I/ Mục tiêu
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.
II/ Đồ dùng dạy – học
-Thước thẳng có vạch chia xăng-ti –mét (dùng cho mỗi HS).
III/ Các hoạt động dạy-học
1/ Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng của HS.
2/Bài mới: Giới thiệu bài –ghi bảng.
THỨ HAI Ngày soạn:22/3/2012 Ngày dạy : 2/4/2012 TẬP ĐỌC Tiết 31. ĂNG –CO VÁT I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng chậm rải, biểu lộ tình cảm kính phục. - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắ tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. II. Chuẩn bị:Tranh minh hoạ bài tập đọc . III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: 3 em đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài Dòng sông mặc áo. H:Vì sao tác giả nói dòng sông “điệu”? H:Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? Nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài- Ghi bảng Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Luyện đọc. -Gọi 1 HS khá đọc. -Chia đoạn cho 3 HS đọc nối tiếp ( 2 lượt ).GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng em và kết hợp giải nghĩa từ khó -GV hướng dẫn HS đọc bài -Gọi 1 HS đọc toàn bài . -GV đọc mẫu. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. Đoạn 1 . H: Ăng –co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ? Ý 1: Giới thiệu chung về khu đền Ăng –co vát. Đoạn 2. H: Khu đền chính đồ sộ như thế nào? * Điêu khắc: nghệ thuật chạm trổ trên gỗ, đá. H: Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào? Ý2: Đền Ăng –co Vát được xây dựng rất to đẹp. Đoạn 3. H: Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào thời gian nào? H: Lúc hoàng hôn, phong cảnh khu đền có gì đẹp? * Thâm nghiêm: sâu kín, gợi vẻ uy nghiêm. Ý 3:Vẻ đẹp uy nghi, thâm nghiêm của khu đền lúc hoàng hôn. H: Bài Ăng –co Vát cho ta thấy điều gì? - Kết luận, ghi đại ý lên bảng. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm - Gọi HS đọc từng đoạn , cả lớp theo dõi , tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 1 đoạn . - Nhận xét, tuyên dương cho điểm HS. -1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo. -HS đọc nối tiếp từng đoạn: +Đoạn 1 :Từ đầu đến đầu thế kỉ XII. +Đoạn 2: Tiếp đến xây gạch vỡ. +Đoạn 3: Còn lại . -1 em đọc toàn bài. -HS lắng nghe. - Ăng –co Vát được xây dựng ở Cam –pu –chia từ đầu thế kỉ thứ XII. - 1 em đọc - Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500m .Có 398 gian phòng. - Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, - Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn. - Lúc hoàng hôn Ang –co Vát thật huy hoàng: ánh sánh chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp vút giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong - 3 HS đọc đoạn , cả lớp theo dõi , tìm cách đọc hay. - HS thi đọc diễn cảm một đoạn tự chọn. Bình chọn bạn đọc hay nhất . 3. Củng cố. - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ các di tích văn hoá - Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài:Con chuồn chuồn nước. ÂM NHẠC Tiết 31 Ôn : TĐN số 7, số 8 I. Mục tiêu: Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca một số bài hát đó học. Biết đọc nhạc, ghép lời ca và kết hợp gừ đệm theo phách bài TĐN số 7, số 8. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Ôn TĐN số 7 - Treo bảng phụ bài cao độ đàn hướng dẫn HS luyện đọc thang âm Đồ Rê Mi Son La. - Treo bảng phụ bài TĐN số 7 hướng dẫn HS đọc ôn nhạc kết hợp đệm theo tiết tấu. - Tổ chức cho HS đọc ôn nhạc, hát lời ca kết hợp đệm theo phách. - Nhận xét đánh giá Hoạt động 2: Ôn bài TĐN số 8 - Treo bảng phụ bài TĐN số 8 hướng dẫn HS đọc ôn nhạc kết hợp đệm theo tiết tấu. - Cho HS lại tiết tấu bài TĐN số 8. - Tổ chức cho HS đọc ôn nhạc, hát lời ca kết hợp gừ đệm theo phách. - Nhận xét đánh giá Hoạt động 3: Nghe nhạc Giới thiệu và cho học sinh ghe bản nhạc Thư gửi Elise của nhạc sỹ Beethoven. Cho học sinh nêu cảm nhận sau khi nghe bản nhạc. - Cho học sinh nghe bản nhạc lần 2 Tổ chức cho học sinh trình bày lại một số bài hát đó học trong chương trình. - Hát kết hợp - đàn. - Theo dõi đọc cao độ các nốt theo đàn và hướng dẫn Đọc lời ca kết hợp gừ đệm theo tiết tấu - Đọc nhạc hát lời ca kết hợp đệm Nhận xét lẫn nhau Đọc lời ca kết hợp đệm theo tiết tấu - Đọc nhạc hát lời ca kết hợp đệm Thực hiện - Nhận xét lẫn nhau - Lắng nghe cảm nhận. - Trả lời theo cảm nhận. - Lắng nghe. - Trình bày bài hát theo nhóm 4. Củng cố: - Cho học sinh nhắc lại cao độ các nốt trong 2 bài TĐN số 7, số 8. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Cho học sinh đọc lại 2 bài TĐN số 7, số 8 kết hợp đệm theo phách. TOÁN Tiết151. THỰC HÀNH (TT) I/ Mục tiêu - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ. II/ Đồ dùng dạy – học -Thước thẳng có vạch chia xăng-ti –mét (dùng cho mỗi HS). III/ Các hoạt động dạy-học 1/ Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng của HS. 2/Bài mới: Giới thiệu bài –ghi bảng. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 :Cả lớp * Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ trong SGK). -GV nêu bài toán:Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20 m. Hãy vẽ đoạn thẳng (thu nhỏ)biểu thị đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1:400. -Gợi ý cách thực hiện: +Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB (theo xăng-ti-mét). Đổi 20 m= 2000 cm Độ dài thu nhỏ: 2000:400 =5 (cm). 5cm A B Tỉ lệ:1:400 +Vẽ vào tờ giấy hoặc vở một đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm. Hoạt động 2 :Cá nhân Hs biết thực hành vẽ độ dài thu nhỏ trên giấy Bài 1: GV giới thiệu (chỉ lên bảng)chiều dài bảng lớp học là 3 m .Hãy vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng đó trên bản đồ có tỉ lệ 1: 50. -Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. -GV kiểm tra và hướng dẫn cho HS còn lúng túng. -Nhận xét sửa bài. Bài 2 :Cho HS đọc và tìm hiểu bài -Yêu cầu HS tự làm vào vở. -GV hướng dẫn cần tính riêng chiều dài, rộng .Sau đó vẽ hình . -Thu chấm một số bài. Nhận xét, sửa bài. -HS lắng nghe. -HS tự vẽ vào giấy (không cần viết tỉ lệ , không cần vẽ khung bên ngoài). Tự làm bài vào vở. -HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ. Đổi 3 m= 300cm. Độ dài thu nhỏ:300 :50= 6(cm) Đoạn thẳng có độ dài 6 cm : 6 cm A B Tỉ lệ :1:50 -HS đọc ,tìm hiểu bài. -Giải bài vào vở. Đổi 8 m= 800cm;6m =600 cm. Chiều dài HCN thu nhỏ: 800 :200 =4 (cm) Chiều rộng HCN thu nhỏ: 600 :200 = 3 (cm) Hình chữ nhật có CD 4 cm và CR 3 cm. 3/ Củng cố-dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài Ôn tập về số tự nhiên. ĐẠO ĐỨC Tiết 31. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (T2) I/ Mục tiêu - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường. - Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. * SDNLTK - HQ : Bộ phận. II/ Các hoạt động dạy-học 1 / Kiểm tra: H:Em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống? Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? Nhận xét. 2/ Bài mới : Giới thiệu bài- ghi bảng. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Tập làm nhà tiên tri (BT 2) -GV gọi HS đọc yêu cầu. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em (BT 3). Hs biết nêu ý kiến của mình GV cho HS làm việc cá nhân -GV nhận xét, kết luận: a, b. Không tán thành c,d,g. Tán thành Hoạt động 3: Xử lý tình huống (BT 4) *Hs biết xử lý tình huống phù hợp. -Chia lớp thành 4 nhóm -Yêu cầu thảo luận nhóm,xử lý các tình huống sau: 1. Hàng xóm nhà em đặt bếp than tổ ong ở lối đi chung để đun nấu 2. Anh trai em nghe nhạc,mở tiếng quá lớn. 3. Lớp em tổ chức thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng. -Nhận xét câu trả lời của HS. Hoạt động 3:Liên hệ thực tế *Hs biết liên hệ thực tế. -H: Em biết gì về môi trường ở địa phương em? - Nhận xét. - Giảng kiến thức mở rộng, liên hệ thực tế với môi trường ở địa phương đang sinh sống. -HS tiến hành thảo luận nhóm. Trình bày. a.Các loại cá, tôm, biết tiêu diệt, ảnh hưởng sự sinh tồn của chúng. b. Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và ô nhiễm môi trường. c. Gây ra hạn hán, lũ lụt và xói mòn đất, giảm lượng nước dự trữ. d. Làm ô nhiễm nguồn nước đ. Làm ô nhiễm không khí. e. Làm ô nhiễm không khí, nguồn nước. -HS nêu ý kiến ( tán thành, không tán thành, phân vân) - HS thảo luận nhóm 4- Trình bày -Em sẽ bảo với bố mẹ có ý kiến với bác hàng xóm .Vì làm như vậy , vừa làm mất mỹ quan , vừa ảnh hưởng đến mọi người xung quanh (khói than rất độc hại). -Em sẽ bảo anh vặn nhỏ lại .Vì tiếng nhạc quá to sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới em, những người trong gia đình và cả những người xung quanh. -Em sẽ tham gia tích cực và làm việc phù hợp với khả năng của mình. -HS nhận xét bổ sung. -HS trả lời. -Lắng nghe, ghi nhớ. 3/ Củng cố. -Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. -Dặn về nhà học và chuẩn bị bài sau: (Dành cho địa phương). THỨ BA Ngày soạn: 23/3/2012 Ngày dạy : 3/4/2012 CHÍNH TẢ (nghe- viết) Tiết 31. NGHE LỜI CHIM NÓI I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng chính tả; biét trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ. - Làm đúng bài tập tiếng có âm đầu là l/n hoặc thanh hỏi ngã. - GDHS tính cẩn thận nắn nót, trình bày bài sạch đẹp. II. Đồ dùng dạy học: Bài tập 2a vào bảng phụ - Giấy khổ to và bút dạ III. Các họat động dạy học: 1 Kiểm tra: : - Kiểm tra HS đọc và viết các từ ngữ cần chú ý của tiết chính tả trước. Nhận xét ghi điểm 2.Bài mới: GV giới thiệu bài- Ghi bảng. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1:Cả lớp *:Hướng hs dẫn viết đúng chính tả chính tả -GV đọc bài thơ H:Loài chim nói về điều gì? - GV yêu cầu HS nêu những từ khó dễ lẫn lộn khi viết chính tả. -GV hướng dẫn cách viết và trình bài -GV đọc HS nghe viết vào vở - GV đọc từng câu đánh vần các từ khó cần chú ý. - GV chấm một số bài, nhận xét. HĐ2: Luyện tập. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập -Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng - Nhận xét , kết luận lời giải đúng. Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập -Yêu cầu HS làm trong nhóm. -Gọi 1 nhóm đọc câu chuyện đã hoàn chỉnh, yêu cầu các nhóm khác bổ sung , nhận xét. -Nhận xét chốt lời giải đúng. - Theo dõi GV đọc, HS lớp nhẩm theo. - những cánh đồng mùa nối mùa với những con người say mê lao động, về những thành phố hiện đại, những công trình thuỷ điện. - HS đọc và viết các từ khó : lắng nghe, bận rộn, say mê, rừng sâu, ngỡ ngàng, thanh khiết -HS nghe viết. -HS chấm bài theo sự hướng dẫn của GV -HS tổng kết lỗi, báo lỗi. -1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp. -1HS làm bảng lớp , HS dưới lớp làm vào vở khoảng 5 từ trở lên. + là, lạch, lãi, làm ,lảm,lãm, lảng, lãng,lảnh,lãnh làu, lạu, lặm, lẳng, lặp,lắt, lặt, lâm, lẩm, lẫm lẩn, lận, lất,.. +này, nãy, nằm nắn, nậm, nấu, n ... ng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu; nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu; bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ; biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước. II. Chuẩn bị:-Bảng phụ viết sẵn bài tập 1. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra -HS lên bảng đặt 2 câu có thành phần trạng ngữ và nêu ý nghĩa của trạng ngữ. -Yêu cầu HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn ngắn về một lần em được đi chơi xa, trong đó có dùng trạng ngữ. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài- Ghi đề bài. Hoạt động dạy Hoạt động dạy HĐ1: Phần nhận xét Yêu cầu1: -Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập. -Yêu cầu HS tự làm bài theo nhóm. Hướng dẫn HS dùng bút chì gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong sgk. -HS làm bài và trình bày. -GV sửa bài. Yêu cầu 2 -GV nêu yêu cầu: H:Em hãy đặt câu hỏi cho các bộ phận trạng ngữ tìm được trong các câu trên? H:Trạng ngữ chỉ nơi chốn có tác dụng gì? H:Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào? -Rút ra ghi nhớ của bài. HĐ 2: Luyện tập. Bài 1:-Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV nhận xét, sửa bài. Bài 2:-Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. .-Gọi HS đọc câu đã hoàn thành . Yêu cầu HS khác bổ sung -GV sửa sai cho HS. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV chia giấy và bút dạ cho các nhóm. H: Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào? -Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng. -GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. -HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. -HS thảo luận theo nhóm đôi. -Đại diện nhóm trình bày. a.Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở tưng bừng Trạng ngữ chỉ nơi chốn. b.Trên hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở về, hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. -HS nối tiếp nhau trả lời: a. Ở đâu mấy cây hoa giấy nở tưng bừng? b. Ở đâu hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô? - Trạng ngữ chỉ nơi chốn cho ta biết rõ nơi chốn diễn ra sự việc trong câu. -Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi Ở đâu? - 2-3 em đọc Ghi nhớ: (sgk ) -1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. -Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài. -Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội. -Dưới những mái nhà ẩm ướt, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi, sau một ngày lao động cật lực. -1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. -HS tự làm bài. -Gọi HS đọc câu đã hoàn thành: a.Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình. b.Ở lớp, em rất chú ý nghe giảng và hăng hái phát biểu. c.Trong vườn, hoa đã nở. -1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. -HS hoạt động nhóm. -Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là hai bộ phận chính: CN và VN. Câu Trạng ngữ Thành phần thêm a Ngoài đường xe cộ đi lại tấp nập người xe đi lại nườm nượp b Trong nhà mọi người đang nói chuyện sôi nổi cả gia đình quây quần vui vẻ bên mâm cơm c Trên đường đến trường em nhặt được một chiếc bút em đã giúp một cụ già qua đường 3.Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài học, nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: “Thêm trạng ngữ chỉ thời gian trong câu”. TOÁN Tiết 155. ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH SỐ TỰ NHIÊN I. Mục tiêu: - Biết đặc tính và thực hiện cộng trừ các số tự nhiên. - Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện. - Giải được bài toán có liên quan đến phép cộng và phép trừ. - GDHS tính chính xác cẩn thận, chính xác khi làm bài. II. Các họat động dạy học: 1 Kiểm tra: Trong các số sau số nào chia hết cho 2, 3, 5 a. 252, 552, 852 b. 108, 198. c. 920, d. 255 2.Bài mới: GV giới thiệu bài- Ghi bảng. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1:Củng cố các phép tính cộng trừ. Bài 1: Đăt tính rồi tính. -Gọi HS lên bảng làm bài,lớp làm vào vở nháp. -GV theo dõi giiúp đỡ HS còn lúng túng. -Sửa bài, nhận xét. HĐ2:Củng cố tìm thành phần chưa biết. Bài 2:Tìm x. -Yêu cầu HS tự làm bài. -Nhận xét sửa bài. -Yêu cầu HS nêu cach tìm thành phần chưa biết trong phép tính. HĐ3:Củng cố các tính chất của phép cộng trừ. Bài 3: Điền chữ hoặc số vào chỗ chấm. -Yêu cầu HS giải thích cách điền vào chỗ trống. -Gọi HS nhắc lại các tính chất của phép cộng. HĐ4: Củng cố về tính giá trị của biểu thức. Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất. -Gọi HS lên bảng làm bài. Bài 5: Gọi HS đọc đề bài. -Theo dõi HS làm bài, hướng dẫn thêm cho những em còn yếu. -Chấm bài, nhận xét, sửa bài. -4 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. 8980 53245 1157 23054 2 HS lên bảng làm bài. x + 126 = 480 x – 209 = 435 x = 480 – 126 x = 435 + 209 x = 354 x = 644 -HSlên bảng làm. a + b = b + a ( a + b ) + c = a + ( b + c ); a + 0 = 0 + a = a a – 0 = a a – a = 0 -2HS lên làm. -Lớp nhận xét, sửa bài. 1 HS đọc đề, phân tích đề và tóm tắt lên bảng. -HS làm bài vào vở. Bài giải Trường TH Thắng Lợi quyên góp được: 1475 – 184 = 1291 ( quyển vở ) Cả hai trường quyên góp được: 1475 + 1291 = 2766 ( quyển vở) Đáp số : 2766 quyển vơ 3.Củng cố: Hệ thống lại bài, nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài “Ôn tập về các phép tính số tự nhiên”. TẬP LÀM VĂN Tiết 62. LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. Mục tiêu: - Nhận biết đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước; biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn; bước đầu biết viết một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn. -GDHS tính chính xác khi dùng từ, hình ảnh trong bài văn. II. Chuẩn bị: -Bảng phụ viết các câu văn ở bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra -Yêu cầu HS đọc lại kết quả quan sát các bộ phận của con vật mà mình yêu thích. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài- Ghi đề bài. Hoạt động dạy Hoạt động dạy .Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. -Yêu cầu HS đọc thầm bài: “Con chuồn chuồn nước” xác định các đoạn văn trong bài và tìm ý chính của từng đoạn. -HS phát biểu ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn . Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập -HS làm việc theo nhóm. - Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh -GV nhận xét chung và kết luận lời giải đúng. Bài 3:-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. -Yêu cầu HS tự viết bài. -GV nhận xét sửa bài cho HS - 1HS đọc yêu cầu bài tập 1. -HS tự làm bài và trình bày bài làm của mình. +Đoạn 1: “Đầuphân vân” Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước. +Đoạn 2: “Phần còn lại” Tả chú chuồ chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn -1HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . -HS hoạt động nhóm. -Trình bày bài làm của nhóm mình. -1 HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập. -Yêu cầu HS tự viết bài . -2HS viết bài vào khổ giấy to và dán lên bảng. 3.Củng cố: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: “Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật”. KHOA HỌC Tiết 62. ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? I. Mục tiêu: Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí và ánh sáng. * GDKNS: - Kĩ năng làm việc nhóm - Kĩ năng quan sát, so sánh và phán đoán khả năng xả ra với động vật khi được nuôi trong những điều kiện khác nhau II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ trang 124, 125 SGK. - Phiếu thảo luận nhóm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: -GV gọi HS lên bảng vẽ và trình bày sơ đồ sự trao đổi khí và sự trao đổi thức ăn ở thực vật. -Nhận xét sơ đồ, cách trình bày và cho điểm HS. 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS ØHoạt động 1: Mô tả thí nghiệm -Tổ chức cho HS tiến hành miêu tả, phân tích thí nghiệm theo nhóm 4. -Yêu cầu : quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm và trả lời câu hỏi: +Mỗi con chuột được sống trong những điều kiện nào ? +Mỗi con chuột này chưa đuợc cung cấp điều kiện nào ? GV đi giúp đỡ từng nhóm. - Gọi HS trình bày yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ bảng thành cột và ghi nhanh lên bảng. -Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã hoạt động tích cực, có kết quả đúng. +Các con chuột trên có những điều kiện sống nào giống nhau ? +Con chuột nào thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường ? Vì sao em biết điều đó ? +Thí nghiệm các em vừa phân tích để chứng tỏ điều gì ? +Em hãy dự đoán xem, để sống thì động vật cần có những điều kiện nào ? +Trong các con chuột trên, con nào đã được cung cấp đủ các điều kiện đó ? ØHoạt động 2: Điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường -Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. -Yêu cầu: Quan sát tiếp các con chuột và dự đoán xem các con chuột nào sẽ chết trước ? Vì sao ? GV đi giúp đỡ các nhóm. -Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm về 1 con chuột, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ thêm cột và ghi nhanh lên bảng. +Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có những điều kiện nào ? -HS thảo luận nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV. -HS quan sát 5 con chuột sau đó điền vào phiếu thảo luận. -Đại diện nhóm trình bày, bổ sung sửa chữa. +Con chuột số 1 thiếu thức ăn vì trong hộp của nó chỉ có bát nước. +Con chuột số 2 thiếu nước uống vì trong hộp của nó chỉ có đĩa thức ăn. +Con chuột số 4 thiếu không khí để thở vì nắp hộp của nó được bịt kín, không khí không thể chui vào được. +Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối. +Biết xem động vật cần gì để sống. +Cần phải được cung cấp không khí, nước, ánh sáng, thức ăn. +Chỉ có con chuột trong hộp số 3 đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống. - Hs Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV. -Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. +Con chuột số 1 sẽ bị chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được một thời gian nhất định. +Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4, vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ chết. +Con chuột số 3 sống và phát triển bình thường. +Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì bị ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bịt kín, không khí không thể vào được. +Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không được tiếp xúc với ánh sáng. +Để động vật sống và phát triển bình thường cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng. 3.Củng cố -Hỏi: Động vật cần gì để sống ? -Nhận xét câu trả lời của HS. -Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về những con vật khác nhau. -Nhận xét tiết học. Phần kí duyệt của BGH ....
Tài liệu đính kèm: