Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Huỳnh Văn Phín

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Huỳnh Văn Phín

Tiết 4: ĐẠO ĐỨC Tiết bài: 34

 GIỮ GÌN THẮNG CẢNH DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG

 Tài liệu / 5-Thời gian dự kiến: 35 phút

A. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu các thắng cảnh du lịch là tài sản chung của xã hội.

- Học sinh biết tuyên truyền, vận động mọi người và bản thân tích cực tham gia các hoạt động để giữ gìn các thắng cảnh quê hương.

- Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn, đồng tình và ủng hộ những người có ý thức bảo vệ các thắng cảnh của quê hương

B. Đồ dùng dạy học:

- Gv: Tài liệu.

- Hs:

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Huỳnh Văn Phín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ hai ngày 07 tháng 5 năm 2007
Tiết 1 	 CHÀO CỜ TUẦN 34 Tiết: 34
Tiết 2	 TẬP ĐỌC 	Tiết bài: 67
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
SGK/ 153 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
Mục tiêu:
- Học sinh đọc bài, hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài học và một số từ mới của bài tập đọc: “Tiếng cười là liều thuốc bổ”.
- Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.
- Giáo dục học sinh biết quý trọng sức khỏe, nụ cười.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Con chim chiền chiện)
* Gọi Hs đọc thuộc lòng bài thơ.
+ Nêu ý nghĩa của bài học.
* Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Tiếng cười là liều thuốc bổ).
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
a. Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy toàn bài, giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầumỗi ngày cười 400 lần.
+ Đoạn 2: Tiếp theolàm hẹp mạch máu.
+ Đoạn 3: Còn lại.
* Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt.
* Lần 1: Hs đọc-rút từ khó-luyện đọc từ khó: Duy nhất, thoải mái, thỏa mãn, chắc chắn
* Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.
* Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. 
* Hs đọc theo cặp.
* Gọi 1 Hs đọc toàn bài.
* Giáo viên đọc lại toàn bài.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, đúng nội dung bài và trả lời được các câu hỏi.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi Sgk/ 153:
+ Câu 1: (Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng; Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ; Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn)
+ Câu 2: (Vì khi cười tốc độ thở của con ngườisảng khoái, thỏa mãn )
+ Câu 3: (Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho nhà nước) 
+ Câu 4: (ý b)
c. Kết luận: Gv nhận xét và yêu cầu học sinh nhắc lại.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
a. Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên gọi 3 Hs đọc nối tiếp toàn bài.
* Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Tiếng cười là liều thuốc bổlàm hẹp mạch máu”
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên.
* Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
c. Kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.
Thu
Tây
3 em 
Hs khá, giỏi.
Gv 
gợi ý, HD
HS 
3 em
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Ý nghĩa: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiềng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung:
Tiết 3	 TOÁN 	 Tiết bài: 166
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG - TT
 SGK/ 172- Thời gian dự kiến: 40 phút
A.Mục tiêu:
 - Học sinh tiếp tục ôn tập về đại lượng.
 - Học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
 - Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C.Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ôn tập về đại lượng)
* Học sinh làm bài tập:
2000 năm = 20 thế kỷ 5 thế kỷ = 500 năm
 2 giờ = 7200 giây 3 giờ 15 phút = 195 phút
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Ôn tập về đại lượng - TT)
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, làm đúng các bài tập.
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập
* Giáo viên hướng dẫn Hs làm bài tập.
* Cả lớp làm bài tập, gọi 2 em nêu kết quả:
 Tên
Ký hiệu
Quan hệ giữa các đơn vị
Mét vuông
Đề xi mét vuông
Xen ti mét vuông
Ki lo mét vuông
 m2
dm2
cm2
km2
1m2 = 100dm2 = 10000 cm2
1dm2 = 100cm2 
100cm2 = 1dm2
1km2 = 1000000dm2 
* Gv hướng dẫn Hs nhận xét, sửa sai.
Bài 2: 
* Gv hướng dẫn Hs làm bài tập
* Cả lớp làm bài tập, 2 em làm bảng lớp: 
 4 m2 = 40000cm2 1/2 m2 = 50 dm2 16m2 = 1600dm2 
1/2 dm2 = 50 cm2 1/100m2 = 5000dm2 308 dm2 = 30800 cm2 
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 4: Giải toán
* Gọi Hs đọc bài toán, Gv hướng dẫn cả lớp giải toán:
+ Diện tích khu đất hình vuông: 3 x 3 = 9 (km2)
+ Tổng số phần bằng nhau: 1 + 2 = 3 (phần)
+ Diện tích trồng chè: 9 : 3 = 3 (km2)
+ Diện tích trồng cà phê: 9 – 3 = 6 (km2)
 Đáp số: 3 km2 ; 6 km2
Lan
Mười
GV
HD
2 em
Cả
lớp
c. Kết luận: Gv nhận xét và chấm điểm cho Hs.
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Về nhà làm bài tập 4/sgk – 172 và xem trước bài mới. 
 D. Phần bổ sung: ....
 GIÁO ÁN TỐT
Tiết 4: 	 ĐẠO ĐỨC	Tiết bài: 34
 GIỮ GÌN THẮNG CẢNH DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
 Tài liệu / 5-Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Học sinh hiểu các thắng cảnh du lịch là tài sản chung của xã hội.
- Học sinh biết tuyên truyền, vận động mọi người và bản thân tích cực tham gia các hoạt động để giữ gìn các thắng cảnh quê hương.
- Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn, đồng tình và ủng hộ những người có ý thức bảo vệ các thắng cảnh của quê hương
B. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Tài liệu.
- Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Tích cực tham gia các phong trào văn hóa – xã hội ở địa phương)
* Giáo viên gọi một số học sinh nêu nội dung bài học.
* Học sinh nêu một số phong trào văn hóa, xã hội ở địa phương.
* Giáo viên nhận xét.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Giữ gìn thắng cảnh du lịch địa phương) 
1 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được vì sao và có thái độ, hành động đúng về việc giữ gìn, bảo vệ thắng cảnh du lịch.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên nêu tình huống và đọc câu hỏi .
* Học sinh trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét và chốt lại ý đúng: Ghi nhớ (Tài liệu / 6) Thắng cảnh du lịch là nơi vui chơi, giải trí chung quanh mọi người. Đây là những công trình nghệ thuật
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
a. Mục tiêu: Giới thiệu cho Hs biết được một số thắng cảnh du lịch địa phương và tự hào về quê hương mình giàu, đẹp.
b. Cách tiến hành: 
* Hs thảo luận nhóm 4 BT1. 
* Đại diện các nhóm trinh bày.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh: Quê hương em có rất nhiều thắng cảnh du lịch. Em rất tự hào về quê hương em giàu đẹp.
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Hs có hành vi thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo các thắng cảnh du lịch.
b. Cách tiến hành: 
* Các nhóm thảo luận BT2.
* Đại diện nhóm báo cáo.
* Cả lớp nhận xét.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, tuyên dương: Thắng cảnh du lịch là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn nhằm góp phần xây dựng quê hương thêm giàu, đẹp.
4. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
a. Mục tiêu: Hs biết bày tỏ ý kiến.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên nêu các ý kiến.
* Cả lớp bày tỏ ý kiến bằng cách dùng bảng con.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, thống nhất: 
+ Các ý đúng: c, d, e, g, j, k.
Lụa
Kim
Cá
nhân
Nhóm
4
Nhóm
2
Cả
lớp
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài học.
* Về nhà học bài và xem bài mới.
* Giáo viên nhận xét tiết học. 
D. Phần bổ sung:
Tiết 5: 	 ĐỊA LÍ	Tiết bài: 34
 ÔN TẬP HỌC KỲ II
 Sgk/ 155 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
A.Mục tiêu:
- Học sinh ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã học trong chương trình học kỳ II.
- Học sinh hiểu bài, nêu nội dung một số bài học.
- Giáo dục học sinh có ý học tập.
B. Đồ dùng dạy học:	
- Gv: 
- Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ôn tập)
* Giáo viên gọi Hs trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số dân tộc sống ở:
- Đồng bằng Nam Bộ.
- Dãy Hoàng Liên Sơn.
* Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Hoạt dộng dạy học bài mới: GTB (Ôn tập học kỳ II)
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại các kiến thức đã học.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên nêu câu hỏi.
* Hs làm việc nhóm 4, chọn ý trả lời đúng:
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
- Cao nhất, có đỉnh tròn, sườn thoải.
- Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn dốc.
- Cao thứ hai, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
- Cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc.
+ Tây Nguyên là xứ sở của:
- Các cao nguyên có độ cao sàn sàn bằng nhau.
- Các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau.
- Các cao nguyên có nhiều núi cao, khe sâu.
+ Đồng bằng lớn nhất nước ta là: 
- Đồng bằng Bắc Bộ
- Đồng bằng Nam Bộ
- Các đồng bằng duyên hải miền Trung
* Đại diện các nhóm trình bày.
* Cả lớp nhận xét.
c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt ý.
2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung các bài học.
* Cả lớp suy nghĩ, xem lại các bài học trong Sgk và trả lời các câu hỏi.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
Phi
Lan
Nhóm
4
Cả
lớp
Gv 
. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò 
 * Hs nêu nội dung của một số bài học
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung: 
....................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 08 tháng 5 năm 2007
Tiết 1: 	 	THỂ DỤC	Tiết bài: 67
NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “LĂN BÓNG BẰNG TAY” 
 Sgv/ 155 - Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Học sinh ôn tập nhảy dây kiểu chân trước chân sau, trò chơi “Lăn bóng bằng tay”.
- Học sinh thực hiện đúng động tác, tham gia trò chơi nhiệt tình.
- Giáo dục học sinh luôn giữ an toàn, và nghiêm túc trong khi tập.
B. Địa điểm – phương tiện: 
+ Gv: Dây, bóng.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học: 
NỘI DUNG 
ĐLVĐ
B. PHÁP
I.Hoạt động đầu tiên: Phần mở đầu
* Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học.
* Học sinh khởi động, xoay các khớp.
* Đi thường theo đội hình, hít thở.
* Hs chạy nhẹ nhàng trên sân.
* Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
5 phút
4 hàng
ngang.
II. Hoạt động dạy học bài mới: Phần cơ bản
1.Hoạt động1: Nhảy dây.
a. Mục tiêu: Học sinh tập nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
b.Cách tiến hành:
* Giáo viên gọ 1-2 cán sự lớp làm mẫu.
* Giáo viên phân tích hướng dẫn Hs sửa sai.
* Chia tổ luyện tập. Gv theo dõi sửa sai cho Hs.
* Tổ chức cho các nhóm trình diễn.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá và hướng dẫn học sinh sửa sai.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động.
a. Mục tiêu: Học sinh t ... trang trí.
3. Hoạt động 3: Thực hành
a. Mục tiêu: Hs hiểu bài và vẽ được tranh theo đề tài tự chọn.
b. Cách tiến hành:
* Cả lớp thực hành: Vẽ tranh theo đề tài tự chọn.
* Gv theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh.
c. Kết luận: Gv nhận xét và sửa sai cho Hs.
III. Hoạt động cuối cùng: củng cố - dặn dò 
* Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết học, khen ngợi học sinh.
* Về nhà chuẩn bị nội dung bài mới.
Tổ
4
Cả
lớp
GV
HD
Cả
lớp
D. Phần bổ sung
......................................................................................................................................................
.
 Thứ sáu ngày 10 tháng 5 năm 2007.
Tiết 1: 	 TẬP LÀM VĂN 	 Tiết bài: 68
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
SGK / 161 - Thời gian dự kiến: 40 phút 
A.Mục tiêu:
- Giúp Hs biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn.
- Hs biết tác dụng của điện chuyển tiền, giấy đặt mua báo chí.
- Giáo dục học sinh luôn chịu khó, tỷ mỷ và trình bày sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Trả bài văn miêu tả con vật)
* Giáo viên nhận xét chung về bài làm của Hs. 
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Điền vào giấy tờ in sẵn) 
1. Hoạt động 1: Thực hành.
a. Mục tiêu: Học sinh thực hành làm bài tập.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập
* Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu yêu cầu của đề bài. Gv giải nghĩa những chữ viết, những từ khó hiểu trong mẫu điện chuyển tiền.
* Gọi 2 em Hs nối tiếp nhau đọc nội dung của mẫu điện chuyển tiền.
* Giáo viên HDHS và cho Hs quan sát mẫu sẵn và nhận xét.
* Cả lớp làm bài tập
* Gọi một số em nêu kết quả bài làm:
Bắt đầu viết
Phần khách hàng viết
(phần trên đó do nhân viên bưu điện viết)
- Họ tên người gửi (Họ tên của mẹ em)
- Địa chỉ: Nơi ở của gia đình
- Số tiền gửi: Viết bằng số trước, bằng chữ sau.
- Họ tên người nhận: Ông hoặc bà em
- Địa chỉ: Nơi ở của ông bà
- Tin tức kèm theo (ngắn gọn)
- Nếu cần sửa chữa điều gì viết vào ô dành cho sửa chữa
 (Mục còn lại do nhân viên bưu điện viết)
* Cả lớp nhập xét, bổ sung
Bài 2: Gọi 1 em Hs đọc yêu cầu
* Gọi 1, 2 em Hs đọc các mục trong tờ giấy đề nghị mua báo chí.
* Gv hướng dẫn Hs viết.
* Cả lớp làm bài tập
* Gọi một số em nêu kết quả bài làm
c. Kết luận: Gv nhận xét và hướng dẫn Hs sửa sai.
GV
HD
Cả 
lớp
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới.
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 D. Phần bổ sung:
Tiết 2	 TOÁN	 	 Tiết bài: 17065
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỶ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
 Sgk/ 171 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh tiếp tục ôn tập về đại lượng.
 	- Hs rèn luyện kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo và giải toán có liên quan.
 	- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ôn tập về đại lượng)
* Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập:
 4 phút = 240 giây 1/2 phút = 30 giây
 5 thế kỷ = 500 năm 3 giờ 15 phút = 195 phút
* Giáo viên nhận xét và cho điểm
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Ôn tập về đại lượng -TT)
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh thực hành làm bài tập.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
* Cả lớp làm bài tập
* Gv gọi một số em lên bảng làm bài tập:
1 thế kỷ = 100 năm 1 ngày = 24 giờ 1 năm = 12 tháng
1 giờ = 60 phút 1 tháng = 30 (31) ngày 1 phút = 60 giây
My
Đạt
GV
HD
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
* Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài tập
+ Cả lớp làm bài tập.
* Giáo viên gọi 2 em lên bảng làm bài tập:
 6 giờ = 360 phút 1 giờ 36 phút = 96 phút 9600 giây = 160 phút
 1/4 giờ = 15 phút 12 phút = 720 giây 2 phút 15 giây = 135 giây
 1 giờ = 3600 giây 1/3 phút = 20 giây 10 thế kỷ = 1000 năm
 6 năm 6 tháng = 78 tháng 1000 năm = 10 thế kỷ 1/2 ngày = 12 giờ
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
* Cả lớp làm bài tập:
 2 giờ 30 phút 7phút 0 giây
 1/10 thế kỷ = 10 năm 36 tháng < 3 năm 2 tháng 
c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm cho Hs và hướng dẫn Hs sửa sai.
Cả
lớp
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò.
 * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài.
 D. Phần bổ sung: ......................................................
..
..
Tiết 3: 	 LỊCH SỬ	 Tiết bài: 343
 ÔN TẬP HỌC KỲ II
 Sgk/ 69 - Thời gian dự kiến: 40 phút	
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX.
- Học sinh nhớ được các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước.
- Giáo dục học sinh luôn có tinh thần yêu nước, chăm chỉ học tập.
B. Đồ dùng dạy học: 
+ Gv: Bảng phụ, bút dạ.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Kinh thành Huế).
* Gv gọi học sinh trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số công trình kiến trúc của kinh thành Huế.
+ Kinh thành Huế được công nhận là di sản văn hóa vào năm nào?
+ Nêu bài học.
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm cho học sinh.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Tổng kết)
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
a. Mục tiêu: Học sinh điền đúng các mốc thời gian, nội dung các thời kỳ, triều đại. 
b. Cách tiến hành: 
* Hs thảo luận nhóm 4, điền mốc thời gia và một số nội dung vào giấy.
* Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý.
2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. 
a. Mục tiêu: Học sinh tóm tắt công lao của các nhân vật lịch sử.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đưa ra một số nhân vật lịch sử đã viết vào phiếu bài tập.
* Các nhóm thảo luận và ghi tóm tắt công lao của các nhân vật ở các giai đoạn lịch sử khác nhau.
* Đại diện các nhóm bào cáo kết quả thảo luận.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.	
c.Kết luận: Gv chốt lại ý, tuyên dương.
3. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. 
a. Mục tiêu: Học sinh điền thời gian, sự kiện lịch sử gắn với các địa danh.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đưa ra một số địa danh và di tích lịch sử.
* Các nhóm thảo luận và điền các sự kiện lịch sử gắn liền với từng địa danh đó.
* Đại diện các nhóm bào cáo kết quả thảo luận.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.	
c.Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý.
Thu
Khá
Nhóm
4
Nhóm 
4
GV 
HD
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung một số bài học.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
 D. Phần bổ sung:
............................................................................................................................................................Tiết 4	 ÂM NHẠC	 	 Tiết bài: 343
ÔN TẬP 2 BÀI TẬP ĐỌC NHẠC
 Sgk / 45 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh học ôn tập 3 bài hát. 
- Học sinh tập trình bày các bài hát theo nhiều hình thức khác nhau.
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc, yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Học hát bài tự chọn: Mái trường mến yêu)
* Giáo viên gọi học sinh hát lại bài hát.
* Giáo viên đánh giá, nhận xét.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Ôn tập 3 bài hát).
1. Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh học hát bài: Mái trường mến yêu.
b. Cách tiến hành: 
* Cả lớp hát lại 3 bài hát (Mỗi bài 2 lần).
* Giáo viên hướng dẫn Hs hát lại những chỗ còn sai.
* Cả lớp hát lại từng bài hát.
* Học sinh hát theo nhóm, kết hợp phụ họa.
* Học sinh hát cá nhân, tập trình bày.
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ). 
+ Tổ này trình bày, các tổ kia nhận xét. 
c. K ết luận: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.
2. Hoạt động 2: Củng cố lại các bài hát. 
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại các bài hát vừa học.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên tổ chức cho học sinh thể hiện bài hát theo nhóm, theo tổ.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa sai.
c. K ết luận: Cả lớp cùng nghe nhạc.
III .Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
* Cả lớp hát lại bài hát.
* Giáo viên nhận xét chung tiết học.
* Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới.
Hậu
Dung.
Gv 
HDHS
4 tổ
GVHD
Cả lớp.
D. Phần bổ sung:
Tiết 5: SHTT: 	SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 34 Tiết: 34
A. Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình hoạt động tuần qua của lớp.
 	- Nhằm đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục học sinh học tập tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, lớp.
B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:
1. Ưu điểm: 
Trong tuần vừa qua, đa số các em Hs đều chăm chỉ, chịu khó trong học tập. Trong giờ học, luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ. Có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Tham gia tốt công tác trực nhật lớp. 
2. Khuyết điểm:
Tuy nhiên, trong tuần vừa qua vẫn còn một số học sinh chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo hay nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, chưa học bài cũ và thường xuyên bỏ quên làm bài tập ở nhà, một số khác học sinh chưa chịu khó uốn nắn chữ viết. 
C. Phương hướng tuần tới:
	1. Hạnh kiểm: 
Trong tuần tới, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở, giáo dục cho Hs biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Về đạo đức tác phong, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo. Hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp. Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
2. Học tập: 
 Giáo viên thường xuyên GD, nhắc nhở Hs chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. 
3. Các hoạt động khác:
Ngoài giờ học trên lớp, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động, bảo vệ và chăm sóc cây xanh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_34_huynh_van_phin.doc