Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Thuyên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Thuyên

I. MỤC TIÊU

• Đọc đúng: là nơi, sườn sượt, ảo não.

• Toàn bài đọc với nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán âu sầu của vương quốc, sự thất vọng của mọi người khi viên đại thần đi du học về.

• Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.

• Hiểu nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

• GV: Tranh minh hoạ bài đọc.

• Bảng phụ viết sẵn đoạn văn

• HS: SGK, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 62 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Thuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÂN 33
NS: 6.4.2011	 NG: 9.4.2011
Thứ bảy ngày 9 tháng 4 năm 2011
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
BÀI 63: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. MỤC TIÊU
Đọc đúng: là nơi, sườn sượt, ảo não.
Toàn bài đọc với nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán âu sầu của vương quốc, sự thất vọng của mọi người khi viên đại thần đi du học về.
Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
Hiểu nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV:	Tranh minh hoạ bài đọc.
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn 
HS: SGK, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra bài cũ : 4’ 
- Đọc bài: Con chuồn chuồn nước.
- Nêu nội dung của bài
- Nhận xét- ghi điểm
B. Bài mới: 34’
1. Giới thiệu bài
- Chủ điểm tuần này là gì?
- Bức tranh gợi cho em điều gì?
 Bên cạnh cơm ăn, nước uống thì tiếng cười yêu đời, những câu chuyện vui, hài hước là những thứ vô cùng cần thiết trong cuộc sống của con người. Truyện đọc Vương quốc vằng nụ cười giúp các em hiểu điều đó.
2. Luyện đọc
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài.
 - Bài được chia làm mấy đoạn ?
a. Đọc nối tiếp đoạn 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. 
b.Luyện đọc trong nhóm
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc trong nhóm.
- GV nhận xét.
c. GV đọc mẫu
- GV đọc, nêu cách đọc.
3. Tìm hiểu bài
* Đọc thầm đoạn 1,2.
- Chuyện gì xảy ra ở vương quốc nọ ?
- Tìm những chi tiết cho thấy ở đó cuộc sống rất buồn ?
- Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ?
- Kết quả việc làm của nhà vua ra sao ?
- Điều gì bất ngờ xảy ra ở đoạn cuối bài?
- Nội dung của bài nói gì?
 Để biết được chuyện gì xảy ra tiếp theo các em sẽ đọc truyện ở tuần sau.
c. Luyện đọc diễn cảm: 11’
- Đọc nối tiếp 3 đoạn?
- Toàn bài đọc với giọng thế nào?
Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn : Vị đại thần vừa xuất hiện..hết bài.
Đưa bảng phụ
- Đọc thầm đoạn văn và cho biết ta nghỉ hỏi ở chỗ nào? và nhấn giọng những từ nào?
- Giáo viên diễn cảm.
- Luyện đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét – Đánh giá.
C. Củng cố dặn dò: 2’
 - Trong cuộc sống tiếng cười vô cùng quý giá, nó mang lại niềm vui cho con người bởi vậy chúng ta cần tạo ra một không khí vui vẻ. 
- Dặn về học bài và chuẩn bị bài.
- 2 em đọc bài.
- 2 em nêu.
- Tình yêu cuộc sống.
- Con người nên lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu con người xung quanh mình.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- Bài chia làm 3 đoạn:
. Đoạn 1: Từ đầu ... môn cười.
. Đoạn 2: Tiếp ... không vào.
. Đoạn 3: Còn lại.
- HS đánh dấu đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Nối tiếp nhau đọc mỗi em 1 đoạn
- Lắng nghe
* HS đọc thầm 
*HSKK trả lời được 1 câu hỏi.
- Không ai biết cười.
- Mặt trời không muốn dậy, chim không
 muốn hót, hoa chưa nở đã tàn, mặt người rầu rĩ, héo hon
- Cử một viên đại thần đi du học ở nước ngoài chuyên về môn cười.
- Viên đại thần về xin chịu tội vì đã cố gắng hết sức nhưng ko vào. Ko khí trở nên ảo nào.
- Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường, nhà vua ra lệnh cho nó vào.
*Nôi dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán 
- 3 em
- Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán , ảo não của vương quốc.
- HS đọc thầm.
- Tuỳ HS nêu
- Lắng nghe
- Đọc theo nhóm 2.
- 8 em
- 3 em
TIẾT 2: TOÁN
BÀI 154: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Bài 1, bài 2, bài 3.
HSKK làm được 1phép tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV: SGK, giáo án.
HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Kiểm tra vở BT của HS.
- GV nhận xét.
B.Bài mới: 34’
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Nội dung bài
* Bài 1: HS đọc đề bài và tự làm bài.
Trong các số 605; 7362; 2640; 4136; 1207; 20 601:
a. Số nào chia hết cho 2 ;Số nào chia hết cho 5 ?
b.Số nào chia hết cho 3 ;Số nào chia hết cho 9 ?
c. Số nào chia hết cho cả 2 và 5 ?
d. Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3? 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
*Bài 2: HS đọc đề bài.
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách điền số của mình.
* Bài 3: HS đọc đề bài.
- Số x phải tìm phải thoả mãn các điều kịên nào ?
- GV : x vừa là số lẻ vừa là số chia hết cho 5, vậy x có tận cùng là mấy ?
- Hãy tìm số có tận cùng là 5 và lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31.
- GV yêu cầu HS trình bày bài vào vở.
C. Củng cố – dặn dò: 2’
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau
- HS mở vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
a. Số chia hết cho 2 là 7362, 2640, 4136;
Số chia hết cho 5 là 605, 2640
b. Số chia hết cho 3 là : 7362, 2640, 20601.
Số chia hết cho 9 là : 7362, 20601
c. Số chia hết cho cả 2 và 5 là 2640.
d. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là 605.
- Dựa vào dấu hiệu chia hết
- HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS : x phải thoả mãn :
• Là số lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31.
• Là số lẻ.
• Là số chia hết cho 5
- Những chữ số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5, x là số lẻ nên x có tận cùng là 5.
- Đó là số 25.
******************************************
TIẾT 3: CHÍNH TẢ: Nghe viết
BÀI 32: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. MỤC TIÊU
Nghe-viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
 Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV soạn.
HSKK chép được 1 câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌc
GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a(133).
HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HỌAT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Đọc lại bài3 a.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 34’
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung bài
a. Hướng dẫn HS nghe - viết
- Đọc đoạn văn.
- Tìm những từ ngữ cho thấy vương quốc nọ rất buồn?
- Vì sao cuộc sống ở đó buồn chán như vậy?
b. Luyện viết từ khó
- Những từ nào hay viết sai chính tả.
- Hãy lên bảng viết lại những từ đó.
c. Đọc bài HS viết
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- Đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi. 
c. Chấm bài
- Thu vài bài chấm, nhận xét.
3. Bài tập
*Bài 2a: Nêu yêu cầu?.
- Hãy làm vào SGK bằng bút chì.
- Hãy nêu lại bài của mình.
- Nhận xét bài của các bạn.
- GV chữa bài: thứ tự: sao, sau, xứ, sức, xin, sự.
C. Củng cố - dặn dò: 2’
- Thu nốt bài về nhà chấm.
- Dặn về xem lại bài.và làm nốt bài còn lại.
- Nhận xét giờ học
- HS đọc.
- 1 em, lớp đọc thầm.
- Không ai biết cười; Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa chưa nở đã tàn, người rầu rĩ.
- Không ai biết cười.
- kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, lạo xạo,
- 4 em
- Nhận xét các bạn viết?
- HS viết bài.
*HSKK chép được 1câu.
- HS soát lỗi.
- Chấm 5 bài tổ 3
-Tìm những chữ bị bỏ trống trong mẩu chuyện bắt đầu bằng s hay x.
- HS suy nghĩ và đứng tại chỗ nêu từng chữ, 1 em viết trên bảng.
- Những từ đúng: sao, sau, xứ, sức, xin, sự
**********************************
TIẾT 4: LỊCH SỬ
BÀI 32: KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊUI
Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:
Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.
Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: thành có 10 cửa chính ra, vào, nằm giữa kinh thành là Hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
HSKK trả lời được 1câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: SGk + giáo án
 Sưu tầm tranh ảnh lăng tẩm cung điện ở Huế.
HS: SGk, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Những sự kiện nào chứng tỏ các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành?
- Nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới: 30’
1 -Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
- Treo tranh minh hoạ
- Hình chụp di tích lịch sử nào?
- GV treo bản đồ 
*GT: Sau khi lật đổ triều đại Tây Sơn nhà Nuyễn được thành lập và chọn Huế làm kinh đô. Nhà Nguyễn đã xây dựng Huế thành 1 kinh thành đẹp, độc đáo bên bờ Hương Giang. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về di tích lịch sử này.
2. Nội dung bài
a. Quá trình xây dựng hình thành Huế.
- Hãy mô tả quá trình XD kình thành Huế ?
- Chuyển ý.
b.Vẻ đẹp của kinh thành Huế
- HS trưng bày các tranh ảnh tư liệu về kinh thành Huế
- Hãy mô tả lại vẻ đẹp của kinh thành Huế?
- Ngày nay Huế có gì khác so với thời xưa ?
* Bài học
C. Củng cố- dặn dò: 2’
-Về nhà tìm hiẻu thêm về kinh thành Huế.
- Chuẩn bị bài sau: Tổng kết - ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- 3 em thực hiện.
- HS quan sát tranh
- Hình chụp ở Ngọ Môn tong cụm di tích lịch sử kinh thành Huế.
- HS xác định vị trí Huế
- 1 H đọc từ đầu ... đẹp nhất nước ta thời đó. Cả lớp đọc thầm.
- H thảo luận và mô tả
- Đại diện các nhóm mô tả.
- H nhận xét.
- Nhà Nguyễn huy động hàng vạn dân và lính phục vụ XD kinh thành Huế. Các vật liệu như đá, vôi, gạch ngói từ mọi miền đất nước được đưa về đây. Sau 33 năm XD và tu bổ nhiều lần. Một toà thành rộng lớn, dài hơn 2 km đã mọc lên bên bờ sông Hương. Đây là 1 toà thành đẹp nhất nước ta thời đó.
-HS đọc phần còn lại kết hợp với tranh ảnh.
- Trưng bày theo nhóm
- Thành có 10 cửa chính. Bên trái cửa thành xây các vọng gác có mái cuốn cong hình chim phượng
-Nằm giữa kinh thành Huế là hoàng thành. Cửa chính vào Hoàng Thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ sen, ven hồ là hàng cây đại. Một chiếc cầu trảy bắc qua hồ dần đến điện thái hoà nguy nga tráng lệ.
-Ngoài ra các vua Nguyễn còn cho xây dựng rất nhiều lăng tẩm. Đó là những khuân viên rộng cây cối xanh tươi bao quanh các công trình kiến trúc.
-Kinh thành huế ngày nay không còn được nguyên vẹn như xưa nhưng vẫn còn những dấu tích của 1 công trình sáng tạo và tài hoa của nhân dân ta.
- H đọc bài học. 
************************************
	CHÀO CỜ
***********************************
Thứ 2 ngày 11 tháng 4 năm 2011
NGHỈ BÙ
*********************************
Thứ 3 ngày 12 tháng 4 năm 2011
NGHỈ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
********************************************************************
NS: 10.4.2011	 NG: 13.4.2011
Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2011
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
BÀI 63: NGẮM TRĂNG - KHÔNG ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Đọc đúng các từ ngữ : Trăng soi, cửa sổ, đường non, rừng sâu.
Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu thơ. 
Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp ... 
- Thảo luận nhóm 4; đại diện các nhóm trả lời
a) Để mài răng cho mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
b) Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng cái mũi và cái môn đặc biệt đó dũi đất.
- 2 em
: Vẽ tranh 
 Đề tài vui chơi trong mùa hè
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu nội dung đề tài về mùa hè.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh một hoạt động vui chơi trong mùa hè.
*HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ Chuẩn bị 
GV:- Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động vui chơi của thiếu nhi trong mùa hè. 
 - Bài vẽ của học sinh các lớp trước. 
HS : -Vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp .
III/ Hoạt động dạy - học
Kiểm tra dụng cụ học tập.
Giới thiệu- ghi bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
-Cho HS quan sát tranh đã chuẩn bị và đặt câu hỏi gợi ý:
+Những hoạt động đang diễn ra trong tranh
+Tranh vẽ về hoạt động nào?
+Hoạt động đó đang diễn ra ở đâu?
+Những hoạt động vui chơi nào thường diễn ra vào mùa hè?
- GV nhận xét và tóm tắt chung. 
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh:
-Y/C quan sát SGK nêu cách vẽ:
- GV cho HS xem một số bài vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè ở lớp trước để HS học tập. 
Hoạt động 3: Thực hành: 
- Nêu y/c bài tập.
-Quan sát, giúp đỡ HS. 
*Khai thác để hiểu nội dung đề tài về mùa hè.
-Thảo luận N2 báo cáo-
+ Về thăm ông bà, ...
+Bãi biển, vườn cây, công viên...
+Du lịch, thăm người thân...
* HS làm việc theo nhóm. 
+ Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn
+ Màu tươi sáng cho đúng với cảnh sắc mùa hè
-Thực hành vẽ tranh cá nhân
*HS khá, giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét, xếp loại theo tiêu chí sau:
 + Đề tài (rõ nội dung) 
 + Bố cục (có hình ảnh chính, hình ảnh phụ)
 + H.ảnh (phong phú, sinh động) 
 + Màu sắc (tươi sáng, đúng với cảnh sắc mùa hè)
- Giáo viên bổ sung nhận xét của học sinh, chọn một số bài vẽ đẹp làm tư liệu và chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm. 
* Dặn dò: - Tiết sau luyện vẽ.
TẬP LÀM VĂN: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
A.Mục tiêu:
	- Hiểu các yêu cầu trong thư chuyển tiền.
	- Biết điền nội dung cần thiết vào một mẫu thư chuyển tiền.
	- Giáo dục HS tích cực học bài.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Phô tô mẫu thư chuyển tiền( 22 tờ)
C.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn định tổ chức:1'
II- Bài cũ: Không
III- Bài mới: 38’
1.Giới thiệu:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Nội dung bài
a. Hướng dẫn HS điền nội dung vào thư chuyển tiền.
Bài 1(152) 
- Nêu yêu cầu? 
Hãy giúp mẹ điền những điều cần thiết vào mẫu thư chuyển tiền?( Phát mẫu thư)
GV giải nghĩa:
+ SVĐ, TBT, ĐBT,( cột phải phía trên mặt trước) là những ký hiệu riêng của ngành Bưu điện
+ Nhật ấn(cột sau, cột giữa, trên) dấu ấn trong ngày của BĐiện.
+ Căn cước( Mặt sau, cột giữa , trên) giấy CM thư.
+ Người làm chứng( Mặt sau, cột giữa, dưới) người chứng nhận việc đã nhận đủ tiền.
- Đọc nội dung mặt trước và mặt sau?
HD HS ghi
Mặt trước: Ghi ngày tháng năm gửi.
- Họ tên, địa chỉ người gửi ghi tên ai?
- Số tiền ghi NTN?
- Họ tên người nhận ghi ai?
( ghi 2 lần vào bên phải, bên trái trang giấy)
Những mục còn lại nhân viên BĐ sẽ điền.
Mặt sau: Em thay mẹ viết thư, sau đó em hoặc mẹ em ký tên.
 Còn những mục khác do nhân viên BĐ và bà em, người làm chứng viết khi nhận tiền.
- Hãy nêu nội dung thư chuyển tiền của em?
Nhận xét
Hãy viết vào thư chuyển tiền của mình?
- Nêu nội dung bài của mình?
- Nhận xét bổ sung?
Bài 2(152)
- Khi nhận tiền cần viết những gì?
Hãy đóng vai là bà em ghi nội dung của mặt sau(người nhận tiền)
- Đọc nội dung bài viết của mình?
- Nhận xét bổ sung?
IV. Củng cố - dặn dò:2’
 Cần đọc kỹ thông tin đã có ở giáy tờ in sẵn, sau đó mới ghi những nội dung ở giấy tờ in sẵn yêu cầu.
- Dặn về xem lại bài.
- Nhận xét giờ học
- 3 em
- Quan sát- đọc mẫu thư chuyển tiền.
- 2 em
- Tên mẹ và địa chỉ của mẹ.
- Hoàn toàn ghi bằng chữ, ko ghi bằng số
- Bà em, cả địa chỉ
- Giỏi: 1 em
- Lớp điền vào thư chuyển tiền, em đóng vai giúp mẹ em
- 6 em
- 3 em
- HS suy nghĩ rồi trả lời:
+ Số CM thư của người nhận
+ Ghi rõ họ tên, địa chỉ.
- HS làm bài.
- 4 em
Khoa học
QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: 
- Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. 
- Giáo dục học sinh yêu môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình minh hoạ tranh 130, 131 -SGK .
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời nội dung bài 64
2. Bài mới:
a. GTB - GĐB
B. Nội dung:
HĐ1: MQH giữa thực vật và các yếu tố vô sinh trong tự nhiên.
GV: Cho HS quan sát hình 130, trao đổi thảo luận TLCH 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và thảo luận TLCH.
- Gọi hs lên trình bày - HS khác bổ sung
- GV vừa chỉ vào hình minh hoạ và giảng
- HS quan sát lắng nghe.
- GV kết luận.
HĐ2: Mối quan hệ t/ă giữa các sinh vật.
- T/ă của châu chấu là gì ?
- HS trao đổi dựa vào kinh nghiệm hiểu biết của mình TLCH
- Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì ?
- T/ă của ếch là gì ?
- Giữa lá ngô , châu chấu và ếch có quan hệ gì ?
+ GV kết luận và ghi sơ đồ lên bảng
HĐ3: Trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng
 cây ngô châu chấu ếch
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi như trong thiết kế.
HS thi vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên.
 Cỏ Cá Người
- Gọi các nhóm lên trình bày
lá rau sâu chim sâu 
cỏ hươu hổ 
3. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà học bài - chuẩn bị bài sau
 cỏ thỏ cáo hổ
Khoa học
CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Biết và vẽ được một số chuỗi thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác trong tự nhiên bằng sơ đồ.
- Giáo dục học sinh yêu môn học.
II - Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1/. KTBC:
-Yêu cầu HS lên bảng viết sơ đồ quan hệ thức ăn của sinh vật trong tự nhiên mà em biết, sau đó trình bày theo sơ đồ.
-Gọi HS trả lời câu hỏi: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên diễn ra như thế nào ?
-Nhận xét sơ đồ, câu trả lời và cho điểm HS.
2/. Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
 Các sinh vật trong tự nhiên có mối quan hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn.Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về mối quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật thông qua các chuỗi thức ăn.
 *Hoạt động 1: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh
-Chia nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS và phát phiếu có hình minh họa trang 132, SGK cho từng nhóm.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong phiếu (Dựa vào hình 1 để xây dựng sơ đồ (bằng chữ và mũi tên) chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa cỏ và bò trong một bãi chăn thả bò).
-Yêu cầu HS hoàn thành phiếu sau đó viết lại sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ và giải thích sơ đồ đó. GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
-Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
-Nhận xét sơ đồ, giải thích sơ đồ của từng nhóm.
-Hỏi:
 +Thức ăn của bò là gì ?
 +Giữa cỏp và bò có quan hệ gì ?
 +Trong quá trình sống bò thải ra môi trường cái gì ? Cái đó có cần thiết cho sự phát triển của cỏ không ?
 +Nhờ đâu mà phân bò được phân huỷ ?
 +Phân bò phân huỷ tạo thành chất gì cung cấp cho cỏ ?
 +Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ gì ?
-Viết sơ đồ lên bảng:
 Phân bò Cỏ Bò 
 +Trong mối quan hệ giữa phân bò, cỏ, bò đâu là yếu tố vô sinh, đâu là yếu tố hữu sinh ?
-Vừa chỉ vào hình minh họa, sơ đồ bằng chữ và giảng: Cỏ là thức ăn của bò, trong quá trình trao đổi chất, bò thải ra môi trường phân. Phân bò thải ra được các vi khuẩn phân hủy trong đất tạo thành các chất khoáng. Các chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ.
 *Hoạt động 2: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
-Yêu cầu: Quan sát hình minh họa trang 133, SGK , trao đổi và trả lời câu hỏi.
 +Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
 +Sơ đồ trang 133, SGK thể hiện gì ?
 +Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ ?
-Gọi HS trả lời câu hỏi. Yêu cầu mỗi HS chỉ trả lời 1 câu, HS khác bổ sung.
-Đây là sơ đồ về một trong các chuỗi thức ăn trong tự nhiên-Hỏi:
 +Thế nào là chuỗi thức ăn ?
 +Theo em, chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào ?
-Kết luận: trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
 *Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn trong tự nhiên
-GV tổ chức cho HS vẽ sơ đồ thể hiện các chuỗi thức ăn trong tự nhiên mà em biết. -HS hoạt động theo cặp: đua ra ý tưởng và vẽ.
-Gọi một vài cặp HS lên trình bày trước lớp.
-Nhận xét về sơ đồ của HS và cách trình bày.
3/.Củng cố- Dặn dò:
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng viết sơ đồ và chỉ vào sơ đồ đó trình bày.
-HS đứng tại chỗ trả lời.
-Lắng nghe.
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm và làm việc theo hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoàn thành sơ đồ bằng mũi tên và chữ, nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ.
-Đại diện của 4 nhóm lên trình bày.
-Trao đổi theo cặp và tiếp nối nhau trả lời.
+Là cỏ.
+Quan hệ thức ăn, cỏ là thức ăn của bò.
+Bò thải ra môi trường phân và nước tiểu cần thiết cho sự phát triển của cỏ.
+Nhờ các vi khuẩn mà phân bò được phân huỷ.
+Phân bò phân huỷ thành các chất khoáng cần thiết cho cỏ. Trong quá trình phân huỷ, phân bò còn tạo ra nhiều khí các-bô-níc cần thiết cho đời sống của cỏ.
+Quan hệ thức ăn. Phân bò là thức ăn của cỏ.
-Lắng nghe.
+Chất khoáng do phân bò phân hủy để nuôi cỏ là yếu tố vô sinh, cỏ và bò là yếu tố hữu sinh.
-Quan sát, lắng nghe.
-2 HS ngồi cùng bàn hoạt động theo hướng dẫn của GV.
-Câu trả lời đúng là:
+Hình vẽ cỏ, thỏ, cáo, sự phân hủy xác chết động vật nhờ vi khuẩn.
+Thể hiện mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên.
+Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo được vi khuẩn phân hủy thành chất khoáng, chất khoáng này được rễ cỏ hút để nuôi cây.
-3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung (nếu có).
-Quan sát, lắng nghe.
+Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác.
+Từ thực vật.
-Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_33_nam_hoc_2010_2011_tran_thi_thuyen.doc