Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (Hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (Hay nhất)

I Nhận xét chung:

1/ Ưu điểm:

a/ Nề nếp đi học: -Các lớp đi học đều, đúng giờ không có HS nghỉ học vô tổ chức

-Tỉ lệ chuyên cần đạt: 97-98 %

b/ Nề nếp học tập:

- Các lớp đã có ý thức học tập trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

c/ Nề nếp khác:

- Thực hiện các nề nếp xếp hàng vào lớp KT tư cách HS về vệ sinh cá nhân, đọc 5 điều bác dạy, truy bài đầu giờ.

-Duy trì tốt bài thể dục giữa giờ, xếp hàng nhanh nhẹn tập đúng động tác.

-Vệ sinh trường lớp sạch sẽ giữ gìn của công.

2 Những tồn tại:

-Vẫn còn lác đác HS nghỉ học về buổi chiều, còn một số đông HS không học ở nhà

- còn một số HS đùa nghịch nguy hiểm trong giờ ra chơi.

II Phương hướng tuần 31

-Duy trì nề nếp đi học đầy đủ, chuyên cần không để HS nghỉ học tràn lan.

-Tích cực học tập ở lớp ở nhà.

- Duy trì tốt các nề nếp thể dục vệ sinh.

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (Hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
 Ngày soạn: 11 / 4 / 2010.
 Ngày dạy:Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ
 Nhận xét tuần 30
I Nhận xét chung:
1/ Ưu điểm:
a/ Nề nếp đi học: -Các lớp đi học đều, đúng giờ không có HS nghỉ học vô tổ chức
-Tỉ lệ chuyên cần đạt: 97-98 %
b/ Nề nếp học tập: 
- Các lớp đã có ý thức học tập trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
c/ Nề nếp khác:
- Thực hiện các nề nếp xếp hàng vào lớp KT tư cách HS về vệ sinh cá nhân, đọc 5 điều bác dạy, truy bài đầu giờ. 
-Duy trì tốt bài thể dục giữa giờ, xếp hàng nhanh nhẹn tập đúng động tác.
-Vệ sinh trường lớp sạch sẽ giữ gìn của công.
2 Những tồn tại:
-Vẫn còn lác đác HS nghỉ học về buổi chiều, còn một số đông HS không học ở nhà
- còn một số HS đùa nghịch nguy hiểm trong giờ ra chơi.
II Phương hướng tuần 31
-Duy trì nề nếp đi học đầy đủ, chuyên cần không để HS nghỉ học tràn lan.
-Tích cực học tập ở lớp ở nhà.
- Duy trì tốt các nề nếp thể dục vệ sinh...
III Thi tìm hiểu truyền thống nhà trường và bản sắc văn hoá DT địa phương.
GV nêu câu hỏi:
Tiết 2: Tập đọc:
$ 61: ăng - co - vát
 I.Mục đích yêu cầu:
- KT: Biết đọcddieenx cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi biểu lộ tình càm kính phục . đọc đúng các tên riêng . chữ số la mã .
- KN: - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ăng - co - vát , một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Căm - pu- chia ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- TĐ: Kính phục trước cảnh đẹp hoàn mĩ của nhân dân Căm –pu –chia. 
II. Đồ dùng dạy học .
- ảnh khu đền Ăng- co- vát trong sgk .
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.. ổn định tổ chức : (2’)
B. Kiểm tra bài cũ : (2’)
- Đọc thuộc lòng bài thơ : Dòng sông mặc áo , nêu nội dung bài thơ 
- Nhận xét cho điểm .
C. Bài mới : (33’)
1. Giới thiệu bài : Ăng- co- vát là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của Căm- pu- chia . Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về công trình này .
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc .
- Hướng dẫn chia đoạn(mỗi lần xuống dòng là một đoạn ) 
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b.Tìm hiểu bài .
