Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột hay)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột hay)

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

 - Đọc, viết số tự nhiên trong hệ thập phân.

 - Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.

2. Kĩ năng:

 -Nắm được hàng và lớp; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.

3. Thái độ:

 - GDHS: Học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học

 - GV: phiếu

 - HS: SGK + VBT

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày18 tháng 4 năm2011
Tập đọc
Tiết 61 ĂNG - CO VÁT
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ : kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kì thú, muỗm, thâm nghiêm
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng - co -vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam - pu – chia. (HS trả lời các câu hỏi trong SGK)
 2. Kĩ năng:
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : Ăng-co-vát; Cam - pu - chia 
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục. 
3. Thái độ:
 - Gd HS yêu thích, giữ gìn và bảo vệ các công trình kiến trúc, điêu khắc của quê hương, đất nước và trên thế giới.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ ghi nd.
 - HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: 
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1: Luyện đọc
- HS đọc tiếp nối 3 đoạn (xem mỗi lần xuống dũng là một đoạn)
-Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài 3 lượt. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Chú ý câu dài.
-Gọi HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của các từ khó.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b)Tìm hiểu bài
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 câu chuyện trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Ăng - co - vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?
- Nội dung đoạn 1 nói lên điều gì ?
ý 1: Giới thiệu về vị trí và thời gian ra đời của ngôi đền Ăng - co - vát.
Từ ngữ: kiến trúc, điêu khắc.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 
+ Khu đền chính đồ sộ như thế nào ? 
+ Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì?
* ý 2:Miêu tả về kiến trúc kì công của khu đền chính ăng - co - vát.
Từ ngữ: kì thú, muỗm
-Yêu cầu 1HS đọc đoạn 3 ,
+ Phong cảnh khu đền lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ?
ý 3: Miêu tả vẻ đẹp huy hoàng của đền Ăng - co – vát
Từ ngữ: thốt nốt, cổ kính, thâm nghiêm, uy nghi.
c) Đọc diễn cảm.
-Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3
+Đọc mẫu.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Tổ chức cho HS thi đọc.
+Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò
Về học bài chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng. thực hiện theo yêu cầu của GV
1HS đọc bài
-3HS đọc nối tiếp 
-1 HS đọc thành tiếng phần chú giải. Cả lớp đọc thầm.
-2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm tiếp nối từng đoạn.
-2 HS đọc toàn bài.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
- lớp đọc thầm . 
- Tiếp nối phát biểu : 
- Ăng - co - vát được xây dựng ở đất nước Cam - pu - chia từ thế kỉ thứ mười hai .
- Giới thiệu về vị trí và thời gian ra đời của ngôi đền Ăng - co - vát.
+ lớp đọc thầm . 
- Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng.
- Khu đền chính được kiến trúc với những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và được bọc ngoài bằng đá nhẵn ...
 - Miêu tả về kiến trúc kì công của khu đền chính ăng - co - vát.
- lớp đọc thầm bài - HS thảo luận nhóm và cử đại diện báo cáo :
- Vào hoàng hôn Ăng - co - vát thật huy hoàng: ánh sáng chiếu soi vào bóng tối của đền ...
+ Miêu tả vẻ đẹp huy hoàng của đền Ăng - co – vát
- 3 HS tiếp nối nhau đọc
Theo dõi GV đọc mẫu.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
-3-5 HS thi đọc.
Toán Tiết 151 ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Đọc, viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
 - Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
2. Kĩ năng:
 -Nắm được hàng và lớp; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
3. Thái độ:
 - GDHS: Học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: phiếu
 - HS: SGK + VBT
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 em giải lại bài 1, 2 trang 159
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: 
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập: 
GV treo bảng phụ lên bảng, gọi 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS chữa bài
* Lưu ý: Khi viết số phải phân lớp và khi đọc các hàng là chữ số 0
- GV ghi bài mẫu lên bảng và giải thích:
1763 = 1000 + 700 + 60 + 3
- Yêu cầu tự làm bài
- Nhận xét và ghi điểm
 - Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập 3a
- Gọi một số em trình bày miệng từng số
- Yêu cầu làm bài 3b vào vở (Hướng dẫn kẻ ô để trình bày bài giải)
- GV vẽ tia số lên bảng.
- Nêu từng câu hỏi của bài tập 4 để HS trả lời
- GV kết luận.
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu tự làm bài
- Gọi HS dán phiếu lên bảng, gọi lớp nhận xét
- Gợi ý để HS thấy: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. Hai số chẵn (lẻ) liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò
Về học bài chuẩn bị bài sau.
- 2 em lên bảng.
Bài 1 :
- 1 em nêu.
- 1 em lên bảng, lớp làm VBT.
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2 : HS KHá
- HS quan sát, nắm cách giải.
- HS làm vở nháp, 2 em làm trên phiếu.
Bài 3:
- 1 em đọc.
- HS làm miệng.
- HS làm vở 1 em lên bảng.
Bài 4:
- Quan sát
- 3 em trả lời.
- Lớp nhận xét.
Bài 5: HS KG
- 1 em đọc.
- HS làm nháp, phát phiếu cho 3 em.
- HS trình bày, lớp nhận xét.
- Lắng nghe
Đạo đức Tiết 31 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (TIẾT 2)
 I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 -Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường . 
2. Kĩ năng:
 -Biết được cần thết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường
3. Thái độ:
 - GDHS: Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Thẻ
 - HS: SGK + VBT
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
+Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
-Nêu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương em?
-GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: 
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1: Tập làm “Nhà tiên tri” (BT2,SGK)
-GV chia lớp thành 6 nhóm, mời các nhóm lên nhận phiếu giao việc (mỗi nhóm thảo luận và tìm cách giải quyết một tình huống trong bài tập 2)
-Mời các nhóm lên trình bày kết quả làm việc.
-GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và đưa ra kết quả đúng: 
b, Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em (BT3 SGK)
-Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
-Mời một số HS lên trình bày ý kiến của mình.
-GV kết luận về ý kiến đúng:
+ Tán thành (a),(c),(d),(g)
+Không tán thành( b)
c, Hoạt động 3: Xử lí tình huống(BT4 SGK)
-GV chia lớp thành 6 nhóm
+Nhóm 1+2 thảo luận tình huống (a)
+Nhóm 3+4 thảo luận tình huống (b)
+Nhóm 5+6 thảo luận tình huống (c)
-Gọi các nhóm lên trình bày kết quả
-GV nhận xét cách xử lí của từng nhóm.
d, Hoạt động 4:Dự án “Tình nguyện xanh”
-GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+Nhóm 1:Tìm hiểu về tình hình môi trường ở thôn em ở, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết
+Nhóm 2: tương tự đói với môi trường trườnghọc.
+Nhóm 2: tương tự đói với m”i trường lớp học.
-GV nhận kết quả làm việc của từng nhóm.
3. Củng cố 
-GV nhắc lại tác hại của việc làmô nhiễm môi trường
-Mời HS đọc ghi nhớ trongSGK.
- Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò
-Dặn HS tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
-HS trả lời.
-Các nhóm lên nhận tình huống và thảo luận và tìm cách giải quyết tình huống
-Từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc.Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến. 
-HS thảo luận theo cặp.
-Một số HS lên trình bày ý kiến của mình (dùng thẻ).
-HS lắng nghe.
-Các nhóm lên nhận nhiệm vụ ,thảo luận và tìm cách giải quyết tình huống
-Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả:
a) Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác.
b) Đề nghị giảm âm thanh.
c) Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng
-Từng nhóm thảo luận.
-Từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc.Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
-HSlắng nghe.
-2HSđọc.
Khoa học
Tiết 61 TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí-các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô- xi, chất khoáng khác,...
2. Kĩ năng:
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ. Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
3. Thái độ:
 - Gd HS luôn giữ môi trường sạch, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng nhóm( phiếu).
 - HS: SGK + VBT
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật?
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: 
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a. Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật.
+ Kể tên những gì được vẽ trong hình 
+ Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh.
+ Phát hiện yếu tố thiếu để bổ sung 
- Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Quá trình trên được gọi là gì?
* Kết luận 
Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các - bô-níc, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí các-bô-níc, chất khoáng khác... quá trình trên gọi là QT trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.
b. Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật 
- GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
- Nhận xét cách trả lời của HS 
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò
Về học bài chuẩn bị bài sau. 
- Chuẩn bị tiết sau: Động vật cần gì để sống ?
- HS lên bảng nêu
- HS hoạt động theo cặp
- HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng với bạn.
- Lấy: các chất khoáng, nước, ...Thải 
- HS trả lời 
- Quá trình trao đổi chất ở thực vật
- HS lắng nghe
- HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
- Nhóm trưởng điều khiển 
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
- HS về nhà thực hiện
Chính tả (Nghe – viết)
Tiết 31 NGHE LỜI CHIM NÓI
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 -Nghe – viết đúng bài chính tả; biết rình bày các dòng thơ, khổ thơ 5 chữ; bài viết sai không quá 5 lỗi. 
  ...  là:
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển
Lịch sử
Tiết 31 NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Nêu một vài nét chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị:
 + Các vua quan nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tề tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước. Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc...)
 + Ban hành Bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.
2. Kĩ năng:
 - Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn: Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị đổ, Nguyễn ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế) 
3. Thái độ:
 - Gd HS yêu thích tìm hiểu lịch sử thời nhà Nguyễn.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Một số điều luật của bộ luật Gia Long.
 - HS: SGK + VBT
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế và văn hoá, giáo dục của vua Quang Trung
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: 
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi :
+ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV nói về sự tàn sát của Nguyễn Ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn
- GV thông báo: Nguyễn Ánh lấy niên hiệu Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến 1858 trải qua 4 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức
b, Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
+ Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình ?
+ Quân đội của nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào?
- GV kết luận.
- Gọi HS đọc Ghi nhớ
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò
Về học bài chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị bài sau: Kinh thành Huế
- 2 HS trình bày
– Sau khi vua Quang Trung mất, Nguyễn Ánh đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn. Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng đế.
- Nhóm 4 em
- Đại diện nhóm trình bày.
– Không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng. 
– Gổm nhiều thứ quân, ở kinh đô cũng như ở các nơi đều xây dựng thành trì vững chắc.
- 2 em đọc.
- Lắng nghe
Địa lí:
Tiết 31 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
Vị trí ven biển, đồng bằng ven biển duyên hải miền Trung.
Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
 Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
2. Kĩ năng:
Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên lược đồ. ( bản đồ).
3. Thái độ:
 - GDHS: Học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Một số ảnh về thành phố Đà Nẵng. Lược đồ hình 1 bài 24
 - HS: SGK + VBT
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- TP Huế thuộc tỉnh nào? Nêu tên dòng sông chảy qua TP Huế.
- Vì sao Huế được gọi là TP du lịch?
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới: 	
2.1 Giới thiệu bài: 
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1: Đà Nẵng - thành phố cảng.
Làm việc theo nhóm đôi:
-Yêu cầu HS quan sát lược đồ và nêu được 
+ Vị trí của TP Đà Nẵng
+ Tìm cảng sông và cảng biển của TP Đà Nẵng.
- Cho HS nhận xét tàu đỗ ở cảng Tiên Sa
- GV khái quát nội dung chính.
b, Hoạt động 2: Đà Nẵng - trung tâm công nghiệp.
HS làm việc theo nhóm 4 :
- Cho các nhóm dựa vào bảng kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng để trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên một số ngành SX của Đà Nẵng ?
- Yêu cầu HS nêu lí do Đà Nẵng sản xuất được một số mặt hàng vừa cung cấp cho địa phương, vừa cung cấp được cho các tỉnh khác hoặc xuất khẩu
c, Hoạt động 3: Đà Nẵng - điểm du lịch.
HS làm việc cá nhân
- Cho HS đọc đoạn văn SGK và kết hợp với hiểu biết của mình, kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng.
 - Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch ?
3. Củng cố 
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS chỉ vị trí thành phố Đà Nẵng trên bản đồ hành chính Việt Nam
- Nhận xét tiết học
4. Dặn dò :
Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trình bày
- HS quan sát lược đồ, thảo luận, phát biểu.
– Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà
– Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa và cảng sông Hàn gần nhau
– tàu lớn hiện đại
Nhóm 4 em thảo luận, đại diện nhóm trình bày
– Sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, chế biến thực phẩm, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng
- HS kể tên: Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm, Bà Nà,...
– Đà Nẵng nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thụân lợi cho du khách nghỉ ngơi, là đầu mối giao thông thuận lợi, có bảo tàng Chăm,...
- 2 HS đọc.
Thứ sáu ngày22 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 62 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1)
 - Biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (BT2); bước đầu viết một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3)
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng viết văn cho hs.
3. Thái độ:
 - GDHS: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh minh hoạ một số loại con. Tranh ảnh vẽ con gà trống.
 - HS: SGK + VBT
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2-3 HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích ( BT 3 / tiết trước).
- Nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới: 	
2.1 Giới thiệu bài: 
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động1:Hướng dẫn làm bài tập: 
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
-Yêu cầu đọc thầm bài Con chuồn chuồn nuớc xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn. 
-Gọi HS phát biểu ý kiến . Lớp nhận xét, theo dõi, bổ sung .
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
-Yêu cầu làm việc theo cặp 
-Gợi ý HS cách sắp xếp câu theo trình tự hợp lí khi miêu tả. Đánh số 1, 2, 3 để liên kết các câu theo thứ tự thành đoạn văn. 
-Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng:
-Nêu yêu cầu. 
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-GV lưu ý HS: 
-Gọi một số HS đọc bài làm. 
-Nhận xét. Sửa lỗi dùng từ, đặt câu. Ghi điểm 
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò
Về học bài chuẩn bị bài sau. Hoàn thành tiếp đoạn văn, viết vào vở. 
-2-3 HS đọc, lớp nhận xét.
Bài 1: 
-1 HS đọc. lớp đọc thầm.
-Hs suy nghĩ, làm bài cá nhân.
-HS phát biểu ý kiến,lớp nhận xét bổ sung.
Đoạn 1: “Ôi chao! đang còn phân vân”. ý chính: Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc ở một chỗ
Đoạn 2: “Rồi đột nhiên  cao vút”. ý chính: Tả chú chuồn chuồn nước lúc cất cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn
Bài 2: 
-1 HSđọc, lớp đọc thầm.
-HS trao đổi theo cặp.
-3-4 em đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh, lớp nhận xét.
Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lóng lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp
Bài 3:
-Nêu yêu cầu và làm bài vào vở 
-5- 6 HS đọc bài làm, các HS khác nhận xét.
Luyện Tiếng Việt: 
Luyện viết :ĂNG - CO VÁT
I.Mục tiêu.
 - Rèn kĩ năng viết đúng tốc độ , đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
 - Trình bày bài đẹp, sạch sẽ. 
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng con, mẫu chữ 31
 - HS: VLV.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng viết một số chữ dễ viết sai.
- Nhận xét, chữa lỗi cho HS
2. Bài mới: 	
2.1 Giới thiệu bài: 
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện viết
 - Gọi HS đọc đoạn viết
- Yêu cầu HS nêu từ khó viết
 - Đọc cho HS viết vào bảng con 
- Theo dõi sửa cho HS
* Viết bài
- Đọc bài cho HS viết
- Đọc chậm cho HS soát lỗi
*Chấm chữa :
- Chấm 1/ 3 số bài, nhận xét
- Yêu cầu HS sửa những lỗi viết sai.
b, Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa
- Treo mẫu chữ 31, yêu cầu HS quan sát mẫu chữ.
- Gv theo dõi HS viết, sửa cho HS
- Yêu cầu HS viết vào vở
- Nhận xét cách viết của HS
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tập viết chữ hoa cho đúng mẫu.
- 3 HS lên bảng viết
- Cả lớp viết vào nháp
- 2HS đọc đoạn viết. 
- Lớp theo dõi tìm từ dễ viết sai.
- Viết bảng con những từ dễ lẫn
- Nghe, viết bài vào vở
- Đổi vở soat lỗi theo cặp, nhận xét bài của bạn
- Tự sửa lỗi
- Quan sát mẫu chữ hoa liên quan đến bài viết, nêu quy trình viết, độ cao, độ rộng, điểm đặt bút
- Viết vào bảng con 
- Viết vào vở sau khi GV đã sửa lỗi.
Sinh hoạt lớp:
SINH HOẠT TUẦN 31
I. Mục tiêu :
 - Đánh giá các hoạt động tuần qua. 
 - Triển khai kế hoạch tuần đến .
II. Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua
1. Đạo đức: Phần đa các em ngoan, lễ phép với người trên , hoà nhã đoàn kết với bạn bè.
Song bên cạnh đó còn một số ít em chưa thực sự tuân theo nội quy của lớp
 2.Học tập:
 - Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học có lý do.
Có đủ đồ dùng sách vở, học bài và làm bài khá đầy đủ, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kién xây dựng bài.
 -Tuyên dương:
 3.Văn thể mĩ:
 - Hát đầu giờ đều, sôi nổi.
 - Vệ sinh chung và riêng sạch sẽ.
 -Thực hiện tốt nề nếp của Đội đề ra
 - Thực hiện tốt An toàn giao thông và các tệ nạn xã hội
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. 
- GV nhận xét chung.
- Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc
HĐ2: Nhiệm vụ tuần tới
- Đạo đức: Giáo dục Hs theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần, không ăn quà vặt
 - Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.Học bài làm bài ở nhà. Thi đua học tốt chào mừng ngày 30- 4.
 - Chuẩn bị sách vở học cả ngày của một số bạn hs yếu.
 - Các công tác khác : thực hiện tốt. 
HĐ3: Sinh hoạt
- Ôn bài múa hát tập thể
- Thực hiện chuyên hiệu NTĐ
- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
Lớp trưởng và tổ trưởng kiểm tra
Hs lắng nghe và thực hiện.
- HĐ cả lớp
- BCH chi đội kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 31 CA NGAY.doc