Giáo án Lớp 4 - Tuần 32, Thứ 3 - Năm học 2010-2011

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32, Thứ 3 - Năm học 2010-2011

Tiết 4:KHOA HỌC

TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU:

-Trình bày được sự trao đổi cất của động vật với môi trường: động vật thường xuyên phải lấy gì từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu,

-Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Hình minh họa.

-Sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1.Kiểm tra bài cũ:

-Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi:

+Động vật thường ăn những loài thức ăn gì để sống?

+Vì sao một số loài động vật lài gọi là động vật ăn tạp? Kể tên một số con vật ăn tạp mà em biết?

-GV nhận xét và ghi điểm HS.

 

doc 5 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32, Thứ 3 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011
Tiết 1:LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời câu hỏi Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? ).
- Nhận diện trạng ngữ chỉ thời gian trong câu; bước đầu biết thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp viết : Hai đoạn văn ở BT1( phần NX )
+ Hai đoạn văn ở BT1( phần Luyện tập )
- Bảng phụ viết đoạn văn ở BT 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1/.Bài cũ:
-Nêu ghi nhớ ? Nêu VD.
-HS nêu miệng bài 3.
-GV nhận xét- ghi điểm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2/.Bài mới :
-Giới thiệu bài. 
-GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2.1/: Tìm hiểu phần nhận xét.
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung các yêu cầu 1, 2.
-Hướng dẫn HS thực hiện từng yêu cầu 
-GV nhắc HS cần tìm thành phần CN, VN của câu sau đó tìm thành phần trạng ngữ.
-Yêu cầu HS gạch dưới bộ phận trạng ngữ ,làm bằng bút chì vào SGK
-GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+Trạng ngữ trong các câu trên bổ sung ý nghĩa gì cho các câu trên ?
-Hướng dẫn HS đặt câu hỏi cho các trạng ngữ vừa tìm được.
Chú ý : Nếu đặt khi nào ở đầu câu thì có nghĩa hớt hải về sự việc chưa diễn ra.
-GV giảng và rút ra nội dung như phần ghi nhớ
-Gọi HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK
-Yêu cầu HS nêu VD về trạng ngữ chỉ thời gian.
2.2/: Luyện tập
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+Bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào ?
-Yêu cầu HS làm bài
-GV nhận xét ghi điểm cho HS.

Bài 2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Gv yêu cầu HS đọc kĩ đoạn văn, chỉ ra những câu văn thiếu trạng ngữ trong đoạn văn. Sau đó, viết lại câu bằng cách thêm trạng ngữ đã cho ở BT
-GV nhận xét cho điểm 
3. Củng cố – Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS học bài và Chuẩn bị bài “Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu”
-2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung các yêu cầu 1, 2.
-HS làm bằng bút chì vào SGK, 1 HS làm trên bảng lớp gạch dưới bộ phận trạng ngữ.
-Đúng lúc đó, một viên thị vệ //hớt hải chạy vào.
+Trạng ngữ trong các câu trên bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.
-HS nêu: Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào?
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc.
-HS nối tiếp nhau nêu VD.
-1 HS đọc yêu cầu bài.
+Bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Bao giờ? Khi nào ? Mấy giờ ? . ?
-HS làm vào vở, 2 HS làm trên bảng lớp gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-HS làm bài, phát biểu ý kiến.
-2 HS làm trên 2băng giấy dán bảng.VD:
a) Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió đi phân phát khắp chốn những muối bông trắng nuột nà.
b)  Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên trời Có lúc chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.
-Về nhà thực hiện.
Tiết 2: Thể dục
Tiết 3:TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP THEO 3)
I. MỤC TIÊU:
- Tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ.
- Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên.
- Biết giải các bài toán liên quan đến các phép tính vói số tự nhiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1/. Bài cũ : 
-Đặt tính rồi tính:
 1806 x 23
 28 8332 : 272
-GV nhận xét- ghi điểm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.Bài mới:
Bài 1a: 
-GV hướng dẫn HS cách trình bày bài tính giá trị của biểu thức.
-GV chấm chữa bài.
Bài 2:
-Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức ở từng phần.
-GV chấm chữa bài
Bài 4: 
-Gọi HS đọc đề, phân tích đề.
+Muốn tìm trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải cần tìm gì ?
-Theo dõi hs làm bài.
-GV chấm chữa bài.
Các bài còn lại còn thời gian hướng dẫn HS làm.
3. Củng cố- Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS làm các bài còn lại.
Thay m, n vào rồi tính
-HS làm vở, 1 HS làm bảng.
a) Nếu m = 9520, n = 28 thì
 m + n = 952 + 28 = 980
 m -n = 952 - 28 = 924
 m x n = 952 x 28 = 26656
 m : n = 952 : 28 = 34
-HS nêu và làm bài. 2HS làm bảng
 9700 : 100 +36 x 12 
 = 97 + 432 
 = 529 
( 160 x 5 - 25 x 4 ) : 4
= (800 -100) : 4
= 700 : 4 =175
-1 HS đọc đề, 2 HS phân tích đề.
+Tổng số vải bán được trong hai tuần.
-Số ngày bán trong 2 tuần đó.
Bài giải
Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải là:
319 + 76 =395( m)
Cả hai tuần cửa hàng bán được số mét vải là:
319 + 395 = 714( m )
Số ngày cửa hàng mở cửa trong hai tuần là:
7 x 2 = 14 ( ngày )
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:
714 : 14 = 51 ( m )
Đáp số : 51 m vải.
-Về nhà thực hiện.
Tiết 4:KHOA HỌC
TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU: 
-Trình bày được sự trao đổi cất của động vật với môi trường: động vật thường xuyên phải lấy gì từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu,
-Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình minh họa.
-Sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi:
+Động vật thường ăn những loài thức ăn gì để sống?
+Vì sao một số loài động vật lài gọi là động vật ăn tạp? Kể tên một số con vật ăn tạp mà em biết?
-GV nhận xét và ghi điểm HS. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2/.Bài mới:
-Giới thiệu bài.
a/HĐ 1: Trong quá trình sống động vật lấy gì và thải ra môi trường những gì? 
.-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 128 SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết.
-GV gợi ý: hãy chú ý đến những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật và những yếu tố cần thiết cho đời sống của động vật mà hình vẽ con thiếu (không khí).
-Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung
-Hỏi:
+Những yếu tố nào động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường để duy trì sự sống?
+ Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì trong quá trình sống?
+Quá trình trên được gọi là gì?
+Thế nào là quá trình trao đổi chất ở động vật?
-GV: Thực vật có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình là do lá cây có diệp lục
b/HĐ 2: Sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường
+Sự trao đổi chất ở động vật diễn ra như thế nào?
-GV: Động vật cũng giống như con người, chúng hấp thụ khí ô-xi có trong không khí, nước và các chất hữu cơ
c/HĐ3: Thực hành: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật: 
-GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 3 HS. 
-Phát giấy cho từng nhóm HS 
-Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. 
-GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm. 
-Gọi HS trình bày.
-Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày có khoa học, mạch lạc, dễ hiểu.
3/.Củng cố – Dặn dò: 
-Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở động vật.
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-2 HS cùng quan sát, trao đổi và nói cho nhau nghe
-HS lắng nghe 
-Hình vẽ trên vẽ 4 loài động vật và các loại thức ăn của chúng: bò ăn cỏ, nai ăn cỏ, hổ ăn bò, vịt ăn các loài động vật nhỏ dưới nước. Các loài động vật trên đều có thức ăn, nước uống, ánh sáng, không khí.
+Để duy trì sự sống, động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường: Khí ô-xi có trong không khí, thức ăn và nước 
+Thải ra môi trường khí các bô níc, phân, nước tiểu
+Quá trình trao đổi chất ở động vật
+Là quá trình động vật lấy thức ăn, nước uống, khí ô xi từ môi trường và thải ra môi trường khí các bô níc, phân, nước tiểu
-HS lắng nghe 
+Hàng ngày, động vật lấy khí ô-xi từ không khí, nước, thức ăn cần thiết cho cơ thể sống và thải ra môi trường khí các - bô - níc, nước tiểu, phân 
-1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS lắng nghe. 
-Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV 
-Các nhóm tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật, sau đó trình bày theo sơ đồ nhóm mình vừa vẽ
-Đại diện 4 nhóm trình bày
-Lắng nghe.
-HS nêu. 
-Về nhà thực hiện.
Tiết 5:KỂ CHUYỆN
 KHÁT VỌNG SỐNG
I. MỤC TIÊU: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện “Khát vọng sống” rõ ràng, đủ ý, bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ truyện phóng to SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1/.Bài cũ : 
- Gọi HS kể lại chuyến đi du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
-GV nhận xét- ghi điểm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2/.Bài mới:
 -Giới thiệu truyện:
-Gv yêu cầu HS, quan sát tranh minh hoạ,đọc thầm nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK.
2. 1/: GV kể chuyện.
-GV kể lần 1
-GV kể lần 2,vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ trong SGK
2.2/: Kể chuyện theo nhóm
-GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 3HS).
-Yêu cầu các em kể từng đoạn câu chuyện (mỗi em kể theo 2-3 tranh), sau đó từng em kể toàn chuyện, cùng các bạn trao đổi về ý nghĩa câu chyuện
-GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.
HĐ 3: Thi kể chuyện trước lớp.
.-Thi kể từng đoạn câu chuyện theo 6 tranh.
-Thi kể toàn bộ câu chuyện.Sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+Vì sao gấu không xông vào con người lại bỏ đi?
+Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì ?
-Cả lớp và GV nhân xét lời kể,khả năng hiểu câu chuyện của từng HS
-Bình chọn ban kể chuyện hấp dẫn,ban kể câu chuyện hấp dẫn nhất.
3/.Củng cố –dặn dò:
-Yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.
-HS nghe.
-HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ.
-HS kể chuyện trong nhóm.
-3 nhóm thi kể. 3-4 HS thi kể
+Vì con người đứng im như pho tượng.
+Con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói , khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
-2HS nhắc lại.
-Về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_32_thu_3_nam_hoc_2010_2011.doc