I. Mục tiêu- Giúp HS ôn tập:
+ Đọc, viết số trong hệ thập phân.
+ Hàng và lớp: Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của các chữ số đó trong một số cụ thể.
+ Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phiếu học tập. SGK.
III. Họat động dạy học:
1. KTBC:
? + Hãy kể các chữ số trong dãy số tự nhiên?
? + Số 11.071.889 gồm mấy lớp? Là những lớp nào, hàng nào.?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: "Ôn tập về số tự nhiên".
b. Hướng dẫn HS làm bài:
Tuần 31 Thứ 2 ngày 13 tháng 4 năm2009 Thể dục: Môn tự chọn- Nhảy dây tập thể (Cô Dung dạy) Tập đọc: ăng - co vát I. Mục tiêu yêu cầu - Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng tên riêng (ăng - co vát, Cam - Pu - Chia). Chữ số La Mã - Biết đọc diễn cảm bài văn - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. - Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi ăng - co vát một công trình kiến trúc và điêu khắc của nhân dân Cam - pu - chia. II. Đồ dùng dạy học. - ảnh khu đền ăng - co Vát trong SGK. III. Các hoạt động dạy học. 1. KTBC: - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ "Dòng sông mặc áo". ? + Bài thơ nói về điều gì? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: "ăng - co vát" GV cho HS quan sát tranh. b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. * Luyện đọc: - 3 HS tiếpn nối đọc bài - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc cả bài. - GV đọc chậm rãi, diễn cảm toàn bài. * Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1 và đoạn 2 TLCH: ? + ăng - co vát được xây dựng ở đâu? từ bao giờ? HS đọc đoạn 2 và thảo luận tìm hiểu ? + Khu đền chính đồ sộ như thế nào? ?+ Khu đền chính được xây dựng kỳ côngnhư thế nào? c. KL: Với kiến trúc cổ đồ sộ, được xây dựng kỳ công, ăng - co vat đã thu hút rất nhiều người đến thăm quan, tìm hiểu ? + Đoạn 1: 2 cho biết những nội dung gì? - Mời HS đọc đoạn 3 và cho biết: ? + Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp? ? Đoạn 3 nói lên điều gì? c. KL: Không chỉ đẹp ở kiến trúc, toàn bộ phong cảnh ở ăng - co vát cũng rất ấn tượng, uy nghi, thâm trầm ? + Qua bài, em hiểu gì về ăng - co vát? * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn. GV nhận xét và cho điểm HS ?+ Cách thể hiện bài đọc diễn cảm? - GV treo bảng phụ ghi đoạn 3. 2 HS đọc thể hiện. GV nhận xét. - HS luyện đọc theo nhóm (4 người): 3'. - 3 HS thi đọc trước lớp. HS khác và GV nhận xét, ngợi khen HS, cho điểm động viên. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Toán: Thực hành (Tiếp theo). I. Mục tiêu - Giúp HS biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước), một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước. II. Đồ dùng dạy học: - Thước dây, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học 1. KTBC - 2 HS lên bảng dùng thước đo chiều dài bảng, chiều rộng phòng học; lớp quan sát và nhận xét - 2 HS nêu kết quả BT 2 (đo 1 bước chân của em bằng thước dây). 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ - YC giờ học. b. Thực hành: * Vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ. - GV nêu bài toán: Độ dài thật 20m, tỉ lệ bản đồ là 1:400. Hãy vẽ đoạn thẳng thu nhỏ. ?. Đơn vị biểu thị ở biểu đồ có thể là mét không? Tại sao? ? + Tính độ dài thu nhỏ ở biểu đồ? ? +Vậy cần vẽ đoạn thẳng như thế nào trong vở? - HS vẽ đoạn thẳng vào vở. GV vẽ mẫu ở bảng (dạng bản vẽ). c. Luyện tập: ? + Nêu các bước để vẽ 1 đoạn AB vào vở? Bài 1 (159) - HS đọc đề bài và tóm tắt: ? + Bài toán yêu cầu gì? Đã cho biết những gì? ? + Đề biết được độc dài thu nhỏ của chiều dài bảng, ta cần biết gì? - HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài ? + Tại sao có độ dài đoạn AB là 6cm? Em vẽ như thế nào? Bài 2 (159) - HS đọc đề bài và nhận xét: ? + Tỉ lệ bản đồ cho biết gì? Cần phải biết những gì mới có thể vẽ đúng được nền của phòng học? - Yêu cầu HS theo nhóm làm bài vào VBT. - 2 HS đại diện 2 nhóm lên bảng làm bài. - HS khác và GV nhận xét bài. ? + Hình chữ nhật đó có số đo chiều dài, rộng như thế nào? Thứ 3 ngày 14 tháng 4 năm 2009 Chính tả( Nghe – viết): Nghe lời chim nói I. Mục đích yêu cầu. - Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ "Nghe lời chim nói". - Tiếp tục tập luyện phân biệt đúng những tiếng có âm đầu là l/n - Rèn tính cẩn thận, KH, tính thẩm mĩ. II. Đồ dùng dạy học: - Nội dung bài viết mẫu, bảng phụ (BT 2a, 3a). III. Hoạt động dạy học. 1. KTBC: - Gọi 2 HS lên bảng viết các từ có âm đầu là v/d/gi (vang vọng, dừa, dông bão, gióng giả) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: "Nghe lời chim nói". b. Hướng dẫn HS nghe viết: - Yêu cầu HS mở sách quan sát bài viết (Trang 124), GV đọc mẫ - GV đọc một số từ dễ lẫn trong bài. HS viết ra nháp và nhận xét, sửa sai. ? + Thể loại bài viết? Cách trình bày? ? + Bài thơ nói về điều gì? - Yêu cầu HS gập sách, ngồi ngay ngắn viết bài - GV đọc chậm, rõ ràng từng dòng thơ cho HS viết. - Đọc quan sát toàn bài 1 lần. HS đỏi chéo VBT. kiểm tra cho nhau. - GV thu bài, chấm 5 - 7 bài tại lớp và nhận xét. c. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả: Bài 2a (125) - HS đọc yêu cầu bài tập và phát biểu cho các nhóm thi làm bài - Các nhóm làm xong trước lên bảng đọc kết quả. GV ngợi khen HSh, GV chốt kết quả. ? + Ai bổ sung từ nào? - HS làm bài vào vở. Bài 3a (125) - HS đọc đề bài. GV treo bảng phụ, HS đọc ND bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. 2 HS lên bảng điền kết squả. Lớp và GV nhận xét kết quả. - 2 HS đọc lại ND bài đã hoàn chỉnh 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Cho HS quan sát bài mẫu để HS học tập. - Dặn HS chuẩn bị cho bài học sau. Toán: Ôn tập về số tự nhiên I. Mục tiêu- Giúp HS ôn tập: + Đọc, viết số trong hệ thập phân. + Hàng và lớp: Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của các chữ số đó trong một số cụ thể. + Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phiếu học tập. SGK. III. Họat động dạy học: 1. KTBC: ? + Hãy kể các chữ số trong dãy số tự nhiên? ? + Số 11.071.889 gồm mấy lớp? Là những lớp nào, hàng nào.? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: "Ôn tập về số tự nhiên". b. Hướng dẫn HS làm bài: Bài 1 (160). - HS đọc đề bài và quan sát bảng. GV cùng 1 HS làm mẫu 1 VD: ? + 24.308 được đọc như thế nào? Lớp nghìn có những hàng nào?Llớp đơn vị có những hàng nào? - HS làm bài. Lần lượt HS lên bảng điền kết quả. - Lớp và GV nhận xét kết quả. ? + Dựa vào đâu em viết, đọc và nêu được cấu tạo của số? ? + Bài 1 ôn tập kiến thức nào? *. GV: Với những số có nhiều chữ số, cần phân biệt rõ các lớp, hàng rồi đọc, viết số và nêu cấu tạo thập phân của nó. Bài 2 (160) - HS đọc yêu cầu và quan sát GV hướng dẫn mẫu. GV lưu ý HS khi gặp trường hợp có 0 ở giữa. - Cả lớp làm bài. 2 HS lên bảng làm BT. - HS khác và GV nhận xét kết quả: ? + Tại sao viết được số đó như vậy? ? + Bài tập ôn lại KT nào? Bài 3 (160) - HS nêu yêu cầu BT. Yêu cầu HS theo nhóm làm bài (3') - Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. - Lớp và GV nhận xét. ?+ Số có 9 chữ số gồm mấy lớp, mấy hàng? ? + Tại sao giá trị của chữ số 5 có sự khác nhau ? c. GV: Tuỳ theo vị trí của chữ số 5 trong số mà giá trị của chữ số đó khác nhau Bài 4 (160) - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập và điền kết quả ra phiếu. - HS lần lượt nêu kết quả bài tập. HS khác nhận xét. ? + Tại sao không tìm được số tự nhiên lớn nhất? c. GV: Dãy số tự nhiên có rất nhiều đặc điểm riêng biệt: hai số liền tiếp sẽ hơn kém nhau 1 đơn vị; có số TN bé nhất; không có số tự nhiên lớn nhất. Bài 5 (160) - GV treo bảng phụ. HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn cách chơi "tìm số"; HS thảo luận 1'. - 2 nhóm lên bảng chơi. Lớp cổ vũ và nhận xét. + Số có đặc điểm gì được coi là số chẵn (lẻ)? Hai số chẵn (lẻ) liên tiếp hơn (kém) nhau mấy đơn vị? - HS làm bài vào vở. 3. Củng cố - dặn dò: ? + Giờ học ôn lại những kiến thức nào? - Nhận xét giờ học. Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ cho câu I Mục tiêu- HS hiểu được thế nào là trạng ngữ. - Biết nhận diện và đặt được câu có trạng ngữ. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết các câu văn ở BT1 (luyện tập). III. Họat động dạy học 1. KTBC: ? + Câu cảm có tác dụng gì? đặc điểm của câu cảm? Lấy VD? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: "Thêm trạng ngữ cho câu" b. Phần nhận xét. Bài 1; 2; 3 (126) - 3 HS nối tiếp đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp quan sát bảng phụ ghi VD. - HS trao đổi theo nhóm đôi và TLCH của BT. ? + Hai câu đó có điểm gì khác? ?+ Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng? ? + Phần in nghiêng có tác dụng gì? c. KL: Bộ phận chỉ rõ nguyên nhân, lý do, thời gian, địa điểm của đối tượng được nói đến trong câu là bộ phận trạng ngữ. Nó có thể ở đầu câu, cuối câu và giữa câu. c. Phần ghi nhớ: - 3 HS đọc nội dung ghi nhớ (SGK - 126). ? + Lấy VD câu có trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm lý do công việc.. d. Luyện tập: Bài 1(126). - HS đọc yêu cầu bài tập và suy nghĩ, gạch chân những từ thuộc bộ phận trạng ngữ. - HS phát biểu ý kiến. HS khác nhận xét ? + Đó là trạng ngữ chỉ đặc điểm gì? Dựa vào đâu em biết? - GV chốt kết quả. Bài 2 (126) - HS đọc yêu cầu BT. - Yêu cầu HS tự viết bài. 2 HS viết ra phiếu. - HS dán kết quả và trình bày, chỉ rõ trạng ngữ trong câu. Lớp và GV nhận xét. - 5 HS khác đọc bài làm. Gv đánh giá kết quả. 3. Củng cố - Dặn dò. ? Bài học củng cố cho những kiến thức nào? - GV nhận xét giờ học. Giao BVN (BT2) Khoa học: Trao đổi chất ở thực vật I. Mục tiêu - HS có thể kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống. - Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi không khí và trao đổi chất (TĂ) ở thực vật. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong SGK (122; 123); bảng phụ, bút vẽ.. III. Hoạt động dạy học. 1.KTBC. ? + Nêu vai trò của không khí đối với thực vật? ?+ Trồng những cây xanh có lợi hay hại? Tại sao? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích - yêu cầu giờ học. b. Dạy bài mới. Họat động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật. * Cách tiến hành: - HS theo nhóm đôi quan sát H1 (22) và cho biết: ?+ Cách tiến hành: HS theo nhóm đôi quan sát H1 (22) và cho biết: ? + Trong hình vẽ những gì? ?+ Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh. - Các nhóm báo cáo kết quả. Lớp và giáo viên bổ sung ?+ Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống? ? + Quá trình trên được gọi là gì? Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật. * Cách tiến hành: - Hs theo nhóm vẽ theo nội dung yêu cầu. GV phát giấy, bút cho HS (10'). - Các nhóm trình bày sơ đồ và giải thích lý do. - GV cho treo các sản phẩm, lớp quan sát, nhận xét. ? + Sơ đồ nào hợp lý nhất, dễ hiểu nhất? Cây xanh Nước Không khí ánh sáng Chất khoáng Nước Thực vật Khí các bô níc Thực vật Khí các bô níc Hơi nước Các chất khoáng khác 3. Củng cố dặn dò. - HS đọc "Bạn cần biết" - SGK (123). - GV nhận xét giờ học. - Yêu cầu học ... oả mãn yêu cầu của BT. Bài 2(162). - HS đọc yêu câu bài tập. GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận tìm chữ số phù hợp. - 2 nhóm lên bảng thi điền số nhanh, chính xác. - Lớp và giáo viên nhận xét: ?+ Tại sao em chọn số đó để điền vào ? ? Dựa vào dấu hiệu nào để điền số? ? + Bài tập1;2 ôn tập kiến thức nào? Bài 3 (162). - HS đọc đề bài. ? + x là số thoả mãn những điều kiện nào? ? + Để là số lẻ chia hết cho 5, chữ số tận cùng của x là mấy? - HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng thực hiện - Lớp và giáo viên nhận xét bài. ?+ Tại sao chỉ chọn được số 25? Bài 4 (162) - HS đọc đề bài. ? Bài toán cho biết gì? hỏi gì? ? + Số như thế nào sẽ vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5? - HS viết số; đọc kết quả. ? + Tại sao chỉ chọn được số 250, 520? Bài 5 (162). - HS đọc đề bài và tóm tắt: ? + Số cam phai thoả mãn những điều kiện nào? ? + Hãy tìm số nhỏ hơn 20, chia hết cho 3, vừa chia hết cho 5? - HS làm bài. 1 HS lên bảng báo cáo kết, nêu lý do. 3. Củng cố - dặn dò. ? + Bài học ôn tập những kiến thức nào? - GV nhận xét giờ học. Lịch sử: Nhà Nguyễn thành lập I. Mục tiêu - HS biết: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn. - Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình. II. Đồ dùng dạy học. - SGK, SGV. III. Hoạt động dạy học. 1. KTBC ? + Hãy kể lại những chính sách về kinh tế, văn hoá, giáo dục của vua Quang Trung? ? + Vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế văn hoá? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc ở lớp. - HS đọc thông tin trong SGK (65). ?+ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? + Nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn ánh huy động lực lượng, tấn công nhà Tây Sơn, lật đổ triều đại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế. ? Nguyễn ánh có những việc làm cho đất nước . + Định đô ở Phú Xuân (Huế) niên hiệu là Gia Long. c. KL: Nguyễn ánh lên ngôi đã có những việc làm vô cùng tàn ác với những người đã tham gia khởi nghĩa Tây Sơn. Từ đây, đất nước đứng trước những gian nan mới. Nguyễn ánh lấy niên hiệu là Gia Long. Từ 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - HS đọc SGK (65). ?+ Lấy VD chứng minh các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai? + Nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc; đặt luật pháp, thay đổi chức quan, điều động quân,.. ?+ Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào? ?+ Nhà Nguyễn đã bảo vệ ngai vàng bằng những chính sách hà khắc nào? - HS báo cáo kết qua. HS khác bổ sung. c. KL: Để giữ ngôi vàng, Nhà Nguyễn đã có những chính sách hà khắc, mọi quyền hành đều do nhà vua thống lĩnh. + Gồm bộ binh; thuỷ binh, tượng binh.. + Thành trì vững chắc. + xây dựng nhiều trạm ngựa nối cực Bắc -> cực Nam. + Luật Gia Long (SGK - 66) 3. Củng cố - dặn dò: - HS đọc "bài học": SGK (66). - GV nhận xét giờ học. Thể dục: (cô Dung dạy) Môn tự chọn- Trò chơi “Con sâu đo” Thứ 6 ngày 17 tháng 4 năm 2009 Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu I. Mục đích yêu cầu - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi ở đâu?) - Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn, thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. II. Đồ dùng dạy học- Bảng phụ, phiếu khổ lớn. III. Hoạt động dạy học 1. KTBC - 2 HS đọc đoạn văn ngắn kể về một chuyến đi du lịch của em, trong đó có sử dụng trạng ngữ cho câu (BT2) 2. Bài mới a, Giới thiệu bài: ''Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu'' b, Phần nhận xét: Bài 1;2 (129) 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu BT. yêu cầu HS quan sát kỹ từng VD và xác định rõ CN - VN rồi mới xác định trạng ngữ của câu. - Mời 2 HS lên bảng gạch dưới trạng ngữ. Lớp và GV nhận xét kết quả ? + Em tìm trạng ngữ đó như thế nào? ?+ Các trạng ngữ đó chỉ gì? tác dụng? c, KL: Mỗi câu, để làm rõ cho CN - VN về địa điểm, nơi chốn, ta cần căn cứ vào TP trạng ngữ. Một câu có thể có nhiều trạng ngữ. c, Phần nhận xét: - 3 HS đọc ''ghi nhớ'' SGK (129) ? Trạng ngữ chỉ nơi chốn được sử dụng nhằm mục đích gì? ?+ Cách tìm trạng ngữ đó? d, Phần luyện tập Bài 1 (129) - HS đọc yêu cầu và quan sát bảng phụ - Cả lớp làm bài. 1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong câu. GV và HS nhận xét kết qủa đúng. Bài 2 (129) -HS đọc yêu cầu bài tập và đọc VD. - HS làm bài theo nhóm bàn . GV phát phiếu cho 3 nhóm. - HS dán kết quả và nêu cách làm - Lớp, GV chốt kết quả đúng, hay. Bài 3(130) - HS đọc yêu cầu BT. ? + Câu còn thiếu bộ phận nào? - Mời 2 nhóm lên bảng thi điền câu nhanh, phù hợp - lớp cổ vũ, nhận xét. - GV đánh giá kết quả. ? + Ai có câu khác hay hơn? 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về học ôn bài. Chuẩn bị bài sau: "Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu? Toán: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập. + Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên. + Các tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. + Các bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ. II. Đồ dùng dạy học. - SGK, Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học 1. KTBC: - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm BT 2 (162); ?+ Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9? 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài: "Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên" Bài 1 (162). - HS đọc yêu cầu BT: ? Bài tập yêu cầu những gì?. ? + Nêu cách đặt tính của phép cộng, trừ?. HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng thực hiện. - Dưới lớp đối chiếu kết quả và nhận xét: ? + Vì sao có kết quả đó? ?+ Muốn kiểm tra kết quả đó có chính xác không, cần làm như thế nào? ? + Bài 1 ôn tập những kiến thức nào? Bài 2 (162). HS đọc đề bài: ? + x là thành phần gì trong phép tính? ?+ Cách tìm thành phần x đó? Cả lớp làm bài. 2 HS lên bảng chữa bài. - Lớp và GV nhận xét. ?+ Tại sao em tìm x như vậy? ? + Kiểm tra kết quả x? - yêu cầu HS đổi chéo VBT để kiểm tra bài bạn. Bài 3 (162) - HS đọc đề bài và làm bài theo nhóm đôi - 2 HS lên bảng thi điền kết quả. Lớp và giáo viên quan sát, nhận xét. ? + Cho biết rõ từng quy tắc thực hiện của từng tính chất? Bài 4 (163). - HS đọc đề bài và nhận xét. ? + Biểu thức có những phép tính nào? Có thể áp dụng tính chất nào để thực hiện? Tại sao? - HS làm bài. 2 HS lên bảng thực hiện. - Dưới lớp đối chiếu kết quả và nhận xét: ? + Tại sao em lại kết hợp những số đó? kết quả? - HS đổi chéo VBT để kiểm tra. Bài 5 (163). - HS đọc yêu cầu bài tập và tóm tắt. ? + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? ? + Muốn biết số vở của cả hai trưuờng, cần phải biết những gì? - HS làm bài. 1 HS lên bảng giải bài tập. - Lớp và GV nhận xét kết quả. ? + Số vở của trường TH thắng lợi được tính như thế nào? - 2 HS đọc to kết quả bài tập. 3. Củng cố - dặn dò: ? + Những kiến thức được ôn tập trong bài học này? - GV BVN 1;2;3;4;5 (86; 87). Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật I. Mục đích yêu cầu - Ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật. - Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận của con vật, sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn. II. Đồ dùng dạy hoc. - Bảng phụ viết đoạn văn ở BT2. III. Hoạt động dạy học: 1. KTBC: - 2 HS đọc kết quả BT2 (ghi lại kết quả quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích). 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài: "Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật". b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 (130). - HS đọc yêu cầu bài tập. Yêu cầu làm bài theo nhóm đôi (3'). +? Bài văn gồm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn đó? - HS nêu ý kiến. HS khác góp ý. G chốt kết quả ở bảng. Bài 2 (130). - GV treo bảng, HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm việc nhóm 4 người (2'). GV phát phiếu cho 3 nhóm. - HS đán kết quả, lớp đối chiếu bài và nhận xét. ? Đoạn văn miêu tả những gì? Thứ tự? ? Cách trình bày đoạn văn? - GV chốt kết quả đúng. Bài 3 (130). - HS đọc đề bài và xác định yêu cầu bài tập. - HS đọc gợi ý và viết bài. 2 HS lên bảng thực hiện. - 8 HS đọc bài viết. Lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét giờ học - Dặn HS về viết tiếp bài 3. Khoa học: Động vật cần gì để sống? I. Mục tiêu - Sau bài học; HS có thể: + Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong trong quá trình. + Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khi và trao đổi thức ăn ở thực vật. II. Đồ dùng dạy học. - Hình trang 124; 125 - SGK; Giấy bút vẽ. III. Hoạt động dạy học 1. KTBC: ? + Thực vật trao đổi khí như thế nào? ? + Nêu lại quá trình thực vật trao đổi chất từ môi trường. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : "Động vật cần gì để sống"? b. Dạy bài mới. Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống? * Cách tiến hành: ?+ Để kiểm trà xem cây cần những gì để sống, người ta đã làm gì? - GV cho HS quan sát H1 ; 2; 3; 4; 5 (124; 125) và nhận xét. ?+ 5 con chuột có những yếu tố nào phục vụ cuộc sống? - Hãy dự đoán kết quả mà mỗi con chuột nhận được? - GV phát phiếu. HS làm việc theo cặp (3'). - Các nhóm báo cáo kết quả lớp nhận xét, bổ sung. - GV điền kết quả ở bảng lớp và chốt kết quả đúng. Hoạt động 2: Dự đoán kết quả TN: * Cách tiến hành: Thảo luận nhóm. - Yêu cầu HS căn cứ vào bảng TN để dự đoán: ?+ Con chuột ở mỗi TN sẽ ra sao? Tại sao nó lại có kết quả như vậy? + Thiếu điều kiện nào chuột sẽ gặp nguy hiểm sớm nhất? + Hãy kể những yếu tố cần để một con vật sống và phát triển bình thường? - 3 - 4 HS đọc lại "Bạn cần biết". 3. Củng cố - dặn dò: - GV Nhận xét giờ học: Sinh hoạt lớp, đội I/Mục tiêu:- Giúp HS nhận ra ưu,khuyết điểm cá nhân,tập thể trong tuần học vừa qua đồng thời có ý thức sửa chữa. - Nhắc lại nội quy của trường, lớp. Rèn nề nếp ra vào lớp,đi học đầy đủ. II/Nội dung. 1/ổn định tổ chức: HS hát đầu giờ. 2/Lớp trưởng nhận xét kết quả các mặt hoạt động. - Lớp trưởng điều hành từng tổ lên báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần vừa qua: + Nền nếp xếp hàng ra,vào lớp. + Vệ sinh lớp + Ai hay mất trật tự trong giờ học? + Bài tập về nhà làm đã đầy đủ chưa? Một số bạn còn chưa có ý thức tự giác 4/Giáo viên nhận xét,đánh giá.- 5/Phương hướng tuần tới:- Duy trì sĩ số lớp.- Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra.- Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp. Người soạn: Kí duyệt của BGH Vũ Thị Thanh Hường
Tài liệu đính kèm: