Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Huỳnh Văn Phín

Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Huỳnh Văn Phín

Tiết 2 TẬP ĐỌC Tiết bài: 65

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

SGK/ 143 - Thời gian dự kiến: 40 phút.

A. Mục tiêu:

- Học sinh đọc bài, hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài học và một số từ mới của bài tập đọc: “Vương quốc vắng nụ cười”.

- Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.

- Giáo dục học sinh biết quý trọng sức khỏe, nụ cười.

B. Đồ dùng dạy học:

+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.

+ Hs:

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Huỳnh Văn Phín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2007
Tiết 1 	 CHÀO CỜ TUẦN 33 Tiết: 33
Tiết 2	 TẬP ĐỌC 	Tiết bài: 65
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
SGK/ 143 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
Mục tiêu:
- Học sinh đọc bài, hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài học và một số từ mới của bài tập đọc: “Vương quốc vắng nụ cười”.
- Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.
- Giáo dục học sinh biết quý trọng sức khỏe, nụ cười.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ngắm trăng – Không đề)
* Gọi Hs đọc thuộc lòng hai bài thơ.
+ Nêu ý nghĩa của bài học.
* Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Vương quốc vắng nụ cười).
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
a. Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy toàn bài, giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầuta trọng thưởng.
+ Đoạn 2: Tiếp theođứt giải rút ạ.
+ Đoạn 3: Còn lại.
* Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt.
* Lần 1: Hs đọc-rút từ khó-luyện đọc từ khó: tươi tỉnh, rạng rỡ, nhảy múa, reo vang
* Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.
* Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. 
* Hs đọc theo cặp.
* Gọi 1 Hs đọc toàn bài.
* Giáo viên đọc lại toàn bài.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, đúng nội dung bài và trả lời được các câu hỏi.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi Sgk/ 143:
+ Câu 1: (Ở xung quanh cậu, ở nhà vua, ở quan coi vườn ngự uyển, ở chính mình)
+ Câu 2: (Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với tự nhiên, nhà vua ngồi trên ngai vàng mà trên mép lại dính hột cơm)
+ Câu 3: (Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẫnvới cái nhìn vui vẻ) 
+ Câu 4: (Tiếng cười như có phép mầu, làm mọi gương mặt rạng rỡ)
c. Kết luận: Gv nhận xét và yêu cầu học sinh nhắc lại.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
a. Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên gọi 3 Hs đọc nối tiếp toàn bài.
* Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Tiếng cười thật dễ lâytàn lụi”
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên.
* Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
c. Kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.
Thiên
Dung
3 em 
Hs khá, giỏi.
Gv 
gợi ý, HD
HS 
3 em
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Ý nghĩa: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống ở vương quốc thay đổi
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung:
 GIÁO ÁN TỐT
Tiết 3	 TOÁN 	 Tiết bài: 161
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ
 SGK/ 168- Thời gian dự kiến: 40 phút
A.Mục tiêu:
 - Học sinh tiếp tục ôn tập về các phép tính với phân số.
 - Học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành các bài tập với phân số.
 - Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C.Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ôn tập về các phép tính với phân số)
* Học sinh làm bài tập:
 ; 
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Ôn tập về các phép tính với phân số-TT)
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, làm đúng các bài tập VBT / 95.
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập
* Giáo viên gọi 2 em Hs nhắc lại cách nhân và chia hai phân số.
* Cả lớp làm bài tập, 4 em làm bảng phụ:
 ; ; ; 
* Gv hướng dẫn Hs nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Tìm x
* Gv hướng dẫn Hs làm bài tập
* Cả lớp làm bài tập, 2 em làm bảng lớp:
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 5: Giải toán
* Gọi Hs đọc bài toán, Gv hướng dẫn cả lớp giải toán:
+ Chu vi tờ giấy hình vuông là: (m)
+ Diện tích tờ giấy hình vuông là: (m2)
+ Cắt được tất cả số ô vuông là: 5 x 5 = 25 (ô vuông)
+ Chiều rộng tờ giấy hình chữ nhật là: (m)
Lượng
Mười
GV
HD
2 em
Cả
lớp
c. Kết luận: Gv nhận xét và chấm điểm cho Hs.
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Về nhà làm bài tập 4/sgk – 168 và xem trước bài mới. 
 D. Phần bổ sung: ....
.
Tiết 4: 	 ĐẠO ĐỨC	Tiết bài: 33
 TÍCH CỰC THAM GIA CÁC PHONG TRÀO 
 VĂN HÓA – XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG
 Tài liệu / 3-Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là hoạt động văn hóa xã hội và vì sai phải tích cực tham gia các hoạt động VH - XH.
- Học sinh biết tích cực tham gia các hoạt động VH – XH ở địa phương phù hợp với khả năng
- Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, đồng tình và ủng hộ các phong trào VH – XH ở địa phương.
B. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Tài liệu.
- Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Tích cực tham gia các phong trào văn hóa – xã hội ở địa phương).
* Giáo viên gọi một số học sinh nêu nội dung bài học.
* Học sinh nêu một số phong trào văn hóa, xã hội ở địa phương.
* Giáo viên nhận xét.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Tích cực tham gia các phong trào văn hóa – xã hội ở địa phương) 
1 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (BT3)
a. Mục tiêu: Học sinh biết xử lý các tình huống khi tham gia các hoạt động VH – XH ở địa phương.
b. Cách tiến hành: 
* Học sinh thảo luận nhóm về cách ứng xử cần thiết theo các tình huống.
* Đại diện các nhóm báo cáo.	
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét và chốt lại ý đúng: Khi tham gia các phong trào VH – XH ở địa phương, chúng ta cần có thái độ tích cực, tôn trọng và giữ gìn trật tự.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT4).
a. Mục tiêu: Hs tích cực tham gia các phong trào VH – XH ở địa phương.
b. Cách tiến hành: 
* Hs thảo luận nhóm 4, trả lời vào phiếu học tập.
* Đại diện các nhóm trinh bày.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh: Tham gia thường xuyên các hoạt động VH – XH phù hợp với lứa tuổi ở địa phương là quyền và bổn phận của mỗi Hs.
3. Hoạt động 3: Trò chơi.
a. Mục tiêu: Hs tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên chia lớp thành 2 đội.
* Đội 1 nêu tên hoạt động của phong trào VH - XH, đội 2 nêu các công việc cần tham gia (Và ngược lại)
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Lan
Tây
Nhóm
4
Nhóm
4
Cả
lớp
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài học.
* Về nhà học bài và xem bài mới.
* Giáo viên nhận xét tiết học. 
D. Phần bổ sung:
Tiết 5: 	 ĐỊA LÍ	Tiết bài: 33
 ÔN TẬP
 Sgk/ 155 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
A.Mục tiêu:
- Học sinh ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã học trong chương trình học kỳ II.
- Học sinh hiểu bài, nêu nội dung một số bài học.
- Giáo dục học sinh có ý học tập.
B. Đồ dùng dạy học:	
- Gv: 
- Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Viêt Nam)
* Giáo viên gọi Hs trả lời câu hỏi:
+ Vùng biển nước ta những khoáng sản nào? Khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
+ Học sinh nêu bài học
* Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Hoạt dộng dạy học bài mới: GTB (Ôn tập)
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
a. Mục tiêu: Học sinh nêu tên các địa danh đã học trên bản đồ.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên treo bản đồ lớn.
* Hs làm việc nhóm 4, chỉ vị trí các dãy núi, các thành phố lớn và một số đảo, quần đảo.
* Đại diện các nhóm trình bày.
* Cả lớp nhận xét.
c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt ý.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Kể tên một số dân tộc.
b. Cách tiến hành: 
* Các nhóm thảo luận, kể tên một số dân tộc sống ở:
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn.
+ Tây Nguyên.
+ Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Đồng bằng Nam Bộ.
+ Các đồng bằng duyên hải miền Trung.
* Đại diện các nhóm báo cáo.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nậhn xét, chốt lại ý đúng.
Phương
My
Nhóm
4
Nhóm
4
Gv 
. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò 
 * Hs nêu nội dung của một số bài học
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung: 
....................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 01 tháng 5 năm 2007
Tiết 1: 	 	THỂ DỤC	Tiết bài: 65
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
 Sgv/ 148 - Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Học sinh ôn tập một số nội dung của môn tự chọn, trò chơi “Dẫn bóng”.
- Học sinh thực hiện đúng động tác, nâng cao thành tích.
- Giáo dục học sinh luôn giữ an toàn, và nghiêm túc trong khi tập.
B. Địa điểm – phương tiện: 
+ Gv: Bóng, dụng cụ luyện tập.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học: 
NỘI DUNG 
ĐLVĐ
B. PHÁP
I.Hoạt động đầu tiên: Phần mở đầu
* Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học.
* Học sinh khởi động, xoay các khớp.
* Đi thường theo đội hình, hít thở.
* Hs chạy nhẹ nhàng trên sân.
* Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
5 phút
4 hàng
ngang.
II. Hoạt động dạy học bài mới: Phần cơ bản
1.Hoạt động1: Bài tập tự chọn.
a. Mục tiêu: Học sinh tập một số động tác của môn tự chọn.
b.Cách tiến hành:
* Giáo viên hướng dẫn học sinh một số động tác tâng cầu bằng đùi.
+ Học sinh tập tâng cầu bằng đùi.
+ Ôn chuyền cầu theo nhóm.
* Chia tổ luyện tập. Gv theo dõi sửa sai cho Hs.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá và hướng dẫn học sinh sửa sai.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động.
a. Mục tiêu: Học sinh tham gia trò chơi.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên nêu tên trò chơi.
* Giáo viên phổ biến luật chơi.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi thử
* Học sinh tiến hành chơi chính thức.
* Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ.
25 phút
Gv 
điều khiển.
Gv 
điều 
khiển 
Hs
chơi.
III. Phần kết thúc:
* Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
* Động tác hồi tỉnh.
* Học sinh thả lỏng, hít thở sâu.
* Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 5 phút
Hs dồn
hàng 
 D. Phần bổ sung:
Tiết 2: 	 CHÍNH TẢ(Nhớ - viết)	 Tiết bài: 33
NGẮM TRĂNG – KHÔNG ĐỀ
SGK/ 144 -Thời gian dự kiến: 40 phút
	A. Mục tiêu:
- Học sinh nhớ và viết đúng chính tả, trình bày hai bài thơ “Ngắm trăng và Không đề”, phân biệt các tiếng có ch / tr và iêu / iu.
- Học sinh luyện viết đúng chính tả, làm đúng các bài tập, trình bày sạch sẽ,đẹp. 
- Rèn luyện Hs ngồi đúng tư thế khi viết bài, rèn luyện chữ viết đẹp.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Bảng phụ, bút dạ.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học: 
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Vương quốc v ... hiều hình ảnh như: công viên, cây cối, bãi cỏCần thể hiện hình ảnh tươi tắn, rõ ràng.
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết cách vẽ.
b. Cách tiến hành: 
* Gv hướng dẫn học sinh các bước vẽ:
+ Vẽ hình ảnh chính trước.
+ Vẽ hình ảnh phụ cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích đậm, nhạt.
c.Kết luận: Giáo viên chốt lại cách vẽ cho Hs nắm.
3. Hoạt động 3: Thực hành	
a. Mục tiêu: Học sinh thực hành vẽ tranh.
b. Cách tiến hành: 
* Gv hướng dẫn học sinh:
+ Vẽ hình chung, rõ chi tiết, vẽ màu theo ý thích.
* Cả lớp vẽ, Gv theo dõi, sửa sai cho Hs.
c.Kết luận: Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
III. Hoạt động cuối cùng: củng cố - dặn dò 
* Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết học, khen ngợi học sinh.
* Về nhà chuẩn bị nội dung bài mới.
Tổ
4
Cả
lớp
GV
HD
Cả
lớp
D. Phần bổ sung
......................................................................................................................................................
.
 Thứ sáu ngày 04 tháng 5 năm 2007.
Tiết 1: 	 TẬP LÀM VĂN 	 Tiết bài: 66
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
SGK / 152 - Thời gian dự kiến: 40 phút 
A.Mục tiêu:
- Giúp Hs biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn.
- Hs biết tác dụng của thư chuyển tiền.
- Giáo dục học sinh luôn chịu khó, tỷ mỷ và trình bày sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Miêu tả con vật – Kiểm tra viết).
* Giáo viên nhận xét chung về bài làm của Hs. 
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Điền vào giấy tờ in sẵn). 
1. Hoạt động 1: Thực hành.
a. Mục tiêu: Học sinh thực hành làm bài tập.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập
* Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu yêu cầu của đề bài. Gv giải nghĩa những chữ viết, những từ khó hiểu trong mẫu thư.
* Gọi 2 em Hs nối tiếp nhau đọc nội dung của mẫu thư chuyển tiền.
* Giáo viên HDHS và cho Hs quan sát mẫu sẵn và nhận xét.
* Cả lớp làm bài tập
* Gọi một số em nêu kết quả bài làm.
Bài 2: Gọi 1 em Hs đọc yêu cầu
* Gọi 1, 2 em Hs trong vai người nhận tiền (là bà) noi trước lớp bà viết gì khi nhận được tiền kèm theo thư chuyển tiền này.
* Gv hướng dẫn Hs: người nhận viết gì vào, viết vào chỗ nào trong mặt sau thư chuyển tiền.
* Cả lớp làm bài tập
* Gọi một số em nêu kết quả bài làm
c. Kết luận: Gv nhận xét và hướng dẫn Hs sửa sai.
Dũng
Lụa
GV
HD
Cả 
lớp
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới.
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 D. Phần bổ sung:
Tiết 2	 TOÁN	 	 Tiết bài: 165
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG - TT
 Sgk/ 171 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh tiếp tục ôn tập về đại lượng.
 	- Hs rèn luyện kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo và giải toán có liên quan.
 	- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ôn tập về đại lượng)
* Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập:
 4 phút = 240 giây 1/2 phút = 30 giây
 5 thế kỷ = 500 năm 3 giờ 15 phút = 195 phút
* Giáo viên nhận xét và cho điểm
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Ôn tập về đại lượng -TT)
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh thực hành làm bài tập.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
* Cả lớp làm bài tập
* Gv gọi một số em lên bảng làm bài tập:
1 thế kỷ = 100 năm 1 ngày = 24 giờ 1 năm = 12 tháng
1 giờ = 60 phút 1 tháng = 30 (31) ngày 1 phút = 60 giây
My
Đạt
GV
HD
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
* Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài tập
+ Cả lớp làm bài tập.
* Giáo viên gọi 2 em lên bảng làm bài tập:
 6 giờ = 360 phút 1 giờ 36 phút = 96 phút 9600 giây = 160 phút
 1/4 giờ = 15 phút 12 phút = 720 giây 2 phút 15 giây = 135 giây
 1 giờ = 3600 giây 1/3 phút = 20 giây 10 thế kỷ = 1000 năm
 6 năm 6 tháng = 78 tháng 1000 năm = 10 thế kỷ 1/2 ngày = 12 giờ
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
* Cả lớp làm bài tập:
 2 giờ 30 phút 7phút 0 giây
 1/10 thế kỷ = 10 năm 36 tháng < 3 năm 2 tháng 
c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm cho Hs và hướng dẫn Hs sửa sai.
Cả
lớp
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò.
 * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài.
 D. Phần bổ sung: ......................................................
..
..
Tiết 3: 	 LỊCH SỬ	 Tiết bài: 33
 TỔNG KẾT
 Sgk/ 69 - Thời gian dự kiến: 40 phút	
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX.
- Học sinh nhớ được các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước.
- Giáo dục học sinh luôn có tinh thần yêu nước, chăm chỉ học tập.
B. Đồ dùng dạy học: 
+ Gv: Bảng phụ, bút dạ.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Kinh thành Huế).
* Gv gọi học sinh trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số công trình kiến trúc của kinh thành Huế.
+ Kinh thành Huế được công nhận là di sản văn hóa vào năm nào?
+ Nêu bài học.
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm cho học sinh.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Tổng kết)
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
a. Mục tiêu: Học sinh điền đúng các mốc thời gian, nội dung các thời kỳ, triều đại. 
b. Cách tiến hành: 
* Hs thảo luận nhóm 4, điền mốc thời gia và một số nội dung vào giấy.
* Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý.
2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. 
a. Mục tiêu: Học sinh tóm tắt công lao của các nhân vật lịch sử.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đưa ra một số nhân vật lịch sử đã viết vào phiếu bài tập.
* Các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt công lao của các nhân vật ở các giai đoạn lịch sử khác nhau.
* Đại diện các nhóm bào cáo kết quả thảo luận.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.	
c.Kết luận: Gv chốt lại ý, tuyên dương.
3. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. 
a. Mục tiêu: Học sinh điền thời gian, sự kiện lịch sử gắn với các địa danh.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đưa ra một số địa danh và di tích lịch sử.
* Các nhóm thảo luận và điền các sự kiện lịch sử gắn liền với từng địa danh đó.
* Đại diện các nhóm bào cáo kết quả thảo luận.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.	
c.Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý.
Thu
Khá
Nhóm
4
Nhóm 
4
GV 
HD
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung một số bài học.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
 D. Phần bổ sung:
............................................................................................................................................................Tiết 4	 ÂM NHẠC	 	 Tiết bài: 33
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT
 Sgk / 45 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh học ôn tập 3 bài hát. 
- Học sinh tập trình bày các bài hát theo nhiều hình thức khác nhau.
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc, yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Học hát bài tự chọn: Mái trường mến yêu)
* Giáo viên gọi học sinh hát lại bài hát.
* Giáo viên đánh giá, nhận xét.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Ôn tập 3 bài hát).
1. Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh học hát bài: Mái trường mến yêu.
b. Cách tiến hành: 
* Cả lớp hát lại 3 bài hát (Mỗi bài 2 lần).
* Giáo viên hướng dẫn Hs hát lại những chỗ còn sai.
* Cả lớp hát lại từng bài hát.
* Học sinh hát theo nhóm, kết hợp phụ họa.
* Học sinh hát cá nhân, tập trình bày.
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ). 
+ Tổ này trình bày, các tổ kia nhận xét. 
c. K ết luận: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.
2. Hoạt động 2: Củng cố lại các bài hát. 
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại các bài hát vừa học.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên tổ chức cho học sinh thể hiện bài hát theo nhóm, theo tổ.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa sai.
c. K ết luận: Cả lớp cùng nghe nhạc.
III .Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
* Cả lớp hát lại bài hát.
* Giáo viên nhận xét chung tiết học.
* Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới.
Hậu
Dung.
Gv 
HDHS
4 tổ
GVHD
Cả lớp.
D. Phần bổ sung:
Tiết 5: SHTT: 	SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 33 Tiết: 33
A. Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình hoạt động tuần qua của lớp.
 	- Nhằm đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục học sinh học tập tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, lớp.
B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:
1. Ưu điểm: 
Trong tuần vừa qua, đa số các em Hs đều chăm chỉ, chịu khó trong học tập. Trong giờ học, luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ. Có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Tham gia tốt công tác trực nhật lớp. 
2. Khuyết điểm:
Tuy nhiên, trong tuần vừa qua vẫn còn một số học sinh chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo hay nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, chưa học bài cũ và thường xuyên bỏ quên làm bài tập ở nhà, một số khác học sinh chưa chịu khó uốn nắn chữ viết. 
C. Phương hướng tuần tới:
	1. Hạnh kiểm: 
Trong tuần tới, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở, giáo dục cho Hs biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Về đạo đức tác phong, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo. Hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp. Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
2. Học tập: 
 Giáo viên thường xuyên GD, nhắc nhở Hs chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. 
3. Các hoạt động khác:
Ngoài giờ học trên lớp, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động, bảo vệ và chăm sóc cây xanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_33_huynh_van_phin.doc