I.Mục tiêu :
Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.Bài 1
- Các em tính cẩn thận, chính xác, trình bày sạch đẹp.
II.Đồ dùng dạy học: Thước có chia vạch xăng-ti-mét.
III.Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : Gọi 3HS lên thực hành đo chiều dài cái bàn học.
-Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
Tuần 31 Thứ năm ngày 19/4/201 Tập đọc Tiết 61 Ăng – Co Vát SGK/123 ; TGDK : 40 phút I.Mục tiêu : - Đọc rành mạch, trôi chảy. - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục. - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi trong SGK). BVMT: HS nhận biết : Bài văn ca ngợi công trình kiến trúc kỳ diệu của nước bạn Cam – Pu – chia xây dựng từ đầu thế kỷ XII : Ăng – co – vát ; thấy được vẻ đẹp của khu đền hài hòa trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. II.ĐDDH : GV : Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Bài cũ : “Dòng sông mặc áo” Gọi 3HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi : - Vì sao tác giả nói dòng sông là “ điệu”? - Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? - Em thích hình ảnh nào nhất của bài thơ ? Tại sao ? - Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Luyện đọc -Yêu cầu 1 HS đọc mẫu thành tiếng cả bài, cả lớp đọc thầm. -Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn : (2 lần) + Lần 1 : kết hợp sửa lỗi sai + Lần 2 : kết hợp giải nghĩa từ. - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm bàn ; 2HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài văn, trao đổi nhóm 2 em và trả lời câu hỏi * Đoạn 1 : “Ăng –co Vát .đầu thế kỉ XII.” H: Ăng – co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ? (Ăng – co Vát được xây dựng ở Cam- pu- chia từ thế kỉ XII.) * Đoạn 2: “Khu đền chính .xây gạch vữa.” H: Khu đền chính đồ sộ như thế nào? ( Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng.) H: Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào? ( Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, được ghép bằng tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.) H: Du khách cảm thấy như thế nào khi thăm Ăng- co Vát ? Tại sao lại như vậy ? (Khi đến thăm Ăng - co Vát du khách cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Vì nét kiến trúc ở đây rất độc đáo đã có từ lâu đời ). * Đoạn 3: “Toàn bộ khu đền . Từ các ngách” H: Đoạn 3 tả khu đền vào thời gian nào?( Đoạn 3 tả khu đền vào lúc hoàng hôn.) H: Lúc hoàng hôn, phong cảnh khu đền có gì đẹp?(Vào lúc hoàng hôn, Ăng – co Vát thật huy hoàng : ánh sáng chiếu soi bóng tối của đền. Những ngọn tháp vút giũa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn. Ngôi đền cao với những đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng, khi đàn dơi bay toả từ ngách đá.) H: Bài Ăng- co Vát cho ta thấy điều gì? (Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam - pu – chia.) Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm. -Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp hướng dẫn đọc diễn cảm. * Đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. - Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn “Toàn bộ khu đền.từ các ngách ” - Đọc mẫu. Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 em. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, đánh giá. 3.Củng cố : Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài. 4.Dặn dò : Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo. -Nhận xét giờ học. IV.Phần bổ sung : ...................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------------------------- Toán : Tiết : 151 Thực hành (tt) SGK/159 ; TGDK : 35 phút I.Mục tiêu : Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.Bài 1 - Các em tính cẩn thận, chính xác, trình bày sạch đẹp. II.Đồ dùng dạy học: Thước có chia vạch xăng-ti-mét. III.Các hoạt động dạy học : 1.Bài cũ : Gọi 3HS lên thực hành đo chiều dài cái bàn học. -Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ trong SGK) + GV nêu bài toán : Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20 m. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1: 400. - GV gợi ý cách thực hiện : + Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB (theo xăng-ti-mét). + Vẽ vào giấy đoạn thẳng AB có độ dài 5cm. - HS thực hiện theo hướng dẫn. GV nhận xét, chốt lại ý đúng : Đổi 20m = 2000cm. Độ dài thu nhỏ : 2000 : 400 = 5 (cm). Hoạt động 2 : Thực hành Bài 1: (VBT), HS làm vào VBT. + Một HS lên bảng làm.HS nêu kết quả. GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Giải : 3m = 300cm Chiều dài bảng của lớp học trên bản đồ là : 300 : 50 = 6 (cm). 3.Củng cố : HS nêu lại cách thực hiện BT2 4.Dặn dò : Về nhà tiếp tục hoàn thành BT và chuẩn bị bài tiếp theo. -Nhận xét tiết học. IV.Phần bổ sung : ...................................................................................................................................................................................................................................................... _________________________________________ MĨ THUẬT Tiết : 31 Vẽ theo mẫu : Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu (SGK trang :74 - Thời gian dự kiến : 35 phút) I. Mục tiêu : - Hiểu cấu tạo hình dáng và đặc điểm của vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - Biết cách vẽ hình trụ và hình cầu. - Vẽ được hình gần với mẫu. HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II. Đồ dùng dạy học : Vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu III. Các hoạt động dạy - học : 1. Bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 2. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi tên bài a/ Hoạt động 1 : Quan sát - nhận xét GV bày vật mẫu - HS quan sát, nhận xét : - Tên từng vật mẫu và hình dáng của chúng (cái lọ, cái phích, cái ca, và quả (trái) cây hay quả bóng) - Vị trí đồ vật ở trước, ở sau, khoảng cách giữa các vật hay phần che khuất. - Tỉ lệ (cao, thấp, to, nhỏ) giữa hai vật mẫu. GV cho HS nhận xét mẫu ở ba hướng khác nhau (chính diện, bên phải, bên trái) - Ở mỗi hướng nhìn, mẫu sẽ khác nhau về : + Khoảng cách hoặc phần che khuất của các vật mẫu + Hình dáng và các chi tiết của mẫu - Cần nhìn mẫu vẽ theo hướng nhìn của mỗi người. b/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ GV hướng dẫn cách vẽ theo H.2 /SGK - HS quan sát, theo dõi. - Ước lượng chiều cao, chiều ngang để vẽ phác khung hình chung cho cân đối. - Tìm tỉ lệ của từng vật mẫu, vẽ phác khung hình của từng vật mẫu - Nhìn mẫu vẽ các nét chính. - Vẽ nét chi tiết. Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. GV giới thiệu một số bài vẽ của HS các lớp trước và các bài vẽ ở SGK. c/ Hoạt động 3 : Thực hành GV bày vật mẫu - HS thực hành vẽ theo mẫu (mỗi nhóm vẽ một mẫu khác nhau) GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng. d/ Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá GV chọn một số bài trưng bày trước lớp. GV đính bảng tiêu chí nhận xét, đánh giá - Gọi 1HS đọc - Bố cục (hình vẽ cân đối với tờ giấy) - Hình vẽ (rõ đặc điểm) - Bài vẽ tô màu đẹp, không lem ra ngoài, - Bài vẽ gàn giống với mẫu. Gọi một số HS nhận xét bài vẽ của bạn - GV nhận xét, đánh giá và góp ý cho từng bài vẽ của HS. - GV cùng học sinh xếp loại bài vẽ và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. 3. Củng cố : Nêu cách vẽ theo mẫu - mẫu có dạng hình trụ và hình cầu 4. Dặn dò : Chuẩn bị bài Tạo dáng trang trí chậu cảnh. Giáo viên nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : ...................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________________________________ Khoa học : Tiết : 61 Trao đổi chất ở thực vật SGK/122 ; TGDK : 35 phút I.Mục tiêu : - Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác, - Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ. II.ĐDDH : Hình trong SGK ; bảng phụ. III.Các hoạt động dạy và học. 1.Bài cũ: Nhu cầu không khí của thực vật. - Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật ? + Để cây trồng cho năng suất cao hơn, người ta đã tăng lượng không khí nào cho cây ? - Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ. 