Đạo đức :BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (2 tiết)
I. Mục tiêu Học xong bài này HS có khả năng
1. hiểu con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch
2. Biết bảo vệ và giữ gìn môi trường trong sạch
3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường
II. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ
- Hs đọc lại ghi nhớ bài trước
- Lớp theo dõi nhận xét
B. Bài mới
1. Hoạt động khởi động : trao đổi ý kiến cả lớp
*Mục tiêu:HS nắm được môi trường cần thiết cho cuộc sống như thế nào.
Tuần 30 Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009 Đạo đức :Bảo vệ môi trường (2 tiết) I. Mục tiêu Học xong bài này HS có khả năng 1. hiểu con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch 2. Biết bảo vệ và giữ gìn môi trường trong sạch 3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường II. Các hoạt động dạy học Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ - Hs đọc lại ghi nhớ bài trước - Lớp theo dõi nhận xét B. Bài mới 1. Hoạt động khởi động : trao đổi ý kiến cả lớp *Mục tiêu:HS nắm được môi trường cần thiết cho cuộc sống như thế nào. * Tiến hành : + Em đã nhận được gì từ môi trường ? - HS trả lời mỗi em một ý ( không nói trùng lặp ý kiến của bạn ) *GV kết luận : Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường 2. Hoạt động 1 Thảo luận nhóm (thông tin trang 43-44) * Mục tiêu:Hs thảo luận để tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi truờng. * Tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận ( đọc ) về các sự kiện đã nêu trong SGK . - GV gọi đại diện các nhóm trình bày *GV kết luận + Đất bị xói mòn : diện tích đất trồng trọt bị giảm , thiếu lương thực dễ dẫn đến nghèo đói + Dầu đổ vào đại dương gây ô nhiễm biển các sinh vật biển bị chết hoặc bị nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh + Rừng bị thu hẹp : lượng nước ngầm dự trữ giảm lũ lụt hạn hán xảy ra, giảm hoặc mất hẳn các loại cây các loại thú GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 3. Hoạt động 2 làm việc cá nhân * Mục tiêu: Nêu được các việc cần làm để bảo vệ môi trường * Tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1. - HS bày tỏ ý kiến đánh giá GV mời một HS giải thích *GVkết luận : Các việc làm bảo vệ môi trường là b, c, đ , g - Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn( a ) - Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt, vứt xác súc vật ra đường, khu chuồng trại chăn nuôi gia súc để gần nguồn nước ăn làm ô nhiễm nguồn nước d, e, h 4. Hoạt động tiếp nối - Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương Tiết 2 1. Hoạt động 1 : Tập làm nhà tiên tri ( bài 2 sgk ) * Mục tiêu: Hs thảo luận tình huống để đưa ra cách giải quyết hợp lí * Tiến hành: - GV chia HS thành các nhóm. - Mỗi nhóm nhận một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết - Từng nhóm trình bày kết quả làm việc . - Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến - GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và đưa ra đáp án đúng a) Các loại cá, tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này b) Thực phẩm không an toàn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước c) Gây ra hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, xói mòn đất sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ d) Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết đ) Làm ô nhiễm không khí ( bụi, tiếng ồn ) e) Làm ô nhiếm nguồn nước , không khí 2. Hoạt động 2. Bày tỏ ý kiến của em ( bài 3 sgk ) * Mục tiêu: HS tự bày tỏ ý kiến của mình qua việc xử lí tình huống * Tiến hành: - HS làm việc nhóm - GV mời một số HS lên trình bày ý kiến của mình . - GV kết luận về đáp án đúng 3. Hoạt động 3. Xử lí tình huống ( bài 4 sgk ) - GV chia HS thành các nhóm . - Từng nhóm nhận một nhiệm vụ , thảo luận và tìm cách xử lí. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận ( có thể bằng đóng vai ) . - Nhận xét cách xử lí của từng nhóm 4. Hoạt động 4. Dự án tình nguyện xanh - GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm +Nhóm 1. Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm phố , những hoạt động bảo vệ môi trường , những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết +Nhóm 2. Tương tự đối với môi trường trường học +Nhóm 3. Tương tự đối với môi trường lớp học - Từng nhóm thảo luận . - Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. - Các nhóm khác bổ sung ý kiến . - GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm . *Kết luận chung - GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường - Gv mời 1,2 em đọc to phần ghi nhớ trong SGK 5. Hoạt động tiếp nối : - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương Toán :Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp hs ôn tập , củng cố hoặc tự kiểm tra về - Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính phân số, tìm phân số của một số - Giải bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó - Tính diện tích của hình bình hành II. Các hoạt động chủ yếu - GV tổ chức cho hs làm bài rồi chữa các bài tập *Bài 1: Cho hs tính rồi chữa bài tập - HS nói lại cách cộng, trừ, nhân chia phân số sau mỗi lần thực hiện các phép tính đó - HS thứ tự thực hiện các bước tính trong biểu thức 3 4 2 3 4 5 3 20 3 10 13 VD: ---- + ----- : ----- = ------ + ----- x ----- = ----- + ------ = ---- + ----- = --- 5 5 5 5 5 2 5 10 5 5 5 *Bài 2: HS tự làm rồi chữa bài - 1hs lên bảng làm dưới lớp làm vào vở - nhận xét bài làm của bạn ( Hs nêu lại cách tính diện tích hình bình hành *Bài 3: - HS đọc đầu bài + bài toán có dạng toán gì ? - HS nói các bước giải của bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số , - -- Một hs lên bảng trình bày *Bài4: tiến hành như bài 3 - HS xác định bài toán thuộc dạng bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số Đáp số 10 tuổi *Bài 5: HS tự làm và chữa bài - GV yêu cầu hs phải giải thích các làm - Tại sao phải khoanh vào B C.Củng cố dặn dò - Nhắc lại các nội dung đã luyện tập khắc sâu kiến thức cần nhớ Khoa học Nhu cầu chất khoáng của thực vật I. Mục tiêuSau bài học, HS biết - Kể ra vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật - Trình bày nhu cầu về các chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ +Nêu một số ví dụ vềcùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau B. Bài mới 1. Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật . - GV cho HS hoạt động theo nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS các nhóm quan sát hình các cây cà chua a,b,c,d ( 118 ) và thảo luận + Các cây cà chua ở hình b,c,d thiếu các chất khoáng gì ? + Trong số các cây cà chua a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất ? + Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ? + Cây cà chua nào phát triển kém nhất tới mức không ra hoa kết quả được ? Tại sao ? +Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ? - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả . *GV kết luận 2. Hoạt động 2. Tìm hiểu nhu cầu chất khoáng của thực vật - GV cho HS làm phiếu học tập. - HS đọc mục bạn cần biết để làm bài tập - Đánh dấu x vào cột tương ứng với nhu cầu về các chất khoáng của từng loài cây ( bài tập vở bài tập ) . - GV giảng cùng một cây ở vào những giai đoạn phát triển khác nhau nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau *Kết luận như mục bạn cần biết SGK C. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn chuẩn bị bài sau Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2009 Tập đọc Hơn một ngàn ngày vòng quanh trái đất I. Mục tiêu - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài (Xê - vi- la, Tây Ban Nha, Ma - gien - lăng) - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm. Hiểu ý nghĩa các từ trong bài - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma – gien – lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. II. Các hoạt đông dạy học A.Kiểm tra bài cũ . - 2 hs Đọc thuộc lòng bài Trăng ơi - Lớp và giáo viên nhận xét cho điểm B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - GV viết lên bảng các tên riêng ( Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma- tan, các chữ số chỉ ngày tháng năm - Gv cho học sinh đọc đồng thanh một lượt - HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài ( mỗi lần xuống dòng là một đoạn ) - GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho hs giúp -Hs hiểu nghĩa những từ ngữ được chú giải cuối bài đọc ( Ma-tan, sứ mạng ) - Hs luyện đọc theo cặp. - Một hs đọc cả bài - Gv đọc diễn cảm toàn bài giọng rõ ràng, chậm rãi cảm hứng ca ngợi. Đọc ràng rẽ những từ ngữ b. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm, lướt để trả lời câu hỏi + Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ? + Đoàn thám hiểm đã gặp những đã gặp những khó khăn gì dọc đường? + Đoàn thám hiểm đã bị thiết hại như thế nào ? + Hạm đội của Ma-gien- lăng đã theo hành trình nào ( hs chọn ý c ) + Đoàn thám hiểmcủa Ma-gien- lăng đã đạt những kết quả gì ? + Câu chuyện giúp em hiểu gì về các nhà thám hiểm ? ( những nhà thám hiểm là những người ham hiểu biết, ham khám phá những cái mới lạ bí ẩn c. HD đọc diễn cảm - Ba hs nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài . - GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung bài theo gợi ý của phần luyện đọc - Gv viên hướng dẫn học sinh cả lớp luyện đọc diễn cảm một vài đoạn tiêu biểu đoạn “Vượt Đại Tây Dương . ổn định được tinh thần " C. Củng cố dặn dò - Nhận xét gìơ học- chuẩn bị bài sau . Toán :Tỉ lệ bản đồ I. Mục tiêu - Giúp HS bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì ? ( cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ - GV cho HS xem một số bản đồ ví dụ bản đồ Việt Nam có ghi tỉ lệ 1: 10000000 - GV nói các tỉ lệ 1: 10000000 ; 1: 500000.ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ - Tỉ lệ bản đồ 1: 10000000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần , - Chẳng hạn : Độ dài 1cmtrên bản đồ ứng với độ dài thật là 10000000cm hay 100 km - Tỉ lệ bản đồ có thể viết dưới dạng phân số 1/ 10000000 2. Thực hành *Bài 1: - Yêu cầu HS nêu được câu trả lời ( trả lời miệng ) -Ví dụ trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000 độ dài 1mm ứng với độ dài thật là 1000mm độdài 1cm ứng với độ dài thật là 1000cm độ dài 1dm ứng với độ dài thật là 1000dm *Bài 2. - yêu cầu tương tự như bài 1 - HS chỉ cần viết số thích hợp vào chỗ chấm - GV có thể yêu cầu HS thực hiện yêu cầu ngược lại Ví dụ cho biết tỉ lệ bản đồ 1/200 cho biết độ dài thật ( 200 cm ) àđộ dài thu nhỏ trên bản đồ ( 1cm ) *Bài 3. - Yêu cầu HS ghi đúng hoặc sai vào ô trống ( S, Đ ) có giải thích C. Củng cố dặn dò - Nhận xét gi ... đợn vị nào (cm) *GV: Độ dài thu nhỏ theo đơn vị cm thi độ dài thật tương ứng cũng phải là cm Nêu cách giải 2m = 2000cm Khoảng cách AB trên bản đồ là 2000 : 500 = 4(cm) - Có thể hiểu tỉ lệ bản đồ 1 : 500 cho biết cứ độ dài thật là 500cm thi ứng với độ dài trên bản đồ là 1cm vật 2000cm ứng với 4 cm 2. Giới thiệu bài toán 2 :HD tương tự như bài toán 1 Lưu ý đổi 41km = 41000000 mm Với phép chia 41000000 : 1000000 = 41 mm Thực hiện tính nhẩm 41 : 1 = 41 3 Thực hành *Bài 1: - Yêu cầu hs tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ theo độ dài thật và tỉ lệ bản đồ đã cho rồi viết kết quả vào ô trống Ví dụ 5km = 500000 cm 500000 : 10000 = 50 cm viết 50 vào chỗ trống *Bài 2: - HS tìm hiểu bài toán - Hs tự làm bài và chữa bài Bài giải 12 km = 1200000 cm . Quãng đường từ A đến b trên bản đồ dài là 1200000 : 100000 = 12 cm *Bài 3:- HS tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật Bài giải 10 m = 1000 cm 15m = 15000 cm Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là. 1500 : 500 = 3cm Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là 1000 : 500 = 2cm C. Củng cố dặn dò:- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau Tập làm văn :Luyện tập quan sát con vật I. Mục tiêu Biết cách quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết chính cần thiết để miêu tả Tìm được các từ ngữ, hình ảnh sinh động phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hoạt động của con vật định tả II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Hs đọc ghi nhớ bài trước - Đọc lại dàn ý chi tiết tả con vật nuôI trong nhà B. Bài mới 1.Giới thiệu bài 2.Hướngdẫn học sinh quan sát *Bài 1. - Tranh minh hoạ đàn ngan và gọi HS đọc bài văn - GV giới thiệu đàn ngan mới nở qua bức tranh *Bài 2. +Để miêu tả đàn ngan tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng? ( hình dáng, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu hai cái chân ) + Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay + Bộ lông vàng óng như màu của con tơ non + Đôi mắt chỉ bằng hạt cườm đen nhánh + Cái mỏ màu nhung hươu + Cái đầu xinh xinh vàng mượt + Hai cái chân lún chún bé tí *Bài 3. Học sinh đọc yêu cầu - Kiểm tra việc HS lập dàn ý quan sát tranh ảnh về chó mèo +Khi tả ngoại hình con vật ( chó hoặc mèo ) em cần tả những bộ phận nào ? - Yêu cầu HS ghi quan sát vào vở, - Gọi HS đọc kết quả quan sát GV ghi bảng +Bộ lông con mèo hung hung vằn đen +Cái đầu tròn tròn như quả bóng ten nít +Hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy +Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve luôn đưa đi đưa lại +Bộ ria trắng như cước luôn vểnh lên + Bốn chân thon nhỏ bước đi êm nhẹ như lướt trên mặt đất +Cái đuôi dài thướt tha duyên dáng luôn ngoe nguẩy *Bài 4. - HS đọc yêu cầu HS làm bài - GV gọi HS đọc kết quả quan sát GV ghi bảng *Hoạt động của con mèo +Luôn quấn quýt bên người + Nũng nịu dụi đầu vào chân em như đòi bế + Ăn nhỏ nhẹ khoan thai + Bước đi nhẹ nhàng rón rén +Nằm im thin thít rình chuột +Vờn chuột đến chết mới ăn +Nằm sưởi nắng 3. Củng cố dặn dò : -Nhận xét giờ học , chuẩn bị bài sau Thể dục:Môn tự chọn - Trò chơi " kiệu người " I. Mục tiêu - Ôn một số nội dung của môn tự chọn - Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích .Trò chơi kiệu người II. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp , phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học - Khởi động các khớp cổ chân đầu gối hông vai cổ tay - Tập theo đội hình hàng ngang - Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung 2. Phần cơ bản a) Môn tự chọn 9- 11phút + Đá cầu 9 phút Ôn tâng cầu bằng đùi. - Tập theo đội hình hàng ngang - GV nêu tên động tác cho 1,2 HS làm mẫu - Chia tổ tập luyện . GV bao quát lớp - Thi tâng cầu bằng đùi 2- 3 phút - Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người 3- 4 phút - Ném bóng 9-11 phút - Ôn một số động tác bổ trợ. Tập đồng loạt theo 2- 4 hàng ngang - GVnêu tên động tác , làm mẫu cho HS tập uốn nắn động tác sai + Ôn cầm bóng ( 6-7 ) phút ,tập hợp HS thành 4- 6 hàng dọc khi có hiệu lệnh mới được ném bóng hoặc nhặt lên b ) Trò chơi kiệu người - GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi rồi cho HS chơi thử 1- 2 lần cho HS chơi chính thức 3. Phần kết thúc - GVcùng HS hệ thống bài học - Tập một số động tác hồi tĩnh - Nhận xét đánh giá kết quả giờ học Địa lí :Thành phố Đà Nẵng I. Mục tiêu Học xong bài này, HS biết - Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà nẵng - Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch II. C ác hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ +Vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển B. Bài mới 1. Đà Nẵng thành phố cảng *Hoạt động1. Làm việc theo nhóm đôi - Gv yêu cầu HS quan sát lược đồ và nêu được + Đà nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà + Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn liền nhau - Một vài HS lên báo cáo kết quả - HS nhận xét tàu đỗ ở cảng biển Tiên Sa - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 +Các phương tiện giao thông đến Đà Nẵng ? - GV khái quát Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung 2. Đà Nẵng - trung tâm công nghiệp *Hoạt động 2. HS làm việc theo nhóm - Bước 1. GV cho các nhóm dựa vào bảng kể tên các mặt hàng chuyên cở bằng đường biển ở Đà Nẵng - GV cho HS liên hệ với bài 25 nói về hoạt động sản xuất để nêu được lí do Đà Nẵng sản xuất được một số mặt hàng vừa cung cấp cho địa phương vừa cung cấp cho các tỉnh khác hoặc xuất khẩu 3. Đà Nẵng địa điểm du lịch *Hoạt động 3. Làm việc cá nhân - Gv yêu cầu HS tìm trên hình 1 và cho biết những địa điểm nào của Đà Nẵng có thể thu hút khách du lịch - HS có thể kể thêm những địa điểm khác mà em biết - HS nêu lí do vì sao Đà Nẵng lại thu hút khách du lịch - GV bổ sung thêm : Do Đà Nẵng là đầu mối giao thông thuận tiện cho du khách từ các nơi khác đến, có bảo tàng Chăm, nơi du khách có thể đến thăm quan, tìm hiểu đời sống văn hoá của người Chăm 4. Tổng kết bài - GV cho HS lên chỉ vị trí thành phố Đà Nẵng trên bản đồ hành chính Việt Nam và nhắc lại vị trí này - HS giải thích lí do vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch - GV nhận xét giờ học, - Dặn chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày17 tháng 4 năm 2009 Toán :Thực hành I. Mục tiêu - Học sinh biết cách đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây - Biết cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất ( bằng cách dóng thẳng hành và cọc tiêu ) II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Hs làm lại bài tập 3 B. Bài mới 1. Hướng dẫn thực hành tại lớp - Phần lí thuyết: Hướng dẫn hs cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất như trong sgk 2. Thực hành ngoài lớp - GV chia thành các nhóm nhỏ ( nhóm 4 ) - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, cố gắng để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau *Bài 1. Thực hành đo độ dài - GV giao việc cho HS + Nhóm 1 đo độ dài lớp học +Nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, +Nhóm 3 đo khoảng cách giữa hai cây trên sân trường - Ghi kết quả đo được theo nội dung bài 1 - GV ghi nhận kết quả thực hành của HS *Bài 2. Tập ước lượng độ dài - HS thực hiện như bài 2 SGK - Mỗi em ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét rồi dùng thước đo kiêmt tra lại 3. Củng cố dặn dò - Cho hs vào lớp - Nhận xét giờ học - Dặn chuẩn bị bài sau Luyện từ và câu :Câu cảm I. Mục tiêu - Hiểu được cấu tạo và tác dụng của câu cảm - Nhận diện được câu cảm - Chuyển các câu kể thành câu cảm - Biết sử dụng các câu cảm trong các tình huống II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - 2 hs đọc đoạn văn viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm(bài 3) - Lớp và giáo viên nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Phần nhận xét 3 hs nối tiếp nhau đọc các bài 1,2,3 - HS đọc yêu cầu và nội dung ở bài 1 + Hai câu văn trên dùng để làm gì? (Chà con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! - Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên vui mừng trước vẻ đẹp của con mèo ) A! con mèo này khôn thật! (dùng thể hiện cảm xúc thán phục) +Hỏi cuối câu văn có dấu gì ? (dấu chấm than) - Kết luận: Câu cảm là câu dùng để biểu lộ cảm xúc vui mừng thán phục đau xót ngạc nhiên của người nói +Người ta thường dùng những từ ngữ nào để đặt câu cảm (ôi, chao, trời, chà, quá, lắm, thật) +Khi viết cuối câu cảm thường dùng dấu chấm than 3. Ghi nhớ SGK - HS đọc - Yêu cầu một HS đặt câu - nhận xét khen ngợi 4. Luyện tập *Bài 1. - HS đọc yêu cầu HS tự làm gọi HS nhận xét bạn đặt câu . - Nhận xét kết luận lời giải đúng : Con mèo này bắt chuột giỏi Ôi con mèo này bắt chuột giỏi quá ! - Trời rét -à - Ôi trời rét quá ! Chà trời rét thật ! - Bạn Ngân chăm chỉ --à Bạn Ngân chăm chỉ thật ! - Bạn Giang học giỏi --à Bạn Giang học giỏi quá ! *Bài 2. H - HS đọc yêu cầu HS làm theo cặp gọi HS trình bày . - GV nhận xét kết luận *Bài 3. - HS đọc yêu cầu HS làm bài cá nhân - HS phát biểu - nhận xét từng tình huống của HS Ví dụ : Trời thật là kinh khủng ! ( bộc lộ cảm xúc ghê sợ ) Em xem ti vi thấy tai nạn sóng thần làm rất nhiều người chết nhà cửa trường học bị sập . Em thốt lên : trời thật là kinh khủng C. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn chuẩn bị bài sau Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu - Điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy in sẵn, phiếu khai báo tạm trú tạm vắng - Hiểu tác dụng của việc khai báo tạm trú tạm vắng II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - 1 hs đọc đoạn văn tả ngoại hình con mèo đã viết (bài 3) - Một hs đọc bài 4 - Lớp và gv nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập *Bài 1. - HS đọc yêu cầu và nội dung phiếu - GV treo tờ phiếu và hướng dẫn yêu cầu HS viết - Chữ viết tắt CMND có nghĩa là chứng minh nhân dân Mục 1 ghi họ tên mẹ em Mục 2 ghi ngày tháng năm sinh của mẹ em Mục 3 ghi nghề nghiệp và nơi làm việc Mục 4. ghi giấy chứng minh nhân dân Mục 5 ghi thời gian xin tạm trú Mục 6 ghi địa chỉ Mục7 ghi lý do tạm trú Mục 8. ghi quan hệ của mẹ với chủ hộ Mục 9 ghi họ và tên em Mục 10 ghi ngày tháng năm em viết phiếu - Gv phát phiếu cho từng hs làm việc - Học sinh viết phiếu - HS nối tiếp nhau đọc tờ khai *Bài 2. HS đọc yêu cầu của bài tập - HS làm , HS phát biểu ý kiến - Kết luận như SGK C. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học , Dặn chuẩn bị bài sau
Tài liệu đính kèm: