Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)

A.Mục tiêu:

- Hiểu đúng nghĩa từ lạc quan và giải nghĩa từ lạc hậu.Đặt câu với hai từ vừa giải nghĩa.

- Biết giải nghĩa một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nản chí trước khó khăn.

B.Đồ dùng dạy học:

C.Các hoạt động dạy học:

I.Kiểm tra bài cũ:

 

doc 10 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 33 
 thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: Kĩ thuật: 
Luyện tập: Lắp ô tô tải
A. Mục tiêu:
- HS lắp hoàn thiện cái ô tô tải theo đúng quy trình kĩ thuật.
- Lắp được từng bộ phận và lắp cái ô tô đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- HS yêu thích, hoàn thiện sản phẩm làm ra.
B. Đồ dùng dạy học:
- Cái ô tô tải đã lắp hoàn chỉnh; Bộ lắp ghép.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy trình để lắp cái xe ô tô tải?
- 2 HS nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx , đánh giá.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài..
2. Hoạt động 1: HS thực hành lắp hoàn chỉnh xe ô tô tải.
- Nhắc nhở hs an toàn trong khi thực hành.
- N4 HS hoàn thành sản phẩm lắp ráp cái ô tô tải.
- Lắp các bộ phận ( Khi lắp thành sau vào thùng xe chú ý bộ phận trong ngoài)
3. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV cùng hs nx, đánh giá, khen nhóm có sản phẩm hoàn thành tốt.
- Lắp xe ô tô tải đúng mẫu và theo đúng quy trình.
- Xe ô tô tải chắc chắn không bị xộc xệch.
- Xe ô tô tải chuyển động được.
- GV nhắc hs tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 
 III.Củng cố- Dặn dò. 
- Chuẩn bị bộ lắp ghép để giờ sau lắp xe có thang.
- HS thực hiện.
---------------------------------------------------
Tiết 2: tập đọc : 
Luyện đọc bài: Vương quốc vắng nụ cười
 A. Mục tiêu, yêu cầu:
- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật( nhà vua, cậu bé).
- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. 
B. Đồ dùng dạy học:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ:
II. Bài mới:Giới thiệu bài.
1. Luyện đọc.
- Đọc toàn bài.
- 1 Hs khá đọc.
- Đọc nối tiếp : 2lần.
- 3Hs đọc/ 1lần.
+ Đọc nối tiếp: Kết hợp sửa phát âm
- 3 hs đọc
- Đọc theo cặp.
- 2 Hs ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe.
- Đọc toàn bài.
- 1 Hs đọc
- Gv đọc mẫu:
- Hs nghe.
2.Tìm hiểu bài.
- Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?
- ..ở xung quanh cậu: nhà vua quên lau miệng, bên mép vẫn dính 1 hạt cơm.
- Quả táo cắn dở đang căng phồng trong túi áo của quan coi vườn ngự uyển. Cậu bé đứng lom khom vì bị đứt dải rút quần.
- Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn ntn?
- Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mắt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.
- Toàn truyện cho ta thấy điều gì?
- Tiếng cười rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. 
3. Đọc diễn cảm:
- Đọc truyện theo phân vai:
- 4 vai: dẫn truyện, nhà vua, thị vệ.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Gv đọc mẫu:
- Hs nêu cách đọc đoạn 3.
- Hs luyện đọc : N2.
- Thi đọc.
* HS yếu - TB: Đọc diễn cảm 1 đoạn.
* HS khá- giỏi: Đọc diễn cảm 2, 3 đoạn trong bài.
- Gv cùng hs nx, khen hs đọc tốt.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học.
------------------------------------------------
Tiết 3: Toán: 
 Luyện tập 
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố về các phép tính cộng trừ, nhân chia phân số. 
- Giải bài toán có lời văn.
B.Đồ dùng dạy học:
C.Các hoạt động dạy học:
I.Kiểm tra bài cũ: 
II.Bài mới: GTB.
* HS yếu – TB: Bài 1Tính:
a) 
b) 
- 4 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 phép tính.
- Lớp làm vở.
c) 
d)
* HS khá - Giỏi: Làm thêm bài 2: Một tấm vải dài 25m. Đã may quần áo hết tấm vải đó. Số vải còn lại người ta đem may các túi, mỗi túi hết m vải. Hỏi may được tất cả mấy cái túi như vậy?
- GV cùng HS nx, chữa bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
 Số vải đã may quần áo là:
 (m)
 Số vải còn lại là:
 25 -20 = 5 (m)
 5m vải may được số túi là:
 (túi)
 Đáp số: 8 túi
III.Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------------- thứ ba ngày19 tháng 4 năm 2011 
Tiết 1: tiếng việt: luyện từ và câu 
 Mở rộng vốn từ : lạc quan - yêu đời 
A.Mục tiêu: 
- Hiểu đúng nghĩa từ lạc quan và giải nghĩa từ lạc hậu.Đặt câu với hai từ vừa giải nghĩa.
- Biết giải nghĩa một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nản chí trước khó khăn.
B.Đồ dùng dạy học:
C.Các hoạt động dạy học:
I.Kiểm tra bài cũ: 
II.Bài mới: Giới thiệu bài.
* Cả lớp : + Bài 1:
a)Giải nghĩa hai từ sau: lạc quan; lạc hậu.
b) Đặt câu với mỗi từ trên.
- GV chấm điểm một số bài viết tốt.
* HS khá- Giỏi: Bài 2: Các câu tục ngữ sau khuyên người ta điều gì?
a) Sông có khúc, người có lúc.
b) Kiến tha lâu cũng đày tổ.
- HS làm bài vào vở.
a) - Lạc quan: vui sống, luôn tin vào tương lai.
- Lạc hậu : bị tụt lại phía sau, không theo kịp thời đại.
b) Đặt câu:
- Anh ấy rất lạc quan, yêu đời.
- Cho đến nay, nhiều địa phương vẫn còn có những phong tục tập quán lạc hậu.
- HS thảo luận N2 rồi trả lời.
a) Khuyên gặp khó khăn là chuyện thường tình, không nên buồn phiền, nản chí.
b) Khuyên nhiều cái nhỏ dồn góp lại sẽ thành lớn, kiên trì và nhẫn lại ắt thành công.
III.Củng cố, dặn dò: - Nx tiết học. VN học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
 tiết 2: anh văn: 
gv bộ môn dạy.
-------------------------------------------------------
tiết 3: 
tự học
--------------------------------------------------------------------------------------- 
 Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: Khoa học(65):
Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới cần được hình thành
- Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
I. Mục tiêu:
1.KT: - Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
2. KN: áp dụng làm bài tập.
3. TĐ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: - Giấy, bút màu để vẽ.
- HS: Vở, sgk
2. Phương pháp: Một số phương pháp khác.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật?
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
+ Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh. (15’)
- Tổ chức hs quan sát hình vẽ sgk:
- Cả lớp quan sát.
- Kể tên những gì được vẽ trong hình?
- Cây ngô, mặt trời, nước, các chất khoáng có mũi tên đi vào rễ cây ngô. Khí các-bon - nic chiều mũi tên đi vào lá ngô.
- ý nghĩa của các chiều mũi tên có trong sơ đồ?
- Mũi tên xuất phát từ khí các - bon - níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí các- bon- níc được cây ngô hấp thụ qua lá.
- Mũi tên xuất phát tự nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
- Thức ăn của cây ngô là gì?
- ánh sáng mặt trời, khí các - bon - níc, các chất khoáng hoà tan, nước.
- Từ những thức ăn đó cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây?
-...tạo ra chất bột đường, chất đạm để nuôi cây.
 * Kết luận: Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bon-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và các sinh vật khác.
* Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật. (14’)
- Tổ chức hs quan sát hình sgk / 131:
- Cả lớp quan sát.
- Thứa ăn của châu chấu là gì?
- Lá ngô.
- Giữa cây ngô và châu chấu có mối quan hệ gì?
- Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
- Thức ăn của ếch là gì?
- Châu chấu.
- Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì?
- Châu chấu là thức ăn của ếch.
- Vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia bằng chữ:
- Hs vẽ theo N3.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn giải thích.
- Lần lượt các nhóm dán phiếu và giải thích.
- Gv cùng hs nx, trao đổi, chốt ý đúng, bình nhóm thắng cuộc.
Cây ngô châu chấu ếch
	* Kết luận: Sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò: (3’)
- Nx tiết học, vn học bài và chuẩn bị bài 66.
-----------------------------------------------------
Tiết 2:tiếng việt: tập làm văn: 
miêu tả con vật
A.Mục tiêu: 
- Củng cố hiểu biết về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- Viết được một bài văn miêu con vật theo yêu cầu của đề bài.
B.Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về một số con vật.
C.Các hoạt động dạy học:
I.Kiểm tra bài cũ:
II.Bài mới: Giới thiệu bài.
1.Tìm hiểu yêu cầu bài:
- GV chép đầu bài lên bảng.
- GV hỏi HS để gạch chân những từ quan trọng của đề bài:
- 1 HS đọc đề bài.
- HS nêu.
* Đề bài: Em hãy tả hình dáng, hoạt động của con gà trống mà em biết.
- GVdán tranh gà trống lên bảng.
- HS quan sát tranh.
*Gợi ý: Các em dựa vào dàn ý về một con gà trống đã lập ở tiết trước để viết bài văn miêu tả một con gà trống mà em biết.
- 1HS đọc ghi nhớ bài.
- HS lắng nghe.
- Gọi vài HS đọc dàn ý đã lập ở tiết trước.
- 3 HS thực hiện.
2. HS viết bài.
- HS dựa vào dàn ý để viết bài văn vào vở.
- Trao đổi theo nhóm 2.
- HS trao đổi.
- HS tiếp nối nhau trình bày bài.
- Lớp Nx, trao đổi, bổ sung.
- GVNx, tuyên dương HS có bài viết hay. 
III.Củng cố, dặn dò: 
- Nx tiết học.
--------------------------------------------------------
tiết 3 : 	 
tự học
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: Toán: 
Luyện tập
A.Mục tiêu: 
- Thực hiện được so các phép tính với phân số.
- Giải toán có lời văn.
B.Đồ dùng dạy học:
C.Các hoạt động dạy học:
I.Kiểm tra bài cũ: - Muốn rút gọn phân số ta làm thế nào?.
 - Muốn quy đồng mẫu số hai phân số ta làm thế nào?.
II.Bài mới: GTB.
* HS yếu- TB: Bài 1: Tính:
a) 
b) 
+ Bài 2: Một cửa hàng có 2 tấn gạo, trong đó số gạo nếp bằng số gạo tẻ. Hỏi cửa hàng có bao nhiêu ki-lô-gam gạo tẻ?
* HS khá- Giỏi: Làm thêm: Bài 4. Giảm tải phần b.
- 4 HS lên bảng,mỗi HS làm 1 phép tính.
 b) 
c) 
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài giải
 2 tấn = 2000 kg
 Tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 58 = 8 ( phần )
 Cửa hàng có số kg gạo tẻ là là:
 2000 : 8 5 = 1 250 ( kg )
 Đáp số: 1 250kg gạo tẻ.
HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở, chữa bài.
Số phần bể nước còn lại:
 (bể)
 Đáp số : bể
III.Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------
Tiết 2: âm nhạc : 
gv bộ môn dạy
---------------------------------------------------------
tiết 3 : 	 
tự học
--------------------------------------------------------------------------------------------------
thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: 
tự học
---------------------------------------------------
Tiết 2: Khoa học(66):
Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới cần được hình thành
 - Mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
I. Mục tiêu:
1.KT: - Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
2. KN: áp dụng làm bài tập.
3. TĐ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: - Giấy, bút để vẽ sơ đồ.
- HS: Vở, sgk
2. Phương pháp: Một số phương pháp khác.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yêu tố vô sinh trong tự nhiên?
- 2 HS nêu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chốt ý đúng, ghi điểm.
+ Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh. (16’)
- Tổ chức hs quan sát hình 1 sgk/132.
- Cả lớp quan sát.
- Thức ăn của bò là gì?
- Cỏ.
- Giữa cỏ và bò có quan hệ gì?
- Cỏ là thức ăn của bò.
- Phân bò được phân huỷ trở thành chất gì cung cấp cho cỏ?
- Chất khoáng.
- Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ gì?
- Phân bò là thức ăn của cỏ.
- Thực hành vẽ theo nhóm 3: Mối quan hệ giữa bò và cỏ.
- Các nhóm vẽ, nhóm trưởng điều khiển.
- Trình bày:
- Treo sản phẩm và đại diện trình bày: Mối quan hệ giữa bò và cỏ.
Phân bò cỏ bò
- Gv cùng hs nx, trao đổi, chốt ý đúng, bình nhóm thắng cuộc.
- Hs nhắc lại.
* Kết luận: Chốt ý trên.
* Hoạt động 3: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn. (13’)
- Quan sát sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên hình 2 sgk/133.
- Cả lớp quan sát.
- Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
- cỏ, thỏ, cáo, sự phân huỷ xác chết động vật nhờ vi khuẩn.
- Sơ đồ trang 133, sgk thể hiện gì?
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên.
- Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ?
- Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo được vi khuẩn phân huỷ thành chất khoáng, chất khoáng này lại được rễ cỏ hút để nuôi cây.
- Thế nào là chuỗi thức ăn?
- Lấy ví dụ về chuỗi thức ăn?
- Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sv này ăn sv kia và chính nó là thức ăn cho sinh vật khác.
- Nhiều hs lấy ví dụ.
- Chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào?
-...từ thực vật.
* Kết luận: Hs nêu mục bạn cần biết.
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò: (3’)
- Nx tiết học, vn học thuộc bài và chuẩn bị bài sau ôn tập.
---------------------------------------------------------
Tiết 3: Tin học
GV bộ môn dạy
thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
 _______________________________________
 Kiểm tra chéo giáo án
 ( Từ tuần 29 đến tuần 32 )
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_33_nam_hoc_2010_2011_day_buoi_chieu.doc