- Ăng- co- vát được xây ở đâu và từ bao giờ ?
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
- Khu đền chính được xây kì công như thế nào ?
- Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
- Nêu nội dung bài văn .
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Gv hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn “Lúc hoàng hôn  từ các ngách .”
- Nhận xét tuyên duơng .
3. Củng cố dặn dò : (3’)
- Nêu lại nội dung bài văn .
- Nhận xét giờ học: ý thức học tập của học sinh 
- Dặn về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau: Con chuồn chuồn nước 
- Hát – Kiểm tra sỹ số .
- 2 HS đọc và nêu nội dung bài thơ
- Học sinh lắng nghe 
-1 hs đọc toàn bài .
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn 2- 3 lượt kết hợp luyện phát âm và giải nghĩa từ .
- HS luyện đọc theo cặp .
- 1-2 hs đọc cả bài .
- HS theo dõi gv đọc .
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi .
- Được xậy ở Căm- pu- chia từ đầu thế kỷ thứ XII .
- Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn , ba tầng hành lang dài gần 1500m . Có 398 gian phòng .
- Những cây tháp lớn được xây dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn . Những bức tường buồng nhẵn 
Ăng-co- vát thật huy hoàng : ánh sáng chiếu dọi vào bóng tối Những ngọn tháp cao vút Ngôi đền với những thềm đá rêu phong càng trở ên uy nghi khi đàn rơI bay toả ra từ các ngách . 
- Ca ngợi Ăng – co – vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam – pu – chia 
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn và nêu cách đọc .
- HS luyện đọc diễn cảm 
- Thi đọc diễn cảm .
- Ca ngợi Ăng-co- vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Căm- pu- chia .
Tiết 3. Toán .
 $ 151: Thực hành (tiếp theo)
I.Mục tiêu .
Giúp học sinh:
- KT: Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước ) một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước .
- KN: Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ và vận dung thực hành đo, vễ hình. 
- TĐ: Trú ý học tập, vận dụng vào thực tiễn hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học .
 - Thước có vạch thẳng có chia xăng- ti- mét .
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức : (2’)
B. Kiểm tra bài cũ : (2')
- Kiểm tra bài làm ở nhà của hs .
- GV nhận xét 
C. Bài mới : (32’)
1. giới thiệu bài : Thực hành .
2.Nội dung
 a.Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ .
Bài toán : GV nêu 
- Hướng dẫn hs tính độ dài thu nhỏ .
- Hướng dẫn học sinh đổi: 20m= ........cm
- Hướng dẫn giải:
 - Vẽ độ dài đoạn thẳng AB trên bản đồ với tỉ lệ: 1 : 400? .
b. Thực hành .
Bài 1(159) : Cho hs nêu miệng 
- Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6 cm 
Bài 2 : Cho hs thực hành vẽ vào vở
- Yêu cầu học sinh xẽ hình 
 - Nhận xét chữa bài . 
3. Củng cố dặn dò : (2’)
- Nhận xét giờ học .
- Dặn về nhà làm bài tập trong vở bài tập .
- Chuẩn bị bài sau.Ôn tập về só tự nhiên 
- Hát đầu giờ.
- Học sinh mở VBT
- HS nêu lại bài toán .
 Đổi 20m = 2000cm 
 Bài giải:
Độ dài đoạn thẳng AB trên bản đồ là: 
 2000 : 400 = 5 (cm)
 - Học sinh vẽ đoạn thẳng vào vở. 
 Đổi 3m = 300 cm 
 Tính độ dài thu nhỏ :
 300 : 50 = 6 (cm)
- Học sinh thực hành vẽ 
- HS thực hành vẽ trên bảng .
 Đổi 8m = 800 cm 
 6m = 600cm 
Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ:
 800 : 200 = 4 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ :
 600 : 200 = 3 (cm)
- Vẽ hình CN có chiều dài 4cm, chiều rộng 3 cm 
- Làm BT trong vở bài tập 
Tiết 4. Chính tả (Nghe viết ).
 $ 31:Nghe lời chim nói .
I. Mục đích yêu cầu: 
- KN: Nghe viết đúng chính tả , biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ. 
- KT: Làm đúng bài tập phương ngữ (2) a/b, hoặc (3) a/b . BT do Giáo viên soạn. 
- TĐ: Giáo dục đức tính cẩn thận, viết đẹp, trình bày sậch sẽ. 
II. Đồ dùng dạy học .
 - 1 số tờ phiếu ghi nội dung bài tập 2a / 3a
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức : (2’)
B. Kiểm tra bài cũ : (2’)
- 2 hs đọc lại thông tin bài tập 3a, 1 em viết lại thông tin đó .
- Gv nhận xét 
C. Bài mới : (30’)
1. Giới thiệu bài : Gv nêu mục đích yêu cầu bài học và ghi tên bài 
2. Hướng dẫn nghe viết .
- GV đọc bài chính tả 1 lần 
- Nội dung bài thơ nói gì ?
- Tìm những từ ngữ dễ viết sai trong
 bài ?
- GV chữa nhận xét 
* Hướng dẫn viết vở .
- GV đọc cho hs viết bài .
- Đọc cho hs soát lỗi .
* Chấm chữa bài 
- Thu 1 số vở chấm và chữa 1 số lỗi cơ bản .
- Nhận xét bài viết .
3. Hướng dẫn làm bài tập .
Bài tập 2a( 125) : 
Cho hs nêu y/c của bài .
- Cho 3 hs làm trên phiếu .
- GV chữa bài tập 
Bài tập 3a (125): 
Cho hs nêu y/c của bài .
- Nhận xét chữa bài .
4. Củng cố dặn dò : (2’)
- Nhận xét giờ học .
- Dặn VN viết lại những tiếng đã viết sai trong bài .
- Chuẩn bị bài sau:Vương quốc vắng nụ cười.
- Hát đầu giờ .
- Học sinh thực hành 
- HS theo dõi sgk
- HS đọc thầm lại bài thơ
- Bầy chim nói về những cảnh đẹp , những đổi thay của đất nước.
- lắng nghe , nối mùa , ngỡ ngàng , thanh khiết , thiết tha 
- HS viết bảng con các từ ngữ trên .
- HS nêu tư thế ngồi viết và cách trình bầy bài 
- Viết bài vào vở .
- Đổi vở soát lỗi .
- Cả lớp làm vào vở.
a, trường hợp viết L : Là, lạch , lãi ,làm lam lảng , lãng ,
Trường hợp chỉ viết n : Này nãy , nắm , nắn, năm , nậm 
HS làm bài cá nhân .
- HS lên bảng điền .
a, Núi băng trôi – lớn nhất – Nam cực năm 1956- núi băng này 
Tiết 5: Đạo đức .
 $ 31: Bảo vệ môi trường (tiết 2 )
I.Mục tiêu .
- KT: Biết được cần thiết phải bảo vệ môi trường (BVMT) và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường. 
 - Nêu được việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT. 
- KN: Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và ở nơi công cộng phù hợp với khả năng. .
 - Đồng tình , ủng hộ, noi gương những người có ý thức giữ gìn , bảo vẹ môi trường , không đồng tình với những người không có ý thức bảo vệ môi trường .
- TĐ: Tuyên truyền mọi người xung quanh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II. Đồ dùng dạy học .
Phiếu bài tập .
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức : (2’)
B. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Vì sao phải tôn trọng người lao động ?
- Nêu bài học 
- Gv nhận xét 
C. Bài mới : (28’)
1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ tự bày tỏ ý kiến của mình về ý thức tham gia bảo vệ môi trường. 
2. Hướng dẫn thực hành .
* Hoạt động 1 : Bài 2( 44):Tập làm nhà tiên tri 
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập 
- Chia lớp làm 2 nhóm 
- Nhận xét tuyên dương .
*Hoạt động 2 : Bài tập 3(45):Bày tỏ ý kiến của em .
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2
* Hoạt động 3 : Bài 4(45):Xử lí tình huống .
- Cho các nhóm thảo luận .
- Cho các nhóm tham gia trò chơi “ tình nguyện xanh ”: Tìm hiểu tình hình môi trường , những hoạt động bảo vệ môi trường .
3. Củng cố dặn dò : (4’)
- Em hãy kể một số việc mà em đã làm để bảo vệ môi trường 
- Nhận xét giờ học .
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập 
Hát đầu giờ .
HS nêu 2 em 
*Các nhóm thảo luận tình huống và trình bày .
+ Các loại tôm cá bị tiêu diệt ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người .
+ Thực phẩm không an toàn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước .
+ gây ra hạn hán , lũ lụt , hoả hoạn , xói mòn sạt núi , giảm lượng nước ngầm 
+ Làm ô nhiễm nguồn nước .
+ Ô nhiễm không khí .
* HS làm việc theo cặp .
- HS trình bày ý kiến .
- Học sinh nêu yêu cầu nội dung bài tập 
+ Các ý kiến tán thành : c,d,e,
 +Không tán thành : a,b 
- Nêu cách xử lí .
a, Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than xang chỗ khác .
b, Đề nghị giảm âm thanh .
c, Tham gia thu nhặt phế liệu dọn sạch đường phố . 
- Hs chơi trò chơi .
- Học sinh nêu 
 Ngày soạn: 12 / 4 / 2010.
 Ngày dạy:Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
Tiết 1 : Thể dục
$ 59: Môn thể thao tự chọn 
I, Mục tiêu:
- KN : Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu theo nhóm 2 người. - thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị ngắm đích – ném bóng. 
- Thực hiện động tác nhảy dây kiểu chân trớc chân sau. 
- KT : Biết cách chơi và tham gia chơi được một số trò chơi.
- TĐ : Yêu thích môn học, tích cực tập luyện.
II, Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị dây nhảy, cầu.
III, Nội dung, phương pháp.
 Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức
1, Phần mở đầu:
- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Tổ chức cho hs khởi động xoay các khớp cổ chân và tay, chạy nhẹ ... ói thành phố Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung ?
c, Hoạt động 2.Đà Nẵng – Thành phố công nghiệp .
Cho Hs thảo luận cặp đôi 
- Kể tên các hàng hoá được đưa đến thành phố Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đi nơi khác ? 
- Hàng hoá đưa đến thành phố Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của nghành nào ? 
- Sản phẩm chở đi nơi khác chủ yếu là sản phẩm công nghiệp hay nguyên vật liệu ?
- Hãy nêu một số nghành sản xuất của Đà Nẵng ?
d, Hoạt động 3: Điểm du lịch .
- Đà Nẵng có điều kiện dể phát triển điểm du lịch không ? vì sao ?
- Những nơi nào của Đà Nẵng thu hút khách du lịch ?
- Nhận xét và rút ra két luận .
4, Củng cố – Dặn dò : (4’)
- Hs nêu ghi nhớ của bài .
- Về nhà chuẩn bị bài sau .
- Hát 
- Có hai mùa : mùa mưa và mùa khô
- Nằm ở phía Nam của đèo Hải Vân .
- Nằm ben sông Hàn và vịnh Đà Nẵng , bán đảo Sơn Trà .
- Nằm giáp các tỉnh : Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam .
- Hs lên bảng chỉ .
- Đường biển , đường thuỷ , đường bộ, đườg sắt 
- Những đầu mối giao thông quan trọng : Cảng Tiên Sa , Cảng sông Hàn ,Quốc lộ số 1,đường tàu thống nhất Bắc Nam .sân bay Đà Nẵng .
- Vì thành phố là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến 
- Hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng : ô tô thiết bị máy móc , quần áo , đồ dùng sinh hoạt 
- Từ Đà Nẵng : Vật liệu xây dựng , vải may quần áo , cá tôm đông lạnh ..
- Chủ yếu là các nguyên vật liệu 
- Khai thác đá , khai thác tôm cá , và dệt ..
-  có điều kiện để phát triển du lịch vì nằm sát biển , có nhiều bãi biển đẹp , nhiều cảnh đẹp ,..
- chùa Non Nước , bãi biển , núi Ngũ Hành Sơn , bảo tàng Chăm ..
- Nêu ghi nhớ sgk
Tiết 2. Toán .
 Ôn tập về số tự nhiên 
I. Mục tiêu .
- KT: Ôn tập về dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 và giải các bài toán có liên quan đến chia hết cho các số trên .
- KN: Vận dụng thành thạo đấu hiệu chia hết cho:2,3,5 và 9 vào giải bài tập 
- TĐ: Ôn tập nghiêm túc, tích cực giải bài tập . 
II. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra vở bài tập của hs .
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh. 
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài tập 1: Cho hs nêu miệng .
- Nhận xét .
Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào chỗ trống.
- Nhận xét chữa bài .
Bài 3: Cho hs nêu y/c của bài .
- Nhận xét chữa bài .
Bài 5: GV ra đề 
 3. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét giờ học .
- Dặn về nhà làm bài tập .
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính.
- Học sinh mở VBT
- Học sinh lắng nghe 
- Số chia hết cho 2 : 7362 , 2640
- Số chia hết cho 5 : 605 , 2640 
- Số chia hết cho 3 : 7362 
- Số chia hết cho 9 : 7362 
- HS nhắc lại 
- HS đọc đề nêu yêu cầu làm vào vở.
252 chia hết cho 3 .
108 chia hết cho 9 
920 chia hết cho 2 và 5 
255 chia hết cho 5 và 3 
- Học sinh đọc đề nêu yêu cầu 
- Làm bảng lớp bảng con 
Là số:520; 
Tiết 3. Luyện từ và câu .
Ôn tập
Thêm trang ngữ chỉ nơi chốn cho câu .
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơI chốn trong câu .
 - Nhận diện trạng ngữ chỉ nơi chốn .
II. Đồ dùng dạy học .
Giấy khổ to ghi nội dung bài tập 1 phần nhận xét .
III. Các hoạt động dạy học .
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Tìm trạng như trong câu sau :
Buổi sáng, chim hót véo von .
2 . Hướng dẫn ôn tập:
a, Giới thiệu bài : Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn .
b, Phần nhận xét .
- Cho hs nêu y/c bài tập .
- Tìm CN , VN trong câu ?
- Đặt câu hỏi cho các trạng ngữ ?
* Ghi nhớ : SGK 
d. Luyện tập .
Bài 3 : Cho hs nêu y/c của bài .
4. Củng cố dặn dò : (2’)
- Nhận xét giừ học .
- Dặn VN hoàn thành bài tập trong vở bài tập 
-1 em nêu .
-HS nêu y/c của bài 
- HS lên bảng làm trên phiếu 
+ Trước nhà , mấy cây hoa giấy/ nở tưng bừng .
+ Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan , trên mặt đường nhựa /vương vãi khắp thủ đô .
- Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu ?
- Hoa sấu nở vương vãi ở đâu ?
- HS nêu ghi nhớ sgk 
- HS nêu miệng 
- HS làm bài vào vở 
- 1 số em trình bày bài của mình .
- Lớp nhận xét .
Ngày soạn: 15 / 4 / 2010.
Ngày dạy:Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
Tiết 1. Tập Làm văn .
$62:Luyện tập xây dựng đoạn văn
 miêu tả con vật .
I. Mục đích yêu cầu:
- KT: Nhận biết được đoạn văn và từng ý chính trong bài văn tả con chuồn chuồn nước: (BT1)
- KN: Biết sắp xếp các câu văn cho thành một đoạn văn (BT2) .Bước đầu viết được đoạn văn theo câu mở đầu cho trước. 
- TĐ: Có hứng thú học tập bộ môn, yêu quí các con vật nuôi trong nhà. 
II. Các hoạt động dạy học . 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức : (2’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- HS đọc đoạn vă viết ở nhà giờ trước 
3. Bài mới : (30’)
a, Giới thiệu bài : 
b, Hướng dẫn luyện tập .
Bài tập 1 : 
- Y/c hs đọc bài con chuồn chuồn nước .
+ Bài chia làm mấy đoạn ?
nêu ý từng đoạn. 
Bài tập 2 : Cho hs nêu y/c của bài .
- GV mở bảng phụ viết sẵn 3 câu văn mời hs đánh thứ tự .
Bài tập 3 : Cho hs nêu y/c của bài .
- Nhận xét chữa bài .
4. Củng cố dặn dò : (2’)
- Nhận xét giờ học .
- Hướng dẫn học ở nhà .
- Hát .
2em đọc .
- 2 đoạn .
Đoan 1: Từ đầu phân vân .
- Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu 1 chỗ .
- Đoạn 2 : Còn lại .
- Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh , kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên .
- HS làm bài cá nhân sau đó trình bày bài .
- Con chim gáy hiền lành béo nục . đôi mắt nâu trầm đeo vòng cườm đẹp .
- HS làm bài .
- Đọc đoạn văn của mình vừa làm .
 Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp . Chú có thân hình trắc nịch . Bộ lông màu vàng đỏ óng 
ánh . Nổi bật nhất là cái đầu có chiếc mào đỏ rực .
Tiết 2 . Âm nhạc :
Ôn tập 2 bài TĐN số 7 và số 8
Giáo viên chuyên dạy: Phạm Thị Ngân
Tiết 3. Toán .
$ 155: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên .
I. Mục tiêu .
- KT: Biết đặt tính và thực hiện cộng trừ các số tự nhiên
- KN: Vận dụngcác tính chất của phép cộng để tính thuận tiện. 
 - Giải toán có liên quan đến phép cộng, phép trừ . 
- TĐ: Có ý thức ôn tập và tiếp thu KT môn toán. 
II. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức : (2’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Những số như thế nào thì chia hết cho 2 , 3, 5, 9 ?
3. Dạy bài mới : (30’)
a, Giới thiệu bài : Ôn tập các phép tính với số tự nhiên .
b. Hướng dẫn luyện tập .
Bài 1 : Đặt tính rồi tính .
- Cho hs nhận xét chữa bài .
Bài 2: Tìm x 
- Cho hs làm vào vở 
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
Nhận xét chữa bài.
Bài 4. Cho hs nêu y/c của bài .
- Hướng dẫn hs phân tích đề và tóm tắt .
- Nhận xét chữa bài .
4. Củng cố dặn dò : (2’)
- Nhận xét giờ học .
- Dặn VN làm bài tập .
- Hát .
HS nêu .
- HS làm vào vở . 2 hs lên bảng .
 6195 47836 10592
 +2785 + 5409 +27943
 8980 53245 38535
 5342 29041 80200
- 4185 - 5987 - 19194
 1157 23054 61006
 Hai HS lên bảng làm bài
x + 126 = 480 x – 209 = 435
x = 480 – 126 x = 435+209
 x = 354 x = 644
- HS làm vào vở .
a, 1268 + 99 + 501 = 1268 + ( 99+ 501)
 = 1268 + 600
 = 1868
b, 87 + 94 + 13 + 6 =(87+ 13 ) + (94 + 6)
 = 100 + 100 = 200
- HS lên bảng giải .Cả lớp làm vào vở .
 Bài giải .
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp 
 1475 – 184 = 1291 (quyển )
Cả 2 trường quyên góp được số vở là :
 1475 + 1291 = 2776 (quyển )
 Đáp số : 2776 quyển .
Tiết 4. Khoa học .
$ 62:Động vật cần gì để sống .
I. Mục đích yêu cầu: 
- KT: Sau bài học hs biết :
 + Cách làm thí nghiệm để chứng minh vai trò của nước thức ăn , không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật .
- KN: Nêu những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật sống và phát triển bình thường như: Nước, thức ăn, không khí, ánh sáng. 
- TĐ: Say mê nghiên cứu khoa học và áp dụng vào trong đời sống thường ngày. 
II. Đồ dùng dạy học .
Phiếu học tập .
DK: Nhóm, cá nhân. 
III. Các hoạt động dạy học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức : (2’)
B. Kiểm tra bài cũ : (2’)
- Thực vật lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì ?
- GV nhận xét.
C. Bài mới : (28’)
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu bài học và ghi tên bài.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1 : Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống .
+ Mục tiêu : Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước , thức ăn , không khí .
+ Cách tiến hành :
- Cho hs làm thí nghiệm 
STT
1 
2
3.
4.
Điều kiện cung cấp
- ánh sáng, nước , không khí 
- ánh sáng , k2 , thức ăn 
- ánh sáng nước , thức ăn 
- Nước không khí , thức ăn 
ĐK thiếu 
 -Thức ăn 
 -Nước 
 - Không khí 
 - ánh sáng 
* Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm 
- GV phát phiếu bài tập 
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm .
- GV hướng dẫn HSKT tham gia cùng thảo luận nhóm 
- Những con chuột trong hộp như thế nào ? 
- Hát đầu giờ .
HS nêu 2 em 
- Học sinh lắng nghe 
- Làm thí nghiệm chứng minh cây cần gì để sống ?
- HS thảo luận nhóm 
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
* HS thảo luận dự đoán con chuột trong hộp 
Kết quả thử dự đoán 
Cơ sở thí nghiệm 
Điều kiện được cung cấp 
Điều kiện thiếu 
Dự đoán kết quả .
 1 
 2 
 3
 4 
ánh sáng , nước , không khí 
- ánh sáng , không khí , thức ăn 
- ánh sáng , nước , k2 Thức ăn .
- ánh sáng , nước , thức ăn 
Thức ăn 
- Nước 
- Không khí 
- Chết sau con chuột hình 2 , hình 4.
- Chết sau con chuột của hình 4 .
- Sống bình thường .
- Chết đầu tiên .
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận .
GV nhận xét và chốt nội dung 
Yêu cầu học sinh đọc phần đều bạn cần biết 
3. Củng cố dặn dò : (2’)
 - Nhận xét giờ học .
- Làm bài tập trong vở bài tập 
- Chuẩn bị bài sau: Bài 63: Động vật cần gì để sống.
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 31
1. Đánh giá lại các hoạt động tuần qua:
a. Học tập: 
- Các em có ý thức chuẩn bị bài
- Hăng hái phát biểu, xây dựng bài
-Trong giờ một số em chưa chú ý nghe giảng
- Tỷ lệ chuyên cần cao, truy bài tơng đối tốt
- Ra vào lớp đúng giờ, tình trạng học sinh đi học muộn không còn
- Duy trì tốt các nền nếp .
b. Thể dục
- Ra xếp hàng tập thể dục tương đối tốt
- Một số em tập chưa nghiêm túc:
- Tập bài múa mới còn lộn xộn
c. Vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân vào tập thể còn nhắc nhở nhiều.
2. Kế hoạch tuần 32:
- Đi học đầy đủ, duy trì tốt tỷ lệ chuyên cần
- Rèn chữ vào các buổi chiều 
- Kiểm tra lại đồ dùng học tập
- ăn mặc sạch sẽ gọn gàng.
- Tập thể dục đều đẹp .
3. Hoạt động tập thể:
Cho học sinh chơi một số trò chơi.
Chuẩn bị tốt bài thể dục và múa theo nhạc.
Học sinh điều khiển và hát một số bài hát trong chương trình tiểu học đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T 31 CKTKN MT.doc