Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2009-2010 - Bùi Thị Hoa Huệ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2009-2010 - Bùi Thị Hoa Huệ

I. Mục tiêu:

 - Cung cấp cho hs những thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm và biết giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

II. Đồ dùng dạy học.

 - Hs chuẩn bị theo nhóm các nguồn thực phẩm.

III. Hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức.

2. Quan sát và nhận xét:

- Tổ chức hs hoạt động theo nhóm: - N6 hoạt động.

 

doc 17 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2009-2010 - Bùi Thị Hoa Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 5 tháng 5 năm 2010
Khoa học
Ôn tập: Thực vật và động vật ( Tiết 1).
I. Mục tiêu: Ôn tập về :
- Vẽ và trình bày sơ đồ( bằng chữ) mỗi quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Giấy khổ rộng và bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu ví dụ về chuỗi thức ăn?
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn.
	* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ bằng chữ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs quan sát hình sgk/134.
- Cả lớp quan sát.
? Nêu những hiểu biết của em về cây trồng và vật nuôi trong hình?
- Hs nêu:
+ Cây lúa: ăn nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hoà tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của chuột, chim, gà, ...
+ Chuột : ăn lúa, ngô, gạo, ...và là thức ăn của hổ mang, đại bàng, ...
(Tương tự với các con vật khác).
? Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ sinh vật nào?
-...bắt đầu từ cây lúa.
- Tổ chức hs hoạt động theo N4:
- N4 hoạt động.
- Dùng mũi tên và chữ thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình và giải thích sơ đồ:
- Cả nhóm vẽ và lần lượt giải thích sơ đồ.
- Trình bày:
- Gv nx và khen nhóm trình bày tốt.
- Các nhóm dán sơ đồ lên và cử đại diện lên giải thích.
- Nhóm khác nx, bổ sung.
	* Gv kết luận dựa trên sơ đồ:
 Gà Đại bàng
 Cây lúa Rắn hổ mang
 Chuột đồng Cú mèo
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, Vn ôn tập tiếp.
Đạo đức
Dành cho địa phương
Học về vệ sinh an toàn thực phẩm.
I. Mục tiêu:
	- Cung cấp cho hs những thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm và biết giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Hs chuẩn bị theo nhóm các nguồn thực phẩm.
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Quan sát và nhận xét:
- Tổ chức hs hoạt động theo nhóm:
- N6 hoạt động.
- Ghi lại những thực phẩm sạch, an toàn:
- Cử đại diện nhóm ghi.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu, nhóm khác nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung.
3. Kết luận:
- Hs trao đổi và nêu miệng.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm nêu.
- Gv nx chốt ý đúng:
- Thực phẩm sạch, an toàn không ôi thiu, không thối rửa còn tươi và sạch,...
- Cần bảo quản thực phẩm ntn?
- Nơi thoáng mát, trong tủ lạnh và không để lâu...
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
 Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2010
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Lạc quan - yêu đời.
I. Mục tiêu
- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1);biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quanđời(BT2,BT3).
HS khá giỏi tìm được ít nhất 5 từ tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ(BT3)
- Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Biết đặt câu với các từ đó.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Giấy khổ rộng, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu ghi nhớ bài Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu? Đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích?
- 2 hs nêu và lấy ví dụ minh hoạ.
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. Nêu mục tiêu.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi theo N4:
- N4 trao đổi và làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Dán phiếu, nêu miệng, lớp nx, bổ sung.
- Gv cùng hs nx, chốt ý đúng:
a. Vui chơi, góp vui, mua vui.
b. Vui thích, vui mừng, vui lòng, vui thú, vui vui.
c. Vui tính, vui nhộn, vui tươi.
d. vui vẻ.
Bài 2. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Nêu miệng, lớp nx chung.
- Gv nx, khen học sinh đặt câu tốt:
VD: 
Mời các bạn đến góp vui với bọn mình.
- Mình đánh một bản đàn để mua vui cho bạn thôi.
Bài 3. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Trao đổi theo cặp để tìm từ miêu tả tiếng cười:
- Hs trao đổi.
- Nêu miệng:
- Đặt câu với các từ tìm được trên:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- VD: Cười ha hả, cười hì hì, cười hí hí, hơ hơ, hơ hớ, khanh khách, khềnh khệch, khùng khục, khúc khích, rinh rích, sằng sặc, sặc sụa,...
- VD: Cô bạn cười hơ hớ nom thật vô duyên.
+ Ông cụ cười khùng khục trong cổ họng.
+ Cu cậu gãi đầu cười hì hì, vẻ xoa dịu.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, BTVN Đặt câu với 5 từ tìm được bài tập 3.
Kể chuyện
Bài 31: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I. Mục tiêu:
Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính;biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh họacho tính cách của nhân vật(kể không thành chuyện),hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện).
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.	
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Kể lại câu chuyện em được nghe hoặc được đọc nói về người có tinh thần lạc quan, yêu đời?
- 2 Hs kể, lớp nx, trao đổi về nội dung câu chuyện của bạn kể.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. Nêu mục tiêu.
2. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài.
- Gv viết đề bài lên bảng:
- Hs đọc đề bài.
- Gv hỏi học sinh để gạch chân những từ quan trọng trong đề bài:
- Hs trả lời:
*Đề bài: Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.
- Đọc các gợi ý?
- 2 Hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2,3.
+ Lưu ý : Hs có thể giới thiệu 1 người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm, tính cách đó.
Hs kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính.
- Giới thiệu nhân vật mình chọn kể:
- Nối tiếp nhau giới thiệu.
3. Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Nêu dàn ý câu chuyện:
- Hs nêu gợi ý 3.
- Kể chuyện theo cặp:
- Cặp kể chuyện.
- Thi kể:
- Đại diện các nhóm lên thi, lớp trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Gv cùng hs nx, tính điểm, bình chọn bạn kể câu chuyện hay, hấp dẫn nhất.
- Nx theo tiêu chí: Nội dung, cách kể, cách dùng từ, điệu bộ khi kể chuyện.
4. Củng cố, dặn dò.
	Nx tiết học. VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
Toán
Bài 167: Ôn tập về hình học.
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
	- Tính được diện tích diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
Chữa bài tập 2b,c/173?
- 2 hs lên bảng làm bài.
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv vẽ hình lên bảng:
- Hs nêu miệng.
- Gv cùng lớp nx chốt ý đúng:
- Các cạnh song song với nhau: AB và DC; 
- Các cạnh vuông góc với nhau:DA và AB; AD và CD.
Bài 3. Làm bài trắc nghiệm:
- Hs suy nghĩ và thể hiện kết quả bằng giơ tay:
- Gv cùng hs nx, trao đổi chốt bài đúng:
- Câu Sai: b; c;d.
- Câu đúng: a;
Bài 4.
- Hs đọc yêu càu bài, trao đổi cách làm bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài, 1 hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu một số bài chấm.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài giải
Diện tích phòng học đó là:
 5x8 = 40 (m2)
 40 m2 = 400 000 cm2
Diện tích của viên gạch lát nền là: 
 20 x 20 = 400 (cm2)
Số gạch vuông để lát kín nền phòng học đó là:
 400 000 : 400 = 400 (viên)
 Đáp số: 400 viên gạch.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn làm bài tập VBT Tiết 167.
Tiết 1: Thể dục
Bài 67: Nhảy dây - trò chơi lăn bóngbằng tay.
I. Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chân trước chân sau, động tác nhảy nhẹ nhàng, nhịp điệu. Số lần nhảy càng nhiều càng tốt
- Trò chơi lăn bóng bằng tay: biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phơng tiện.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: 1 Hs /1 dây, bóng.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6-10 p
- ĐHT + + + +
- Lớp trưởng tập trung báo sĩ số.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung.
- Đi thường theo 1 hàng dọc.
+Ôn bài TDPTC.
*Trò chơi: Tìm người chỉ huy.
G + + + + 
 + + + + 
- ĐHTL :
2. Phần cơ bản:
18-22 p
a. Nhẩy dây.
b. Trò chơi: Lăn bóng bằng tay.
- ĐHTL: 
- Cán sự điều khiển.
 - Tập cá nhân và thi đồng loạt theo vòng tròn ai vướng chân thì dừng lại.
- Nêu tên trò chơi: Hs nhắc lại cách chơi, chơi thử và chơi chính thức.
3. Phần kết thúc.
4 - 6 p
- Gv cùng hs hệ thống bài.
- Hs đi đều hát vỗ tay.
- Gv nx, đánh giá kết quả giờ học.
- ĐHTT:
 Buổi chiều Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm2010
Luyện từ và câu
Luyện tập Mở rộng vốn từ: Lạc quan - yêu đời.
I. Mục tiêu:
Luyện tập mở rộng vốn từ lạc quan yêu đời
II. Đồ dùng dạy học.
	- Giấy khổ rộng, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu ghi nhớ bài Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu? Đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích?
- 2 hs nêu và lấy ví dụ minh hoạ.
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. Nêu tiêu:
2. Bài tập.
Bài 1. (BT1- BTTrNgh TV4-Tr178)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hslàm bài:
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Nêu miệng, lớp nx chung.
- Gv cùng hs nx, chốt ý đúng:
a,c,d,g,h,i
Bài 2. (BT2- BTTrNgh TV4-Tr179)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi theo N4:
- Cả lớp làm bàitheo nhóm 4.
- Trình bày:
lớp nx chung.
- Gv nx, khen học sinh đặt câu tốt:
a. vui chơi ,vui đùa, vui thú, thú vui,vui mừng.
b. vui vui ,vui vẻ, vui vầy.
c. ý thích, sở thích ưa thích, thích thú, ham thích.
Bài 3. (BT1- BTTrNgh TV4-Tr179)
- Hs đọc yêu cầu bài.
Yêu cầu HS làm bài vào vở
HS làm bài vào vở
- Đặt câu:
Gv cùng hs nx, chữa bài.
2HS làm ở bảng
1 số HS đọc câu của mình.
VD: a. Lớp em vui mừng đón nhận danh hiệu xuất sắc trong năm học.
 b. Sở thích của em là đi du lịch.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, BTVN ôn bài 
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
	- Tính được diện tích diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
Chữa bài tập 2b,c/173?
- 2 hs lên bảng làm bài.
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1.(BT2- VBTT4- Tr104)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv vẽ hình lên bảng:
- Hs làm bàỉơ vở 2 HS lên bảng làm bài
- Gv cùng lớp nx chốt ý đúng:
Bài 2:Tìm các cạnh vuông góc với nhau, song song với nhau ở hình 1 BT1.(Hình 1 Đặt tên là hình ABCD)
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp 
GV và HS nhận xét kết luận.
a.Hình Chu vi Diện tích
 (1) 20 (cm)  24(cm2 )
 (2) 20 (cm) 25(cm2 )
 ((3) 22 (cm) 24(cm2 )
b.Các hình có cùng chu vi là: Hình 1,2
Các hình có cùng diện tích là:1,3
-Hs đọc yêu cầu bài.
HS làm bài theo cặp - DDaij diện một cặp lên làm.
.- Các cạnh song song với nhau: AB và DC; BC và AD
- Các cạnh vuông góc với nhau:4 cạnh đều vuông góc với nhau
Bài 3.a.(BT4- VBTT4- Tr104). Thêm yêu cầu: b. Tính diện tích sân vận động đó (Dối với HS khá Giỏi)
- Hs đọc yêu càu bài, trao đổi cách làm bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài, 1 hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu một số bài chấm.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài giải
 a.Chu vi sân vận động đó là:
 ( 180+70) X 2 =500 (m)
b. Diện tích sân vận động đó là:
 180X 70 = 12600 (m2)
 Đáp số: a.500m
 b. 12600 m2
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn làm bài tập VBT Tiết 167.
Luyện từ và câu
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
Luyện tập mở rộng :Trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
II. Đồ dùng dạy học.
	Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu ghi nhớ bài Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu? Đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích?
- 2 hs nêu và lấy ví dụ minh hoạ.
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. Nêu mục tiêu.
2. Bài tập.
Bài 1.(BT1- BTTVNC Lớp4-Tr107)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs làm bài cá nhân
- làm bài vào vở.
- Trình bày:
- nêu miệng, lớp nx, bổ sung.
- Gv cùng hs nx, chốt ý đúng:
Trạng ngữ chỉ mục đích đứng đầu câu, phân cách với chủ ngữ,vị ngữ bằng đấu phẩy.
Bài 2. (BT2- BTTVNC Lớp4-Tr107)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- 1 HS làm ở bảng , một số HS Nêu miệng, lớp nx chung.
- Gv nx, khen học sinh đặt câu tốt:
VD: a.Để tham gia hội diễn văn nghệ kỉ niệm quốc khánh 2-9,
b. Để góp phần giảm bớt khó khăn cho người nghèo,
c.Muốn học tốt phần tập làm văn,
d, Để góp phần tạo ra môi trường xanh- sạch- đẹp,
Bài 3. (BT2- BTTVNC Lớp4-Tr107- 108)
- Hs đọc yêu cầu bài.
HS làm bài 
HS làm bài ở vở -1 HS lên làm ở bảng-1 số HS nêu miệng
- Nêu miệng:
- Gv cùng hs nx, chữa bài. 
- 
VD: Để tóm được một con chuột , chị ta có khi phải ngồi rình hàng giờ
b. Để bảo vệ đàn con, gà mẹ luôn cảnh giác,
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, BTVN Đặt câu với 5 từ tìm được bài tập 3.
 Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2010
Khoa học
Bài 70: Ôn tập: Thực vật và động vật ( Tiết 2).
I. Mục tiêu:
	- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Giải thích sơ đồ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã?
- 2 hs lên giải thích.
- Lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Vai trò của con người trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
	* Mục tiêu: Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs quan sát hình sgk/136, 137.
- Cả lớp quan sát.
? Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ hình 7, 8, 9?
- Hình 7: người đang ăn cơm và t ăn.
- Hình 8: Bò ăn cỏ.
- Hình 9: Các loài tảo - cá - cá hộp (thức ăn của người).
? Dựa vào các hình trên bạn nói về chuỗi thức ăn?
- Hs trao đổi theo N2.
- Trình bày:
- Đại diện nhóm lên trình bày , lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, chốt ý đúng:
Các loài tảo - Cá - người 
Cỏ - bò - người.
? Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng dẫn đến hiện tượng gì?
- Cạn kiệt các loài Đv, TV, môi trường sống sống của ĐV,TV bị phá.
? Điều gì xảy ra nếu 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?
-...ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn, nếu không có cỏ thì bò bị chết, con người không có thức ăn....
? Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất?
- ...có vai trò quan trọng. TV là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn đều bắt đầu từ TV.
? Con người làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên?
- ...bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ TV và ĐV.
	* Kết luận: Gv chốt ý trên.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học, vn tiếp tục ôn bài.
 Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010
Tập làm văn
Luyện tập 
I. Mục tiêu.
Ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.
Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.
- Biết điền đúng nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền
II.Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích?
 - 2,3 Học sinh nêu, lớp nx, bổ sung.
Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
Giới thiệu bài.
Luyện tập.
Bài1.(BT1-BTĐGiKQuHTV4-Tr67)
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh nêu miệng.1HS lên làm ở bảng
Nhận xét kết luận 
nối 1-c;2-a;3-e;4-đ;5-g;6-b;7-d
Bài 2. .(BT2-BTĐGiKQuHTV4-Tr67)
Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh trao đổi làm bài:
Trao đổi theo cặp, xếp thứ tự.
- Trình bày:
Các nhóm nêu tóm tắtkết quả.
- Gv cùng học sinh nx, chốt ý đúng:
Thứ tự sắp xếp: 5;1;6;3;4;2;7
- Đọc lại đoạn văn đã sắp xếp:
2,3 Học sinh đọc.
Bài 3. .(BT3-BTĐGiKQuHTV4-Tr67)
- Đọc yêu cầu bài và gợi ý.
- Học sinh viết bài vào vở.
Nhiều học sinh đọc.
 Gv cùng học sinh nx, 
1-Đánh dấu vào b
2-Đánh dấu vào c
Củng cố, dặn dò.
Nx tiết học, vn hoàn thành tiếp bài tập 3 vào vở.
Toán
Luyệntập 
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh rèn kĩ năng giải toán về tìm số trung bình cộng.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Muốn tính diện tích của hình chữ nhât, hình bình hành... ta làm nh thế nào?
- Một số hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1. (BT1-VBTT4- Tr106)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào nháp:
- Cả lớp, 2 hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo nháp kiểm tra. 
- Gv cùng hs nx, chốt bài đúng:
a. (1038+4957+2495) :3 =2830
b. (3806+7542+1093+4215) :4 =4164
Bài 2. (BT2-VBTT4- Tr107
- Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi cách làm bài.
- Làm bài vào nháp:
 Gv cùng hs nx, chốt bài đúng.
- Đổi chéo nháp chấm bài cho bạn.
1 hs lên bảng chữa bài.
Bài 3. (BT4-VBTT4- Tr107
- Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi cách làm bài.
- Lớp làm bài vào vở:
- 1 hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu một số bài chấm:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn làm bài tập 3. Bài 5 giảm tải giảm.
Chính tả (Nghe - viết)
ăn "mầm đá".
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết lại đúng chính tả, trình bày đúng đẹp đoạn 4 bài Ăn "mầm đá".Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
- Viết 3 từ láy trong đó tiếng nào cũng có âm đầu là ch; tr.
- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ,YC.
2. Hướng dẫn hs nghe- viết.
- Đọc bài chính tả:
- 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm.
? Nội dung bài?
Bài học giành cho chúa
? Tìm và viết từ khó?
- 1,2 hs tìm, lớp viết nháp, 1 số hs lên bảng viết.
- VD: Khuya, Trạng Quỳnh,truyền,quên,vừa miệng,
- Gv đọc bài:
- Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc bài:
- Hs soát lỗi.
- Gv thu bài chấm:
- Hs đổi chéo soát lỗi.
- Gv cùng hs nx chung.
3. Bài tập.
Bài 2. (BT1BTTrNghTV4-Tr178- Phần chính tả)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở:
- 1 số hs làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Nêu miệng, dán phiếu, lớp nx chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Thứ tự điền đúng: 
1. dài;2rõ;3,4.giữa;5,6.dùng;7.rau;8.dưới;9.răng;10.dùng
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, ghi nhớ các từ để viết đúng.
 Thứ bảy ngày 8 tháng 5 năm 2010
Lịch sử
 Ôn tập
I.Mục tiêu:
- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kỳ trong lịch sử nước ta từ thời Hậu Lê-thời Nguyễn.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao Huế lại đợc gọi là thành phố du lịch?
2 Bài mới: Hướng dẫn h/s ôn tập
- Làm phiếu bài tập theo nhóm
Thời gian
 NVLS
 Sự kiện lịch sử
 Đóng đô
1428
Lê Lợi
Lê Thánh Tông
Đánh thắng quân Minh ở trận Chi Lăng lên ngôi Hoàng đế
Vẽ bản đồ Hồng Đức,soạn bộ luật Hồng Đức(quản lí đất nước)
ở thời Hậu Lê giáo dục cũng phát triển mạnh 
Thăng Long
Cuối thế kỉ XVI
Thế kỉ XVI- XVII
Đất nước bị chia cắtdo nhà Lê suy yếu.
Cuộc khẩn hoang ở đàng trong được xúc tiến mạnh mẽ, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thànhvà phát triển, đoàn kết dân tộc càng bền chặt.
Thành thị ở nước ta trở nên phồn thịnh
1771-1786
1789
1789- 1792 
Nguyễn Huệ
Nguyễn Huệ (Quang Trung)
Quang Trung
lật đổ chính quyền họ Trịnh làm chủ Thăng Long mở đầu thống nhất đất nước
Đánh tan quân Thanh
Ban hành nhiều chính sách về kinh tế văn hóađể phát triển kinh tế văn hóa của đất nước(đề cao chữ nôm)
Thăng Long
TK XV
 Lê Lợi, Nguyễn Trãi, LêThánh Tông....
- 20 năm chống giặc Minh giải phóng đất nớc
- Tiếp tục xây dựng đất nớc.
Thăng Long
TKXVI- 
XVIII
Quang Trung
Các thế lực phong kiến tranh nhau quyền lợi......
- Nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền họ Nguyễn, họ Tịnh..
- Triều Tây Sơn
1802- 1858
Nguyễn ánh
- Họ Nguyễn thi hành nhiều chính sách để thâu tóm quyền lực
- Xây dựng kinh thành Huế.
- Kinh đô Huế
Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn. (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Biết chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
	- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
 Vói HS khéo tay:Lắp ghép được ít nhất mmột mô hình tự chọn.Mô hình lắp chắc chắn sử dụng được.
II. Chuẩn bị.
	- Bộ lắp ghép.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Hoạt động 1: Lắp từng bộ phận:
- Tổ chức hs thực hành lắp:
- Từng hs kiểm tra lại số lượng chi tiết chọn để lắp từng bộ phận.
- Lắp từng bộ phận:
- Từng hs tự lắp các bộ phận của mô hình tự chọn mà hs đã chọn.
- Gv quan sát giúp đỡ hs:
3. Hoạt động 2: Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh:
- Hs kiểm tra lại các bộ phận của mô hình tự chọn để hoàn chỉnh sản phẩm.
4. Dặn dò:
	- Nx tiết học, Xếp riêng sản phẩm đang làm vào túi.

Tài liệu đính kèm:

  • docHue tuan 34(khong dung).doc