Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Chính tả (nhớ viết)

NGẮM TRĂNG . KHÔNG ĐỀ

I. Mục tiêu:

- Nhớ - viết đúng bài chính tả, biết trình bày hai bài thơ ngắn theo 2 thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bát.

- Làm đúng bài tập CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b.

II. Đồ dùng dạy học:

 Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

a Giới thiệu:

b Hướng dẫn HS nhớ - viết:

 HS: 1 em đọc yêu cầu, đọc thuộc lòng 2 bài thơ.

- Cả lớp nhìn SGK, đọc thầm ghi nhớ, chú ý cách trình bày.

- Gấp SGK, viết lại 2 bài thơ theo trí nhớ.

- GV chấm, chữa bài, nêu nhận xét.

c Hướng dẫn HS làm bài tập:

+ Bài 2:

 HS: - Nêu yêu cầu bài tập.

 - Làm bài theo cặp (nhóm nhỏ).

 - Đại diện từng nhóm lên nêu kết quả.

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Ngày soạn: 20/4.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012
Giáo dục tập thể
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 Trưởng khu soạn
Tập đọc
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (tiếp)
I. Mục tiêu: theo Trần Đức Tiến
- Biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật(nhà vua, cậu bé) 
- Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.(trả lời được CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài giờ trước.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn đọc câu dài, sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Ở xung quanh cậu: ở nhà vua quên lau miệng, ở quan coi vườn ngự uyển, ở chính mình
- Vì sao những chuyện ấy buồn cười
- Vì nó bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên.
- Bí mật của tiếng cười là gì
- Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện ra những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược với cái nhìn vui vẻ lạc quan.
- Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào
- Làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa xe.
ND : Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
HS: 3 em đọc diễn cảm toàn truyện theo cách phân vai.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 1 đoạn.
HS: 5 em đọc diễn cảm toàn bộ bài theo vai.
3. Củng cố , dặn dò:
 	 - Nhận xét giờ học.
	 - Về nhà đọc lại truyện.
 Chính tả (nhớ viết)
NGẮM TRĂNG . KHÔNG ĐỀ
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, biết trình bày hai bài thơ ngắn theo 2 thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
a Giới thiệu:
b Hướng dẫn HS nhớ - viết:
HS: 1 em đọc yêu cầu, đọc thuộc lòng 2 bài thơ.
- Cả lớp nhìn SGK, đọc thầm ghi nhớ, chú ý cách trình bày.
- Gấp SGK, viết lại 2 bài thơ theo trí nhớ.
- GV chấm, chữa bài, nêu nhận xét.
c Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2:
HS:	- Nêu yêu cầu bài tập.
	- Làm bài theo cặp (nhóm nhỏ).
- Đại diện từng nhóm lên nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
- Cả lớp viết bài vào vở.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và trả lời:
- 1 em nói lại thế nào là từ láy.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Một số em trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lời giải:
a)	+ tr: Tròn trịa, trắng trẻo, trơ trẽn, trùng trình, tráo trưng
	+ ch : Chông chênh, chống chếnh, chong chóng, chói chang
b)- liêu xiêu, liều liệu, liếu điếu, thiêu thiếu
- hiu hiu, dìu dìu, chiu chíu
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tiếp)
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được nhân, chia phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 4 HS lên bảng làm.
- GV và HS nhận xét:
a)	
=> Cho HS nhận xét: Từ phép nhân suy ra 2 phép chia.
Phần b, c tiến hành tương tự.
+ Bài 2: Tìm x.
HS: Tự làm bài và chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
a. b. 
c.
- GV nhận xét và cho điểm.
+ Bài 3: HSKG
HS: Đọc yêu cầu, làm bài và chữa bài.
a. b.
c. d.
+ Bài 4: (a)
HS: Tự làm bài sau đó lên bảng chữa bài.
Phần b, c (HSKG)
Giải:
a) Chu vi hình vuông là:
 (m)
Diện tích tờ giấy hình vuông là:
 (m2).
b) Diện tích 1 ô vuông là:
 (m2).
Số ô vuông cắt được là:
 (ô vuông)
c) Chiều rộng tờ giấy hình chữ nhật là:
 (m).
Đáp số: a) Chu vi m; Diện tích: m2.
b) 25 ô vuông.
c) m.
- GV chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố , dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà làm bài tập. 
Ngày soạn:21/4
Ngày giảng; Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2012
 Mĩ thuật
GV bộ môn soạn giảng
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN - YÊU ĐỜI
I. Mục tiêu
- Hiểu nghĩa từ lạc quan (BT1), biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc thành hai nhóm nghĩa (BT2), xếp các từ cho trước có tiếng quan thành ba nhóm nghĩa (BT3), biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nản trí trước khó khăn (BT4).
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1 Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc nội dung cần ghi nhớ bài trước.
2 Dạy bài mới:
a Giới thiệu:
b Hướng dẫn HS làm bài 1, 2, 3, 4 (theo nhóm).
* Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu, trao đổi với các bạn .
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, chốt lời giải như SGV (T261).
* Bài 2: Tương tự.
HS: Đọc yêu cầu, làm vào vở bài tập.
- Hai HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Lạc nghĩa vui mừng là: lạc quan, lạc thú.
+ Lạc có nghĩa là rớt lại, sai: lạc hậu, lạc đề, lạc điệu.
* Bài 3: Tương tự.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải:
+ Quan có nghĩa là “quan lại”: Quan dân
+ Quan có nghĩa là “nhìn, xem”: Lạc quan (Cái nhìn vui, tươi sáng )
* Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu, thảo luận làm vào phiếu.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, chốt lời giải như SGV (Trang 216).
3. Củng cố , dặn dò:
 - Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài.
Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Tính giá trị của biểu thức với các phân số .
- Giải được bài toán có lời văn với các phân số.
II.Đò dùng dạy học:
	Bảng lớp
III. Hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
2 Dạy bài mới:
a Giới thiệu:
b Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: a, c chỉ y/c tính HS: Đọc và tính bằng 2 cách.
- Hai HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
a) 
c, 
+ Bài 2: b.
a) VD: 
b) 
+ Bài 3: HS lam vở.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài.
- Một em lên bảng làm.
Giải:
Số vải đã may quần áo là:
 (m)
Số vải còn lại là:
 (m)
Số túi đã may được là:
 (cái túi)
Đáp số: 6 cái túi.
- GV chấm, chữa bài cho HS.
+ Bài 4: HSKG
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ và tự làm.
- 1 HS lên bảng chữa:
- GV nhận xét, cho điểm những em làm đúng.
Từ đó = hay = 
=> = 20.
Vậy khoanh vào D.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu truyện( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan, yêu đời. 
- Hiểu nội dung chính của câu truyện (đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
Một số sách báo, truyện
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
HS: 1 - 2 HS kể câu chuyện giờ trước.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
1. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu bài tập:
- GV ghi đầu bài lên bảng, GV gạch dưới những từ quan trọng.
HS: Một em đọc đầu bài.
- Nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi.
- Một số HS nối nhau giới thiệu tên câu chuyện mình kể.
2. Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
* Thi kể trước lớp:
- Mỗi HS kể xong, nói ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
- Cả lớp bình chọn bạn tìm được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện lôi cuốn nhất, bạn đặt câu hỏi thông minh nhất.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể cho người thân nghe.
	- Dặn HS đọc trước để chuẩn bị nội dung cho bài kể chuyện được chứng kiến hoặc được tham gia ở tuần 34.
Ngày soạn:22/4.
Ngày giảng; Thứ tư ngày 25 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
I. Mục tiêu: Huy Cận
- Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên, 
- Hiểu ý nghĩa : Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống (trả lời được các CH, thuộc hai, ba khổ thơ)
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài cũ.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
*. Luyện đọc: HS: Nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ.
- GV nghe, kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ khó.
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 - 3 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh đẹp như thế nào
- Bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao, rất rộng.
- Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng
- Lúc sà xuống cánh đồng, lúc vút lên cao
- Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện
- Khúc hát ngọt ngào. Tiếng hót long lanh sương chói. Chim ơi chi.
Tiếng ngọc từng chuỗi
	Đồng quê ..chim ca
	Chỉ còn tiếng hót da trời
- Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào 
- về 1 cuộc sống rất thanh bình, hạnh phúc.
*ND: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho tháy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống
* Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
HS: 3 em nối nhau đọc 6 khổ thơ.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
HS: Nhẩm học thuộc lòng bài thơ, thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được bốn phép tính với phân số.
- Vận dụng để tính được giá trị của biểu thức và giải toán .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài rồi chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
- 4 HS lên bảng làm.
a) 
b) 
c) 
d) 
Số bị trừ
Số trừ
Hiệu
+ Bài 2: HSKG
a.
HS: Đọc yêu cầu và làm bài cá nhân - Hai HS lên bảng làm.
b.
Thừa số
Thừa số
Tích
- Cả lớp đối chiếu kết quả, nhận xét.
+ Bài 3: GV yêu cầu HS tự tính.
- GV cùng cả lớp nhận xét:
a) 	 
+ Bài 4: GV gợi ý cho HS.
HS: Đọc đầu bài, tự suy nghĩ rồi làm bài.
a) Sau  ... - 3 em lên bảng làm.
 1 yến = 10 kg 1 tạ = 10 yến
 1 tạ =100 kg 1 tấn= 10 tạ
 1 tấn = 1000 kg 1 tấn = 100 yến
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 2: 
a. 10 yến = 100 kg yến = 50 kg
 50 kg = 50yến 1 yến 8 kg = 18kg
b. 5tạ = 50 yến 1500kg = 15 tạ
 30 yến = 3 tạ 7tạ20kg = 720 kg
c. 32tấn = 320 tạ 4000kg = 4 tấn
 230tạ = 23 tấn 3tấn25kg = 3025kg
Phần b, c hướng dẫn tương tự.
HS: Suy nghĩ làm bài.
+ Bài 3: HSKG
- GV hướng dẫn chuyển đổi rồi so sánh kết quả để tìm dấu thích hợp.
HS: Đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
- 3 em lên bảng làm bài.
VD: 2 kg 7 hg = 2000 g + 700 g 
= 2700 g.
Vậy ta chọn dấu “=”
- 2kg7hg = 2700g 60kg7g > 6007g
 5kg3g < 5035g 12500g = 12kg500g
+ Bài 4: HS làm vở
- GV hương dẫn HS chuyển đổi:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài rồi chữa bài.
 Đổi 1 kg 700 g = 1700 g 
 Khối lượng của cá và rau là:
1700 + 300 = 2000 g
 = 2 kg.
+ Bài 5: HSKG
HS: Đọc đầu bài, làm vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
Giải:
Xe ô tô chở được tất cả là:
50 x 32 = 1.600 (kg)
1.600 kg = 16 tạ.
Đáp số: 16 tạ gạo.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài. 
Địa lý
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN
Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM 
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo( hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển)
 + Khai thác khoáng sản : dầu khí, cát trắng , muối.
 + Đánh bắt và nuôi trồng hải sản .
 + Phát triển du lịch. 
 + Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bản đồ địa lý, bản đồ công nghiệp, tranh ảnh
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc bài học giờ trước.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Khai thác khoáng sản:
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
+ Bước 1: 
- GV nêu câu hỏi:
HS: Dựa vào SGK, vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi:
? Tài nguyên, khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì 
? Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? ở đâu? Dùng để làm gì
? Tìm và chỉ trên bản đồ nơi đang khai thác các khoáng sản đó
+ Bước 2: 
HS: Trình bày kết quả trước lớp.
c. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản:
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
+ Bước 1: 
- GV nêu các câu hỏi như (SGV).
HS: Các nhóm dựa vào tranh ảnh, bản đồ SGK, vốn hiểu biết của mình để thảo luận.
+ Bước 2: 
- Các nhóm lên trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi.
=> GV chốt lại, kết luận (SGK).
HS: 3 - 4 em đọc lại.
3. Củng cố , dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Ngày soạn:24/4.
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian ..
- Thực hiện được phép tính với số đo thời gian .
- Vận dụng trong làm tính và giải toán với số đo thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập giờ trước.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu, làm bài rồi chữa bài.
- 3 HS lên bảng.
1 giờ = 60phút 1 năm = 12 tháng
1 phút = 60 giây 1TK = 100 năm
1 giờ = 3600giây 
1năm không nhuận = 365 ngày.
1 năm nhuận = 366 ngày
- GV và cả lớp nhận xét.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và làm bài.
a. 5giờ =300phút 3giờ15phút = 195 phút
420 giây = 7phút giờ = 5 phút
b.4phut=240giây 3p25giây = 205 giây
2giờ = 7200giây phút =6 giây
c.5TK = 500năm TK = 5năm
12TK = 1200năm 2000năm = 2TK
+ Bài 3: HSKG
HS: Đọc yêu cầu và làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài.
Hướng dẫn HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh kết quả:
VD: 5 giờ 20 phút = 5 giờ + 20 phút
= 300 phút + 20 phút
= 320 phút.
Vậy 5 giờ 20 phút > 300 phút.
495giây = 8phút15giây
giờ = 20phút
phút < phút
+ Bài 4: 
HS: Đọc bảng để biết thời gian diễn ra từng hoạt động cá nhân của Hà.
 Đổi 7 giờ = 420phút
 6giờ 30phút = 390phút
 11 giờ 30phút = 690phút
 7giờ 30phút 450phút
a. Hà ăn sáng hết số phút là.
 420 - 390 = 30 phút
b. Thời gian ở trường là.
 690 - 450 = 240 phút
 = 4giờ
+ Bài 5: HSKG
HS: Chuyển đổi tất cả các số đo thời gian đã cho thành phút sau đó so sánh để chọn chỉ số thời gian dài nhất.
- Khoảng thời gian dài nhất là 20phút.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm vở bài tập.
Âm nhạc
ÔN TẬP BA BÀI HÁT
I. Mục tiêu
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu 3 bài hát đã học
- Tập hát diễn cảm
II. Chuẩn bị
 - Đàn
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1: Phần mở đầu
 - Giới thiệu nội dung tiết học
2: Phần hoạt động
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
* Ôn tập 3 bài hát
- HS hát lại 3 bài hát mỗi bài 2 lần, có vận động phụ hoạ.
- HS hát diễn cảm thể hiện những kí hiệu ghi trên tác phẩm
- HS lên hát biểu diễn trước lớp
3: Phần kết thúc
- Về nhà ôn 4 bài TĐN trong học kì II
- Tổ chức cho hs ôn lần lợt 3 bài hát đã học trong học kì II
- Chỉ định nhóm 2 hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp
- GV đệm đàn
- Y/C hs về ôn 4 bài TĐN học trong HK 2
4. Củng cố dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
	- HD về nhà.
Tập làm văn
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu:
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Thư chuyển tiền (BT1); 
- Bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi (BT2). 
II. Đồ dùng dạy học:
 Mẫu Thư chuyển tiền.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Kiểm tra bài cũ.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn HS điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền:
+ Bài 1: GV giải nghĩa những chữ viết 
tắt, những từ khó hiểu trong mẫu thư.
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung của mẫu.
- Cả lớp nghe.
- GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu Thư gửi tiền (như SGV).
HS: Một HS giỏi đóng vai em HS giúp mẹ điền vào mẫu Thư chuyển tiền cho bà.
- Cả lớp điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền
- Một số HS đọc trước lớp.
+ Bài 2:
HS: Một em đọc yêu cầu.
- 1, 2 em trong vai người nhận tiền nói trước lớp.
- GV hướng dẫn để HS biết người nhận tiền cần viết gì, viết vào chỗ nào
HS: Viết vào mẫu Thư chuyển tiền.
- Từng em đọc nội dung thư của mình cho cả lớp nghe.
- GV và cả lớp nghe, nhận xét xem bạn nào viết đúng, bạn nào viết chưa đúng và cần phải sửa ở chỗ nào trong bài viết.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết lại cho quen.
Khoa học
CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh này với sinh vật khác bằng sơ đồ. 
- KNS: Kĩ năng bình luận, khái quát, tổng hợp thông tin để biết mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên rất đa dạng. Kĩ năng phân tích, phán đoán và hoàn thành 1 sơ đồ chuỗi thữc ăn trong tự nhiên. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm xây dựng kế hoạch và kiên định thực hiện kế hoạch cho bản thân để ngăn chặn các hành vi phá vỡ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiện.
II. Đồ dùng dạy học:
	1.Đồ dùng: - Hình trang 132, 133 SGK, 
	2.Phương pháp: Làm việc nhóm, thảo luận cặp đôi, chia sẻ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài học.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh:
*Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
*Cách tiến hành.
* Bước 1: Làm việc cả lớp.
HS: Quan sát H1 trang 132 SGK để trả lời câu hỏi.
- Thức ăn của bò là gì
- Cỏ.
- Giữa bò và cỏ có quan hệ gì
- Cỏ là thức ăn của bò.
- Phân bò được phân hủy trở thành chất gì cung cấp cho cỏ
- Chất khoáng.
- Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì
- Phân bò là thức ăn của cỏ.
* Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm, phát giấy
HS: Làm việc theo nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ.
* Bước 3: 
- Các nhóm treo sản phẩm và trình bày:
PHÂN BÒ ® CỎ ® BÒ
. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn:
*Mục tiêu: 
 - Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhên.
 - Nêu định nghĩa vè chuỗi thức ăn.
*Cách tiến hành.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
HS: Quan sát sơ đồ H2 trang 133 SGK.
? Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ
? Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
HS: Một số em lên trả lời câu hỏi trên.
- GV nhận xét và giảng: Trong sơ đồ H2 trang 133 SGK, cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng (chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và cây khác.
=> Kết luận: (SGK).
HS: 3 - 4 em đọc.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
 Giáo dục tập thể
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
II. Nội dung: 
1. Ổn định:
2. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS.
a.Ưu điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
b. Nhược điểm:
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Phương hướng: 
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
5. Văn nghệ :
.........................................................................................................................
..............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_33_nam_hoc_2011_2012_ban_tong_hop_chuan_k.doc