Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - GV: Hoàng Thị Kim Ngân - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - GV: Hoàng Thị Kim Ngân - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Tập đọc

ĂNG - CO - VÁT

 (Theo những kì quan thế giới)

I. Mục đích, yêu cầu

- Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng các tên riêng (Ăng-co-vát, Cam-pu-chia), chữ số La Mã (XII - mười hai).

-Biết đọc bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm khuất phục, ngưỡng mộ Ăng-co-vát - một kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng-co-vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.

II. Đồ dùng dạy học :

-Ảnh khu đền Ăng-co-vát trong sgk.

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ

-3 H đọc thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo, trả lời các câu hỏi về nội dung bài học.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn luyện đọc và học thuộc lòng.

a. Luyện đọc: T chia đoạn: chia làm 3 đoạn.

- H nối tiếp đọc bài: 3 lượt.

Sau lượt 1 : H đọc đúng tên riêng Ăng-co-vát; Cam-pu-chia; lấp loáng.

Sau lần 2: H nghĩ hơi đúng sau câu dài: Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán rộng/vượt hẳn những hàng muỗm già cổ kính.

Sau lần 3: H hiểu các từ ngữ mới trong bài: kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kỳ thú, muỗm, thâm nghiêm.

- H luyện đọc theo cặp.

+ HS: Nêu giọng đọc toàn bài: Giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm ngưỡng mộ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ăng- co – vát.

 

doc 24 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - GV: Hoàng Thị Kim Ngân - Trường tiểu học Vĩnh Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
ĂNG - CO - VÁT
 (Theo những kì quan thế giới)
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng các tên riêng (Ăng-co-vát, Cam-pu-chia), chữ số La Mã (XII - mười hai).
-Biết đọc bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm khuất phục, ngưỡng mộ Ăng-co-vát - một kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng-co-vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
II. Đồ dùng dạy học : 
-Ảnh khu đền Ăng-co-vát trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ 
-3 H đọc thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo, trả lời các câu hỏi về nội dung bài học.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện đọc và học thuộc lòng.
a. Luyện đọc: T chia đoạn: chia làm 3 đoạn.
- H nối tiếp đọc bài: 3 lượt.
Sau lượt 1 : H đọc đúng tên riêng Ăng-co-vát; Cam-pu-chia; lấp loáng.
Sau lần 2: H nghĩ hơi đúng sau câu dài: Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán rộng/vượt hẳn những hàng muỗm già cổ kính.
Sau lần 3: H hiểu các từ ngữ mới trong bài: kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kỳ thú, muỗm, thâm nghiêm.
- H luyện đọc theo cặp.
+ HS: Nêu giọng đọc toàn bài: Giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm ngưỡng mộ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ăng- co – vát.
- 2 H đọc toàn bài.
-T đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
- Ăng-co-vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ? (Được xây dựng ở Cam-pu-chia vào đầu thế kỷ thứ 12).
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
- Khu đền chính được xây dựng kỳ công như thế nào ?
- Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ? (Vào lúc hoàng hộ, Ăng-co-vát thật là huy hoàng: Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền...)
c. Hướng dẫn H đọc diễn cảm.
- H nối tiếp đọc 3 đoạn của bài. T hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc và thể hiện câu cảm bài văn.
- T hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn sau: Lúc hoàng hôn...toả ra từ các ngách.
- HS: Nêu cách đọc của mình
- HS: Luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi
- HS: Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp cùng t bình chọn bạn đọc hay nhất, biểu dương, cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò :
T : Bài này muốn gửi đến em điều gì? (Ca ngợi Ăng-co-vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia).
T nhận xét giờ học, liên hệ. 
---------------------------------a&b------------------------------
Kĩ thuật
LẮP CON QUAY GIÓ (Tiết 2) 
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió.
- Lắp được từng bộ phận và lắp con quay gió đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thao tác tháo, lắp các chi tiết.
 II. Đồ dùng D-H
-Mẫu con quay gió.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
 III. Các hoạt động D-H
1. Giới thiệu bài
2. Nhắc lại qui trình
- HS: Một số em nối tiếp nhắc lại qui trình lắp con quay gió
- T: Chốt lại lại qui trình lắp con quay gió và lưú ý HS một số điểm khi lắp
3. HS thực hành lắp con quay gió
a) Chọn chi tiết
- HS: Chọn đúng và đủ các chi tiếttheo SGKvà xếp từng loại vào nắp hộp
- T: Kiểm tra HS chọn chi tiết
b) Lắp từng bộ phận
- HS: 1 em nhắc lại phần ghi nhớ
- T:Nhắc HS quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước khi lắp.
- T: Trong quá trình HS lắp, nhắc HS lưu ý:
+ Lắp các thanh thẳng làm giá đỡ phải đúng vị trí lỗ của tấm lớn.
+ Lắp bánh đai vào trục
+ Bánh đai phải được lắp đúng loại trục
+ Các trục lắp bánh đai phải đúng vị trí giá đỡ
+ Trước khi lắp trục phải lắp đai truyền
c) Lắp ráp con quay gió
- HS: Quan sát hình 5 để lắp từng bộ phận vào đúng vị trí.
- Lắp xong và kiểm tra sự hoạt động của con quay gió
- T: Kiểm tra sản phẩm của HS sau tiết học
- T: Yêu cầu HS giữ nguyên sản phẩm để tiết sau tiếp tục lắp.
- T: Nhận xét giờ học và dặn dò về nhà.
---------------------------------a&b------------------------------
Toán :
THỰC HÀNH (tiếp)
I. Mục đích, yêu cầu 
Giúp H : Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước) một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
II. Đồ dùng dạy học : 
-Thước thẳng có vạch chia cm, vở toán.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ.
-T nêu bài toán: Đoạn thẳng AB có độ dài thật là 20 cm. Hãy vẽ đoạn thẳng thu nhỏ của đoạn thẳng AB trên bản đồ theo tỉ lệ 1:400.
-T : Muốn vẽ chính xác ta làm như thế nào ? (Tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng)
Làm thế nào để tính độ dài thu nhỏ: (Đổi 20m = 2000 cm)
Độ dài thu nhỏ: 2000 : 400 = 5 cm 
- H vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm và ghi tỉ lệ vào.
2. Thực hành
* Bài tập 1: T đo chiều dài bảng lớp. 
-Yêu cầu H vẽ chiều dài bảng lớp theo tỉ lệ 1 : 50.
- H tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ, T kiểm tra, hướng dẫn H .
VD: Nếu độ dài bảng lớp là 3m.
Đổi 3m = 300 cm
Độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6 cm
-H vẽ đoạn thẳng 6 cm vào vở.
* Bài tập 2: H đọc bài toán, nêu cách làm
- T chốt lại cách làm: Tính độ dài thu nhỏ của riêng chiều dài, chiều rộng và vẽ hình chữ nhật theo chiều dài, chiều rộng đã thu nhỏ.
Đổi 8m = 800 cm. 6m = 600 cm
Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ là :
800 : 200 = 4 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ là:
600 : 200 = 3 (cm)
Vẽ vào vở hình chữ nhật có chiều dài 4 cm và chiều rộng 3 cm.
- T: chấm bài một số em, nhận xét, sửa sai
3. Củng cố, dặn dò : 
-T nhận xét giờ học 
---------------------------------a&b------------------------------
Chính tả:
NGHE VIẾT: NGHE LỜI CHIM NÓI
I. Mục đích, yêu cầu 
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nghe lời chom nói.
- Phân biệt đúng những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b, 3a.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra 2 H đọc thông tin trong BT3 (tiết chính tả trước), nhớ viết lại tin đó lên bảng lớp; viết đúng chính tả.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn H nghe - viết.
- T đọc bài chính tả Nghe lời chim nói. H theo dõi trong sgk
- H đọc thầm lại bài thơ. 
- T nhắc H chú ý cách trình bày bài thơ 5 chữ; khoảng cách giữa các khổ thơ, những từ ngữ dễ viết sai: lắng nghe, nối mùa, ngỡ ngàng, thanh khiết, thiết tha...
- H nói về nội dung bài thơ: Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước.
- H gấp sgk. 
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho H viết.
- T đọc, H dò bài.
- T chấm chữa 8 bài, nhận xét.
- HS: Đổi vở soát lỗi cho nhau
3. Hướng dẫn H làm các bài tập chính tả.
Bài tập 2b: HS: nêu yêu cầu bài tập
- T: phát phiếu cho các nhóm thi làm bài, nhắc H tìm nhiều hơn 3 con số trường hợp đã nêu.
- HS: Nêu ý kiến của mình
- Lớp cùng T nhận xét và chốt lời giải đúng
- Từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi: lẻo bẻo, lẩm cẩm, lả bả...
- Từ láy bắt đầu có thanh ngã: ỡm ờ, hững hờ, lẫm chẫm...
Bài tập 3a: Cách tiến hành tương tự bài tập 2b, 
- H làm cá nhân 
-T dán phiếu mời 3 H lên bảng làm bài nhanh, đúng
- T chốt lại lời giải: Ở nước Nga – cũng - cảm giác - cả thế giới.
4. Củng cố, dặn dò : 
-T nhận xét giờ học 
- HS: Ghi nhớ những từ đã luyện viết chính tả.
---------------------------------a&b------------------------------
Luyện Tiếng Việt:
BỒI DƯỠNG H GIỎI - PHỤ ĐẠO H YẾU LTVC
I. Mục đích, yêu cầu 
- Luyện cho H yếu những dạng bài thông thường về vốn từ và kiểu câu
- Luyện cho H khá, giỏi về dạng bài có tính chất nâng cao.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Bài dành cho H trung bình, yếu
Bài 1: Đánh dấu x vào trước tên gọi đúngcủa từng từ loại.
a) Đánh dấu x và ô trống trước tên gọi đúng của từng từ loại.
* Từ chỉ người, khái niêm, đơn vị, khối lượng... gọi là
 danh từ động từ tính từ
* Từ chỉ tícn chất, đặc điểm của sự vật gọi là: 
 danh từ động từ tính từ
* Từ chỉ hoạt động, trạng thái, cảm xúc của người, vật là
 danh từ động từ tính từ
- HS: Nhớ lại các khái niêm về từ loại và lựa chon câu trả lời đúng, nêu kết quả trước lớp
- T cùng cả lớp nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về từ loại đã học.
b) Gạch chân dưới bộ phận CN- VN trong các câu sau
+ Trên nền trời xanh, những lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay.
+ Bạn Tuyết rất chăm chỉ tập thể dục.
+ Ở miền rừng núi, lúc sáng sơm, tiết trời thường lành lạnh
- HS: Làm bài vào vở, 3 em làm phiếu lớn, đính bảng
- T cùng cả lớp chữa bài, chốt lời giải đúng
VD: + Ở miền rừng núi, lúc sáng sơm, tiết trời / thường lành lạnh
 CN VN
2. Bài dành cho H khá, giỏi.
Bài 1: Điền thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh các quán ngữ thành ngữ.
- Giấy rách phải....
- Cây ngay không.....
- ..........hai sương.
Đoàn kết...
 Bài 2: Viết một đoạn văn có sử dụng một trong các thành ngữ trên.
H tự suy nghĩ, làm bài, nối tiếp nêu câu trả lời, T nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò : 
- T chấm một số bài. T nhận xét giờ học 
---------------------------------a&b------------------------------
Tiếng Việt
Luyện Tập làm văn
 I.Mục đích, yêu cầu
- Tiếp tục giúp HS luyện tập cách quan sát con vật, miêu tả lại hình dáng, hoạt động của một con vật
 II. Đồ dùng D-H
- Tranh ảnh một số con vật: ngan, chó gà, mèo...
 III. Các hoạt động D-H
 1. Tìm hiểu đề bài
* Đề bài: Quan sát và miêu tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động, thói quen của một con vật nuôi mà em yêu thích.
- HS: Một số em nối tiếp đọc đề bài
- Lớp: Suy nghĩ, quan sát tranh kết hợp với liên tưởng đén những hình ảnh quen thuộc từ con vật nuôi trong gia đình để tả.
- T: yêu cầu HS: 
+ Trước hết các em quan sát tranh, sau đó kết hợp loên tưởng đeesn những hình ảnh quen thuộc về đặc điểm hình dáng, hoạt động, thói quen của con vật em chọn tả
+ Dựa vào cách tả của bài Con mèo Hung để làm bài. Có thể tả theo trình tự:
- Tả hình dáng: bộ lông, cái đầu, đôi tai, đôi mắt, 4 chân...
- Tả thói quen, hoạt động của con vật
 2. Viết bài
- HS: Thực hành viếtầòi vào vở.
- T: Nêu yêu cầu cao hơn với những đối tượng HS khá giỏi về bài làm
 3. Nhận xét, đánh giá
- HS: Nối tiếp một số em đọc bài làm trước lớp
- T: Nhận xét nhanh bài viết của các em, chữa những lỗi chưa đạt trong bài viết của HS
- T: Chọn đọc đoạn, bài viết tốt đọc cho cả lớp nghe và học tập
- T: Nhạn xét giờ học, yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa được về nhà viết lại vào vở.
---------------------------------a&b------------------------------
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục đích, yêu cầu 
Giúp H luyện tập, củng cố về số tự nhiên
II. Các hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài 
Luyện tập
Bài 1: Viết các số sau ... ng thua.
3. Phần kết thúc.
- T cùng H hệ thống bài
- H thực hiện một số động tác hồi tĩnh.
- H đứng vỗ tay và hát.
- T nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
---------------------------------a&b------------------------------
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục đích, yêu cầu 
- Ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.
- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học : 
-Bảng phụ viết sẵn các câu văn ở BT2.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 2 H đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích (BT3 - Tiết TLV trước)
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: H đọc kỹ bài Con chuồn chuồn nước trong sgk, xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính cho từng đoạn
Đoạn
Ý chính của mỗi đoạn
Đoạn 1 (Từ đầu ... như đang còn phân vân)
Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ
Đoạn 2 (còn lại)
Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn. 
Bài tập 2: H đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân – xác định thứ tự đúng của các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lý.
H phát biểu ý kiến. H lên bảng làm vào phiếu đã ghi sẵn, đánh số thứ tự các câu văn theo trình tự đúng.
Lời giải: Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạo dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chom gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
Bài tập 3: H đọc nội dung bài tập 3. T nhắc H :
- Viết một đoạn văn có câu mở đoạn cho sẵn : Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
- Viết tiếp câu mở đoạn bằng việc miêu tả các bộ phận của con gà trống, làm rõ gà trống đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
T dán bảng tranh, ảnh gà trống.
H viết đoạn văn. Một số H đọc đoạn viết. T nhận xét, chữa mẫu, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- T nhận xét giờ học . Yêu cầu H về nhà sửa lại đoạn văn ở BT3 nếu chưa hoàn chỉnh, viết lại vào vở.
Dặn H về nhà quan sát con vật mà mình yêu thích, chuẩn bị giờ học sau.
---------------------------------a&b------------------------------
Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Trang 162)
I. Mục đích, yêu cầu 
Giúp H ôn tập về phép cộng, phép trừ các số tự nhiên : Cách làm tính (bao gồm cả tính nhẩm), tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng với phép trừ ... giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.
II. Các hoạt động dạy học 
Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài: Đặt tính rồi tính.
H làm bài vào vở. Sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo. 
Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài: Tìm x 
T yêu cầu H nhắc lại quy tắc tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết.
H tự làm bài, 2 H lên bảng chữa bài
a. x + 126 = 480 b. x – 209 = 435
 x = 480 – 126 x = 425 + 209 
 x = 354 x = 634
Bài tập 3: T nêu yêu cầu bài tập: Viết chữ số thích hợp vào ô trống
Củng cố tính chất của phép cộng, trừ; đồng thời củng cố về biểu thức chứa chữ.
H làm bài vào vở. 1 H làm vào phiếu khổ to.
a + b = b + a
(a + b) + c = a + (b + c)
a + 0 = 0 + a
a – 0 = a
a – a = 0
H treo bài trên bảng. T và lớp nhận xét. T chốt kết quả đúng.
H phát biểu lại tính chất của phép cộng, trừ.
Bài tập 4: H nêu yêu cầu bài toán. T hướng dân H giải.
 Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính bằng cách thuận tiện nhất. H làm bài vào vở. 1 H lên bảng làm bài. T nhận xét. VD:
a. 1268 + 99 + 501 = 1268 + (99 + 501) = 1268 + 600 = 1868
b. 87 + 94 + 13 + 6 = (87 + 13) + (94 + 6) = 100 + 100 = 200
Khuyến khích H tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.
Bài tập 5: H nêu yêu cầu bài tập. H tự làm bài vào vở và chữa bài. T nhận xét, bổ sung.
Bài giải:
Trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả trường quyên góp được số vở là :
1457 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển
III. Củng cố, dặn dò : 
-T nhận xét giờ học. Dặn H về nhà làm bài tập.
---------------------------------a&b------------------------------
Khoa học
ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
 I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Cách làm thí nghiệm chứng minh vai troc của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật
- Nêu những điều kiện để động vật sống và phát triển bìnhthường.
 II. Đồ dùng D-H
- Hình trang 124, 125 SGK
- Phiếu học tập
 III. Các hoạt động D-H
 A. Bài cũ
- Nêu những hiểu biết của em vè nhu cầu chất khoáng của thực vật.
 B. Bài mới
 1. HĐ1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống.
- B1: Hoạt động nhóm 5
+ Đọc SGK : Nêu nguyên tắc thí nghiêm, đánh dấu vàophiếu theo dõi điều kiện sống của từng con vật và thảoluận, dự đoán kết quả thí nghiệm.
b2: Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- T: Đính bảng tờ phiếu ghi kết quả thảo luận, HS đọc lại
Chuột sống ở hộp
ĐK được cung cấp
ĐK thiếu
1
2. 
3.
4
5
Ánh sáng, nước, không khí
Ánh sáng, không khí, thức ăn
Ánh sáng, nước, thức ăn, không khí
Ánh sáng, nước, thức ăn
Nước, thức ăn, không khí
Thức ăn
Nước
Không khí
Ánh sáng
Hoạt động 2: Dự đoán két quả thí nghiệm
- HS: dựa vào câu hỏi SGK trang 125:
+ Con chuột nào sẽ chết trước? Tại sao?
+ Những con chột còn lại sẽ như thế nào?
+ Kể ra những yếu tố để một con vật sống và phát triển bình thường.
- HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm
- T: điền kết quả vào bảng:
Hộp
ĐK được cung cấp
ĐK thiếu
Dự đoán kết quả
Ánh sáng, nước, không khí
Thức ăn
Chết sau con chuột ở hộp 2 và hộp 4
Ánh sáng, không khí, th.ăn
Nước
Chết sau con chuột ở hộp 4
Ánh sáng, nước, kh.khí,t.ăn
Sống và phát triển bình thường
Ánh sáng, nước, thức ăn
Kh.khí
Chết trước tiên
Nước, không khí, thức ăn
Á. sáng
Sống không khoẻ mạnh
 3. Hoạt động tiếp nối
- HS: Đọc mục Bạn cần biết
- T: Nhận xét giờ học và chuẩn bị bài sau
Buổi chiều
Luyện tập làm văn: LUYỆN QUAN SÁT CON VẬT
 I. Mục đích yêu cầu
- HS: Luyện tập về cách quan sát con vật
- Tả con vật em thích
 II. Các hoạt động D-H
 1. Ôn kiến thức
-T yãu cáöu H: haîy nãu cáúo taûo cuía mäüt baìi vàn miãu taí con váût .
-H traí låìi T nháûn xeït vaì hoaìn thiãûn cáu traí låìi cuía H.
- T ra âãö baìi 
