Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2011-2012 - Sồng A Tủa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2011-2012 - Sồng A Tủa

I/ Mục tiêu.

1. Đọc lưu loát toàn bài , trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Đọc phân biệt lời các nhân vật (người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua)

2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

Hiểu nội dung truyện (phần đầu) : Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

II/ Chuẩn bị.

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Phương pháp.

Đàm thoại , phân tích , giảng giải, làm việc theo nhóm, luyện tập thực hành.

IV. Hoạt động dạy học.

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2011-2012 - Sồng A Tủa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Ngày soạn : 06/04/2012	Ngày dạy : Thứ hai ngày 09/04/2012
Tiết 1 : CHÀO CỜ.
Tiết 2 : TOÁN :
Bài 156 : ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo).
I/ Mục tiêu.
	Giúp HS ôn tập về phép nhân , phép chia các số tự nhiên :Cách làm tính (Bao gồm cả tính nhẩm), tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, . . . giải các bài toán liên quan đến phép nhân, phép chia.
II/ Chuẩn bị.
	GV : Giáo án, SGK, VBT.
	HS : VBT, Ôn tập trước các nội dung liên quan đến bài học.
III/ Phương pháp.
Đàm thoại , giảng giải , luyện tập thực hành.
IV. Hoạt động dạy học. 
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm BT4 trong VBT của tiết 155.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài , yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính, thưc hiện phép tính của các bạn.
Bài 2
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài , yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
- GV tiến hành tương tự BT3, tiết 155.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài.
? Để so sánh 2 biểu thức với nhau trước hết chúng ta phải làm gì ?
- GV nhắc HS nên áp dụng các tính chất đó kiểm tra các biểu thức, không nhất thiết phải tính giá trị của chúng
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, khi chữa yêu cầu HS nêu rõ em đã áp dụng tình chất nào để giải thích cách điền dấu.
Bài 5
- GV gọi 1HS đọc đề bài toán .
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các BT ở lớp, làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau.
 3’
35’
 2’
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS khác nhận xét.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- 3 HS lên bảng làm bài mỗi HS thực hiện 1 phép tính nhân và 1 phép tính chia, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 40 x x = 1400
 x = 1400 : 40
 x = 35
b) x : 13 = 205
 x = 205 x 13
 x = 2665
a) HS nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân để giải thích.
b) HS nêu cách tìm số bị chia chưa biết để giải thích.
-Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức, sau đó so sánh các giá trị với nhau để chọn dấu so sánh cho phù hợp.
- 3 HS lên bảng làm bài, môĩi HS làm 1 dòng trong SGK, HS cả lớp làm bài vào vở.
13500 = 135 x 100 áp dụng nhân nhẩm 1 số với 100.
26 x 11 > 280
Áp dụng nhân nhẩm một số có hai chữ số với 11 thì 26 x 11 = 286
. . .
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải :
Số lít xăng cần tiêu hao để xe ô tô đi được quãng đường dài 180 km là: 
180 : 12 = 15 ( l )
Số tiền phải mua xăng để ô tô đi được quãng đường dài 180 km là :
7500 x 15 = 112500 (đồng)
 Đáp số : 112500 đồng
Tiết 3 : TẬP ĐỌC:
Bài 63 : VƯƠNG QUỐCVẮNG NỤ CƯỜI.
I/ Mục tiêu.
Đọc lưu loát toàn bài , trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Đọc phân biệt lời các nhân vật (người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua)
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung truyện (phần đầu) : Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
II/ Chuẩn bị.
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Phương pháp.
Đàm thoại , phân tích , giảng giải, làm việc theo nhóm, luyện tập thực hành.
IV. Hoạt động dạy học. 
Bài cũ.
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp bài “Con chuồn chuồn nước” và trả lời câu hỏi SGK về nội dung bài đọc.
Nhận xét-ghi điểm.
Bài mới.
* Giới thiệu bài.
*Hướng đẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- GV chia đoạn
Đoạn 1 : Từ đầu . . . chuyên về môn cười cợt.
Đoạn 2 : Tiếp theo . . . nhưng học không vào.
Đoạn 3 : còn lại.
-GV đọc diễn cảm toàn bài. 
 b. Tìm hiểu bài.
? Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sóng ở vương quốc nọ rất buồn ? 
? Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ buồn chán đến vậy ?
? Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ?
? Kết quả ra sao ?
 c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
-GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung bài theo gợi ý ở phần Luyện đọc.
-GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu.
Củng cố - dặn dò.
? Bài văn giúp em hiểu điều gì ?
 - GV rút ra ý nghĩa, ghi bảng.
 - NX giờ học.
- Dặn HS về xem bài , chuẩn bị bài giờ sau học.
3’
35’
 3’
HS đọc và trả lời câu hỏi GV nêu.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn 
-Đọc từ khó : rầu rĩ, ảo não, sườn sượt. 
-Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp từ chú giải.
-Luyện đọc trong nhóm.
-1-2 HS đọc cả bài.
Đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi.
- Mặt trời không muốn dậy, . . . tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
- Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
- Vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài, chuyên về môn cười cợt.
- Sau 1 năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đẫ gắng hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đình ảo não.
-Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Vài em phát biểu.
Tiết 4 : ĐẠO ĐỨC :
Bài 32 : DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động nhân đạo.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo giúp đỡ các gia đình nghèo khó gặp hoạn nạn vượt qua được khó khăn.
Ủng hộ nhân đạo.
Tuyên truyền tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện của bản thân.
II/ Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. GV tổ chức cho HSủng hộ quần áo, sách vở, giày dép cho các bạn vùng khó khăn.
2. Tổ chức cho HS mua vé số xây dựng quỹ nhân đạo tỉnh Sơn La do Hội Chữ Thập Đỏ Sơn La phát động.
- GV kết luận : Không chỉ những người ở vùng đặc biệt khó khăn mà rất nhiều người tàn tật rơi vào hoàn cảnh khó khăn rất cần sự tài trợ, giúp đỡ của mọi người khác trong đó có chúng ta. Hãy hưởng ứng cuộc vận động : Người người làm việc thiện, Nghành nghành làm việc thiện, Nhà nhà làm việc thiện.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tinh thần ủng hộ cuộc vận động của HS.
- Tuyên dương HS có tinh thần ủng hộ cao.
- HS hưởng ứng lần lượt ủng hộ
- HS tích cực tham gia
Tiết 5 : THỂ DỤC :
Bài 63: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
I./ Mục tiêu.
Ôn và một số nội dung của môn tự chọn . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
Trò chơi “Dẫn bõng”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động nhằm rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II/ Địa điểm , phương tiện .
Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn tập luyện .
Phương tiện : Dụng cụ để tập môn tự chọn, kẻ sân và chuẩn bị bóng để tổ chức trò chơi “Dẫn bóng” và 2 còi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp .
Nội dung
TG
Nội dung và phưng pháp
1. Phần mở đầu : 
- GV nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học .
*Ôn một số động tác tay , chân , lườn , bụng , phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung : 
* Kiểm tra bài cũ .
2. Phần cơ bản : 
a) Môn tự chọn : 
- Đá cầu :
- Ném bóng : 
b) Trò chơi vận động : phút.
	Trò chơi “Dẫn bóng”. 
3. Phần kết thúc : 
6’– 10’
18’-22’
9’– 11’
9- 10
4’- 6’
- Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân , đầu gối , hông , vai, cổ tay. Tập theo đội hình vòng tròn, do cán sự điều khiển.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc do cán sự dẫn đầu.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do cán sự điều khiển).
+ Ôn tâng cầu bằng đùi . Tập theo nhóm hình chữ U do cán sự điều khiển.
+ Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người. Tập theo đội hình 2 – 4 hàng ngang quay mặt vào nhau thành từng đôi một cách nhau 2 – 3 m.
+ Tổ chức thi tâng cầu bằng đùi xem ai tâng cầu giỏi nhất (chọn vô địch tổ tập luyện)
+ Ôn cách cầm bóng đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném bóng vào đích. Tập hợp số HS trong lớp thành 2 hàng ngang sau vạch chuẩn bị, những HS đến lượt tiến vào vạch giới hạn tư thế chuẩn bị. Khi có lệnh, ném bóng vào đích, sau đó lên nhặt bóng theo lệnh của GV.
	 Thi ném bóng trúng đích
 + GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi, cho một nhóm lên làm mẫu, cho HS chơi thử 1 – 2 lần, xen kẽ GV giải thích thêm cách chơi, sau đó cho HS chơi thử 1- 2 lần có phân thắng, thua và thưởng, phạt.
GV cùng HS hệ thống bài.
Đứng vỗ tay và hát.
Một số động tác hồi tĩnh.
* Trò chơi hồi tĩnh .
 - GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà..
Ngày soạn : 06/04/2012	 Ngày dạy : Thứ ba ngà: 10/04/2012
Tiết 1 : TOÁN :
Bài 157 : ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu.
	Giúp HS ôn tập về phép cộng, phép trừ, phép nhân , phép chia các số tự nhiên ; các tính chất của các phép tính với STN ; giải các bài toán liên quan đến các phép tính với STN.
II/ Chuẩn bị.
	GV : Giáo án, SGK, VBT.
	HS : VBT, Ôn tập trước các nội dung liên quan đến bài học.
III/ Phương pháp.
Đàm thoại , giảng giải , luyện tập thực hành.
IV. Hoạt động dạy học. 
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm BT4 trong VBT của tiết 156.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS
Bài 2
- GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức trong bài. Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Bài 3.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu tính chất đã áp dụng để thực hiện tính giá trị của từng biểu thức trong bài.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài.
? Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
? Để biết được trong hai tuần đó trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải chúng ta phải biết được gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 5
- GV gọi 1HS đọc đề bài toán .
? Bài toán hỏi gì ?
? Để tính được số tiền mẹ có lúc đầu em phải biết được gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các BT ở lớp, làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau.
 3’
35’
 2’
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS khác nhận xét.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá  ... phần trạng ngữ chỉ thời gian và nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước.
- GV nhận xét, ghi điểm từng HS.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Phần Nhận xét.
Bài tập 1,2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Yêu cầu HS trao đổi làm bài theo cặp đôi. 
- Gọi HS phát biểu. GV chữa bài trên bảng lớp.
- GV kết luận : Trạng ngữ vì vắng tiếng cười là trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Nó dùng để giải thích nguyên nhân của sự việc vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
* Phần Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. GV sửa chữa, nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài tại lớp. 
- GV yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
* Phần Luyện tập
Bài tập 1.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập .
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập .
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
Bài tập 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu, HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét bạn đặt câu trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận câu đúng.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- NX, khen ngợi HS đặt câu đúng, hay.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ trong bài; đặt 3 câu có dùng trạng ngữ chỉ nguyên nhân vào vở và chuẩn bị bài sau.
3’
35’
 2’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài.
- HS nêu : Trạng ngữ : Vì vắng tiếng cười bổ sung ý nghĩa chỉ nguyên nhân cho câu.
Trạng ngữ : Vì vắng tiếng cười trả lời cho câu hỏi Vì sao vương quốc nọ buồn chán kinh khủng ?
- Lắng nghe.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm theo.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp, VD :
+ Nhờ siêng năng, Bắc đã vươn lên đầu lớp.
+ Vì không mang áo mưa nên Lan bị cảm.
- 1 nhóm dán phiếu lên bảng
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp yêu cầu của bài.
- 1 HS làm bài trên bảng. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân dưới trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu.
- Nhận xét bài trên bảng, chữa bài cho bạn (nếu bạn làm sai)
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp yêu cầu của bài.
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở.
- Nhận xét và chữa bài cho bạn (nếu sai).
a. Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b. Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c. Tại mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp 
- HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.
Tiết 2 : TOÁN :
Bài 160 : ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ.
I/ Mục tiêu.
	Giúp HS ôn tập, củng cố kĩ năng thực hiện các phép cộng và trừ phân số.
II/ Chuẩn bị.
	GV : Giáo án, SGK, VBT, bảng phụ vẽ các hình trong bài 1(SGK) .
	HS : VBT, Ôn tập trước các nội dung liên quan đến bài học.
III/ Phương pháp.
Đàm thoại , giảng giải , luyện tập thực hành.
IV. Hoạt động dạy học. 
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm BT4a và 4b của tiết 159.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép cộng, trừ các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em chú ý chọn mẫu số bé nhất có thể quy đồng rồi thực hiện phép tính.
- GV chữa bài
Bài 2
- GV cho HS tự làm bài và chữa bài.
Bài 3.
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
Bài 4.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt.
- GV hướng dẫn
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 5.
Các bước tương tự bài 4
Bài giải :
m = 40 cm; giờ = 15 phút
Trong 15 phút con sên thứ nhất bò được 40 cm.
Trong 15 phút con sên thứ hai bò được 45 cm.
Vậy con sên thứ hai bò nhanh hơn con sên thứ nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các BT ở lớp, làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau.
 3’
35’
 2’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS khác nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 2 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và NX.
- HS theo dõi bài chữa của GV và đổi chéo vở để KT bài của nhau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) Tìm số hạng chưa biết của phép cộng.
b) Tìm số trừ chưa biết của phép trừ.
c) Tìm số bị trừ chưa biết của phép trừ.
- Đọc và tóm tắt đề toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải :
a) Số phần diện tích để trồng hoa và làm đường đi là :
 ( vườn hoa)
Số phần diện tích để xây bể nước là :
 ( vườn hoa )
b) Diện tích vườn hoa là :
20 x 15 = 300 ( m2 )
 Diện tích để xây bể nước là :
300 x = 15 ( m2 )
 Đáp số : 15 m2
Tiết 3 : ĐỊẠ LÍ :
Bài 32 : 
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN.
I/ Mục tiêu.
 Học xong bài này HS biết :
Vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí ; nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
Nêu thứ tự tên các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản ở nước ta.
Chỉ trên bản đồ Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển
Có ý rhức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II/ Chuẩn bị.
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam .
Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam .
Tranh, ảnh về khai thác dầu khí ; khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển.
II. Phương pháp.
Đàm thoại , giảng giải , quan sát, làm việc theo nhóm.
IV. Hoạt động dạy học. 
1.Bài cũ.
Gọi 2 HS nêu nội dung cần ghi nhớ 
của bài học trước và trả lời câu hỏi cuối SGK.
Nhận xét – Ghi điểm.
2.Bài mới.
* Giới thiệu bài.
2.1 Khai thác khoáng sản.
? Tài nguyên, khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì ?
? Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam?
? Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
- GV : Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc dầu và chế biến dầu.
2.Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- GV chia nhóm 4, YC HS thảo luận theo các câu hỏi :
? Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
? Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra NTN ? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản ? Tìm những nơi đó trên bản đồ.
? Trả lời các câu hỏi của mục 2 trong SGK.
? Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có nhiều hải sản ?
? Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ônhiễm môi trường biển ?
- GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta.
GV đặt câu hỏi rút ra nội dung cần ghi nhớ.
Củng cố - dặn dò.
- NX giờ học.
- Dặn HS về xem bài , chuẩn bị bài giờ sau học.
 3’
35’
2’
- 2 HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS dựa vào SGK, tranh ảnh, vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi.
- HS trình bày két quả trước lớp và chỉ bản đồ treo tường các nơi đang khai thác khoáng sản (dầu khí, cát trắng) ở biển Việt Nam. 
- Tiến hành thảo luận nhóm, dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK và vốn hiểu biết của bản thân để TLCH.
- HS các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản
- Đánh bắt cá bằng mìn, điện ; vứt rác thải xuống biển ; làm tràn dầu khi trở dầu trên biển.
-HS trả lời , vài em nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
Tiết 4 : TẬP LÀM VĂN :
Bài 64 : LUYỆN TẬP XÂY DỰNH MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I/ Mục tiêu.
Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
Thực hành viết MB và KB ( HS đã viết ) để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
II/ Chuẩn bị.
 - Giấy khổ to và bút dạ.
VBT Tiếng Việt 4, tập hai.
III/ Phương pháp.
Đàm thoại , phân tích , luyện tập thực hành, làm việc theo nhóm.
IV. Hoạt động dạy học. 
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Bài cũ.
- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của con vật đã quan sát (BT2), 1 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật (BT3) - tiết TLV trước.
- GV nhận xét, ghi điểm từng HS
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là MB trực tiếp, MB gián tiếp, KB mở rộng, KB Không mở rộng.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp.
- Gọi HS phát biểu ý kiến. 
? Hãy xác định đoạn mở bài và kết bài trong bài văn Chim công múa.
- GV : Cách mở bài trực tiếp và gián tiếp và KB mở rộng bao giờ cũng sinh động và lôi cuốn người đọc. . .
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
* Chữa bài tập.
- Gọi HS dán bài lên bảng. Đọc bài, GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa thật kĩ các lỗi ngữ pháp, dùng từ, cách diễn đạt cho cho từng HS.
- NX, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn MB của mình.
- NX, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
Bài tập 3
- GV tổ chức cho HS làm BT3 tương tự như cách tổ chức làm BT2.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành 2 đoạn văn vào vở và chuẩn bị bài sau.
3’
35’
2’
- 2 HS lần lượt thực hiện yêu cầu của GV, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp. Cả lớp theo dõi.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+ MB : Mùa xuân . . . là mùa công múa.
+ KB : Quả không ngoa . . . nghệ sĩ múa của rừng xanh.
- 1HS đọc thành tiếng YC của bài trước lớp.
- 2 HS viết bài ra giấy khổ to, cả lớp làm bài vào vở.
- NX, chữa bài.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn MB của mình.
Tiết 5: SINH HOẠT: 
Tuần 31:
 I. Nhận xét chung 
 1. Đạo đức:
 Nhìn chung, các em đã dần đi vào nền nếp học tập ,trong lớp chú ý nghe giảng ,hăng hái phát biểu xây dựng bài .
 Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa ngoan ,còn mất trật tự trong giờ học như:.
 2. Học tập 
 Các em đi học đều, học làm bài cũ tương đối đầy đối đầy đủ ,nhiều em có ý thức học tập tốt như :
 Bên cạnh có vẫn còn một số em chưa có ý thức trong học tập chưa làm bài tập về nhà như :
 VS tương đối sạch sẽ .
 SH Đội :Tuần này chưa SH 
II . Phương hướng tuần tới 
- Duy trì nền nếp học tập
- Hạn chế khuyết điểm , phát huy ưu điểm .
----------oo0oo---------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_32_nam_hoc_2011_2012_song_a_tua.doc