2 .Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật. + Mục tiêu : HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường trong quá trình sống. + Cách tiến hành : - Yêu cầu HS quan sát hình1 trang 122 SGK và thảo luận theo nhóm, mô tả những gì trên hình vẽ em biết được : - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm bạn nhận xét, bổ sung. * Kết luận : Cây xanh cần có nước, ánh sáng Mặt Trời, chất khoáng có trong đất từ phân của động vật như : bò, trâu, Ngoài ra để cây phát triển tốt còn phải bổ sung thêm khí ô-xi và các – bô- níc có trong không khí. H: Những yếu tố nào cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống ? (Trong quá trình sống, cây thường xuyên phải lấy từ môi trường : các chất khoáng có từ trong đất, nước, khí các- bô- níc, khí ô- xi.) H: Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì? (Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường khí các- bô- níc, hơi nước, khí ô- xi và các chất khác.) H:Quá trình trên được gọi là gì ? (Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở thực vật.) H: Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật ? (Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các- bô- níc, khí ô- xi, nước và thải ra môi trường khí các- bô- níc, khí ô- xi, hơi nước và các chất khoáng khác) * Kết luận: Trong quá trình sống, thực vật thường xuyên phải lất từ môi trường các chất khoáng, khí các- bô- níc, khí ô- xi, nước và thải ra hơi nước, khí các- bô- níc, chất khoáng khác, Quá trình đó gọi là Quá trình trao đổi giũa thực vật và môi trường. Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật. + Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật. + Cách tiến hành : Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 em, thực hành vẽ theo ... thiệu bài. Hoạt động1 : Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn. - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK, trao đổi với nhau và trả lời câu hỏi : H. Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? ( Sau khi vua Quang Trung mất, triều Tây Sơn suy yếu. Lợi dụng hoàn cảnh đó. Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn) . * GV giới thiệu thêm : Nguyễn Ánh là người thuộc dòng họ chúa Nguyễn. Sau khi bị nghĩa Tây Sơn đánh bại, Nguyễn Ánh cùng tàn dư họ Nguyễn dạt về miền cực nam của đất nước ta và luôn nuôi lòng trả thù nhà Tây Sơn vì thế Nguyễn Ánh đã cầu cứu quân Xiêm, sau đó lại cầu cứu Pháp để trả thù nhà Tây Sơn. Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã xử tội những người tham gia khởi nghĩa và tướng lính của Tây Sơn bằng nhiều cực hình như : đào mồ tổ tiên, anh em nhà Nguyễn Huệ ; xử chém ngang lưng hoặc cho ngựa xé xác, voi quật con chết con cháu của tướng lính Tây Sơn H. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là gì ? Đặt kinh đô ở đâu ? Từ năm 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào? ( Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua chọn Phú Xuân (Huế) làm nơi đóng đô và đặt niên hiệu là Gia Long. Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn đã trải qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức). Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thống trị của nhà Nguyễn. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Hãy cùng thảo luận và hoàn thành phiếu sau: (có phiếu rời) PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM Hãy cùng đọc SGK, thảo luận viết tiếp vào chỗ chấm cho đủ ý : Những sự kiện chứng tỏ các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai là: ..hoàng hậu. ..tể tướng. . điều hành mọi việc quan trọng từ trung ương đến địa phương. Tổ chức quân đội của nhà Nguyễn. Gồm nhiều thứ quân là: ................... Có các trạm ngựa từ Bắc đến Nam. Ban hành bộ luật Gia Long với những điều luật hết sức hà khắc: - Tội mưu phản (chống nhà vua và triều đình) bị xử như sau: ............................................................................................... Hoạt động 3: Đời sống nhân dân dưới thời Nguyễn. - GV nêu vấn đề : Theo em, với cách thống trị hà khắc của các vua thời Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ thế nào? (..cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ.) * Dưới thời Nguyễn, vua quan bóc lột nhân dân thậm tệ, người giàu có công khai sát hại người nghèo. Pháp luật dung túng cho người giàu. 3.Củng cố : H. Em có nhận xét gì về triều Nguyễn và bộ luật Gia Long? - Liên hệ giáo dục HS. 4.Dặn dò : Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo. -Nhận xét tiết học. IV.Phần bổ sung : ...................................................................................................................................................................................................................................................... ___________________________________________________ Tập làm văn : Tiết : 61 Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật SGK/ 128 ; TGDK : 35 phút I.Mục tiêu : Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3). II.ĐDDH : Bảng phụ, tranh, ảnh một số con vật. III.Các hoạt động dạy và học: 1.Bài cũ : Gọi 2 em đọc lại dàn bài văn miêu tả con vật. 2.Bài mới : Giới thiệu bài Hoạt động : Hướng dẫn quan sát quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. Bài 1, 2: - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc nội dung và yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi : - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nhóm bạn nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chốt lời giải đúng: Các bộ phận Từ ngữ miêu tả. - Hai tai - Hai lỗ mũi - Hai hàm răng - Bờm - Ngực - Bốn chân - Cái đuôi to, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp. ươn ướt động đậy hoài. trắng muốt được cắt rất phẳng nở khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Treo tranh một số con vật và yêu cầu HS quan sát tranh và chọn con vật mà em thích , tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó. - Gọi HS nói tên con vật mà em chọn để quan sát. - Yêu cầu HS viết bài vào vở bài tập. 1em lên bảng làm bài. - Gọi HS đọc kết quả . - Nhận xét, đánh giá từng em. 3.Củng cố : Gọi HS nhắc lại kết quả của BT2 4.Dặn dò : Về nhà tiếp tục hoàn thành BT và chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét tiết học. IV.Phần bổ sung : ...................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................... _____________________________________________ TOÁN Tiết 155 Ôn tập về các phép tính với số số tự nhiên (SGK trang : 162 - Thời gian dự kiến : 40 phút) I. Mục tiêu : Củng cố về : Phép nhân, phép chia các số tự nhiên; Tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia ; Giải bài toán liên quan đến phép nhân và phép chia số tự nhiên .Bài 1 (dòng 1, 2), bài 2, bài 4 (dòng 1), bài 5 II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ - HS làm bài tập III. Các hoạt động dạy - học : 1. Bài cũ : Gọi HS nêu các phép tính đã học với số tự nhiên. 2. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi tên bài a/ Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (VBT/87) Bài 1 : Đặt tính rồi tính : Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập ; 1 HS nêu cách đặt tính và tính. HS tự làm bài - 3 HS làm bảng - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu. Lớp nhận xét, chữa bài trên bảng - GV nhận xét, chốt đáp án : 137 160 ; 117 018 ; 66 016 ; 592 547. Bài 2 : Tìm x. Gọi HS nêu cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết - Lớp bổ sung. HS làm bài - 2 HS làm bảng - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu. Lớp nhận xét, chữa bài trên bảng - GV nhận xét, chốt đáp án : x = 354 ; x = 556 Bài 4 : Viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống : Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Yêu cầu HS dựa vào các tính chất phép cộng để làm HS tự làm bài - 1 HS làm bảng phụ - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu. Lớp nhận xét, chữa bài trên bảng - GV nhận xét, chốt đáp án : 7 + a = a + 7 ; (a + b) + 5 = a + (b + 5) ; 0 + m = m + 0 = m ; a - 0 = a ; a - a = 0. Bài 5 : Tính bằng cách thuận tiện nhất : GV đính bài tập - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi một số HS nêu cách làm - Lớp bổ sung. Hướng dẫn : Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp phép cộng, ta kết hợp tạo thành số tròn chục, tròn trăm. GV hướng dẫn mẫu - HS theo dõi. HS làm bài - 2 HS làm bảng phụ - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu. Lớp nhận xét, chữa bài trên bảng - GV nhận xét, chốt đáp án : 200 ; 450. 3. Củng cố : Gọi một số HS nhắc lại các tính chất của phép cộng, phép trừ. 4. Dặn dò : Chuẩn bị bài Ôn tập (tiếp theo). Giáo viên nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ___________________________________________ Buổi chiều ÂM NHẠC Ôn tập 2 bài TĐN số 7, số 8 (SGK trang : 44 - Thời gian dự kiến : 35 phút) I. Mục tiêu : HS đọc đúng nhạc và lời hai bài TĐN Đồng lúa bên sông và Bầu trời xanh, biết kết hợp gõ đệm. HS được nghe một số bài hát trong chương trình và trích đoạn một bản nhạc không lời. II. Đồ dùng dạy học : GV : đàn - HS : thanh phách III. Các hoạt động dạy - học : 1. Bài cũ : Gọi 1 HS hát bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan 2. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi tên bài a/ Hoạt động 1 : Ôn tập bài TĐN số 7 và số 8 * TĐN số 7 : Đồng lúa bên sông GV đính bài TĐN số 7 - HS nêu các hình nốt có trong bài. Cả lớp TĐN - GV theo dõi sửa sai cho HS. Cả lớp ghép lời ca - GV theo dõi sửa sai cho HS. HS TĐN - Ghép lời ca theo dãy (dãy đọc nhạc, dãy ghép lời ca) Cả lớ TĐN - Ghép lời - Kết hợp gõ đệm theo phách. Tổ chức cho HS thi TĐN - Ghép lời ca - Gõ đệm theo phách giữa các tổ. * TĐN số 8 : Bầu trời xanh. (Tổ chức tương tự bài TĐN số7). GV theo dõi - Tuyên dương tổ đọc nhạc - ghép lời ca - gõ đệm đúng, hay. b/ Hoạt động 2 : Nghe nhạc GV mở băng nhạc cho HS nghe 1-2 bài hát đã học trong chương trình. GV cho HS nghe trích đoạn một bản nhạc không lời. GV giới thiệu tên bản nhạc, tác giả (Thư gửi Ê-li-dơ của Bét-tô-ven ; Khát vọng mùa xuân của Mô-da ; một bản Van-xơ của Sô-panh,) Gọi một số HS nêu cảm nhận của mình khi nghe bản nhạc không lời. 3. Củng cố : Cả lớp đọc lại bài TĐN số7, số 8. 4. Dặn dò : Về nhà ôn tập những bài hát và bài TĐN đã học trong học kì II. * Giáo viên nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung : ...................................................................................................................................................................................................................................................... __________________________________________ Toán ( bổ sung ) Tiết 31 Luyện tập Thời gian dự kiến :35 phút I Mục tiêu: - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, và 9 - Làm được BT1, 2, 3 - Rèn tính cẩn thận trong khi làm bài. II Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ - HS: bảng con III Các hoạt động dạy học: 1Bài cũ: Gọi 1HS lên bảng làm bài 1/161, SGK GV nhận xét 2Bài mới: Giới thiệu bài *Hoạt động 1: Thực hành VBT/ 85 và SGK/162 Bài 1/VBT: Viết tiếp vào chỗ trống. - HS đọc đề bài. - Gọi 3HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. -HS làm vào VBT- 2 HS làm bảng phụ - GV chấm, chữa bài Bài 2/SGK: Viết chữ số thích hợp vào chỗ trống để được: a 52 chia hết cho 3 b 1 8 chia hết cho 9 c 92 chia hết cho cả 2 và 5 d 25 chia hết cho cả 5 và 3 - HS đọc đề bài. - HS làm bài vào VBT, 1HS làm vào bảng phụ. - GV nhận xét, chốt ý đúng: Lưu ý: Số vừa chia hết cho 2 và 5 thì chữ số tận cùng là chữ số 0, số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 thì chữ số tận cùng là 5. Bài 3: Tìm x, biết 23 < x < 31 và x là số lẻ chia hết cho 5 - HS đọc yêu cầu bài . - HS thực hiện bảng con. - GV nhận xét và chốt ý đúng : x = 25 3 Củng cố dặn dò: Học và chuẩn bị bài sau. GV nhận xét tiết học. IV Bổ sung: .... ______________________________________________________
Tài liệu đính kèm: