Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân chia các số trong phạm vi

100 000 trong đó có trường hợp cộng nhiều số.

Củng cố về giải toán bằng hai phép tính

 2.Kĩ năng: Vận dụng làm tốt các bài tập.

 3.Thái độ: Có ý thức tự giác tích cực học tập.

II. Đồ dùng dạy- học:

 - GV:

 - HS : Bảng con

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 22 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 34
 Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2010
Tập đọc – Kể chuyện: 
Sự tích chú cuội cung trăng
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Hiểu các từ được chú giải ở cuối bài. Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.Giải thích các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.) 
 2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết dựa vào các gợi ý trong SGK để kể lại từng đoạn, cả câu chuyện một cách tự nhiên.
 3.Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thương con người.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Tranh minh họa trong SGK	
 - HS :
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ 
“ Mặt trời xanh của tôi”. Trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b. Luyện đọc:
* Đọc toàn bài 
- Thể hiện giọng đọc phù hợp với mỗi đoạn
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu trước lớp
- Quan sát, sửa cho những em đọc sai
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Hướng dẫn cách đọc ngắt, nghỉ, nhấn giọng đúng.
- Đọc theo nhóm 3
- Thi đọc giữa các nhóm
- Thi toàn bài
- Đọc đồng thanh toàn bài
c. Tìm hiểu bài:
+ Câu 1: Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý? 
+ Câu 2: Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì? 
+ Thuật lại việc đã xảy ra với vợ chú Cuội? 
+ Câu 3: Vì sao chú Cuội sống trên cung trăng? 
+ Câu 4: Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào? 
- Nhận xét
- Câu chuyện nói lên điều gì?
*ý chính: Câu chuyện nói lên tình nghĩa thủy chung , tấm lòng nhân hậu của chú cuội đồng thời giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên cung trăng của con người.
c. Luyện đọc lại:
- Gọi HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Nhận xét
Kể chuyện
1. Nêu nhiệm vụ: Dựa vào gợi ý trong SGK kể lại từng đoạn câu chuyện “ Sự tích chú Cuội cung trăng”
2. Hướng dẫn kể chuyện. 
- Cho HS giỏi nhìn vào gợi ý kể mẫu đoạn 1
- Cho HS kể chuyện theo nhóm 3
- Thi kể chuyện : Gọi HS thi kể từng đoạn câu chuyện trước lớp
- Nhận xét, biểu dương những HS kể tốt
4.Củng cố:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- Nối tiếp đọc câu
- 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn trước lớp
- Nêu cách đọc
- 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn
- Đọc bài theo nhóm 3
- 2 nhóm thi đọc
- Nhận xét
- Đọc đồng thanh toàn bài
- 1 em đọc đoạn 1, lớp đọc thầm
+ Chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý là do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc.
- Đọc thầm đoạn 2
+ Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người trong đó có con gái của một phú ông được phú ông gả cho.
+ Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu Cuội rịt lá thuốc vợ vẫn kông tỉnh lại nên Cuội nặn bộ óc bằng đất sét rồi mới rịt lá thuốc,vợ cuội sống lại nhưng từ đó lại mắc chứng hay quên.
- Đọc đoạn 3, kết hợp quan sát tranh trong SGK
+ Vì vợ Cuội quên lời chồng dặn đem nước giải tưới cho cây thuốc , khiến cây lững thững bay lên trời., Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới túm rễ cây, cây thuốc cứ bay lên đưa Cuội lên tận cung trăng.
+ Đọc các ý và lựa chọn ý đúng.
- Nêu ý chính.
- 2 em đọc ý chính
- 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn của bài
- 1 em đọc lại toàn bài
- Nhận xét
- Lắng nghe
- 1 em giỏi kể đoạn 1
- Nhận xét
- Kể chuyện theo nhóm 3
- Thi kể chuyện trước lớp
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Toán: 
 ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000(Tiết 3)
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân chia các số trong phạm vi 
100 000 trong đó có trường hợp cộng nhiều số.
Củng cố về giải toán bằng hai phép tính
 2.Kĩ năng: Vận dụng làm tốt các bài tập.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV:	
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng làm bài
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- Hướng dẫn HS cách nhẩm sau đó cho nêu miệng kết quả và so sánh kết quả tính của từng cặp biểu thức 
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Cho HS nêu yêu cầu, tự làm bài 
Bài 3: Đọc bài và nêu tóm tắt 
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà làm bài 4
- Hát
- 2 em lên bảng làm bài
- Nhận xét
1999 + x = 2005 x X 2 = 3998
 x = 2005 – 1999 x = 3998 : 2
 x = 6 x = 1999
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập
- Nêu cách làm bài
- Nối tiếp nêu miệng kết quả
- Nhận xét, so sánh kết quả của từng cặp biểu thức.
 3000 + 2000 x 2 = 7000 
 ( 3000 + 2000) x 2 = 10000
 14000 – 8000 : 2 =10000
 (14000 – 8000) : 2 = 3000
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài ra bảng con
- Lần lượt lên bảng chữa bài 
998 + 5002 3058 x6 8000 - 25 5749 x 4
+
 998
 x
3058
-
8000
x
 5749
5002
 6
 25
 4
6000
18348
7975
22996
- Đọc bài toán
- Nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
- Làm bài vào vở
- 1 em lên bảng chữa bài
Bài giải:
Số lít dầu đã bán là:
6450 : 3 = 2150( lít)
Số lít dầu còn lại là:
6450 – 2150 = 4300(lít)
 Đáp số : 4300 lít dầu.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
 Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2010
Toán: 
ôn tập về đại lượng
 I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố về các đơn vị đo của các đơn vị đo đại lượng đã học.
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm toán với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Hình vẽ bài tập 2,3 SGK	
 - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng làm bài tập
Đặt tính rồi tính
Kết quả: a, 18336 b, 22996
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Bài 2: Quan sát hình vẽ SGK rồi trả lời câu hỏi 
- Cho HS quan sát hình vẽ , thực hiện các phép tính sau đó trả lời câu hỏi của từng ý
Bài 3: Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK . Trả lời
Bài 4: 
- Cho HS đọc yêu cầu, tóm tắt và tự giải
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 2 em lên bảng làm bài.
 - Nhận xét
- Lắng nghe
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- Phát biểu
 7 m 3 cm = 703 cm
 A. 73 cm B. 703 cm 
 C. 730 cm D. 7003 cm
- Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi
 a. 200 g + 100 g = 300 g
 KL: Quả cam cân nặng 300 g
b. 500 g + 200 g = 700 g
KL: Quả đu đủ cân nặng 700 g
 c.700 g – 300 g = 400 g
KL: Quả đu đủ nặng hơn quả cam 400 g
+ Lan đi từ nhà lúc 7 giờ kém 5 phút ( vì đồng hồ thứ nhất kim phút chỉ số 11, kim giờ chỉ số 7)
+ Lan đến trường lúc 7 giờ 10 phút (vì đồng hồ thứ hai kim phút chỉ số 2, kim giờ chỉ số 7)
- 1 em đọc bài toán, lớp đọc thầm
- Làm bài vào vở, 1em lên bảng làm bài
Bài giải:
Số tiền Bình có là:
2000 x 2 = 4000 (đồng)
Số tiền Bình còn lại là:
4000 – 2700 = 1300( đồng)
 Đáp số: 1300 đồng
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Chính tả ( Nghe – Viết ) : 
thì thầm
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Nghe - Viết chính xác, trình bày đúng bài thơ “Thì thầm”. Viết đúng tên một số nước Đông Nam á. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr.
 2.Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
 3.Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2	
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng viết, cả lớp viết ra giấy nháp 4 từ có tiếng bắt đầu bằng s/x
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn viết chính tả:
* Hướng dẫn chuẩn bị
- Đọc bài thơ
- Gọi HS đọc lại bài
+ Bài thơ cho ta thấy các con vật, sự vật nói chuyện với nhau, đó là những sự vật, con vật nào? 
- Hướng dẫn nhận xét chính tả (trình bày bài thơ cách lề 3 ô, các chữ đầu dòng phải viết hoa, để cách 1 dòng phân cách 2 khổ thơ.)
- Yêu cầu đọc thầm bài thơ, viết các tiếng dễ viết sai ra nháp.
* Đọc cho viết bài vào vở
* Chấm, chữa bài
- Chấm 5 bài, nhận xét từng bài
 c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2: Đọc và viết tên một số nước Đông Nam á
- Yêu cầu đọc và viết tên các nước trong khu vực Đông Nam á
Bài 3a: Điền vào chỗ trống ch/tr?
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em lên bảng viết, cả lớp viết ra giấy nháp
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- 2 em đọc bài
+ Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây, hoa thì thầm với ong bướm, trời thì thầm với sao, sao trời tưởng im lặng nhưng cũng thì thầm với nhau.
- Đọc thầm bài thơ, viết ra nháp các tiếng dễ viết sai
- Viết bài vào vở
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập
- Đọc và viết tên các nước
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu bài 3
- Làm bài và giải đố
 Lưng đằng trước, bụng đằng sau
 Con mắt ở dưới, cái đầu ở trên.
Giải đố: Cái chân
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tự nhiên và Xã hội: 
Bề mặt lục địa
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Biết mô tả bề mặt của lục địa.
 2.Kĩ năng: Nhận biết được suối, sông , hồ.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Các hình trong SGK, tranh, ảnh suối, sông, hồ	
 - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Hãy kể tên 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b.Nội dung:
* Hoạt động 1: 
+ Mục tiêu: Biết mô tả bề mặt lục địa
- Yêu cầu quan sát hình 1 trong SGK trang 128 và trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập. 
- Gọi HS trả lời trước lớp
Kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và có những chỗ chứa nước (ao, hồ, ),
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
+ Mục tiêu:Nhận biết được suối, sông, hồ
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi gợi ý trong phiếu bài tập
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận
Kết luận: Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại những chỗ trũng tạo thành hồ.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
+ Mục tiêu: Củng cố các biểu tượng về suối, sông, hồ.
- Yêu cầu liên hệ th ... , cỡ chữ.
 3.Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Mãu chữ viết hoa kiểu 2	
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi một HS nhắc lại câu ứng dụng của giờ trước, Viết ra bảng con . 
- Nhận xét, cho điểm
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn viết trên bảng con:
* Luyện viết chữ hoa
- Yêu cầu tìm những chữ viết hoa có trong bài
- Cho HS quan sát chữ mẫu
- Hướng dẫn cách viết các chữ hoa kiểu2 
- Cho viết các chữ hoa ra bảng con
* Luyện viết từ ứng dụng: An Dương Vương
- Cho HS đọc từ ứng dụng, nhận xét 
- Giúp HS hiểu ý nghĩa của từ ứng dụng
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Giúp hiểu ý nghĩa của câu ứng dụng
* Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Nêu yêu cầu viết 
- Cho viết bài vào vở
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết và cầm bút đúng
* Chấm, chữa bài: 
- Chấm 5 bài, nhận xét từng bài
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà viết bài ở nhà.
- Hát
- 1 em nhắc lại câu ứng dụng của tiết trước, cả lớp viết ra bảng con từ ứng dụng
Phú Yên
- Lắng nghe
- Tìm những chữ viết hoa
- Quan sát chữ mẫu, nhận xét cách viết
- Quan sát GV viết mẫu
- Viết ra bảng con chữ hoa
- Đọc từ ứng dụng, nhận xét cách viết
+ An Dương Vương là tên hiệu của Thục phán, vua nước Âu Lạc sống cách đây trên 2000 năm ông là người đã xây thành Cổ Loa.
- Viết ra bảng con từ ứng dụng
- 2 em đọc câu ứng dụng
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
+ Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất.
- Viết bài vào vở
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tự nhiên và Xã hội: 
bề mặt lục địa (Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên. Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
 2.Kĩ năng: Phân biệt được đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng.
 3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ và yêu quý đất đai.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Các hình trong SGK trang130, 131.Tranh ảnh về núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên	
- HS : SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Em hãy mô tả bề mặt lục địa?
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b.Nội dung:
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
+ Mục tiêu: Nhận biết được núi, đồi. Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi.
- Yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1,2 trang130 SGK và tranh ảnh để thảo luận ghi vào phiếu bài tập
- Mời đại diện các nhóm trình bày
Kết luận: Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc ; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
*Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp
+ Mục tiêu: Nhận biết được đồng bằng và cao nguyên. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.
- Cho HS quan sát tranh về đồng bằng và cao nguyên, yêu cầu HS so sánh độ cao và bề mặt giữa đồng bằng và cao nguyên
- Yêu cầu HS nhận xét
Kết luận:Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
*Hoạt động 3:Vẽ hình mô tả đồi ,núi. đồng bằng, cao nguyên
+ Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng, cao nguyên.
- Yêu cầu HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng, cao nguyên vào giấy A4
- Cho HS trưng bày và nhận xét
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- Trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 4, quan sát hình 1,2 SGK và tranh ảnh , thảo luận và ghi vào phiếu
- Đại diện các nhóm trình bày
Đáp án: 
Núi
Đồi
Độ cao
cao
Thấp
Đỉnh
Nhọn
Tương dối tròn
Sườn
Dốc
Thoải
- Lắng nghe
- Quan sát tranh theo nhóm đôi và thảo luận
- Trình bày
- Nhận xét
- Vẽ mô tả đồi, núi, đồng bằng, cao nguyên
- Trưng bày bài vẽ và nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiẹn ở nhà.
Thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010
Toán: 
ôn tập về giải toán
 I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố về cách giải bài toán có hai phép tính.
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán có hai phép tính.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Chép sẵn bài tập 4 lên bảng	
 - HS : bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 trang 175 (mỗi HS làm một ý ) 
- Nhận xét
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
- Yêu cầu HS giải bài toán bằng các cách khác nhau
Bài 2: 
Bài 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu và tự làm bài
Bài 4: Cho HS nêu cách cách làm
- Cho HS làm bài vào SGK
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà làm bài trong VBT.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 2 em lên bảng làm bài tập
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc bài toán
- Nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
- Làm bài tập vào giấy nháp
- Giải bằng các cách khác nhau
Bài giải:
Số dân năm ngoái là:
5236 + 87 = 5323( người)
Số dân năm nay là:
5323 + 75 = 5398( người)
Đáp số: 5398 người
* Cách 2: 
Số dân tăng sau hai năm là:
87 + 75 = 162(người)
Số dân năm nay là
 5236 + 162 = 5398(người)
 Đáp số: 5398 người.
- Đọc bài toán,nêu yêu cầu bài tập và làm bài vào vở
-1 em lên bảng làm bài
Bài giải:
Số áo đã bán là:
1245 : 3 = 415(cái áo)
Số áo còn lại là:
1245 – 415 = 830(cái áo)
 Đáp số: 830 cái áo.
- Đọc bài toán
- Tự làm bài vào vở
- 1 em lên bảng chữa bài
Bài giải:
Số cây đã trồng là:
20500 : 5 = 4100(cây)
Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là:
20500 – 4100 = 16400(cây)
 Đáp số: 16400 cây.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Rà soát, kiểm tra kết quả, điền Đ hay S vào ô trống
- 1 em lên bảng làm bài
Đáp án: a) Đúng b) Sai c) Đúng
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tập làm văn: 
nghe- kể: vươn tới các vì sao
Ghi chép sổ tay
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Nghe đọc từng mục trong bài “ Vươn tới các vì sao” nhớ được nội dung, kể được chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói lưu loát, ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất trong bài vừa nghe.
 3.Thái độ: .Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: ảnh minh họa	
 - HS :
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS đọc sổ tay ghi chép về những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê- mon (tiết TLV tuần 33)
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Nghe và nói lại từng mục trong bài “ Vươn tới các vì sao”
- Yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu của bài tập và ba đề mục: a, b, c của bài, quan sát tranh minh họa trong SGK, đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ trụ
- Nhắc HS chuản bị giấy bút
- Đọc cho HS nghe câu chuyện “Vươn tới các vì sao”
đọc xong mỗi mục, nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời
+ Ngày tháng năm nào Liên Xô phóng thành công con tàu vũ trụ Phương Đông 1? 
+ Ai là người bay trên con tàu đó?
+ Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất? 
+ Ngày nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào? 
+ Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu liên hợp của Liên Xô năm nào?năm 
- Đọc lần 2, lần 3, yêu cầu HS lắng nghe, kết hợp ghi chép để điều chỉnh, bổ sung những điều chưa nghe rõ trong các lần trước.
- Cho HS thực hành nói
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, biểu dương những em trình bày tốt
Bài 2: Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài trên
- Cho HS thực hành viết vào sổ tay
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc trước lớp
- Nhận xét, bình chọn bạn ghi chép tốt.
4.Củng cố:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà đọc lại phần đã ghi chép được.
- Hát
- 2 HS đọc sổ tay ghi chép
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc thầm yêu cầu của bài và 3 đề mục, kết hợp quan sát tranh minh họa SGK
- Lắng nghe
+ Ngày 12- 4- 1961)
+ Ga-ga-rin
+ 1 vòng
+ Ngày 21-7- 1969
+ 1980
- Lắng nghe, ghi chép
- Thực hành nói
- Trao đổi theo cặp về các nội dung vừa ghi chép được
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu bài tập 2
- Thực hành viết vào sổ tay 
- Nối tiếp trình bày trước lớp
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Chính tả ( Nghe - Viết ) 
dòng suối thức
I.Mục tiêu
 1.Kiến thức: Nghe- viết đúng bài thơ “ Dòng suối thức”. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn ch/tr.
 2.Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
 3.Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập 3	
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS lên bảng viết 5 tên nước trong khu vực Đông Nam á 
- Nhận xét
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn chuẩn bị:
* Đọc bài thơ “Dòng suối thức”
- Gọi HS đọc lại bài thơ
+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào? 
+ Trong đêm dòng suối thức để làm gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài thơ, ghi nhớ những chữ dễ viết sai vào giấy nháp
* Đọc cho viết bài vào vở
- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, viết đúng chính tả.
* Chấm, chữa bài: 
- Chấm 5 bài, nhận xét từng bài
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr có nghĩa như sau:
+ Khoảng không bao la chứa tráiđất và các vì sao 
+ Nơi xa tít tắp tưởng hư trời và đất giáp nhau ở đó
Bài 3a: Điền vào chỗ trống ch hay tr?
- Yêu cầu HS đọc bài thơ và điền ch hay tr vào chỗ chấm
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em lên bảng viết
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- 2 em đọc bài thơ, cả lớp theo dõi trong SGK
+ Mọi vật đều ngủ, ngôi sao ngủ với bầu trời, con chim ngủ la đà ngọn cây, núi ngủ giữa chân mây,
+ Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo - cối lợi dụng sức nước ở miền núi.
- Viết những từ dễ viết sai vào vở
- Viết bài vào vở 
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu bài tập
+ Vũ trụ
+ Chân trời
- 1 em đọc yêu cầu bài tập và bài thơ trên bảng phụ
- Cả lớp làm bài vào VBT
-1 em lên bảng chữa bài
* Đáp án: Các từ lần lượt cần điền là: trời, trong, trong, chớ, chân, trăng , tròn.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Sinh hoạt Đội

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_34_ban_dep_chuan_kien_thuc.doc