Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012

1. Kiểm tra bài cũ: HTL bài : Con chim

 chiền chiện .

2. Bài mới :

a. Luyện đọc

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài

- Y/c HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó trong bài

- GV đọc mẫu.

b. Tìm hiểu bài :

+ Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn văn

+ Vì sao tiếng nói cười là liều thuốc bổ ?

+ Người ta tìm cấu tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ?

+ Em rút ra điều gì qua bài này ? Hãy chọn ý đúng nhất

c. Đọc diễn cảm

- Y/c 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài

+ Tổ chức cho HS thi đọc

3. Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Xem trước bài: Ăn “mầm đá”

 

doc 25 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 980Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 34
 (Từ ngày: 30/4/ đến 4/5/2012 ) 
Thứ
ngày
 Môn
 Buổi sáng	
 Môn
 Buổi chiều
HAI
30/4
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Chào cờ
Tiếng cười là liều thuốc bổ
Ôn tập về đại lượng (tt)
Ôn tập
Đạo đức
K/thuật
L/TV
Xây dựng mối quan hệ trong thôn, xóm
Lắp ghép mô hình tự chọn
Ôn TN chỉ nguyên nhân
BA
1/5
Toán
LT&C
K/chuyện
K/học
Ôn tập về hình học
MRVT : Lạc quan- Yêu đời
KC được chứng kiến hoặc tham gia
Ôn tập thực vật và động vật
TƯ
2/5
Tập đọc
Toán
TLVăn
Địa lí
Ăn “mầm đá”
Ôn tập về hình học (tt)
Trả bài văn miêu tả con vật
Ôn tập
NĂM
 3/5
Toán
LT&C
Ôn tập về tìm số TB cộng 
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
 K/học
Chính tả
 L/toán
NGLL
Ôn tập thực vật và động vật
Nói ngược
Ôn các dạng toán điển hình
Thi đua học tập tốt, kỉ niệm ngày sinh nhật Bác
SÁU
4/5
Toán
TLV
L/TV
HĐTT
Ôn về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Điền và giấy tờ sẵn
Viết đoạn văn tả con vật em chợt gặp trên đường
Sinh hoạt lớp
Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
Tập đọc : TIẾNG CƯỜI CỦA LIỀU THUỐC BỔ (TT) 
I/ Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
 - Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: HTL bài : Con chim
 chiền chiện .
2. Bài mới :
a. Luyện đọc 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài
- Y/c HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó trong bài 
- GV đọc mẫu. 
b. Tìm hiểu bài :
+ Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn văn 
+ Vì sao tiếng nói cười là liều thuốc bổ ? 
+ Người ta tìm cấu tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ?
+ Em rút ra điều gì qua bài này ? Hãy chọn ý đúng nhất 
c. Đọc diễn cảm
- Y/c 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài 
+ Tổ chức cho HS thi đọc 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Xem trước bài: Ăn “mầm đá”
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c 
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự
- 1HS đọc thành tiếng phần chú giải
- HS đọc toàn bài 
Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác 
. Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ 
. Đoạn3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn 
+ Khi vui cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 ki-lô-mét 1 giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm cho con người có cảm giác sảng khoái thoả mãn. 
+ Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho nhà nước 
+ Tiếng cười làm cho con người khác hẳn với động vật,  sự hài hước, tiếng cười 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm 
- 3 HS thi đọc 
Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
Toán	: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tt) 
I/ Mục tiêu: Giúp HS 
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
- Thực hiện được phép tính với số đo diện tích.
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới : 
a. Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1: 
- Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích trong đó chủ yếu là chuyển đổi các đơn vị lớn ra các đơn vị bé 
- Y/c HS làm bài 
Bài 2:
- Hướng dẫn HS chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra đơn vị bé và ngược lại ; từ “danh số phức hợp” sang “danh số đơn” và ngược lại
- Y/c HS làm bài. Nhắc HS làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ cần ghi kết quả đổi vào VBT 
Bài 4: 
- Hướng dẫn HS tính diện tích thửa ruộng HCN (theo đơn vị m²)
- Dựa trên số liệu cho biết năng suất để tính sản lượng thóc thu được của thửa ruộng đó 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS xem BT hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
Bài 1,3 VBT
1m2 = 100dm2 ; 1km2 = 1000000m2
1m2 = 10000cm2 ; 1dm2 = 100cm2
a/ 15m2 = 150000cm2 
 103m2 = 1030000cm2 
 2110dm2 = 211000cm2
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
Diện tích thửa ruộng đó là 
64 x 25 = 1600 (m²)
Số thóc thu được trên thửa ruộng
1600 x = 800 (kg)
 800 kg = 8 tạ
 Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
Đạo đức: XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TỐT 
 TRONG THÔN XÓM, CỘNG ĐỒNG.
I/ Mục tiêu: HS biết:
-XD mối quan hệ trong thôn xóm, cộng đồng tốt để chia sẻ khó khăn khi gặp hoạn nạn.
-Biết chia sẻ, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ những người hàng xóm, láng giềng.
-Có hành vi cư xử lịch sự với mọi người.
II/ Hoạt động dạy học:
Hoạt đông của GV
Hoạt động của HS
1/ HĐ1: Thảo luận nhóm đôi 
BT1: Theo em những việc làm nào dưới đây thể hiện mối quan hệ tốt với những người xung quanh?
a/Tuấn học hơn Hà hai lớp.Ngày nào Tuấn cũng sang nhà hướng dẫn toán cho Hà vì bố, mẹ Hà bận công việc đồng án.
b/Trời sắp mưa to, nhà bác Hai phơi đồ nhưng không có người ở nhà.Nam chạy sang rút hộ .
c/Lan và Hà chơi thân với nhau, biết Hà có hộp bút màu, Lan mượn nhưng không được.
d/Hải ốm không đi học được, nhờ Nam xin phép giúp Hải, Nam vui vẻ nhận lời.
+GV kết luận: a, b, d: đúng; c): Sai
2/ HĐ2: (cá nhân)
BT2: Em tán thành ý kiến nào dưới đây, vì sao?
a/Chỉ quan hệ và cư xử tốt với những người thân trong gia đình.
b/Nếu không biết quan hệ tốt với hàng xóm thì công việc chung sẽ gặp khó khăn.
c/Cư xử, quan hệ tốt với mọi người sẽ học hỏi nhiều điều hay từ người khác.
3/HĐ3: ( nhóm)Xử lý tình huống
Bài tập3: Em cùng các bạn trong nhóm thảo luận để xử lý các tình huống sau:
a)Tuần tới, tổ đoàn kết xóm em tổ chức lao động dọn vệ sinh thôn xóm.
-Nếu em ở trong tổ đoàn kết đó, em sẽ tham gia làm những công việc gì ?
b) Vào dịp hè, thôn em tổ chức cắm trại dã ngoại cho thiếu niên.
-Nếu em được mời tham gia văn nghệ , em và các bạn sẽ làm gì ?
4/Hoạt động nối tiếp: Kể tên những việc đã làm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
-HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp.
-HS nhận xét.
-HS đưa thẻ tán thành và giải thích. GV nhận xét.
-Thảo luận nhóm xử lý tình huống
-HS nối tiếp nhau kể.GV nhận xét
 Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
Lịch sử. ÔN TẬP HỌC KÌ II
 I. Mục tiêu: HS biết:
- Hệ thống được những sự kiện tiêu biểu của một thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa TK XIX (từ thời Văn Lang – Âu Lạc đến thời Nguyễn): Thời Văn Lang –Âu Lạc; hơn 1000 năm đấu tranh chống Bắc thuộc; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lí, thời Trần, thời Hậu Lê, thời Nguyễn. 
II. ĐDDH: Phiếu học tập của HS.
III. Hoạt động dạy và học:
 - HS làm bài trên phiếu với hình thức trắc nghiệm.
 Câu 1: Ghi chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
Khoảng 700 năm TCN: Nhà nước Văn Lang ra đời.
Năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lập nhà Đinh.
Năm 981 Lê Hoàn chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất.
Năm 1010 Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
1075- 1077, Nhà Trần thay Nhà Lý , ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên.
Năm 1226 Nhà Lý chống quân xâm lược Tống lần thứ hai.
Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.
Năm 1789 Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Huế.
Năm 1802 Quang Trung đại phá quân Thanh.
Câu 2: Kể về một nhân vật lịch sử có liên quan đến trận đánh mà em thích.
 Đáp án: câu đúng : a , b, c , d , e , h
..............................................................
Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2012
Toán	:	 ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC 
I/ Mục tiêu: Giúp HS 
 - Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
 - Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật.	
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.Kiểm tra bài cũ : Bài 3/171
2. Bài mới : 
a. Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1: 
- Y/c HS quan sát hình vẽ trong SGK và nhận biết các cạnh song song với nhau, các cạnh vuông góc với nhau 
- Y/c 1 HS đọc kết quả 
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS tính chu vi và diện tích các hình đã cho. So sánh các kết quả
 tương ứng rồi viết Đ vào câu đúng, S vào câu sai 
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp 
- GV y/c HS tự làm bài 
3. Củng cố - Dặn dò : 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS xem BT hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
- HS quan sát và làm bài 
 - 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
Sai 
Sai 
Sai 
Đúng 
- 1 HS đọc 
Giải
Diện tích 1 viên gạch là:
20 x 20 = 400 (cm²)
Diện tích lớp học là:
5 x 8 = 40 (m²)
40m2 = 400000cm²
Số viên gạch cần để lát nền lớp học là:
400000 : 400 = 1000 (viên gạch)
Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2012
Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI 
I/ Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa 
(BT1) ; Biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm Lạc quan - Yêu đời (BT2,BT3)
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Một số phiếu học khổ rộng kẻ bảng phân loại các từ phức mở đầu bằng tiếng vui BT1 
III/Hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Bài cũ : 
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu .
- Đặt 1 câu có trạng ngữ chỉ mục đích .
2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV hướng dẫn HS làm phép thử để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình.
- GV chốt lời giải đúng SGV/276.
Bài 2.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi 1 HS lên bảng làm
-GV nhận xét chốt câu đúng 
Bài 3.
- Gọi một HS nêu yêu cầu bài tập .
- GV nhắc các em : Chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười - tả âm thanh(không tìm các từ miêu tả nụ cười như cười nụ ...)
-GV nhận xét chốt lời giải đúng 
3/Dặn dò : Chuẩn bị bài sau : Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
-2 HS thực hiện theo yêu cầu 
-HS hội ý theo cặp
-3HS làm trên phiếu 
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả
-Lớp nhận xét 
- Lớp làm vào vở bài tập 
- HS nối tiếp nhau đọc câu văn của mình .
VD : Cảm ơn các bạn đã đến góp vui với bọn mình .
-HS hội ý theo cặp để tìm được nhiều từ miêu tả tiếng cười .
-HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến -mỗi em nêu 1 từ và đặt câu với từ đó .
VD : cười ha hả / Anh ấy cười ha hả , đầy vẻ khoái chí . 
cười hì hì / Cu cậu gãi đầu cười hì hì . 
 Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2012
Khoa học: ÔN TẬP THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (Tiết 1 )
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố và mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn.
- Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.
- Hiểu con người cũng là 1 mắc xích trong chuỗi thức ăn và vai trò của nhân tố con người trong chuỗi thức ăn.
II/ Đồ dùng dạy học: Hình  ... p
- Hướng dẫn HS giải thích các chữ viết tắt, các từ ngữ khó (BCVT, báo chí, độc giả, kế toán trưởng, thủ trưởng)
- Y/c HS làm bài 
- Gọi HS đọc bài làm 
- Nhận xét bài làm của HS 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Lắng nghe 
- HS đọc điện chuyển tiền đã hoàn thành 
- 1 HS đọc 
- Lắng nghe và theo dõi vào phiếu cá nhân 
-HS làm bài 
- Vài HS đọc 
 Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2012
Kể chuyện :
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I/ Mục tiêu:
 - Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại những sự việc minh họa cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện).
 - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng lớp viết sẵn đề bài. Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3
III/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1 Bài mới : 
Hướng dẫn HS kể chuyện 
* Hướng dẫn HS hiểu y/c của BT
- Y/c 1 HS đọc đề 
- Y/c HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2, 3 trong SGK 
* Kể chuyện theo nhóm: 
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS. Y/c HS kể chuyện trong nhóm
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
* Thi kể chuyện trước lớp 
- Gọi HS thi kể chuyện. GV ghi tên HS kể, nội dung truyện (hay nhân vật chính) để HS nhận xét 
- Gọi HS nhận xét, đánh giá bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu 
- Nhận xét và điểm cho HS kể tốt 
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện đã nghe cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc đề bài 
- 3 HS đọc gợi ý
- 4 HS tạo thành 1 nhóm. 
- 3 – 5 HS tham gia thi kể 
- Nhận xét 
 Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2012
Toán ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA 2 SỐ ĐÓ 
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
 - Giải được bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó ”	
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài mới .
a. Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1: 
- HS làm tính ở giấy nháp 
- HS kẻ bảng (như SGK) rồi viết đáp số vào ô trống 
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp 
- GV y/c HS tóm tắt bài toán 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề toán 
- GV y/c HS tóm tắt bài toán rồi giải 
- Nhận xét 
Bài 4: (dành cho HS khá ,giỏi)
- Gọi HS đọc đề
- GV y/c HS tóm tắt và làm bài 
Bài 5: (dành cho HS khá ,giỏi)
- 1 HS đọc đề 
- Y/c HS tóm tắt rồi giải bài toán 
3. Củng cố - Dặn dò : 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS xem BT hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
Hs làm cá nhân
- 1 HS đọc đề bài – HS làm vở
Đội thứ nhất trồng được số cây là: 
(1375 + 185) : 2 = 830 (cây)
Đội thứ hai trồng được số cây là: 
830 – 285 = 545 (cây)
- HS làm vở
Chiều rộng của thửa ruộng là: 
(265 – 47) : 2 = 109 (m)
 Chiều dài của thửa ruộng là:
109 + 47 = 156 (m)
 Diện tích của thửa ruộng là: 
156 x 109 = 17004 (m²)
- HS làm bài 
Tổng của hai số đó là
135 x 2 = 270 
Số phải tìm là 
270 – 246 = 24 
- Số lớn nhất có 3 chữ số là 999. Do đó
 tổng của 2 số là 999
- Số lớn nhất có 2 chữ số là 99. Do đó hiệu của 2 số là 99
Số bé là 
(999 – 99) : 2 = 450 
Số lớn là 
450 + 99 = 549 
 Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2012
Chính tả : NÓI NGƯỢC 
I/ Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể thơ lục bát.
 - Làm đúng bài tập2 (phân biệt âm đầu, thanh dễ lẫn)
II/ Đồ dùng dạy - học: 
 - Một số tờ phiếu khổ rộng viết nội dung bài tập 2 
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Bài mới : 
 a/ Giới thiệu bài:
 b/ Hướng dẫn HS nghe - viết 
- 1 HS đọc y/c của bài 
+ Hỏi: Bài vè có gì đáng cười ?
+ Nội dung bài vè là gì ? 
- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện đọc
- Viết, chấm, chữa bài 
c/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
- Gọi HS đọc y/c bài tập 
- Y/c HS hoạt động nhóm đôi 
- Hướng dẫn HS dùng bút chì gạch chân dưới các từ không thích hợp. Gọi HS nhận xét bổ sung 
- Y/c HS đọc các từ vừa tìm được và viết một số từ vào vở 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Y/c HS về nhà đọc lại thông tin ở BT2, kể lại cho người thân 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi 
- HS luyện đọc và viết các từ: ngoài đồng, liếm lông 
- 1 HS đọc thành tiếng y/c của bài 
- 2 HS cùng bàn trao đổi và thảo luận làm bài vào SGK. 1 HS làm trên bảng phụ 
- Nhận xét 
 Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2012
Khoa học: ÔN TẬP THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT(Tiết 2)
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
-Củng cố và mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn.
-Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.
-Hiểu con người cũng là 1 mắc xích trong chuỗi thức ăn và vai trò của nhân tố con người trong chuỗi thức ăn.
II/ Đồ dùng dạy học: Hình sgk/ 134, 135, 136, 137.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động cuả HS
1/ Bài cũ: 
-Ôn tập thực vật và động vật (tiết 1)
2/ Bài mới: gt- ghi đề.
Hoạt động 1: Vai trò nhân tố con người 1 mắc xích trong chuỗi thức ăn
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, quan sát hình sgk 136, 137 trả lời các câu hỏi sau:
- Kể tên những gì em biết trong sơ đồ ?
- Dựa vào các hình trên hãy giới thiệu về chuỗi thức ăn trong đó có người ?
-Con người có phải là 1 mắc xích của chuỗi thức ăn không ? Vì sao ?
-Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ?
-Điều gì xảy ra, nếu 1 mắc xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? Cho ví dụ ?
-Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên trái đất ?
-Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên ?
3/Củng cố, dặn dò: 
Chuẩn bị bài: ôn tập và kiểm tra cuối năm.
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-HS quan sát hình sgk trả lời.
-H7: Cả gia đình đang ăn cơm, có rau, thức ăn.
-H8: Bò ăn cỏ
-H9: Sơ đồ các loài tảo, cá 
-Bò ăn cỏ, người ăn thịt bò 
-Các loài tảo là thức ăn của cá, cá bé là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người.
- là 1 mắc xích của chuỗi thức ăn..
-Cạn kiệt các loài động vật, môi trường sống của động vật, thực vật bị tàn phá.
-Ảnh hướng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn.
-Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất . Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh . Hầu hết các chuỗi thức ăn đều bắt đầu từ thực vật .
-Con người phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật và động vật .
TUẦN: 34 
 Kĩ thuật: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (TT)
I.Mục tiêu: 
- Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện các thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình.
II. ĐDDH:- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Hoạt động dạy học:
 Hoạt động thầy
 Hoạt động trò
1/Bài cũ: Nhận xét tiết trước.
2/Bài mới: GV giới thiệu bài.
HĐ1: HS chọn mô hình lắp ghép.
GV giới thiệu một số mô hình, HS quan sát
- Cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý .
HĐ2: Thực hành
- GV yêu cầu HS lắp ghép đúng mô hình đã chọn.
3/Củng cố, dặn dò:
- Tiết sau hoàn thành sản phẩm.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS trao đổi, chọn mô hình.
- HS thực hành theo nhóm
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN 34
I/Mục tiêu: Giúp HS:
 *Thấy được các ưu khuyết điểm các mặt học tập tuần qua.
 *Có hướng khắc phục khuyết điểm và phát huy các ưu điểm có được .
*Lên kế hoạch hoạt động tuần 35
II/Cách tiến hành:
 - Lớp trưởng điều hành.
 - Đánh giá các mặt học tập tuần qua:
 * Các lớp phó phụ trách từng mặt đánh giá nhận xét.
 - Lớp trưởng tổng kết, xếp loại chung:
 * Kế hoạch tuần 35
-Ôn tập và thi học kì II
-Thi nghiêm túc đúng quy chế.
-Thực hiện tốt việc trực nhật lớp và vệ sinh đội chuyên
-Đi học chuyên cần, đúng giờ , tác phong gọn gàng , sạch sẽ.
-Xây dựng tốt nề nếp tự quản.
*Ý kiến GVPT:
 ---------------------------------
Luyện toán: ÔN GIẢI TOÁN ĐIỂN HÌNH
I/ Mục tiêu:
Rèn thêm kĩ năng giải toán điển hình cho HS.
II/ Nội dung:
 1/ Một đội đồng diễn thể dục gồm 300 người, trong đó số nam bằng số nữ. Hỏi đội đồng diễn đó có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ ?
 2/ Một sân trường hình chữ nhật có chu vi 260m, chiều dài hơn chiều rộng 30m. Tính diện tích của sân trường ?
 -------------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng viết: ÔN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I/ Mục tiêu:
 -Giúp HS rèn luyện kĩ năng quan sát con vật – Tìm đựơc các đặc điểm ngoại hình và các hoạt động của con vật mà em chợt thấy.
II/Nội dung:
 - Viết một đoạn văn miêu tả con vật em chợt gặp trên đường.
 - HS đọc yêu cầu đề bài, nhớ lại con vật em gặp, tìm từ ngữ tả lại con vật đó.
 - HS làm bài.
 - GV chấm bài , nhận xét
 ---------------------------------------
Luyện Tiếng Việt. ÔN : THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN
I. Mục tiêu :
 Rèn kĩ năng nhận diện và thêm được trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
II. Nội dung :
 1/ Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu sau :
Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa được mùa.
Để có phần thưởng cuối năm, em phải cố gắng học tốt.
Vì đau chân, em phải nghỉ học
 Nhờ thầy cô dạy bảo, em mới tiến bộ.
 2/ Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
..............., sân trường lúc nào cũng sạch.
..............., em chưa làm bài tập.
.............., cây bàng đã ngã.
 3/ Đặt 3 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
------------------------------------------------
Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2012
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 THI ĐUA HỌC TỐT CHÀO MỪNG NGÀY 19-5 
I. Mục đích yêu cầu:
- Phát động tuần lễ học tốt chào mừng ngày 19-5.
- Học sinh học tập thật tốt để kính dâng lên Bác như một lời tri ân.
II. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày 19-5
- Ngày 19- 5 là ngày gì ?
- Trường ta đã có những hoạt động nào để chào mừng ngày 19-5 ? 
 Hoạt động 2: Thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ.
Gợi ý: Mỗi tổ kể một câu chuyện về Bác Hồ kính yêu của chúng ta.
Hoạt động 3: Phát động tuần lễ học tốt.
- GV phát động tuần lễ học tập tốt.
- Đến ngày 19- 5 tổng kết tuyên dương.
Hoạt động 4:
Tổng kết dặn dò
- Ngày 19- 5 là ngày sinh nhật Bác Hồ.
- Phát động tuần lễ học tốt, văn nghệ chào mừng ngày 19-5.
- Các tổ hội ý, chọn câu chuyện, cử bạn kể chuyện với các tổ bạn.
- Các tổ có quyền đặt câu hỏi giao lưu với người kể.
- Chọn bạn kể hay nhất, câu chuyện hay nhất.
- HS đăng kí chỉ tiêu phấn đấu ( Số điểm 9,10; tinh thần tự quản,).

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 34.doc