I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
-Hiểu nội dung : ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.(trả lời được câu hỏi trong SGK).
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-xác định giá trị.
-Tự nhận thức về bản thân.
-Tư duy phe phán.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ
SỬ DỤNG
-Trải nghiệm
-Thảo luận nhóm
-Đóng vai(đọc theo vai).
IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
- Tranh minh học bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn.
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
LỊCH BÁO GIẢNG –LỚP 4 Tuần:4 Từ ngày đến ngày Thứ Ngày Môn Tên bài dạy HAI CC Đạo đức Vượt khó trong học tập Tóan So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên Tập đọc Một người chình trực Lịch sử Nước ÂU Lạc BA Chính tả (N-V) truyện cổ nước mình LTVC Từ ghép và từ láy Tóan Luyện tập Khoa học Tại soa cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? TƯ Tập đọc Tre Viết Nam TLV Cốt truyện Tóan Yến ,tạ ,tấn Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn NĂM Kể chuyện Một nhà thơ chân chính LTVC Luyện tập về từ ghép và từ láy Tóan Bảng đơn vị đo khối lượng Kĩ thuật Khâu thường SÁU TLV Luyện tập xây dựng cốt truyện Tóan Giây, thế kỉ Khoa học Tại soa cần ăn phối hợp đạm động vậtvà đạm thực vật? SHTT Thứ hai : ĐẠO ĐỨC Tiết 4: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (Tiết 2) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC -Nêu được ví dụ về sự vược khó trong học tập. - Biết được vược khó trong học tập giúp các em học tập mau tiến bộ . -Có ý thức vược khó vươn lên trong học tập. - Yêu mến ,noi theo những tấm gương ngheo vược khó . - Biết thế nào là vược khó trong học tập và vì sau phải vược khó trong học tập. II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập . -Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ,giúp đỡ của thầy cô,bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập. III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Giải quyết vấn đề. -Dự án. IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC -Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập. V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Bài cũ: Vượt khó trong học tập (tiết 1) - Để học tập tốt, chúng ta cần phải làm gì? GV nhận xét –tuyên dương. Bài mới: GV giới thiệu bài – ghi tựa bài. c/Thực hành Hoạt động1: Thảo luận nhóm (bài tập 2) GV gọi HS đọc bài tập 2. GVchia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm + Theo em bạn Nam cần làm gì để theo kịp các bạn? + Các bạn cần làm gì để giúp đỡ bạn Nam? GV kết luận và khen ngợi những HS biết vượt khó trong học tập. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi(BT 3) Bài tập yêu cầu gì? GV kết luận và khen ngợi những HS biết vượt khó trong học tập. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (BT4 ) - Bài tập yêu cầu gì? GV ghi tóm tắt lên bảng những ý kiến của HS GV khen ngợi, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt. * GV kết luận :Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn. 4/vận dụng - Khi gặp khó khăn trong học tập em cần làm gì? - Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ bài. /Dặn dò: Sưu tầm gương vượt khó khăn trong học tập & noi theo những tấm gương đó. Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập. Chuẩn bị bài: Biết bày tỏ ý kiến. 2 HS đứng tại chỗ nêu. HS nhận xét HS đọc bài tập 2 thảo luận nhóm. Một số nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi - Bạn Nam phải cố gắng học tập để đuổi kịp các bạn. - Các bạn phải biết động viên, an ủi bạn, khuyên bạn cố gắng học tập, nếu bài nào bạn chưa hiểu em giảng lại cho bạn hiểu. HS đọc bài thảo luận nhóm đôi. Một vài em trình bày trước lớp HS nhận xét phần trình bày của bạn. HS trình bày phần bài làm mà mình đã chuẩn bị Cả lớp trao đổi, nhận xét - Một số HS nêu 2HS nhắc lại ghi nhớ bài. HS nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC TIẾT 7 : MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. -Hiểu nội dung : ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.(trả lời được câu hỏi trong SGK). II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI -xác định giá trị. -Tự nhận thức về bản thân. -Tư duy phe phán. III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG -Trải nghiệm -Thảo luận nhóm -Đóng vai(đọc theo vai). IV /PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC - Tranh minh học bài đọc SGK. - Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn. V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Bài cũ: - 3 HS nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi trong SGK. GV nhận xét - ghi điểm Bài mới: *a/Khám phá: chủ điểm:Măng non là biểu tượng của thiếu nhi, của Đội TNTP cũng là tượng trưng cho tính trung thực, vì bao giờ măng cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước cần trở thành những con người trung thực. * Giới thiệu bài:Thế nào là người trung thực? Hôm nay các em sẽ học bài “ Một người chính trực” để hiểu rõ điều đó. b/Thực hành Hoạt động1. Hướng dẫn luyện đọc trơn * GV chia đoạn yêu cầu HS đọc. + GV kết hợp cho HS luyện đọc 1 số từ khó trong bài: di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu. Nghỉ hơi đúng nhanh giữa các cụm từ: “Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá/ do bận nhiều công việc/ nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được”. + GV kết hợp giải nghĩa từ từ khó cuối bài. Gọi 1 HS đọc phần chú giải cuối bài. Gọi HS đọc toàn bài GV đọc diễn cảm toàn bài Hoạt động2: Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em đọc thầmvà trả lời câu hỏi. Sau đó GV Đoạn này kể chuyện gì ? - Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? Đoạn 1 kể về điều gì? Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? Đoạn 2 cho ta biết về điều gì? - Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ? - Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ? Đoạn 3 ý nói gì? Yêu cầu cả lớp đọc bài và trả lời. ? Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? ? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành GV cùng HS các nhóm khác nhận xét- bổ sung câu trả lời chưa đầy đủ. Truyện này ca ngợi ai ? ca ngợi về điều gì? c/Thực hành Hoạt động3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.“Một hôm tiến cử Trần Trung Tá .” + GV đọc mẫu + GV cùng HS nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. 4/VẬn dụng Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? Dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Tre Việt Nam. Hát 3 Học sinh lên bảng đọc bài. Học sinh cả lớp theo dõi – nhận xét. HS quan sát tranh chủ điểm “Măng mọc thẳng” HS chú ý theo dõi. - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1. +Đoạn1: Từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông. +Đoạn 2: Tiếp theo tới thăm Tô Hiến Thành được. +Đoạn 3: Phần còn lại - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 2. - 1 HS đọc phần chú giải + cả lớp đọc thầm. + HS đọc bài theo nhóm + HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc toàn bài. Các nhóm đọc thầm. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . + Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua. + Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu lập thái tử Long Cán lên làm vua. Ý đoạn 1: thái độ của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua. + Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. Ý đoạn 2:Tô Hiến Thành ốm nặng có Vũ Tán Đường hầu hạ. + Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá. + Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành nhưng không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử. Ý đoạn 3: Tô Hiến Thành cử người tài ba giúp nước . + Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình. + Vì những người chính trực luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được những điều tốt cho ... -Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VBT Đồng hồ thật có đủ 3 kim chỉ giờ, phút, chỉ giây Bảng vẽ sẵn trục thời gian (như trong SGK) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Bài cũ: Bảng đơn vị đo khối lượng GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Giới thiệu về giây GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút & giới thiệu về giây GV cho HS quan sát đồng hồ, yêu cầu HS chỉ kim giờ, kim phút. Kim hoạt động liên tục trên mặt đồng hồ là kim chỉ giây. Khoảng giữa của 2 số trên đồng hồ là 5 giây, kim giây đi 2 số liên tiếp trên đồng hồ là 5 giây. Vậy nếu kim giây đi hết một vòng là bao nhiêu giây? Kim phút đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền nó là 1 phút. Vậy kim phút đi hết một vòng là bao nhiêu phút? Kim chỉ giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền nó hết 1 giờ. Vậy 1 giờ = phút? GV chốt: + 1giờ = 60 phút + 1 phút = 60 giây GV tổ chức hoạt động để HS có cảm nhận thêm về giây. Ví dụ: cho HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống là mấy giây? (hướng dẫn HS đếm theo sự chuyển động của kim giây để tính thời gian của mỗi hoạt động nêu trên) Hoạt động 2: Giới thiệu về thế kỉ GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là “thế kỉ”. GV vừa nói vừa viết lên bảng: 1 thế kỉ = 100 năm, yêu cầu vài HS nhắc lại Cho HS xem hình vẽ trục thời gian & nêu cách tính mốc các thế kỉ: + Ta coi 2 vạch dài liền nhau là khoảng thời gian 100 năm (1 thế kỉ) + GV chỉ vào sơ lược tóm tắt: từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất. (yêu cầu HS nhắc lại) + Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ 2. (yêu cầu HS nhắc lại) Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? Hiện nay chúng ta đang ở thế kỉ thứ mấy? GV lưu ý: người ta dùng số La Mã để ghi thế kỉ (ví dụ: thế kỉ XXI) Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống (đổi đơn vị đo thời gian) Bài tập 2: Chú ý: phần b): ngoài việc tính xem năm 1917 thuộc thế kỉ nào, còn phải tính xem khoảng thời gian từ lúc đó cho tới nay là bao nhiêu. GV hướng dẫn HS lấy năm hiện tại trừ đi năm 1917 là ra kết quả. Củng cố 1 giờ = phút? 1 phút = giây? Tính tuổi của em hiện nay? Năm sinh của em thuộc thế kỉ nào? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập Làm bài 1 & 3 trang 26, 27 trong SGK HS sửa bài HS nhận xét HS chỉ 5 x 12 = 60 giây 5 x 12 = 60 phút 1 giờ = 60 phút Vài HS nhắc lại HS hoạt động để nhận biết thêm về giây Vài HS nhắc lại HS quan sát HS nhắc lại HS nhắc lại Thế kỉ thứ XX Thế kỉ thứ XXI HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- KHOA HỌC Tiết 8: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT? I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể . -Nêu ít lợi của việt ăn cá :đạm của cá dể tiêu hơn của gia súc ,gia cầm. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP Đọc các thông tin dưới đây: THÔNG TIN VỀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ THỨC ĂN CHỨA CHẤT ĐẠM Thịt: Thịt có nhiều chất đạm quý không thay thế được ở tỉ lệ cân đối. Đặc biệt thịt có nhiều chất sắt dễ hấp thụ. Tuy nhiên, trong thịt lại có nhiều chất béo. Trong quá trình tiêu hóa, chất béo này tạo ra nhiều chất độc. Nếu các chất độc này không nhanh chóng được thải ra ngoài hoặc do táo bón, chúng sẽ hấp thụ vào cơ thể, gây ngộ độc. Cá là loại thức ăn dễ tiêu, có nhiều chất đạm quý. Chất béo của cá không gây bệnh xơ vữa động mạch. Đậu: các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành ) có nhiều chất đạm dễ tiêu. Đặc biệt từ đậu nành có thể chế biến ra các thức ăn như: sữa đậu nành, đậu phụ, tương Những thức ăn này vừa giàu chất đạm dễ tiêu vừa giàu chất béo có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Vừng, lạc: Cho nhiều chất béo, đồng thời chứa nhiều chất đạm. Trả lời các câu hỏi sau: Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật? Trong nhóm đạm động vật, tại sao chúng ta nên ăn cá? III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động Bài cũ: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? Tại sao chúng ta cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn & thường xuyên thay đổi món? GV nhận xét, chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm Mục tiêu: HS lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm Cách tiến hành: Bước 1: GV tổ chức trò chơi GV chia lớp ra thành 2 đội Bước 2: Cách chơi & luật chơi Lần lượt 2 đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. Thư kí ghi nhanh vào giấy khổ to. Thời gian chơi là 8 phút Nếu chưa hết thời gian chơi nhưng đội nào nói chậm, nói sai hoặc nói lại tên món ăn đội kia đã nói là thua & trò chơi có thể kết thúc. Trường hợp hết 8 phút mà chưa có đội nào thua, GV cho kết thúc cuộc chơi. GV yêu cầu đại diện hai đội treo bảng danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm lên bảng. Cả lớp cùng GV đánh giá xem đội nào ghi được nhiều tên món ăn hơn là thắng cuộc. Bước 3: Thực hiện GV bấm đồng hồ & theo dõi diễn biến của cuộc chơi & cho kết thúc cuộc chơi như phần luật chơi đã nói Hoạt động 2: Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật & đạm thực vật Mục tiêu: HS Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật. Giải thích lí do vì sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật. Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận cả lớp GV yêu cầu cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm đã lập qua trò chơi & chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất đạm động vật vừa chứa chất đạm thực vật? GV đặt vấn đề: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật & đạm thực vật? (Để làm được câu hỏi này, GV yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập) Bước 2: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm GV chia lớp thành các nhóm nhỏ & phát phiếu học tập cho các nhóm Bước 3: Thảo luận cả lớp Để chốt lại ý chính, GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết ở trang 19 SGK Kết luận: Mỗi loại đạm có chứa nhiều chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau. Ăn kết hợp cả đạm động vật & đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau & giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Ngay trong nhóm đạm động vật, cũng nên ăn thịt ở mức vừa phải. Nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thịt; tối thiểu mỗi tuần nên ăn 3 bữa cá. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Sử dụng hợp lí các chất béo & muối ăn HS trả lời HS nhận xét Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào được nói trước. HS theo dõi GV phổ biến luật chơi 2 đội bắt đầu chơi như đã hướng dẫn ở trên HS nêu HS làm việc theo nhóm vào phiếu học tập Các nhóm trình bày cách giải thích của nhóm mình trên cơ sở xứ lí các thông tin trong phiếu học tập ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: