I/ Mục tiêu.
1. Đọc lưu loát toàn bài . Đọc lưu loát các tên riêng (Ăng-co Vát, Cam-pu-chia) ; chữ số La Mã XII.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng-co Vát - một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung của bài : ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
II/ Chuẩn bị.
Ảnh khu đền Ăng-co Vát trong SGK.
III. Phương pháp.
Đàm thoại , phân tích , giảng giải, làm việc theo nhóm, luyện tập thực hành.
IV. Hoạt động dạy học. (40’).
Tuần 31 Ngày soạn :31/3/2012 Ngày dạy : Thứ hai ngày 2/4/2012 Tiết 1 : CHÀO CỜ. Tiết 2 : TOÁN : Bài 151 : THỰC HÀNH (Tiếp). I/ Mục tiêu. Giúp HS : Biết cách vẽ trên bản đồ ( có tỉ lệ cho trước), một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước II/ Chuẩn bị Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét (dùng cho mỗi HS) Giấy hoặc vở để vẽ đoạn thẳng “thu nhỏ” trên đó. III. Phương pháp. Làm việc theo nhóm, luyện tập thực hành. IV. Hoạt động dạy học. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS 1. Bài cũ. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nhận xét sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài. * Hướng dẫn thực hành . a) Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ. - GV nêu VD trong SGK. + Để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta phải xác định được gì ? + Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ. + GV yêu cầu: Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ. + Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400 dài bao nhiêu cm? + Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm. - GV yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 20 m trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400. b) Thực hành. Bài 1 - GV yêu cầu HS nêu chiều dài bảng lớp đã đo ở tiết thực hành trước. - GV yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 80 Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK. + Để vẽ được hình chữ nhật biểu thị nền phòng học trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200, chúng ta phải tính được gì? - GV yêu cầu HS làm bài. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động, nhắc nhở các HS còn chưa cố gắng ,dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 5’ 35’ 2’ - HS nghe yêu cầu của VD. + Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ. + Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ. + HS tính và báo cáo kết quả trước lớp: 20 m = 2000 cm Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là: 2000 : 400 = 5 (cm) + Dài 5 cm - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. + Chọn điểm A trên giấy. + Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước. + Tìm vạch chỉ số 5 cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch 5 cm của thước. + Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm. - HS nêu (có thể là 4m) - HS tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thi chiều dài bảng lớp và vẽ. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc trong SGK. + Phải tính được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật thu nhỏ. - HS thực hành tính chiều dài và chiều rộng của nền lớp học và vẽ. Tiết 3 : TẬP ĐỌC: Bài 61 : ĂNG-CO-VÁT. I/ Mục tiêu. Đọc lưu loát toàn bài . Đọc lưu loát các tên riêng (Ăng-co Vát, Cam-pu-chia) ; chữ số La Mã XII. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng-co Vát - một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu. 2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung của bài : ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. II/ Chuẩn bị. Ảnh khu đền Ăng-co Vát trong SGK. III. Phương pháp. Đàm thoại , phân tích , giảng giải, làm việc theo nhóm, luyện tập thực hành. IV. Hoạt động dạy học. (40’). Bài cũ. - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài “Dòng sông mặc áo” và trả lời câu hỏi SGK về nội dung bài đọc. Nhận xét-ghi điểm. Bài mới. * Giới thiệu bài. *Hướng đẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn . -GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài. ? Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ? ? Khu đền chính đồ sộ ntn ? ? Khu đền chính được xây dựng kì công ntn ? Cho HS thảo luận nhóm 2 câu hỏi sau : ? Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ? - Bài Ăng-co Vát cho ta thấy điều gì ? -GV rút ra ý nghĩa của bài, ghi bảng. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm. -GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung bài theo gợi ý ở phần Luyện đọc. -GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu. Củng cố - dặn dò. - NX giờ học. - Dặn HS về xem bài , chuẩn bị bài giờ sau học. 3’ 35’ 2’ HS đọc và trả lời câu hỏi GV nêu. -Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn -Đọc từ khó : Ăng-co Vát, Cam-pu-chia, nhẵn bóng, thốt nốt. -Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp từ chú giải. -Luyện đọc trong nhóm. -1-2 HS đọc cả bài. Đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi. -Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ XII. -Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng. -Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn bóng . . . kín khít như xây gạch vữa. -Vào lúc hoàng hôn Ăng-co Vát thật huy hoàng: Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền: những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn; Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh trăngchiều vàng, khi đàn dơi bay toả ra từ các nghách. -HS trao đổi theo cặp , nói cho bạn nghe ý kiến của mình. -Vài em nhắc lại. -Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. Tiết 4 : ĐẠO ĐỨC : Bài 30 : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG(Tiết 2) I/ Mục tiêu. Học xong bài này, HS có khả năng : 1. Kiến thức : Hiểu : Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch. 2 Thái độ : Biết bảo vệ, gìn giữ môi trường trong sạch. 3. Hành vi : Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. II/ Chuẩn bị. Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. Phiếu giao việc. SGK Đạo đức 4. III. Phương pháp. Quan sát , đàm thoại , giảng giải , làm việc theo nhóm, lựa chọn đúng – sai. IV. Hoạt động dạy học. 1Bài cũ. -Gọi 2 HS đọc thuộc bài học của giờ học trước. Nhận xét-đánh giá. 2.Bài mới. * Giới thiệu bài. * Hoạt động 1 : Tập làm nhà tiên tri.(Bài tập 2, SGK). GV chia HS thành các nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm : mỗi nhóm 1 tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết. GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm và đưa ra đáp án đúng. * Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến của em ( bài tập 3 , SGK). GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 2: GV mời một số HS lên trình bày ý kiến của mình. GV kết luận về đáp án đúng. a) Không tán thành c) Tán thành b) Không tán thành d) Tán thành g) Tán thành * Hoạt động 3 : Xử lí tình huống (bài tập 4, SGK) Cách tiến hành như hoạt động 2. GV nhận xét cách xử lícủa từng nhóm và đưa ra những cách xử lí có thể như sau : a) Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác. b) Đề nghi giảm âm thanh. c) Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng. * Hoạt động 4 : Dự án “Tình nguyện xanh”. GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. N1 : Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm / phố, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết. N2 : Tương tự đối với môi trường trường học. N3 : Tương tự đối với môi trường lớp học. GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm. * Kết luận chung. - GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường. - Mời 1- 2 HS đọc to phần Ghi nhớ trong SGK. 3.Củng cố - dặn dò. - NX giờ học. - Dặn HS về xem bài , chuẩn bị bài giờ sau học: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. 3’ 28’ 2’ 2 HS lên thực hiện yêu cầu của GV. HS lắng nghe. Các nhóm thảo luận. Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm nghe và bổ sung ý kiến. HS làm việc theo cặp đôi. Một số HS lên trình bày. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu Vài em nhắc lại ND cần ghi nhớ. HS bày tỏ ý kiến đánh giá. Từng nhóm thảo luận. Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. 1 – 2 HS đọc to Ghi nhớ. Tiết 5: THỂ DỤC : Bài 61: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN – NHẢY DÂY TẬP THỂ. I./ Mục tiêu. Ôn và một số nội dung của môn tự chọn . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. Ôn nhảy dây tập thể. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. II/ Địa điểm , phương tiện . Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn tập luyện . Phương tiện : Dụng cụ để dạy môn tự chọn, mỗi tổ 2 – 3 dây nhảy dài III/ Nội dung và phương pháp lên lớp . Nội dung TG Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu : GV nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học . *Ôn một số động tác tay , chân , lườn , bụng , phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung : * Kiểm tra bài cũ . 2. Phần cơ bản : a) Môn tự chọn : - Đá cầu : - Ném bóng : b) Nhảy dây : 3. Phần kết thúc : * Trò chơi hồi tĩnh . - GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.. 6’ – 10’ 18’ – 22’ 9’ – 11’ 9’ – 10’ 4’- 6’ Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân , đầu gối , hông , vai, cổ tay. Tập theo đội hình vòng tròn, do cán sự điều khiển. Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc do cán sự dẫn đầu. Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do cán sự điều khiển). + Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người. Tập theo đội hình 2 – 4 hàng ngang quay mặt vào nhau thành từng đôi một cách nhau 2 – 3 m. + Tổ chức thi tâng cầu bằng đùi xem ai tâng cầu giỏi nhất (chọn vô địch tổ tập luyện) Ôn cách cầm bóng đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném bóng vào đích. Tập hợp số HS trong lớp thành 2 hàng ngang sau vạch chuẩn bị, những HS đến lượt tiến vào vạch giới hạn tư thế chuẩn bị. Khi có lệnh, ném bóng vào đích, sau đó lên nhặt bóng theo lệnh của GV. GV cùng HS nhắc lại cách nhảy (có thể cho 1 nhóm HS làm mẫu) . Sau đó chia tổ để HS tự điều khiển tập luyện, GV giúp đỡ và chú ý nhắc HS tuân thủ kỉ luật để bảo đảm an toàn . GV cùng HS hệ thống bài. Đứng vỗ tay và hát. Một số động tác hồi tĩnh. Ngày soạn :31/4/2012 Ngày dạy : Thứ ba ngày 3/4/2012 Tiết 1 : TOÁN : Bài 152 : ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN. I/ Mục tiêu. Giúp HS ôn tập về : Đọc, viết số trong hệ thập phân. Hàng và lớp ; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể. Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó. II/ Chuẩn bị. Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1. III/ Phương pháp. Đàm thoại , giảng giải , luyện tập thực hành. IV. Hoạt động dạy học. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS 1. Bài cũ. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài. * Hướng dẫn ôn tập. Bài 1 - GV treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1và gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài. Bài 2 - GV yêu cầu HS viết các số tron ... nở tưng bừng. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. b) Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở về, / hoa sấu // vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô. Trạng ngữ chỉ nơi chốn - Tiếp nối nhau đặt câu hỏi trước lớp : a. Ở đâu mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ? b. Ở đâu hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô ? + Trạng ngữ chỉ nơi chốn cho ta biết rõ nơi chốn diễn ra sự việc trong câu. + Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? - Hai HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. HS đọc thầm để thuộc bài tại lớp. - Ba HS tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp yêu cầu của bài. - 1 HS làm bài trên bảng. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ của các câu - Nhận xét bài trên bảng. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp yêu cầu của bài. - HS tự làm bài vào VBT. - HS đọc câu đã hoàn thành. - Chữa bài (nếu sai) - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của BT. - Hoạt động nhóm. - ? Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là hai bộ phận chính CN và VN. - Nhận xét, bổ sung. - Viết bài vào vở. Tiết 2 : TOÁN : Bài 155 : ÔN TẬP VỚI CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN . I/ Mục tiêu. - Giúp HS ôn tập về phép cộng , phép trừ các số tự nhiên :Cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng và trừ, . . . giải các bài toán liên quan đến phép cộng, trừ. II/ Chuẩn bị. - GV : Giáo án, SGK, VBT. - HS : VBT, Ôn tập trước các nội dung liên quan đến bài học. III/ Phương pháp. - Đàm thoại , giảng giải , luyện tập thực hành. IV. Hoạt động dạy học. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS 1. Bài cũ. - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm BT4 trong VBT của tiết 154. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài. * Hướng dẫn ôn tập. Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài , yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính, kết quả tính của bạn. Bài 2 - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài , yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài đồng thời yêu cầu HS giải thích cách điền chữ, số mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV nhắc HS áp dụng các tính chất đã học của phép cộng các số tự nhiên để thực hiện tính theo cách thuận tiện. - GV chữa bài, khi chữa yêu cầu HS nêu rõ em đã áp dụng tình chất nào để tính. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 5 - GV gọi 1HS đọc đề bài toán . - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV yêu cầu HS NX bài làm trên bảng của bạn, sau đó đưa ra kết luận về bài làm đúng. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà xem lại các BT ở lớp, làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau. 3’ 35’ 2’ - 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS khác nhận xét. - Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS nêu yêu cầu của bài tập. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a) x + 126 = 480 x = 480 – 126 x = 354 b) x – 209 = 435 x = 435 + 209 x = 644 a) HS nêu cách tìm số hạng chưa biết của tổng để giải thích. b) HS nêu cách tìm số bị trừ chưa biết để giải thích. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - Tính bằng cách thuận tiện nhất. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a) 1268 + 99 + 501 = 1268 + (99 + 501) = 1268 + 600 = 1868 áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng. b) 121 + 85 +115 + 469 = ( 121 + 469) + (85 + 115) = 590 + 200 = 790 Áp dụng TC giao hoán của phép cộng để đổi chỗ các số hạng, sau đó áp dụng TC kứêt hợp của phép cộng để tính. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải : Trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là : 1475 – 184 = 1291 ( quyển ) Cả hai trường quyên góp được số vở là : 1475 + 1291 = 2766 ( quyển ) Đáp số : 2766 quyển - NX bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình. Tiết 3 : ĐỊẠ LÍ : Bài 31 : BIỂN,ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO. I/ Mục tiêu. Học xong bài này HS biết : - Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí biển Đông, Vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo,Hoàng Sa, Trường Sa. - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta. - Vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta. II/ Chuẩn bị. - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam . - Tranh, ảnh về biển, đảo Việt Nam. II. Phương pháp. Đàm thoại , giảng giải , quan sát. IV. Hoạt động dạy học. (40’). 1.Bài cũ. Gọi 2 HS nêu nội dung cần ghi nhớ của bài học trước và trả lời câu hỏi cuối SGK. Nhận xét – Ghi điểm. 2.Bài mới. * Giới thiệu bài. 2.1 Vùng biển Việt Nam. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát và thực hiện các yêu cầu sau : 1.Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí Biển Đông, vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ 2.Nêu những giá trị của biển Đông đối với nước ta. + Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ một số mỏ dầu, mỏ khí của nước ta. - Yêu cầu tiếp tục thảo luận nhóm, hoàn thành bảng sau : TT Giá trị của biển Đông Lợi ích đem lại 1 . . . . . . 2 . . . . . . + Nhận xét câu trả lời của HS. + Kết luận 2 Đảo và quần đảo. - GV giải thích nghĩa hai khái niệm : đảo và quần đảo. - Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, yêu cầu thảo luận câu hỏi sau : Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam các đảo và quần đảo chính. + Nhóm 1 và 5 : Vịnh Bắc Bộ. + Nhóm 2 và 4 : Biển miền Trung. + Nhóm 3 và 6 : Biển phía Nam và Tây Nam. - NX câu trả lời của HS. - Kết luận : Không chỉ có vùng biển rộng mà nước ta có rất nhiều đảo và quần đảo, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Do đó chúng ta cần khai thác hợp lí nguồn tài nguyên vô giá này GV đặt câu hỏi rút ra nội dung cần ghi nhớ. Củng cố - dặn dò. - NX giờ học. - Dặn HS về xem bài , chuẩn bị bài giờ sau học. 3’ 28’ 2’ - 2 HS thực hiện yêu cầu của GV. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả trước lớp. 1.Chỉ trên bản đồ vị trí biển Đông, vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ. 2.Những giá trị mà biển Đông đem lại là : Muối, khoáng sản, hải sản, du lịch, cảng biển . . . - HS các nhóm khác lắng nghe, NX, bổ sung. - 2 – 3 HS chỉ trên bản đồ - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện 2 nhóm trình bày lên bảng - HS các nhóm khác quan sát, NX, bổ sung. - Lắng nghe. - 2 - 3 HS nhìn vào bảng, trình bày lại các nội dung kiến thức chính của bài học. - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện 3 nhóm ở 3 vùng biển lên trình bày ý kiến trước lớp. - 3 nhóm còn lại lắng nghe,NX, bổ sung. - Lắng nghe. -HS trả lời , vài em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. Tiết 4 : TẬP LÀM VĂN : Bài 62 : LUYỆN TẬP XÂY DỰNH ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT. I/ Mục tiêu. - Ôn lại các kiến thức về đoạn văn. - Thực hành viết đoạn văn miêu tả các bộ phận của con vật (con gà trống). - Yêu cầu các từ ngữ, hình ảnh chân thực, sinh động. II/ Chuẩn bị. - Bảng phụ viết các câu văn ở BT2. - Giấy khổ to và bút dạ. - VBT Tiếng Việt 4, tập hai. III/ Phương pháp. Đàm thoại , phân tích , luyện tập thực hành, làm việc theo nhóm. IV. Hoạt động dạy học. Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS 1. Bài cũ. - GV gọi 3 HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mà mình yêu thích. - GV nhận xét, ghi điểm từng HS 2. Bài mới. * Giới thiệu bài. * Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS đọc thầm bài Con chuồn chuồn nước xác định các đoạn văn trong bài và tìm ý chính của từng đoạn. - Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu HS khác theo dõi và nhận xét bổ sung ý kiến cho bạn - Nhận xét, kết luận : Trong bài văn Con chuồn chuồn nước, tác giả đã xây dựng hai đoạn văn voái nội dung cụ thể. Đoạn 1 tác giả miêu tả ngoại hình chú chuồn chuồn nước . . . Bài tập 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp. - Gợi ý HS sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí khi miêu tả. Đánh số 1, 2, 3 để liên kết các câu theo thứ tự thành một đoạn văn. - Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét. - Kết luận lời giải đúng. Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp. Bài tập 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ýcủa bài tập. - Yêu cầu HS tự viết bài. - Nhắc HS : Đoạn văn đã có câu mở đoạn cho sẵn : Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. Sau đó các em hãy viết tiếp các câu sau bằng cách miêu tả các bbộ phận của gà trống như : thân hình, bộ lông, , cái đầu, mào, mắt, cánh, đôi chân, đuôi . . . để thấy chú gà trống đẹp như thế nào. - Chữa bài. + Yêu cầu 2 HS dán phiếu lên bảng, đọc đoạn văn. GV sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho từng HS. + Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn. + Cho điểm HS viết tốt. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. 3’ 35’ 2’ - 3 HS lần lượt thực hiện yêu cầu của GV, HS khác nhận xét. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp. - Làm bài cá nhân. - HS phát biểu ý kiến + Đoạn 1 : Ôi chao ! . . . đang còn phân vân. Tả ngọi hình của chú chuồn chuồn lúc đậu một chỗ. + Đoạn 2 : Rồi đột nhiên . . . cao vút : Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn. - Lắng nghe. - 1HS đọc thành tiếng YC của bài trước lớp. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm văn. - Lắng nghe. - 1HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS viết vào giấy khổ to. HS cả lớp viết váo VBT - Lắng nghe. - Theo dõi. - 3 đến 5 HS đọc đoạn văn. Tiết 5: SINH HOẠT: Tuần 31: I. Nhận xét chung 1. Đạo đức: Nhìn chung, các em đã dần đi vào nền nếp học tập ,trong lớp chú ý nghe giảng ,hăng hái phát biểu xây dựng bài . Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa ngoan ,còn mất trật tự trong giờ học như:. 2. Học tập Các em đi học đều, học làm bài cũ tương đối đầy đối đầy đủ ,nhiều em có ý thức học tập tốt như : Bên cạnh có vẫn còn một số em chưa có ý thức trong học tập chưa làm bài tập về nhà như : VS tương đối sạch sẽ . SH Đội :Tuần này chưa SH II . Phương hướng tuần tới - Duy trì nền nếp học tập - Hạn chế khuyết điểm , phát huy ưu điểm . ----------oo0oo---------
Tài liệu đính kèm: