A.Mụctiêu
- Giúp HS ôn tập về phép nhân, chia các số tự nhiên ( Cách đặt tính, tính nhẩm, tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia) .Giải các bài toán có liên quan đến phép nhân, chia.
- Giáo dục HS tích cực học bài.
B. Đồ dùng dạy- học
- GV: SGK, giáo án
- HS: SGK, vở ghi
C. Các hoạt động dạy - học:
TUẦN 32 Soạn ngày 26 /4 /2008 Ngày dạy: Thứ 2 /28 /4 /2008 Tiết 1: CHÀO CỜ: Tiết 2: TẬP ĐỌC: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI GT: Bổ sung câu hỏi 4 A.Mục tiêu - Đọc đúng: là nơi, sườn sượt, ảo não. - Toàn bài đọc với nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán âu sầu của vương quốc, sự thất vọng của mọi người khi viên đại thần đi du học về. - Hiểu nội dung chuyện ( phần đầu) cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt nuồn chán - GD HS luôn vui tươi B. Đồ dùng dạy- học: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc.+Bảng phụ viết sẵn đoạn văn - HS: SGK, vở ghi C. Các hoạt động dạy - học. Hoạt động dạy Hoạt động học I- Ổn định tổ chức II- Bài cũ : 3’ - Đọc bài: Con chuồn chuồn nước. - Nêu nội dung của bài - Nhận xét- ghi điểm III- Bài mới: 35’ 1. Giới thiệu: - Chủ điểm tuần này là gì? - Bức tranh gợi cho em điều gì? Bên cạnh cơm ăn, nước uống thì tiếng cười yêu đời, những câu chuyện vui, hài hước là những thứ vô cùng cần thiết trong cuộc sống của con người. Truyện đọc Vương quốc vằng nụ cười giúp các em hiểu điều đó. 2. Nội dung bài a. Luyện đọc : 12’ Đọc nối tiếp ( 2 lần)- kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS - HS tìm từ khó đọc - HS đọc theo cặp - HS đọc chú giải - - HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu toàn bài b. Tìm hiểu bài: 12’ - Đọc thầm đoạn 1,2. - Chuyện gì xảy ra ở vương quốc nọ? - Tìm những chi tiết cho thấy ở đó cuộc sống rất buồn? - Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? - Kết quả việc làm của nhà vua ra sao?( Đưa tranh) - Điều gì bất ngờ xảy ra ở đoạn cuối bài? - Nội dung của bài nói gì? Để biết được chuyện gì xảy ra tiếp theo các em sẽ đọc truyện ở tuần sau. c. Luyện đọc diễn cảm: 11’ - Đọc nối tiếp 3 đoạn? - Toàn bài đọc với giọng thế nào? Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn : Vị đại thần vừa xuất hiện..hết bài. Đưa bảng phụ - Đọc thầm đoạn văn và cho biết ta nghỉ hỏi ở chỗ nào? và nhấn giọng những từ nào? - Giáo viên diễn cảm. Luyện đọc theo cặp - Thi đọc diễn cảm? Nhận xét – Đánh giá: - Đọc nối tiếp toàn bài? IV. Củng cố dặn dò: 2’ Trong cuộc sống tiếng cười vô cùng quý giá, nó mang lại niềm vui cho con người bởi vậy chúng ta cần tạo ra một không khí vui vẻ. - - - Dặn về học bài và chuẩn bị bài : Ngắm trăng, Không đề. - Nhận xét về giờ học. - 2 em - 2 em - Tình yêu cuộc sống. - Con người nên lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu con người xung quanh mình. - nối tiếp nhau đọc mỗi em 1 đoạn - Như yêu cầu - Nhóm đôi - 2 em - 1 em - Lắng nghe - HS đọc thầm - Ko ai biết cười. - Thảo luận nhóm 2. - Mặt trời ko muốn dậy, chim ko muốn hót, hoa chưa nở đã tàn, mặt người rầu rĩ, héo hon - Cử một viên đại thần đi du học ở nước ngoài chuyên về môn cười. - Viên đại thần về xin chịu tội vì đã cố gắng hết sức nhưng ko vào. Ko khí trở nên ảo nào. - Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường, nhà vua ra lệnh cho nó vào. - Nói lên cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt - 3 em - Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán , ảo não của vương quốc. - HS đọc thầm. - Tuỳ HS nêu - Lắng nghe - Đọc theo nhóm 2. - 8 em - 3 em Tiết 3: TOÁN: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN ( Tiếp theo) GT: bài tập 1 dòng 2 cột a, b bỏ A.Mụctiêu - Giúp HS ôn tập về phép nhân, chia các số tự nhiên ( Cách đặt tính, tính nhẩm, tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia).Giải các bài toán có liên quan đến phép nhân, chia. - Giáo dục HS tích cực học bài. B. Đồ dùng dạy- học - GV: SGK, giáo án - HS: SGK, vở ghi C. Các hoạt động dạy - học: Họat động dạy Hoạt động học I - Ổn định tổ chức II- Bài cũ: 3’ - Nêu lại bài 5(163) - Nhận xét III- Bài mới: 35’ 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Nội dung bài Bài 1 (163) - Nêu yêu cầu? Nhận xét đánh giá bài của bạn? GV chốt: a) 26741 646 068 b) 307 1320 - Nêu lại cách nhân, cách chia? Bài 2(163) - Nêu yêu cầu? - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? - Nhận xét đánh giá bài của bạn? Phép chia là phép tính ngược lại của phép nhân. Bài 3( 163) - Nêu yêu cầu? - Nêu nối tiếp? - Nhận xét bổ sung? Bài 4(163) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm. Nhận xét chữa bài. - Em làm thế nào? Bài 5(163) BT cho biết gì? ? BT hỏi gì? ? Ta phải tìm gì trước? Sau đó làm TN? GV chấm nhận xét chữa bài. IV. Củng cố dặn dò:2’ Dặn về ôn lại các tính chất xem lại bài. Nhận xét giờ học - 2 em - lớp theo dõi - nhận xét - Đặt tính rồi tính. HS làm bài vào vở, 4 em làm bảng phụ. a) - Tìm x - Lấy tích chia cho thừa số đã biết. - Lấy thương nhân với số chia. HS làm vào vở , 2 em lên chữa a) 40 x = 1400 b) x : 13 = 205 x = 1400 : 40 x = 205 13 x = 35 x = 2665 - Viết tiếp vào chỗ chấm. HS đứng tại chỗ nêu. a b = b a ; a : 1 = a ( a b) c =a ( b c) ; a 1 = 1 a = a a ( b + c) = a b + a c a : a = 1 ( a khác 0) 0 : a = 0 ( a khác 0) HS làm vào vở. 6 em làm bảng phụ - 6 em (mỗi em nêu rõ cách làm 1 phép tính) 1350 = 135 100 ; 257 > 8762 0 26 11 > 280 ; 320 : ( 162 2)=320:16:2 1600: 10< 1006 ; 15837 = 37158 Tóm tắt: 12 km: 7 500 đồng. 180 km: ? tiền. Bài giải Số l xăng ô tô đi quãng đường dài 180 km là: 180 : 12 = 15(l) Số tiềnphải mua xăng.. 7 500 x 15 = 112 500 (đồng) Đáp số: 112 500 đồng Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG ( Tiết 1) A. Mục tiêu: -Dựa vào thực tế ở địa phương nơi các em đang sống- HS đưa ra những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường ở địa phương mình luôn xanh sạch đẹp. -Thực hành giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh. B. Đồ dùng dạy- học -GV: Phiếu thảo luận nhóm C. Các hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học I - Ổn định tổ chức II - KTBC: III Bài mới 1 -Giới thiệu: Bảo vệ môi trường là một việc làm vô cùng cần thiết bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ con người khoẻ mạnh phòng tránh được các bệnh tật do môi trường gây nên. Đây là việc làm thiết thực ngay trong gia đình, địa phương nơi chúng ta đang sống. Tiết học hôm nay sẽ tìm hiểu về điều này. 2. Nội dung bài. *Hoạt động 1: tìm hiểu tình hình thực tế ở địa phương -G y/c H thảo luận nhóm đưa ra tình hình môi trường ở địa phương hiện nay. -Gọi đại diện nhóm báo cáo -G nhận xét chốt lại *Hoạt động 2: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường. -H làm vào phiếu bài tập Nên làm -Trồng cây xanh, chăm sóc cây quét dọn nhà cửa, sân trường lớp học, đường làng ngõ xóm phát cỏ, khơi thông cống rãnh cống rãnh phải có nắp đậy -Đại tiện tiểu tiện dúng nơi quy định, đi xong phải xả nước hoặc đổ do. Chuồng trại chăn nuôi phải làm xa nơi ở và thường xuyên quét dọn - GV: Kết luận *Hoạt động 3: Liên hệ -Em đã làm gì để bảo vệ môi trường -G nhận xét tuyên dương và hướng dẫn H những việc làm để bảo vệ môi trường. IV. Củng cố - dặn dò - Về nhà thực hiện tốt vệ sinh nơi mình ở và nhắc nhở những người xung quanh cùng thực hiện vệ sinh sạch sẽ - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học-. -H thảo luận nhóm đôi. Viết những điều về môi trường đang xảy ra ở địa phương vào phiếu. -Ví dụ: Cống rãnh không có nắp đậy có mùi hôi thối là nơi mà ruồi muỗi xinh ra. Làm ảnh hưởng đến đời sống của con người -Đường làng ngõ xóm còn vứt rác thải bừa bãi, chưa đổ rác đúng nơi quy định mùi rác thải bốc lên hôi thối. -Lợn trâu bò phóng uế bừa bãi. -Hố xí không có nắp đậy. -Dòng suối bị ô nhiễm do chất thải của mọi người dân sống xung quanh gần suối -Đại diện nhóm trình bày -Nhóm khác nhận xét bổ sung. -H làm bài trên phiếu ghi tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường. Không nên làm -Không khạc nhổ phóng uế bừa bãi không vứt rác và xác động vật chết ra đường, không thải rác và các chất độc hại ra nguồn nước. ăn quả phải vứt lá, giấy bóng vào nơi quy định như thùng rác, không bẻ cành, bứt lá, không trèo cây, không chặt phá cây -H đọc phiếu bài tập của mình. -H nhận xét bổ sung. -quét dọn nhà cửa, đường làng ngõ xóm, sân trường, lớp học -H nhận xét. Tiết 5: KHOA HỌC: ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG? A. Mục tiêu: Giúp HS: - Phân loài động vậttheo nhóm thức ăn của chúng. - Kể tên 1 số loài ĐV và thức ăn của chúng B. Đồ dùng dạy- học - GV: Hình minh hoạ+ giấy khổ to - HS: sưu tầm tranh ảnh về các loài ĐV C. Các hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học I - Ổn định tổ chức II - KTBC: - Vẽ và trình bày sơ đồ sự trao đổi khí và sự trao đổi thức ăn ở thực vật - Nhận xét- ghi điểm III - Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Để xem mỗi loài ĐV có nhu cầu về thức ăn như thế nào, chúng ta cùng học bài hôm nay. 2. Nội dung bài * Hoạt động 1:Thức ăn của ĐV * Mục tiêu:Phân loại ĐV theo thức ăn của chúng, kể tên 1 số con vật và thức ăn của chúng * Cách tiến hành - GV phát giấy cho từng nhóm mỗi thành viên trong nhóm nói tên con vật mà mình sưu tầm và loại thức ăn của nó - Hãy nói tên , loại thức ăn trong các hình minh hoạ SGK Nhóm ăn cỏ lá cây: Nhóm ăn thịt: Nhóm ăn hạt: Nhóm ăn côn trùng sâu bọ: Nhóm ăn tạp - GV: chốt * Hoạt động 2: tìm thức ăn cho ĐV * Mục tiêu: Biết nói tên con vật và nêu được con vật đó ăn gì? * Cách tiến hành - Chia lớp thành 2 đội GV HD: cứ 1 này nói tên con vật thì đội kia phải nói con vật đó ăn gì?nếu đội nào không đoán được hoặc đoán sai là không được điểm - * Kết luận * Hoạt động 3: Trò chơi đố bạn con gì? * Mục tiêu: Nhớ lại những đặc điểm chính của con vật đã họ và thức ăn của nó. thực hành kĩ năng đặt câu hỏi loại trừ * Cách tiến hành HD HS cách chơi: GV dán vào lưng HS 1 con vật mà không cho HS đó biết . sau đó YC HS quay lại cho các bạn đoán xem con vật gì?và HS chơi có nhiệm vụ đoán con vật mình đang mang là con vật gì?và HS chơi có thể hỏi các bạn dưới lớp về đặc điểm con vật, dưới lớp trả lời đúng, sai IV. Củng cố - dặn dò: - ĐV cần gì để sống? - Về học bài và chuẩn bị bài sau - Nhận xét giờ học - 2 em thực hiện YC - Lắng nghe Hoạt động nhóm 4 kể tên các con vật mà nhóm mình sưu tầm Nối tiếp nhau trình bày - Hình 1; hình 2; hình 9 - Hình 3; hình 8 - Hình 6; hình 4 - Hình 7; hình 5 - hình 4 - Mỗi đội lần lượt đưa tên các con vật - VD: Đội 1 : Trâu Đội 2: cỏ. lá ngô, lá mía - 2 em đọc mục bạn cần biết - Lần lượt từng HS tham gia chơi - Nếu đoán đúng được thưởng quà Soạn ngày 27 /4 /2008 Ngày dạy: Thứ 3 /29 /4 /2008 Tiết 1 : TOÁN : ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN ( Tiếp) GT: BT 1phần b; BT 5 bỏ A.Mục tiêu - Giúp HS tiếp tục củng cố về 4 phép tính với số tự nhiên. - Giáo dục HS tích cực học b ... g tẩm. Đó là những khuân viên rộng cây cối xanh tươi bao quanh các công trình kiến trúc. -Kinh thành huế ngày nay không còn được nguyên vẹn như xưa nhưng vẫn còn những dấu tích của 1 công trình sáng tạo và tài hoa của nhân dân ta. -H đọc bài học. Tiết 4: KỂ CHUYỆN : KHÁT VỌNG SỐNG A.Mục tiêu: - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đã nghe cô vừa kể, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt. - Hiểu được nội dung câu chuyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện(Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt, đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết) - Chăm chú nghe cô kể, nhớ chuyện. - Nghe bạn kể , nhận xét đúng lời bạn kể, kể tiếp được lời bạn. B. Đồ dùng dạy- học - GV : Tranh minh hoạ trong SHS - HS: SGK, vở ghi C. Các hoạt động dạy - học: Họat động dạy Hoạt động học I - Ổn định tổ chức II- Bài cũ: 4’ - Hãy kể về một cuộc du lịch ( hay cắm trại_ mà em được tham gia? - Nhận xét ghi điểm III- Bài mới: 1. Giới thiệu: Khát vọng sống của 1 con người như thế nào?Các em hãy cùng nghe nhé. 2. Nội dung bài a .Giáo viên kể :8’ - Lần 1 không tranh - Lần 2 có tranh b. Tìm hiểu ND chuyện - Giôn bị bỏ rơi trong hoàn cảnh nào? -Chi tiết nào cho thấy Giôn rất cần sự giúp đỡ? - Giôn đã cố gắng NTN khi bỏ lại một mình như vậy? - Anh phải chịu những đau đớn khổ cực NTN? - Anh đã làm gì khi bị gấu tấn công? - Anh đã được cứu sống trong hoàn cảnh nào? - Theo em, nhờ đâu mà Giôn có thể sống sót? b. Hướng dẫn học sinh kể và trao đổi ý nghĩa:26’ - Hãy kể theo nhóm 6( Bạn kể xong, sau đó đối thoại và đánh giá tính điểm) VD: ? Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện? - Vì sao con gấu ko xông vào con người mà lại bỏ đi? Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì? - Hãy thi kể trước lớp? Nhận xét đánh giá bài của bạn? Hãy kể toàn bài? - Hãy bình chọn bạn kể hay nhất và trả lời câu hỏi hay nhất? GV chốt lại ý kiến đúng. IV.Củng cố dặn dò:2’ - Nêu lại ý nghĩa câu chuyện? Dặn về kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau.. Nhận xét giờ học - 2 em - Nhận xét đánh giá bài kể của bạn? - HS lắng nghe - HS nghe - quan sát tranh + Giữ lúc bị thươnganh mệt mỏi vì những ngày gian khổ đã qua + Giôn gọi bạn như một người tuyệt vọng + Anh ăn quả dại, cá sống để sống qua ngày + Anh bị chim đâm vào mặt, đói xé ruột gan, làm cho đầu óc mụ mẫm, anh phải ăn cá sống + Anh không chạy mà đứng im vì biết rằng chạy gấu sẽ đuổi theo và ăn thịt nên anh đã thoát chết + Khi chỉ có thể bò được trên mặt đất như một con sâu + Nhờ khát vọng sống, yêu cuộc sống mà Giôn đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tìm được sự sống - HS kể theo nhóm - 5 nhóm kể. - 1 em - 3 em - 1 em Tiết 5: ĐỊA LÍ: KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM A. Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng: - Biết được vùng biển nước ta có dầu khí, cát trắng và nhiều loại hải sản quý hiếm có giá trị như: tôm hùm, bào ngư - Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiênViệt Nam các vùng khai thác dầu khí và đánh bắt hải sản ở nước ta. - Nêu đúng trình tự các công việc trong quá trình khai thác và sử dụng hải sản - Biết đựơc 1 số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản, ô nhiễm môi trường biển và 1 số biện pháp khắc phục - Có ý thức giữ gìn môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát B. Đồ dùng dạy- học - GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam+ 1 số tranh ảnh về hoạt động khai thác khoáng sản ở vùng biển Việt Nam - HS: SGK, vở ghi C. Các hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học I - Ổn đinh tổ chức II- KTBC: - Nêu những giá trị , sản phẩm mà biển Đông mang lại cho nước ta? - Nhận xét - ghi điểm III - Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Với những đặc điểm và những ưu đãi mà biển Đông đem lại, chúng ta sẽ có những hoạt động gì để khai thác những nguồn tài nguyên quý giá ấy?để tìm hiểu rõ điều này, chúng ta sẽ học bài ngày hôm nay. 2. Nội dung bài a. Khai thác khoáng sản - Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì? - Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam ? ở đâu? Dùng để làm gì? - Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác khoáng sản đó? * GV: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu b. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản - YC Các nhóm dựa vào tranh và bản đồ, SGk trả lời câu hỏi - Nêu những dẫn chứng cho thấy biển nước ta rất phong phú về hải sản? - Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra như thế nào? ở những địa điểm nào? - Nêu 1 vài nguyên nhaâ làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển? - Hãy nêu biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản nước ta? *GV: chốt IV. Củng cố - dặn dò - Đọc bài học - Về nhà học baàivà chuẩn bị bài sau - Nhận xét giờ học - 2 em thực hiệnYC * HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi - Dầu khí, cát trắng - Dầu khí ở thềm lục địa ven biển gần Côn Đảo dùng làm xăng dầu, khí đốt, nhiên liệu + Cát trắng: Ven biển Khánh Hoà và 1 số đảo Quảng Ninh dùng trong công nghiệp thuỷ tinh - HS lên bảng chỉ bàn đồ vị trí khoáng sản - Có rất nhiều loại cá , tôm ,mực, bào ngư, ba ba, đồi mồi, sò, ốc, - Diễn ra khẵp vùng biển kể từ Bắc vào Nam, nhiều nhất là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đễn Kiên Giang - đánh bắt cá bằng mìn , điện , vứt rác thải xuống biển , làm tràn dầu khí chở dầu trên biển - Giữ vệ sinh bảo vệ môi trường biển , không vứt rác xuống biển, đánh bắt khai thác đúng quy trình hợp lý Soạn ngày 30 /4 /2008 Ngày dạy: Thứ 6 /2 / 5 /2008 Tiết 1: MĨ THUẬT: ( GV chuyên) Tiết 2: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT A.Mục tiêu: - Ôn lại kiến thức về phần mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật. - Thực hành viết mở bài và kết bài cho phần thân bài( HS đã viết) để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật. - Giáo dục HS chăm chỉ viết bài. B. Đồ dùng dạy- học: - GV: 4 tờ phiếu khổ to - HS: SGK, vở ghi C. Các hoạt động dạy - học: Họat động dạy Hoạt động học I - Ổn định tổ chức II- Bài cũ: 3’ - Đọc bài 2,3? Nhận xét đánh giá? III- Bài mới: 35’ 1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2. Nội dung bài Bài 1 (141) - Nêu yêu cầu? - Đại điện các nhóm nêu? Các đoạn văn trên giống những đoạn mở bài và kết bài nào mà em đã học? - Em có thể chọn những câu nào trong đoạn văn trên để: - Mở bài theo cách trực tiếp? - Kết bài theo cách mở rộng? Nhận xét đánh giá bài của bạn? Bài 2,3(142) - Viết đoạn văn MB và kết bài văn tả con vật mà em vừa làm ở tiết trước? - Nêu bài của mình? - Đọc toàn bài văn đã hoàn chỉnh? - Nhận xét đánh giá bài của bạn? IV.Củng cố dặn dò:2’ - Một bài văn miêu tả con vật gồm mấy phần? Là những phần nào? Dặn về xem lại bài và chuẩn bị bài sau viết cả bài. Nhận xét giờ học - 2 em - Tìm đoạn mở bài và kết bài? Thảo luận nhóm 2 -Mở bài: 2 câu đầu (MB gián tiếp) + Kết bài: Câu cuối ( kết bài mở rộng) - Mùa xuân là mùa công chúa. - Chiếc ô mà sắc ấm áp.( bỏ đoạn cuối) - 4 em viết phiếu to( 2 em viết MB, 2 em viết KB)- lớp làm bài bào vở - 7 em - 2 em - 3 phần: MB, TB, KB Tiết 3: TOÁN: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ GT: bài 5 bỏ A.Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập củng có kỹ năng thực hiện các phép tinhd cộng trừ phân số. - Giáo dục HS tích cực học bài. B. Đồ dùng dạy- học - GV: SGK, giáo án - HS: SGK, vở ghi C. Các hoạt động dạy - học: Họat động dạy Hoạt động học I- Ổn định tổ chức II- Bài cũ: 3’ - Cho biết cách quy đồng mấu số các phân số? - Nêu cách rút gọn PS? - Nhận xét đánh giá bài của bạn? III - Bài mới: 35’ 1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2. Nội dung bài Bài 1 (167) Nêu yêu cầu? - Muốn cộng hai PS cùng mẫu ta làm TN? - Cộng hai PS khác mẫu số làm TN? - Trừ hai PS cùng mẫu số làm TN? - Trừ hai PS khác mẫu làm TN? Cho HS thấy được mối quan hệ của phép tính cộng- trừ. Nhận xét đánh giá bài của bạn? Bài 2(167) - Nêu yêu cầu? - YC HS làm bài - Nhận xét chữa bài của HS Bài 3(167) - Nêu yêu cầu? Bài 4(167) HD tìm hiểu bài Nhận xét chữa bài. IV. Củng cố- dặn dò:2’ - Hôm nay ôn tập những dạng gì? - Dặn về ôn lại các quy tắc cộng trừ PS và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học - 2 em - 2 em - Tính. - 2 em lên bảng làm bài - lớp làm vào vở a) - Tính - 2em lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở - Tìm x - HS làm vào vở, đổi chéo vở KT lẫn - 2 em đọc đề. HS giải vào vở, 1 em lên bảng Bài giải Số phần diện tích vườn để trồng hoa và làm đường đi là: ( vườn hoa) Số phần diện tích vườn để xây bể là: 1 - ( vườn hoa) b) Diện tích vườn hoa là: 20 15 = 300 (m2) Diện tích để xây bể là: = 15(m2) Đáp số: a) 1/20 m2 15 m2 Tiết 4: SINH HOẠT LỚP TUẦN 32 I- Yêu cầu - Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm . Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới - Rèn cho HS có thói quen thực hiện nề nếp - Giáo dục HS chăm học. ngoan II- Nội dung sinh hoạt: - HS tự nhận xét - GV nhận xét chung 1,Đạo đức: +Nhìn chung các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo. Đoàn kết với bạn bè .Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau 2,Học tập: + Thực hiện tương đối đầy đủ mọi nội quy đề ra + Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn. + Đầu giờ truy bài tương đối nghiêm túc + Có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập - Trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ Xong vẫn còn 1 số em trong lớp còn mất trật tự nói chuyện , còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng. - Các em tham gia học buổi chiều tương đối đều - Các em , có ý thức trong học tập +1 số em đọc yếu, đã chịu khó luyện đọc bài 3,Công tác khác - Tham gia nhiệt tình các hoạt động của nhà trường đề ra -Vệ sinh đầu giờ: tham gia chưa đầy đủ. . vệ sinh trường ,lớp sạch - Các khoản thu nộp tương đối đầy đủ - Đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ tương đối đầy đủ - Có đủ ghế ngồi chào cờ II, Phương Hướng: -Đạo đức: Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất ,không ăn quà vặt -Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở.Học bài làm bài ở nhà đầy đủ - Thi đua học tốt chào mừng ngày sinh nhật Bác -Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp đúng giờ, nghỉ học có lý do - Các công tác khác :y/c thực hiện cho tốt Tiết 5: THỂ DỤC ( GV chuyên dạy)
Tài liệu đính kèm: