kết quả không cần trình bày bài giải.
KNS: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập và trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học: bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Làm bài 2 sgk t.152
GV chữa bài và cho điểm
1 HS làm bảng, cả lớp làm vào nháp
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. HD làm bài tập (30’)
Bài 1 Tính
 - 1 HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS nhắc lại quy tắc cộng (trừ, nhân, chia) p.số và thứ tự thực hiện phép tính.
- 5 HS làm vào bảng nhóm, dưới lớp làm vào vở
- GV qs, chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. 
a) ; 
e) 
Các phần khác làm tương tự.
Bài 2: 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. 
- 1 HS nêu cái đã cho và cái phải tìm.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng nhóm
- GV qs, chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
Bài giải
Chiều cao hình bình hành là:
 (cm)
Diện tích hbh là: 18x10=180 (cm2)
Đáp số: 180cm2
Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu cái đã cho và cái phải tìm.
- HS nêu các bước giải bài toán
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng nhóm
- GV qs, chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là: 
2+5=7 (phần)
Số ô tô trong gian hàng là:
 63:7x5=45 (ô tô)
Đ/s: ...
Bài 4: - 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu cái đã cho và cái phải tìm.
- HS nêu các bước giải bài toán
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng nhóm
- GV qs, chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
Dành cho HS K-G
Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau là: 
9-2=7 (phần)
Tuổi con là: 35:7x2=10 (tuổi)
Đ/s: ...
Bài 5: : - 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở
- GV qs, HD (nếu HS lúng túng)
Dành cho HS K-G
Đáp án b là đúng
D. Củng cố (2’)
G:Củng cố kt bài học và nhận xét chung giờ học.
E. Dặn dò (1’)
- HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài: “Tỉ lệ bản đồ”
----------------***************---------------
Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012
Chính tả (Nhớ - viết)
Tiết 30 ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục đích – yêu cầu
- Nhớ - viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng bài tập CT phương ngữ (BT2a/b), hoặc 3a/b.
KNS: Giáo dục tình yêu môn học, tình yêu thiên nhiên đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (4’)
- viết: chân chất, trung bình, ...
- GV nx và cho điểm
- 2 HS viết trên bảng lớp, HS còn lại viết vào nháp.
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. HD HS nghe viết. 
 a) HD HS nhớ viết (4’)
- y/c 1 HS đọc y/c của bài
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn văn
- GV HD HS cách trình bày đoạn văn.
- HS tìm từ khó hay viết sai 
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm 
- Từ dễ sai: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn, 
b) Viết chính tả (15’)
- HS gấp sách và nhớ rồi viết bài
H. nêu tư thế ngồi viết bài
- HS viết bài vào vở. soát bài
c) Chấm bài (2’)
GV chấm 5-7 bài và nêu nhận xét chung về lỗi cùng cách khắc phục.
- Đổi vở cho bạn kiểm tra chéo lỗi trên bài
3. HD HS làm bài tập (10’)
Bài 2a
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. GV chọn bài tập.
- GV giải thích yêu cầu BT 
- HS đọc thầm, suy nghĩ và làm bài vào vbt. 
- Gv có thể cho các tổ thi làm bài trong thời gian 5 phút (hình thức thi tiếp sức)
- 2 HS đọc lại những từ vừa tìm được.
- GV nx và chữa bài.
Lời giải: 
a) r: rong chơi, ròng ròng, rong ruổi, nhà rông, rồng, rửa, rựa, ...
d: dòng nước, dong dỏng, cơn dông, dưa, dừa, dứa, ...
gi: giong buồm, giọng nói, cơn giông, giống nòi, giữa, ....
- HS chữa bài theo đáp án đúng vào VBT.
Bài 3a
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. GV chọn bài tập.
- GV giải thích yêu cầu BT 
- HS đọc thầm, suy nghĩ và làm bài vào vbt. 
- Gv có thể cho các tổ thi làm bài trong thời gian 5 phút (hình thức thi tiếp sức)
- 2 HS đọc lại những từ vừa tìm được.
- GV nx và chữa bài.
Đáp án:
a) thế giới ... rộng ..biên giới ... dài.
- HS chữa bài theo đáp án đúng vào vở.
D. Củng cố (2’): G. nhận xét tiết học
HS nêu lại nội dung tiết học
E. Dặn dò (1’)
- HS về xem lại lỗi trong bài của mình 
- Chuẩn bị bài học sau
----------------***************----------------
Toán 
 Tiết 147 TỈ LỆ BẢN ĐỒ (T.154) 
I. Mục đích – yêu cầu
- Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì?
KNS: Áp dụng kiến thức bài học vào làm BT và thực tế đo lường.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
Bài 2,3 (t.153)
GV nhận xét, ghi điểm
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm ra nháp
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. Hình thành kiến thức
- GV cho HS xem bản đồ địa lí VN và giới thiệu về các tỉ lệ 1:10 000 000, 1:500 000; ... gọi là tỉ lệ bản đồ.
- HS qs bản đồ trong sgk.
Giảng: Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 cho biết hình nước VN được vẽ thu nhỏ mười triệu lần, chẳng hạn: độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000cm hay 100km
- Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị độ dài (cm, dm, m, ..) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10 000 000 đơn vị đo độ dài đó (10 000 000cm, 10 000 000dm, 10 000 000m, ....)
- GV cho HS đọc 1 số tỉ lệ khác.
3. HD thực hành (17’)
Bài 1: 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS trả lời miệng y/c của bài
- GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. Đồng thời đưa thêm VD cho HS khắc sâu.
Trên bản đồ tỉ lệ 1:1000, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 1000mm, độ dài 1cm ứng với độ dài thật là 1000cm, ...
Bài 2: 
- 1 HS nêu y/c của bài. GV phân tích y/c
- HS làm bài vào vở. rồi đọc kq
- GV nx và ghi điểm
- GV cho HS làm ngược lại cho số đo thực tế và tìm số đo trên bản đồ
Cột 2: 1000; cột 3: 300dm, ....
- 5-6 em.
Bài 3: 
- 1 HS nêu y/c của bài. GV phân tích y/c
- HS làm bài vào vở. rồi nêu kq
- GV nx và ghi điểm
Dành cho HS K-G
b,d đúng, a, c sai
- 5-6 em đọc.
D. Củng cố (2’)
- G: Củng cố kt bài học và nhận xét giờ học.
- HS nhắc lại cách đọc tỉ lệ bản đồ
E. Dặn dò (1’)
- HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài “Ứng dụng tỉ lệ bản đồ”
----------------***************----------------
Khoa học
Tiết 59 NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT 
I. Mục tiêu
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
KN: biết vận dụng kiến thức vào thực tế trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học: - GV+ HS mang cây đã y/c chuẩn bị từ tuần trước.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. KTBC (4’)
- Nêu bạn cần biết bài “n/c nước cảu tv”
H+G: Nhận xét¸ bổ sung và cho điểm.
H: HS nêu (2 em)
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài - ghi bảng (1’).
2. Nội dung (30’).
HĐ1: Vai trò của chất khoáng đ/v tv
- Y/c HS qs hình 1 sgk và thảo luận nhóm.
+ Các cây 1b, 1c, 1d thiếu chất khoáng gì? kết quả cây thế nào?
+ Cây nào trong 4 cây phát triển tốt? Hãy giải thích vì sao? Điều đó giúp em nhận biết điều gì?
+ Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa kết trái được? tại sao? Điều đ ...  (30’)
Bài 1: 
 - 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và làm bài vào vbt. 
- HS phát biểu ý kiến.
- GV nx, chốt lời giải đúng.
Đáp án:
b) Ôi! Trời rét quá!
c) Chao ôi! Bạn Ngân chăm chỉ quá!
d) Bạn Giang học giỏi thật.
- HS chữa bài vào vở hoặc vbt
Bài 2: Đặt câu theo tình huống cho trước.
- 1 HS đọc yêu cầu và nd của bài. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và làm bài. 
- HS phát biểu ý kiến.
- GV nx, chốt lời giải đúng.
HS K-G đặt câu với các dạng khác nhau
VD: a) Trời, cậu giỏi quá
Cậu thật tuyệt!
Bạn siêu quá!
b)Trời! bạn làm mình ngạc nhiên quá!
Ôi!Cậu vẫn nhớ sinh nhật mình à, tuyệt quá!
- HS làm bài vào vở hoặc vbt 
Bài 3 - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Gv phân tích y/c
- HS làm bài vào vở hoặc vbt. 
- GV nx và cho điểm
Đáp án:
a) Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ vì thấy bạn đến.
b) Bộc lộ cảm xúc thán phục
c) Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
 D. Củng cố (2’)
G. củng cố nội dung bài và nhận xét tiết học. khen ngợi HS làm việc tốt
E. Dặn dò (1’)
- HS về làm các bài tập trong vbt.
- Chuẩn bị nd bài học sau.
----------------***************----------------
Ôn Toán
ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ (T.80)
I. Mục đích – yêu cầu
- Ôn lại kiến thức và luyện giải bài tập thông qua các bài tập trong vbt toán 
KNS: Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
Bài 2 (t.79) 
GV chữa bài và cho điểm
- 1 HS lên bảng. Cả lớp làm vào nháp.
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’) 
2. HD luyện tập (30’)
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- GV phân tích y/c và HD HS làm bài.
- HS làm bài vào vở rồi nêu đáp án.
- GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
Cột 2: 500000:10000=50(cm)
Cột 3: 5mm
Cột 4: 1dm
Bài 2: 
- 1 HS nêu y/c của bài. GV phân tích y/c
- HS nêu cái đã cho và cái phải tìm.
- 1 HS nêu các bước giải.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng nhóm
- GV nx và ghi điểm
Bài giải
Đổi 12km=1200000cm
1200000:100000=12(cm)
Đáp sô: 12cm.
Bài 3: 
- 1 HS nêu y/c của bài. GV phân tích y/c
- HS nêu cái đã cho và cái phải tìm.
- 1 HS nêu các bước giải.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng nhóm
- GV nx và ghi điểm
Dành cho HS K-G
Bài giải
6m=600cm; 10m=1000cm
Chiều dài hcn trên bản đồ là:
1000:200=5(cm)
Chiều rộng hcn trên bản đồ là:
600:200=3 (cm)
D. Củng cố (2’)
G:Củng cố kt bài học và nhận xét chung giờ học.
- HS nhắc lại các bước giải bài toán
E. Dặn dò (1’)
- HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài “Luyện tập chung”
----------------***************----------------
Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012
Tập làm văn
Tiết 60 ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN 
I. Mục đích – yêu cầu
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của tạm trú, tạm vắng (BT2)
KNS: Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: mẫu giấy mời, giấy đăng kí tạm trú, tạm vắng.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
- 1 HS đọc bài văn tả con mèo đã viết
- Gv nx và cho điểm
- 2-3 em đọc bài.
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. HD HS làm bài tập (30’)
Bài 1: - HS đọc y/c của bài và nội dung phiếu. 
- GV treo tờ giấy phóng to trên bảng, giải thích các từ viết tắt. HD HS điền đúng nd vào ô trống ở mỗi mục. 
- GV phát cho 3 nhóm 3 tờ giấy và cho HS điền theo nhóm
Cả lớp theo dõi SGK.
- HS trình bày kq thảo luận, nhóm khác nx, sửa sai. GV chốt ý.
Bài 2: - HS đọc y/c của bài.
- HS đọc lại y/c, suy nghĩ và làm bài cá nhân vào vở -> nêu ý kiến trước lớp. GV nx, chốt ý
Cả lớp đọc thầm
Đ/án: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở hoặc những người ở nơi khác đến. Khi có việc xảy ra cơ quan điều tra có cơ sở xem xét.
D. Củng cố (1’)
GV nhắc lại nội dung và nhận xét tiết học
E. Dặn dò (1’)
- Cả lớp về nhà tập điền các mẫu khác . Chuẩn bị trước bài học giờ sau 
----------------***************----------------
Toán
 Tiết 150 THỰC HÀNH (trang 158)
I. Mục đích – yêu cầu
- Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế và tập ước lượng.
- BT1 – HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây hoặc bước chân
KNS: Vận dụng kiến thức vào làm bài tập và trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học: bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
- làm BT 2 (T.158)
GV chữa bài và cho điểm
1 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào nháp
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. Hình thành kiến thức (13’)
- Gv giới thiệu và HD HS đo và đọc số đo độ dài tại lớp học.
- GV tiếp tục HD HD đo và đọc số đo độ dài 1 đoạn thẳng ở sân trường.
3. HD luyện tập (17’)
Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS hoạt động đo theo nhóm, 2 HS đo, 1 HS ghi lại kq ra nháp các y/c của bài
- HS ghi vào vở, vài HS đọc kết quả.
- GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
Chiều dài bảng lớp 20dm
Chiều rộng 18dm ....
Bài 2: 
- 1 HS nêu y/c của bài. GV phân tích y/c
- HS thực hành bước, đo và ghi lại kết quả vào vở.
- GV nx, chữa bài và ghi điểm
- HS tự làm
D. Củng cố (2’)
G:Củng cố kt bài học và nhận xét chung giờ học.
E. Dặn dò (1’)
- HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài: thực hành (tt)
----------------***************----------------
Địa lý
 Tiết 30 THÀNH PHỐ HUẾ
I. Mục đích – yêu cầu
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế.
+ Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ)
KNS: GD tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người VN 
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ hành chính VN, tranh ảnh về tp Huế
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ 
Nêu ghi nhớ bài học trước
- GV nx, ghi điểm
2 HS nêu, HS khác nx
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. Nội dung (28’) .
a) Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ (14’)
- Y/c HS thảo luận nhóm các câu hỏi sgk:
- GV y/c HS xác định phương hướng từ TN-Huế
KNS: Em đã được đi du lịch những đâu? Nơi đó có bãi biển không? Em có cảm nghĩ gì sau khi về?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nx, GV chốt ý đúng.
- Từ TN phải đi dọc theo ql3 xuống HN qua ql1A theo hướng Đông Nam.
b) Huế - thành phố du lịch (16’). 
- Y/c HS thảo luận nhóm các câu hỏi sgk:
+ Nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm nào của tp Huế?
+ Em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp của tp Huế?
Giảng: Sông Hương chảy qua tp, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu: thêm nét đặc sắc về văn hóa nhã nhạc, ca múa cung đình, Văn hóa ẩm thực (bánh chay, ...)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nx, GV chốt ý đúng.
+ Kinh thành Huế, Chùa Thiên Mụ, Cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, ...
* Ghi nhớ (sgk t.146)
3 HS đọc
D. Củng cố (2’)
G:Củng cố kt bài học và nhận xét chung giờ học.
E. Dặn dò (1’)
- HS vê học ghi nhớ và chuẩn bị bài “Thành phố Đà Nẵng”
----------------***************----------------
Sinh hoạt lớp 
Tuần 30
I Muc tiêu
- HS nghe và biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua và có hướng phấn đấu trong tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức chăm ngoan, biết yêu thương giúp đỡ bạn.
II. Nội dung
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.
2. Tổ trưởng các tổ đọc ưu khuyết điểm của tổ mình.
3. GV nhận xét chung các mặt.
a. ưu điểm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Nhược điểm:
- Vẫn còn một số HS lười học bài cũ: ..................................................................
- Không chú ý nghe giảng: ................................................................................................
- Giờ truy bài chưa thực sự nghiêm túc như: ......................................................................... 
c. Tuyên dương tổ và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.
........................................................................................... ..................................
4. Kế hoạch tuần 31
- Ổn định tổ chức, nề nếp.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Thi đua giành nhiều điểm tốt.
- Phấn đấu 100% HS hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.
5. Sinh hoạt văn nghệ.
- Hát các bài hát ưa thích.
----------------***************----------------
Ôn Toán (buổi chiều)
 Bài 125 THỰC HÀNH (T.81)
I. Mục đích – yêu cầu
Giúp HS: - Ôn tập dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
KNS: - Giáo dục tình yêu môn học. Vận dụng kiến thức vào làm bài tập và trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học: bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
Nêu quy tắc tính S hình thoi
GV chữa bài và cho điểm.
2 HS nêu, cả lớp tự nhẩm lại.
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. Ôn tập 
Bài 1: Đo độ dài đoạn thẳng thực.
- 1 HS nêu y/c của bài. GV phân tích y/c
- HS thực hành đo theo nhóm 3 (bàn học, bảng, chiều dài, chiều rộng lớp học, ... ) 2 HS căng dây đo đọc kq, 1 HS ghi lại kq sau đó đối chiếu với các nhóm khác.
- GV nx, chốt ý đúng.
- HS tự làm việc
Bài 2: Tập ước lượng
- 1 HS nêu y/c của bài. GV phân tích y/c và HD HS ước lượng.
- HS thực hành rồi ước lượng -> ghi vở.
- GV nx, tuyên dương những HS ước lượng tốt.
- HS tự làm việc
D. Củng cố (2’)
G:Củng cố kt bài học và nhận xét chung giờ học.
E. Dặn dò (1’)
- HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài “Thực hành”
----------------***************----------------
HĐTT
(GV cho HS xuống sân trường chơi trò chơi)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 30 Nga.doc