Âãö baìi : Hãy tả một con vât nuôi mà em yêu quí nhất
-Tçm hiãøu yãu cáöu cuía âãö .
-H âoüc âãö baìi vaì xaïc âënh yãu cáöu cuía âãö 
- T: Cùng hS lập dàn ý chung cho đề bài
 2. Viết bài:
- HS: Nối tiếp nêu con vật chọn tả
- T: Lưu ý HSvtrước khi viết bài
-H viãút baìi vaìo våí 
-H tæû laìm baìi vaìo våí , T giuïp âåî nhæîng em yãúu .
 3: Cháúm , chæîa baìi
-2 H ngäöi caûnh nhau âäøi våí âoüc baìi laìm cuía nhau.
-Goüi mäüt säú H âoüc baìi laìm træåïc låïp .
-Låïp nghe vaì nháûn xeït baìi laìm cuía baûn .
-T : Chấm một số bài, nêu nhận xét chung
----------------------------o0o----------------------------------
Toán: BỒI DƯỠNG H GIỎI - PHỤ ĐẠO H YẾU
I. Mục đích, yêu cầu 
- Giúp H trung bình, yếu luyện làm các dạng toán thông thường đã học 
- Giúp H khá, giỏi luyện làm các bài tập nâng cao
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập
* Bài dành cho H trung bình, yếu.
Bài tập 1: Tính
a. 54 x 11 + 457 c. 54 + 11 x 475
b. (245 + 306) + 105 	 d. 245 + 306 x 105
H nêu cách thực hiện, T yêu cầu H nhắc lại cách nhân nhẩm với 11.
H làm bài vào vở, 4 H lần lượt làm bảng lớp, T nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 2: Mỗi cái bút giá 1 500 đồng, mỗi quyển vở giá 1 200 đồng. Hỏi nếu mua 24 ngòi bút và 18 quyển vở thì hết bao nhiêu tiền ?
H đọc bài toán, nêu các bước giải và giải vào vở.
Số tiền mua bút: 1500 x 24 = 36 000 (đồng)
Số tiền mua vở : 1200 x 18 = 21 600 (đồng)
Số tiền mua bút và vở: 36 000 + 21 600 = 57 600 (đồng)
* Bài dành cho H khá, giỏi.
Bài 1: Thay dấu * bằng số thích hợp.
 218 218 3*60
 x x x
 * * 35 2*4
 * * 0 1090 **840
 * * 4 654 ****
 * * * * 7630 7*****
H tự tìm cách giải và lý giải cách giải.
Bài tập 2: Hai số có hiệu là 423. Số lớn là số tròn chục và nếu xoá đi chữ số 0 ở tận cùng của số lớn thì được số bé. Tìm hai số đó ?
H suy nghĩ, nêu cách giải. H nêu lại các buớc của giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ.
Bài giải
Nếu bớt số lớn đi một chữ số 0 ở tận cùng thì được số bé. Vậy số lớn gấp 10 lần số bé.
Hiệu số phần bằng nhau là :
10 – 1 = 9 (phần)
Số bé là: 423 : 9 = 47
Số lớn là: 423 + 47 = 470
Đáp số: Số bé: 47
Số lớn : 470
3. Củng cố, dặn dò : T nhận xét giờ học 
---------------------------------a&b------------------------------
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá, nhận xét tình hình tuần học 31
- Một số kế hoạch cho tuần học tiếp theo 
II. Nội dung sinh hoạt
1. Đánh giá tình trong tuần 31
1. Đánh giá của cán bộ lớp
2. Đánh giá của GVCN
a. Nề nếp:
- Sĩ số: 22 em duy trì tốt, đi học đúng giờ.
- Đã có sự tăng cường hơn trong nề nếp học tập, vệ sinh, ra vào lớp: các em đều ngoan, có ý thức tập thể.
- Duy trì tốt các nề nếp đầu giờ .
- Khắ phục được cơ bản tình trạng vi phạm trong nề nếp đội
- Tham gia hoạt động ngày 26 – 3 một cách có ý thức
- Tuy nhiên một số em chưa ngoan: Phương Lâm, Thanh Hải, Đức Cường, Đình Tiến
b. Học tập:
- Tăng cường hiệu quả của các nhóm bạn học tập.
- Các em ý thức hơn trong học tập, đã có thói quen học bài cũ ở nhà.
- Thực hiện kiểm tra bài đầu giờ, báo cáo cô giáo kịp thời
- Nhiều em có tinh thần học tập sôi nổi: Khoa, Phương Thảo, Dương Hải, Đình Tuấn, Ngọc, Hoàn.
- Đồ dùng học tập đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn một số em thường không mang theo đến lớp
Tuy nhiên: một số em vẫn chưa thật sự chịu khó học tập, sách vở còn cẩu thả: Châu Anh, Cường, Phụng
c.Lao động vệ sinh:
- Vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên vẫn còn một số em cò cẩu thả trong trang phục: Châu Anh, Xuân Sơn, Như Quỳnh
 e. Lớp thảo luận và sinh hoạt văn nghệ.
II. Kế hoạch tuần 32
a. Nề nếp: Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nề nếp lớp, đặc biệt là nề nếp ra vào lớp, các nề nếp hoạt động đội
b. Học tập: 
- Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở bạn yếu
- Tăng cường hơn nề nếp học tập
Kiểm tra bài tập, chữa bài tập khó trong 15 phút đầu giờ.
-Những bạn đã được phân công tăng cường kiểm tra, kèm cặp bạn yếu. 
- Tăng cường phụ đạo thêm môn toán vào các buổi học thứ hai.
- Hoàn thành số chi đội chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
----------------------------------a&b------------------------------
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 Tuan 31NGANG.doc