Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Lê Khắc Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Lê Khắc Sơn

I. MỤC TIÊU:

- Biết đư¬ợc sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia BVMT.

- Nêu đư¬ợc những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.

- Tham gia BVMT ở nhà và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

* HS khá giỏi:

+ Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiệm môi tr¬ường và biết nhắc bạn bề, ng¬ười thân cùng thực hiện bảo vệ môi tr¬ường.

II. KĨ NĂNG SỐNG

1, Các kĩ năng được giáo dục:

 - Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.

 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường.

 - Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.

 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường

2, Các phương pháp dạy học:

- Đóng vai.

- Thảo luận.

- Dự án.

- Trình bày một phút.

III. ĐỒ DÙNG:

- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.

- Phiếu giáo viên

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Lê Khắc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Tuần 31
( Từ ngày 11 tháng 4 đến 15 tháng 4 năm 2011)
Thứ
Buổi
Môn
Bài dạy
2
Sáng
Chào cờ
Chào cờ đầu tuần
Tập đọc
Ăng-co Vát
Toán
Thực hành( TT)
Đạo đức
Bảo vệ môi trường
Chiều
Luyện Toán
Luyện tập
Luyện Toán
Luyện tập
Kể chuyện
KC được chứng kiến hoặc tham gia
Chính tả
Nghe-viết: Nghe lời chim nói
3
Chiều
Toán
Ôn tập về số tự nhiên
Tập đọc
Con chuồn chuồn nước
Luyện Tviệt
Luyện tập
HĐNGLL
Giáo dục an toàn giao thông
4
Chiều
Toán
Ôn tập về số tự nhiên (TT)
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ cho câu
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
LĐVS
Vệ sinh khang trang trường lớp
5
Chiều
Toán
Ôn tập về số tự nhiên (TT)
Luyện Toán
Luyện tập
SHCM
SHCM
6
Sáng
Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
Tập làm văn
LT xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
Sinh hoạt
Sinh hoạt cuối tuần
Thứ Hai ngày 11 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ 
Tiết 2: Tập đọc
ĂNG - CO VÁT
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Căm-pu-chia (trả lời được các câu hỏi SGK).
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo và trả lời câu hỏi ve nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài 3 lượt. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Chú ý câu dài.
- Gọi HS đọc phần chú giải 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Ăng-co vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
+ Lúc hoàng hôn, phong cảnh khu đền có gì đẹp?
- Giảng bài: Khu đền Ăng-co vát quay về hướng tây nên vào lúc hoàng hôn, ánh sáng mặt trời soi vào bóng tổi..
- Em hãy nêu ý chính của từng đoạn.
+ Bài Ăng –co vát cho ta thấy điều gì? 
- Ghi ý toàn bài lên bảng.
- Giảng bài: Đền Ăng-co Vat là một công trình xây dựng và điêu khắc theo kiểu mẫu mang tính nghệ thuật.
c. Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm §3.
+ Treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
3 . Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Con chuồn chuồn nước.
- 3 HS lên bảng. thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS nghe.
- HS đọc bài theo trình tự.
§1: Ăng-covát.. đầu thế kỉ XII
§2: Khu đền chính,,. Xây gạch vỡ.
§3: Toàn bộ khu đền từ các ngách.
- 1 HS đọc to phần chú giải. 
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc tham tiếp nối từng đoạn.
- 2 HS đọc toàn bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Ăng- covát được xây dựng ở Cam-pu-chia đầu thế kỉ XII
+ Vào lúc hoàng hôn đền thật huy hoàng
- HS nghe.
- Trao đổi và tiếp nối nhau trả lời
+ Đ1: Giới thiệu chung về khu đen
+ §2: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của đền, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu
- HS nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3-5 HS thi đọc.
Tiết 3: Toán
THỰC HÀNH (TT)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.
- Bài tập 1
II. ĐỒ DÙNG:
- Chuẩn bị giấy vẽ, thước thẳng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét chung ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
b. Vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ.
- Nêu ví dụ: SGK.
- Để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định được gì?
- Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ.
c. Luyện tập.
Bài 1: - HS nêu yêu cầu.
- Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng 5cm.
- Yêu cầu HS thực hành.
- Yêu cầu HS nêu chiều dài của bảng lớp.
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài của bảng lớp trên bản đồ.
- GV nhận xét sửa bài.
3. Củng cố dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài tập.
- 2HS lên bảng làm bài tập.
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nêu yêu cầu ví dụ.
- Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB.
- HS tính và báo cáo kết quả.
20 m = 2000 cm
Đoạn thẳng AB thu nhỏ là: 
2000 : 400 = 5 (cm)
- HS nhận xét.
- 1HS lên bảng vẽ, lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu:
- HS tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị chiều dài của bảng lớp.
Chiều dài của bảng lớp là 3m
Chiều dài của bảng thu nhỏ là
 300 : 50 = 6 cm
- HS nhận xét.
Tiết 4: Đạo đức
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG(TT)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia BVMT.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
- Tham gia BVMT ở nhà và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* HS khá giỏi:
+ Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiệm môi trường và biết nhắc bạn bề, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
II. KĨ NĂNG SỐNG
1, Các kĩ năng được giáo dục:
 - Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường.
 - Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường. 
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường
2, Các phương pháp dạy học:
- Đóng vai.
- Thảo luận.
- Dự án.
- Trình bày một phút.
III. ĐỒ DÙNG:
- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
- Phiếu giáo viên
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng nêu ghi nhớ tiết trước.
- Nhận xét chung ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
b. Hoạt động
HĐ1: Bày tỏ ý kiến
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi, bày tỏ ý kiến các ý kiến sau và giải thích vì sao.
1. Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư.
2. Trong cây gây rừng.
6. Dọn rác thải trên đường phố thường xuyên.
7. Làm ruộng bậc thang 
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- KL: bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống hôm nay và mai sau. Có rất nhiều cách bảo vệ môi trường như: Trong cây gây rừng, sử dụng tiết kiệm nguon tài nguyên.
HĐ2: Xử lí tình huống
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu thảo luận nhóm, xử lí các tình huống sau
1. Hàng xóm nhà em đặt bếp than tổ ong ở lối đi chung để đun nấu.
..
2. Lớp em tổ chức thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
KL: Bảo vệ môi trường phải là ý thức và trách nhiệm của mọi người, không loại trừ riêng ai.
HĐ3: Liên hệ .
H: Em biết gì về môi trường ở địa phương mình.
-Nhận xét.
-Giảng kiến thức mở rộng, liên hệ thực tế với môi trường ở địa phương đang sinh sống.
HĐ4: Vẽ tranh “Bảo vệ môi trường”
- GV yêu cầu mỗi HS vẽ 1 bức tranh có nội dung ve bảo vệ môi trường
- GV nhận xét, khen ngơị những HS về chính xác, hợp lí, khuýên khích những HS khác.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
3. Củng cố, dặn dị:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập vẽ lại tranh bảo vệ môi trường.
- 2HS lên bảng nêu.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- Tiến hành thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các cặp đôi trình bày ý kiến.
- Sai: Vì mùn cưa và tiếng ồn có thể gây bụi bẩn, ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ
- Đúng. Vì cây xanh sẽ quang hợp giúp cho không khí trong lành làm cho sức khoẻ con người được tốt.
- Đúng vì vừa giữ được mỹ quan thành phố, vừa giữ được cho môi trường sạch đẹp.
- Đúng. Vì điều đó tiết kiệm nước, tận dụng tối đa nguồn nước.
- HS dưới lớp nhận xét.
- 1-2 HS nhắc lại ý chính.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Em sẽ bảo với bố mẹ có ý kiến với bác hàng xóm. Vì làm như vậy, vừa làm mất mỹ quan
- Em sẽ tham gia tích cực và làm việc phù hợp với khả năng của mình.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời bằng việc quan sát ngay xung quanh ở địa phương mình.
- Nghe.
- HS tiến hành vẽ
- HS trình bày ý tưởng và ý nghĩa của các bức vẽ của mình.
- HS dưới lớp nhận xét.
 .........................................................................
Buổi chiều
Tiết 1 + 2: Luyện Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh về một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài 1: Chiều rộng của cái bàn là 1m. Hãy vẻ đoạn thẳng biểu thị chiều rộng của cái bàn trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50.
- GV hướng dẫn .
+ Đổi 1m ra cm.
+ Tính chiều rộng cái bàn trên bản đồ.
+ Vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều rộng cái bàn.
Bài 2: Một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài 10m và chiều rộng 6m. Hãy vẽ hình chữ nhật biểu thị phòng học đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 200.
- GV hướng dẫn tương tự bài tập 1.
Bài 3: (Dành cho HS khá giỏi).
Một thửa ruộng hình tam giác có độ dài các cạnh như sau: Cạnh thứ nhất dài 20m; cạnh thứ 2 dài 25m và cạnh thứ 3 dài 50m. Hãy vẽ hinmhf tam giác biểu thị thửa ruộng đó trên bản đồ có tỉ 
lệ 1 : 500.
3. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài , chuẩn bị bài sau.
- HS làm vào vở.
- Kết quả:
Giải:
 Đổi: 1m = 100cm
 Chiều rộng cái bàn trên bản đồ là:
 100 : 50 = 2 ( cm )
 Đáp số: 2 cm
- Kết quả: 
 10m = 1000cm.
 6m = 600cm.
 Chiều rộng căn phòng trên bản đồ.
 600 : 200 = 3 ( cm )
 Chiều dài căn phòng trên bản đồ.
 1000 : 200 = 5 ( cm )
 Vậy phải vẽ hình chữ nhật có chiều rộng 3cm và chiều dài 5cm.
- Kết quả:
20m = 2000cm
25m = 2500cm
50m = 5000cm
Cạnh thứ nhất.
 2000 : 500 = 4 ( cm )
 Cạnh thứ hai.
 2500 : 500 = 5 ( cm )
 Cạnh thứ ba.
 5000 : 500 = 10 ( cm )
Tiết 3: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
- Chọn được câu chuyện đã tham gia (hoặc chứng kiến) nói về một cuộc du lịch hay cắm trại, đi chơi xa,
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- GV có thể YCHS kể về một lần đi thăm họ hàng hoặc đi chơi cùng người thâ ... ..................................................................
Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN ( TIẾP THEO )
I. MỤC TIÊU:
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Bài tập 1, 2, 3
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập ở SGK.
Bài 1:
- GV yêu cầu HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết 2, 3, 5, 9.
- GV chốt lại ý đúng.
Bài 2:- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV chấm và chữa bài.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn : x là số chia hết cho 5 thì x có chữ số tận cùng là mấy và x phảI thỏa mãn điều kiện là số lẻ.
- GV chấm và chữa bài.
- Nếu còn thời gian HS khá giỏi làm bài 4,5.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết 2, 3, 5, 9.
- HS làm vào vở sau đó nêu miệng.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1HS giỏi làm mẫu câu a.
- Cả lớp làm phần còn lại vào vở.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
 ...............................................................
Tiết 2: Luyện Toán
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS ôn tập về:
+ Đọc , viết số trong hệ thập phân
+ Hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
+ Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài 1:
Viết vào chỗ trống:
Đọc số
Viết số
Số gồm có
Chín mươi tư nghìn hai trăm linh bốn
1 432 567
8chục triệu, 3trăm nghìn
Một trăm ba tư nghìn năm trăm bốn bảy
-GV hướng dẫn HS làm vào VBT.
-GV gắn bảng phụ kẻ sẵn BT1
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng:
278 342; 9 823; 24 105; 756 835 245
-Yêu cầu HS đọc nội dung BT2.
-Yêu cầu 1HS K-G làm mẫu.
-Yêu cầu HS làm vào bảng con: GV lần lượt đọc số – HS làm bài.
-GV chữa bài.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:
a. Bốn số tự nhiên liên tiếp:
.; 99; ..; 101
b. Bốn số chẵn liên tiếp:
.; ..; 298;.
c. Bốn số lẻ liên tiếp:
123;.;.;.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chấm và chữa bài.
Bài 4: (Dành cho HS K-G)
Cho bốn số: 317 014; 708 993; 641 758; 826 206
a. Lớp nghìn của các số trên gồm có các chữ số nào?
b. Lớp đơn vị của các số trên gồm có các chữ số nào?
c. Viết mỗi số trên thành tổng.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của số tự nhiên.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chấm và chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò:
-GV nhận xét giờ học
-HS nêu yêu cầu BT
-HS nối tiếp nêu.
-HS nối tiếp nêu miệng.
-1HS nêu yêu cầu BT
-1HS K-G làm mẫu.
-Cả lớp làm vào bảng con.
-1HS nêu yêu cầu BT.
-2-3 HS nêu.
-HS làm bài vào vở.
- 1HS khá làm bài trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn.
Tiết 3 + 4: SHCM
...................................................................
Thứ Sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.
- Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.
- Bài tập 1dòng 1,2, bài 2, bài 4dòng 1, bài 5.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét chung ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
b. Luyện tập.
Bài 1: (Dòng 1, 2)
- Gọi HS đọc đề bài.
- HS t lµm bµi.
- Theo dõi sửa bài cho từng HS.
- Gọi HS lên bảng làm.
-Nhận xét cho điểm.
Bài 2. - Gọi HS nêu cách tìm số hạng chưa biết và số bị trừ 
- Nêu các quy tắc thực hiện tìm x.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Theo dõi giúp đỡ HS.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 4: (Dòng 1)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Nêu các tính chất đã áp dụng?
- Nhận xét nhắc lại tính chất.
Bài 5:- Gọi HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
HD trình bày bài giải
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Nhận xét chữa bài và cho điểm.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà làm bài tập.
- 2HS lên bảng làm bài tập.
- Nhắc lại tên bài học
- Nêu: Đặt tính và tính.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nh¸p.
a) 6195 + 2785 47836 + 5409
b) 5342 – 4185 29041 - 5987
- Nhận xét sửa bài của bạn.
- 2HS đọc.
- 1HS nêu hai quy tắc.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét sửa bài trên bảng.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 2HS lên bảng làm, mỗi HS làm một dòng, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bổ sung.
- 1HS đọc đề bài.
- Nêu:
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
Tiết 2: Luyện từ & câu
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu đước tác dúng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi Ở đâu?) nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cau HS đặt 2 câu có thành phần trạng ngữ và nêu ý nghĩa của trạng ngữ.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
b. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài theo cặp.
 - Gọi HS phát biểu, GV chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
Bài 2: - GV nêu yêu cầu.
+ Em hãy đặt câu hỏi cho các bộ phận trạng ngữ tìm được trong các câu trên?
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào?
c. Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn. GV chú ý sửa chữa cho HS, khen ngợi HS hiểu bài nhanh.
d. Luyện tập.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng?
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc câu đã hoàn thành. Yêu cầu HS khác bổ sung nếu đặt câu khác. GV chú ý sửa chữa.
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS đặt tất cả các câu nếu có.
H: Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào?
- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng.
- Nhận xét, kết luận câu đúng.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, đặt câu có thành phần phụ trạng ngữ chỉ nơi chốn và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
- Nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- HS phát biểu.
- Tiếp nối nhau đặt câu hỏi trước lớp.
+ Trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng. HS đọc thầm để thuộc bài tại lớp.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc câu của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng, yêu cầu của bài.
- 1 HS làm bài trên bảng. HS dưới lớp làm vào vở BT
- Nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- HS tự làm bài vào SGK.
- Đọc câu văn đã hoàn thành.
- Chữa bài nếu sai.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.
- Hoạt động trong nhóm.
- Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu là hai bộ phận chính CN và VN.
- Nhận xét bổ sung.
- Viết bài vào vở.
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (BT2); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ viết các câu văn của BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mà mình yêu thích.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
b. Luyện tập.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc tham bài Con chuồn chuồn nước xác định các đoạn văn trong bài và tìm ý chính của từng đoạn.
- Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu các HS khác theo dõi và nhận xét bổ sung ý kiến.
- Nhận xét kết luận.: trong bài văn con chuồn chuồn nước, tác giả đã xây dựng hai đoạn với nội dung cụ thể..
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gợi ý HS sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí khi miêu tả
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét.
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập
- Yêu cầu HS tự viết bài.
- Nhắc HS; Đoạn văn đã có câu mở đoạn cho sẵn
* Chữa bài
- Yêu cầu 2 HS dán phiếu lên bảng, đọc đoạn văn. GV chú ý sửa lỗi dùng từ đặt câu, diễn đạt cho từng HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn.
- Cho điểm HS viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- HS nghe.
- 1HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- Làm bài cá nhân.
- HS phát biểu và thống nhất ý kiến đúng 
- Nghe.
- 1HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận, làm văn.
- Nghe.
- 1HS đọc thành tiếng trứơc lớp.
- 2HS viết vào giấy khổ to. HS viết vào vở.
- Nghe.
- Theo dõi.
- 3-5 HS đọc đoạn văn.
Tiết 4: Sinh hoạt 
Tæng kÕt TuÇn 31
I.Mục tiêu:
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 31
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Biểu dương một số gương tốt, nhắc nhở thói xấu.
II. Đánh giá tình hình tuần 31:
 * Nề nếp: - Đi học đều, đúng giờ.
 - Tinh thần xây dựng bài chưa đồng đều.
 * Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và TKB, 
 - Soạn sách vở , đồ dùng chưa theo thời khoá biểu.
 - Ý thức trao vở sạch chữ đẹp chưa cao. 
 *VS: 
 - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học tốt, vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
 *LĐ: Cuốc cỏ, vệ sinh trường lớp, chăm sóc hoa
III/ Kế hoạch tuần 32
* Nề nếp: - Tiếp tục duy trì nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
 - Khắc phục hạn chế tuần 31
* Học tập: - Tiếp tục dạy và hoc theo đúng PPCT – TKB tuần 32
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. 
- Tăng cường ôn tập kiến thức ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31 lop 4 CKTKNS.doc